Văn bản ngữ văn 7

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
ĐỖ MINH Ngọc

Em hãy liệt kê các phép đối có trong hai bài thơ "Tĩnh dạ tứ" và "Hồi hương ngẫu thư".

 
minh nguyet
1 tháng 11 2021 lúc 20:15

Em tham khảo nhé:

- Tĩnh dạ tứ:

Ngẩng đầu / Cúi đầu, nhìn trăng sáng / nhớ cố hương

=> Tác dụng của phép đối đã diễn tả nổi bật được những cử chỉ vừa thể hiện tâm trạng của nhà thơ trong nỗi nhớ quê hương tha thiết.

- Hồi hương ngẫn thư: thiếu tiểu li gia / lão đại hồi, Hương âm vô cải / mấn mao tồi.

Nguyễn Hà Giang
1 tháng 11 2021 lúc 20:17

Tham khảo!

'Hồi hương ngẫu thư"

Hai câu đầu của bài thơ này có hình thức tiểu đối: 

Thiếu tiểu li gia / lão đại hồi

Hai quãng đời đối lập nhau của đời người. Hai hành động trái ngược nhau trẻ ra đi, già quay về => thể hiện tấm lòng luôn hướng về quê của con người đã gần đi hết cuộc đời mình.

Hương âm vô cải / mấn mao tồi. 

Hai câu đối, mỗi câu hai vế, mỗi vế có hai bộ phận đối nhau rất chỉnh.
Câu thứ hai nêu bật lên yếu tố thay đổi (mái tóc đã bạc) và khẳng định một yếu tố không thay đối (giọng quê). Tiếng nói quê hương dù bao năm xa quê nhưng vẫn luôn khắc sâu trong tâm trí nhân vật trữ tình.

"Tình dạ tứ"

Tác giả đã sử dụng phép đối rất đắc địa ở hai câu cuối: Ngẩng đầu / Cúi đầu, nhìn trăng sáng / nhớ cố hương. Nguyên tắc cho thấy đây là cặp đối rất chỉnh, về mặt từ loại: động từ / động từ (cử đầu / đê đầu, vọng / tư), tính từ / tính từ (minh / cố), danh từ / danh từ (nguyệt / hương). Tác dụng của phép đối đã diễn tả nổi bật được những cử chỉ vừa thể hiện tâm trạng của nhà thơ trong nỗi nhớ quê hương tha thiết.

 


Các câu hỏi tương tự
Trần Trọng Tuấn
Xem chi tiết
Nguyễn Đỗ Thảo Thảo
Xem chi tiết
Dua Leo
Xem chi tiết
qwerty
Xem chi tiết
Hân Chung
Xem chi tiết
Huỳnh Thị Yến Linh
Xem chi tiết
Tuan Bui
Xem chi tiết
Nguyễn Huy
Xem chi tiết
Văn Thị Thuỳ Dương
Xem chi tiết