Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
qwerty
Xem chi tiết
Dương Thu Hiền
24 tháng 11 2016 lúc 12:33

-Giống nhau về nội dung: Đều biểu hiện tình yêu tha thiết đối với quê hương
- Khác nhau:
TĨNH DẠ TỨ
- Tình cảm thể hiện khi ở quê hương nhớ về quê nhà
- Biểu cảm vừa trực tiếp vừa gián tiếp.
- Giọng thơ nhẹ nhàng, sâu lắng
HỒI HƯƠNG NGẪU THƯ
- Bộc lộ tình cảm ngay khi đặt chân đến quê nhà.
-Biểu cảm gián tiếp.
- Giọng thơ hóm hỉnh, ngậm ngùi.

nguyễn thị hoàng hà
24 tháng 11 2016 lúc 13:05

Giống

Cả hai bài thơ đều thể hiện tình yêu quê hương thắm thiết chân thành của Lý Bạch và Hạ Chi Chương .

Khác

Tĩnh dạ tứ

Hồi hương ngẫu thư

Nhà thơ Lý Bạch không ngủ được vì nhớ quê , tình yêu quê hương lúc nào chũng canh cánh trong lòng ông -> tình yêu quê hương được thể hiện khi xa quê .Hạ Chi Chương từ giã triều đình từ giả kinh đô để về quê và khi trở về thì bị coi là khách -> tình yêu quê hương được thể hiện ngay lúc đặt chân tới quê nhà .
Sử dụng từ ngữ đơn giản mà chắt lọc thể hện tình cảm một cách trực tiếp nhẹ nhàng thấm thía nỗi nhớ quê hương của một người phải sống xa quê .Thể hiện một cách thông qua kể và tả , bài thơ thể hiện vừa chân thực sâu sác vừa hóm hỉnh tình yêu quê hương thắm thiết đáng trân trọng của một viên quan lớn đời trần trong khoảng khắc vừa mới đật chân về quê cũ .

Chúc học tốt nha

Nguyễn Lan Hương
Xem chi tiết
Phạm Tuấn Đạt
24 tháng 10 2017 lúc 20:30

So sánh

- “Quê hương mấy ai không nhớ” mỗi lúc đi xa, từ nỗi nhớ đó, Thi tiên - Lý Bạch đã để lại cho đời một kiệt tác bất hủ về thể thơ Thất ngôn tứ tuyệt: bài thơ “Tĩnh dạ tứ”.

- Thưở nhỏ khi còn sống ở quê, Lí Bạch thường lên núi Nga Mi ngắm trăng và yêu tha thiết vầng trăng quê hương ấy.

- Và kể từ đó mỗi lúc đi xa, đến bất cứ nơi nào, mỗi lần nhìn trăng là tác giả lại nhớ cố hương.

- Hai câu thơ đầu trong bài gợi tả cảnh, ánh trăng như rọi xuống đầu giường, tỏa ánh sáng lung linh huyền ảo trong đêm khiến cho thi nhân cứ ngỡ mặt đất phủ sương.

- Ngẩng đầu nhìn trăng bất chợt chạnh lòng nhớ về quê cũ, về một nơi mà tác giả yêu thương thắm thiết.

- Trên bước đường phiêu bạt, nhà thơ như cánh chim trời tung bay thỏa chí nhưng từ sâu thẳm nỗi nhớ quê vẫn trĩu nặng trong lòng.

- Không giống như người bạn thân của mình – Hạ Tri Chương nhớ quê trong khoảnh khắc vừa đặt chân trở về quê cũ, Lý Bạch nhớ quê khi đang ở xứ lạ quê người.

- Bài thơ thật ngắn chỉ vỏn vẹn hai mươi chữ nhưng chứa đầy tình cảm sâu nặng tha thiết với quê hương.
Hồi hương ngẫu thư – Hạ Tri Chương



- Từ xưa đến nay, có biết bao bài thơ viết về nỗi nhớ quê hương thắm thiết nhưng có lẽ độc đáo và thú vị chính là bài “Hồi hương ngẫu thư” của Hạ Tri Chương.

- Nhà thơ rời xa quê hương thuở thiếu niên để đi lập công danh ở chốn quan trường và sau hơn năm mươi năm mới trở về nhà.

- Xa quê lâu như thế nhưng tình yêu quê vẫn luôn sâu nặng trong lòng qua giọng nói vẫn không hề thay đổi khiến người đọc vô cùng cảm phục.

- Và rưng rưng xúc động trước cảnh vật thay đổi của quê hương, tác giả nghẹn ngào khi nghe trẻ nhỏ hỏi khách nơi nào đến chơi.

- Đau lòng xót xa nhớ hình ảnh quê hương thuở ấy và bạn bè với độ tuổi này cũng nữa mất nữa còn chẳng biết ở nơi nao.

- Câu hỏi của trẻ thơ hồn nhiên nhưng chạm vào trái tim thi sĩ vốn mang nặng mối tình sâu đậm với quê hương.

