Những câu hỏi liên quan
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
8 tháng 11 2023 lúc 21:43

- Hình thứ nhất mô tả: chất tham gia ở dạng khối lớn

- Hình thứ hai mô tả: chất tham gia được chia nhỏ ra

=> Tăng diện tích tiếp xúc bề mặt giữa các chất tham gia

=> Hình ảnh mô tả ảnh hưởng của diện tích bề mặt đến tốc độ phản ứng

Bình luận (0)
No Name
Xem chi tiết
Trần Thiên Kim
23 tháng 11 2016 lúc 8:07

Câu 1.

Địa hình châu Á rất phức tạp, nhiều sơn nguyên và núi cao ngăn ảnh hưởng của biển vào sâu trong đất liền, làm cho phía ven biển châu Á có khí hậu ẩm,mưa nhiều, vào sâu trong lục địa mưa ít dần và khí hậu khô hơn.

Câu 2.

Dân cư tập trung chủ yếu ở đồng bằng và khu vực mưa lớn vì ở đó, khí hậu tự nhiên tốt hơn, giao thông thuận tiện, nhiều tài nguyên khoáng sản phong phú, thuận lợi cho việc phát triển kinh tế.

 

 

Bình luận (6)
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
29 tháng 7 2018 lúc 15:02

Lời giải:

Các nước Đông Nam Á đều có một nét chung về điều kiện tự nhiện là đều chịu ảnh hưởng chủ yếu của giáo mùa, tạo nên hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô

Đáp án cần chọn là: A

Bình luận (0)
Annie Phạm
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Khánh Huyền
15 tháng 12 2017 lúc 20:24

Câu 2.

- Khí hậu:

Đại bộ phận lãnh thổ Nam Á nằm trong môi trường nhiệt đới gió mùa.

+, Mùa đông: lạnh khô

+, Mùa hạ: nóng ẩm, mưa nhiều.

=> Nhịp điệu mùa có ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất của người dân.

Khí hậu thay đổi theo độ cao.

Phía Tây Bắc ít mưa( Hoang mạc Thar)

Sông ngòi:

- Sông Ấn, sông Hồng, sông Bra- ma- mút.

Cảnh quan:

Đa dạng: - Rừng nhiệt đới ẩm

- Xa van và cây bụi

- Hoang mạc

- Cảnh quan núi cao.

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
ひまわり(In my personal...
2 tháng 8 2023 lúc 16:06

Tham khảo!

Yếu tố

ngoại cảnh

Cơ sở khoa học

Ánh sáng

- Ánh sáng là điều kiện cơ bản để cây tiến hành quang hợp, do ảnh hưởng trực tiếp đến phản ứng phân li nước và mức độ kích thích của các phân tử diệp lục, đồng thời, ảnh hưởng đến sự đóng mở của khí khổng nên gián tiếp ảnh hưởng đến hàm lượng $CO_2$ trong tế bào.

- Cường độ ánh sáng, thành phần ánh sáng đều ảnh hưởng đến quá trình quang hợp ở thực vật:

+ Hiệu quả của quang hợp tăng khi tăng cường độ ánh sáng và đạt giá trị cực đại ở điểm bão hòa ánh sáng; vượt qua điểm bão hòa ánh sáng, cường độ quang hợp không tăng mà có thể bị giảm.

+ Ánh sáng đỏ và xanh tím giúp tăng hiệu quả quang hợp. Ngoài ra, thành phần ánh sáng cũng ảnh hưởng tới sự chuyển hóa sản phẩm quang hợp: ánh sáng xanh tím kích thích sự tổng hợp các amino acid, protein; trong khi ánh sáng đỏ lại thức đẩy sự hình thành carbohydrate.

Khí $CO_2$

- $CO_2$ là nguyên liệu trong pha tối của quá trình quang hợp $→$ Trong giới hạn nhất định, khi nồng độ   $CO_2$ tăng thì cường độ quang hợp cũng tăng. Tuy nhiên, nồng độ $CO_2$ tăng quá cao (khoảng \(0,2\%\)) có thể làm cây chết vì ngộ độc, còn nồng độ $CO_2$ quá thấp, quang hợp sẽ không xảy ra.

Nhiệt độ

- Nhiệt độ ảnh hưởng đến hoạt động của các enzyme xúc tác phản ứng trong quang hợp của thực vật; ảnh hưởng đến sự hấp thụ nước và sự đóng mở khí khổng $→$ Khi nhiệt độ tăng thì cường độ quang hợp tăng nhanh và thường đạt cực đại ở nhiệt độ tối ưu, sau đó giảm dần.

Nước

- Nước vừa là nguyên liệu cho quang hợp vừa ảnh hưởng đến sự đóng mở khí khổng $→$ Khi cây hấp thụ đủ nước thì quang hợp mới diễn ra bình thường.

Chất khoáng

- Chất khoáng có ảnh hưởng trực tiếp đến bộ máy và cơ chế quang hợp: các nguyên tố $N,$ $P,$ $S,$ Mg là những nguyên tố cần thiết để xây dựng bộ máy quang hợp; $Fe,$ $Cl$ tham gia vào sự tổng hợp diệp lục, $K$ tham gia điều tiết sự đóng mở khí khổng;… $→$ Cần cung cấp các nguyên tố khoáng đầy đủ và cân đối để quá trình quang hợp đạt hiệu quả cao.

Bình luận (0)
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
5 tháng 4 2018 lúc 18:03

Đáp án C

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
12 tháng 11 2018 lúc 9:56

- Khí hậu: nhiệt đới, ôn hòa thuận lợi cho mọi hoạt động của con người.

- Địa hình: vùng đồng bằng, trung du (đồi, gò) thuận lợi cho việc sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp, nhất là đối với nền nông nghiệp lúa nước vốn phổ biến ở khu vực Đông Á, Đông Nam Á và Nam Á, nơi dân cư tập trung đông đúc ở các đồng bằng châu thổ.

- Nguồn nước: các lưu vực sông là nơi dân cư tập trung đông.

- Sự phân bố của các thành phố của châu Á còn phụ thuộc vào vị trí địa điểm được chọn để xây dựng thuận lợi cho việc giao lưu với các điểm quần cư, các khu vực khác, như ven sông, bờ biển, đầu mối giao thông.

Bình luận (0)
anh
Xem chi tiết
Chip Thanh
Xem chi tiết
_silverlining
14 tháng 12 2016 lúc 18:31

Câu 1:

- Địa hình: Gồm 3 miền: phía Đông Bắc là núi cao với 2 sơn nguyên Thổ Nhĩ Kỳ & Iran, ở giữa là Đồng bằng Lưỡng Hà, phía Tây Nam là sơn nguyên Arap.

-Khí hậu: Phần lớn là khí hậu nhiệt đới khô hạn do có nhiều núi cao bao bọc, chịu ảnh hưởng của gió mậu dịch khô-nóng quanh năm thổi từ lục địa ra, ven Địa Trung Hải có khí hậu Địa Trung Hải.

- Sông ngòi: Khô hạn, kém phát triển, lớn nhất là sông Ti-grơ và Ơ-phrat

Bình luận (0)
Nguyễn Trần Thành Đạt
13 tháng 12 2016 lúc 20:18

Câu 1:

Đặc điểm địa hình khu vực Tây Nam Á là:

- Địa hình: Gồm 3 miền: phía Đông Bắc là núi cao với 2 sơn nguyên Thổ Nhĩ Kỳ & Iran, ở giữa là Đồng bằng Lưỡng Hà, phía Tây Nam là sơn nguyên Arap.

Bình luận (0)
Nguyễn Trần Thành Đạt
13 tháng 12 2016 lúc 20:19

Đặc điểm địa hình khu vực Nam Á là:

Nam Á có ba miền địa hình khác nhau :
Phía bắc là hệ thống núi Hi-ma-lay-a hùng vĩ chạy theo hướng tây bắc - đông nam dài gần 2600 km, bề rộng trung bình từ 320 - 400 km. Đây là ranh giới khí hậu quan trọng giữa hai khu vực Trung Á và Nam Á. Về mùa đông, Hi-ma-lay-a có tác dụng chắn khối không khí lạnh từ Trung Á tràn xuống, làm cho Nam Á ấm hơn miền Bắc Việt Nam là nơi có cùng vĩ độ. Về mùa hạ, gió mùa tây nam từ Ấn Độ Dương thổi tới, gây mưa lớn trên các sườn núi phía nam.
Phía nam là sơn nguyên Đê-can tương đối thấp và bằng phẳng. Hai rìa phía tây và phía đông của sơn nguyên là các dãy Gát Tây và Gát Đông.
Nằm giữa chân núi Hi-ma-lay-a và sơn nguyên Đề-can là đồng bằng Ấn-Hằng rộng và bằng phẳng, chạy từ bờ biển A-rap đến bờ vịnh Ben-gan dài hơn 3000 km, bề rộng từ 250 km đến 350 km.

 

 

Bình luận (0)