- Nếu thi tiên Lý Bạch nhớ quê khi ở xa quê thì Hạ Tri Chương lại nhớ quê khi vừa đặt chân trở về quê cũ.

- Bài thơ ngắn nhưng dạt dào cảm xúc gây ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc qua bao thế hế về tình yêu quê hương.

Hoàng Anh Minh
24 tháng 10 2017 lúc 20:22

khác nhau

Nguyễn Công Mạnh
24 tháng 10 2017 lúc 20:32

mặc dù mình chưa học 2 bài này nhưng mình nghĩ là khác nhau

Nữ Thần Bình Minh
Xem chi tiết
Noo Phước Thịnh
2 tháng 11 2017 lúc 21:51

Tĩnh dạ tứ - Lí Bạch

- “Quê hương mấy ai không nhớ” mỗi lúc đi xa, từ nỗi nhớ đó, Thi tiên - Lý Bạch đã để lại cho đời một kiệt tác bất hủ về thể thơ Thất ngôn tứ tuyệt: bài thơ “Tĩnh dạ tứ”.

- Thưở nhỏ khi còn sống ở quê, Lí Bạch thường lên núi Nga Mi ngắm trăng và yêu tha thiết vầng trăng quê hương ấy.

- Và kể từ đó mỗi lúc đi xa, đến bất cứ nơi nào, mỗi lần nhìn trăng là tác giả lại nhớ cố hương.

- Hai câu thơ đầu trong bài gợi tả cảnh, ánh trăng như rọi xuống đầu giường, tỏa ánh sáng lung linh huyền ảo trong đêm khiến cho thi nhân cứ ngỡ mặt đất phủ sương.

- Ngẩng đầu nhìn trăng bất chợt chạnh lòng nhớ về quê cũ, về một nơi mà tác giả yêu thương thắm thiết.

- Trên bước đường phiêu bạt, nhà thơ như cánh chim trời tung bay thỏa chí nhưng từ sâu thẳm nỗi nhớ quê vẫn trĩu nặng trong lòng.

- Không giống như người bạn thân của mình – Hạ Tri Chương nhớ quê trong khoảnh khắc vừa đặt chân trở về quê cũ, Lý Bạch nhớ quê khi đang ở xứ lạ quê người.

- Bài thơ thật ngắn chỉ vỏn vẹn hai mươi chữ nhưng chứa đầy tình cảm sâu nặng tha thiết với quê hương.
Hồi hương ngẫu thư – Hạ Tri Chương

- Từ xưa đến nay, có biết bao bài thơ viết về nỗi nhớ quê hương thắm thiết nhưng có lẽ độc đáo và thú vị chính là bài “Hồi hương ngẫu thư” của Hạ Tri Chương.

- Nhà thơ rời xa quê hương thuở thiếu niên để đi lập công danh ở chốn quan trường và sau hơn năm mươi năm mới trở về nhà.

- Xa quê lâu như thế nhưng tình yêu quê vẫn luôn sâu nặng trong lòng qua giọng nói vẫn không hề thay đổi khiến người đọc vô cùng cảm phục.

- Và rưng rưng xúc động trước cảnh vật thay đổi của quê hương, tác giả nghẹn ngào khi nghe trẻ nhỏ hỏi khách nơi nào đến chơi.

- Đau lòng xót xa nhớ hình ảnh quê hương thuở ấy và bạn bè với độ tuổi này cũng nữa mất nữa còn chẳng biết ở nơi nao.

- Câu hỏi của trẻ thơ hồn nhiên nhưng chạm vào trái tim thi sĩ vốn mang nặng mối tình sâu đậm với quê hương.

- Nếu thi tiên Lý Bạch nhớ quê khi ở xa quê thì Hạ Tri Chương lại nhớ quê khi vừa đặt chân trở về quê cũ.

- Bài thơ ngắn nhưng dạt dào cảm xúc gây ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc qua bao thế hế về tình yêu quê hương.

Nguyễn Ngô Minh Trí
2 tháng 11 2017 lúc 21:53

Bạn thịnh làm đúng rồi đó 

k tui nha

thanks

Nguyễn Minh Nguyên
2 tháng 11 2017 lúc 21:55

bài hồi huong ngẫu thư sử dụng phép liên hệ quá khứ dể nói về hiện tại còn tĩnh dạ tứsử dụng hiện tại để liên tưởng đến tương lai(cách lập ý cho văn biểu cảm)

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
15 tháng 8 2019 lúc 17:52

Giống nhau:

●    Lí Bạch và Hạ Chi Trương là hai người bạn vong niên và hai bài thơ Tĩnh dã tứ, Hồi hương đều bộc lộ tình cảm tha thiết, sâu nặng của họ với quê hương mình

Khác nhau:

●    Bài “Tĩnh dạ tứ” được viết khi Lí Bạch đang xa quê hương, trong đêm khuya thanh vắng, ánh trăng sáng đã gợi nỗi nhớ khắc khoải về quê hương. Đó là cách biểu lộ tình cảm trực tiếp của Lí Bạch bằng ngôn từ chắt lọc, nhẹ nhàng và thấm thía nỗi niềm nhớ quê

●    Còn “Hồi hương ngẫu thư”, được viết khi tác giả đặt chân về quê hương sau bao năm xa quê. Tình cảm với quê hương được biểu lộ gián tiếp qua lời kể, miêu tả của nhà thơ. Giọng thơ vừa hóm hỉnh vừa chân thực đã thể hiện một tình yêu quê hương tha thiết.

Trần Trọng Tuấn
Xem chi tiết
Thảo Phương
9 tháng 11 2016 lúc 19:51

Hoàn cảnh : Bài Tĩnh dạ tứ của Lí Bạch được sáng tác khi nhà thơ xa quê, một đêm chợt nhìn ánh trăng và khắc khoải nhớ về quê nhà.

Bài Hồi hương ngẫu thư của Hạ Tri Chương được viết khi nhà thơ vừa trở về quê cũ, đứng ngay trên mảnh đất quê mình mà như người xa lạ.

Cách thể hiện tình cảm : Bài Tĩnh dạ tứ sử dụng từ ngữ đơn giản mà chắt lọc thể hiện tình cảm một cách trực tiếp nhẹ nhàng thấm thía nỗi nhớ quê của một người đang phải sống xa quê.

Bài Hồi hương ngẫu thư thể hiện một cách gián tiếp thông qua tả và kể.

Bài thơ biểu hiện vừa chân thực , sâu sắc vừa hóm hỉnh tình yêu quê hương thắm thiết đáng trân trọng của một viên quan lớn đời Đường trong khoảnh khắc vừa mới đặt chân trở về quê cũ.

Phương Thảo
9 tháng 11 2016 lúc 19:49


a, Giống nhau:
- Chủ đề: tình yêu quê hương sâu nặng .
- Phương thức biểu đạt: biểu cảm .
b, Khác nhau
- Cách thức thể hiện chủ đề :
+ Bài "Tĩnh dạ tứ": từ nơi xa nghĩ về quê hương.
+ Bài "Hồi hương ngẫu thư": từ quê hương nghĩ về quê hương .
- Phương thức biểu cảm :
+ Bài "Tĩnh dạ tứ": biểu cảm trực tiếp .
+ Bài " Hồi hương ngẫu thư": biểu cảm gián tiếp .

Phùng Anh Thư
Xem chi tiết
Nguyen Duc Hoang
Xem chi tiết
phuong phuong
30 tháng 10 2017 lúc 19:43

chủ đề:

+ giống nhau: quê hương

+ khác nhau:

tĩnh dạ tứ: vọng nguyệt hoài hương

hồi hương ngẫu thư: tình quê tha thiết của người đi xa mới về quê.

Nguyen Duc Hoang
Xem chi tiết
ĐỖ MINH Ngọc
Xem chi tiết
minh nguyet
1 tháng 11 2021 lúc 20:15

Em tham khảo nhé:

- Tĩnh dạ tứ:

Ngẩng đầu / Cúi đầu, nhìn trăng sáng / nhớ cố hương

=> Tác dụng của phép đối đã diễn tả nổi bật được những cử chỉ vừa thể hiện tâm trạng của nhà thơ trong nỗi nhớ quê hương tha thiết.

- Hồi hương ngẫn thư: thiếu tiểu li gia / lão đại hồi, Hương âm vô cải / mấn mao tồi.

Nguyễn Hà Giang
1 tháng 11 2021 lúc 20:17

Tham khảo!

'Hồi hương ngẫu thư"

Hai câu đầu của bài thơ này có hình thức tiểu đối: 

Thiếu tiểu li gia / lão đại hồi

Hai quãng đời đối lập nhau của đời người. Hai hành động trái ngược nhau trẻ ra đi, già quay về => thể hiện tấm lòng luôn hướng về quê của con người đã gần đi hết cuộc đời mình.

Hương âm vô cải / mấn mao tồi. 

Hai câu đối, mỗi câu hai vế, mỗi vế có hai bộ phận đối nhau rất chỉnh.
Câu thứ hai nêu bật lên yếu tố thay đổi (mái tóc đã bạc) và khẳng định một yếu tố không thay đối (giọng quê). Tiếng nói quê hương dù bao năm xa quê nhưng vẫn luôn khắc sâu trong tâm trí nhân vật trữ tình.

"Tình dạ tứ"

Tác giả đã sử dụng phép đối rất đắc địa ở hai câu cuối: Ngẩng đầu / Cúi đầu, nhìn trăng sáng / nhớ cố hương. Nguyên tắc cho thấy đây là cặp đối rất chỉnh, về mặt từ loại: động từ / động từ (cử đầu / đê đầu, vọng / tư), tính từ / tính từ (minh / cố), danh từ / danh từ (nguyệt / hương). Tác dụng của phép đối đã diễn tả nổi bật được những cử chỉ vừa thể hiện tâm trạng của nhà thơ trong nỗi nhớ quê hương tha thiết.