Những câu hỏi liên quan
Xi Chuu
Xem chi tiết
Phan Thùy Linh
9 tháng 5 2016 lúc 16:52

a) Thuận lợi:
– Đất badan diện tích rộng, màu mỡ, thích hợp với cây công nghiệp lâu năm.
– Có những mặt bằng rộng lớn, thuận lợi cho thành lập các vùng chuyên canh quy mô lớn…
– Khí hậu cận xích đạo, nhiệt lượng dồi dào cùng với nguồn nước phong phú, là điều kiện thuận lợi cho cây trồng phát triển; mùa khô kéo dài thuận lợi cho phơi sấy.
– Nhiệt, ẩm có sự phân hóa theo độ cao thuận lợi cho trồng cả cây công nghiệp nhiệt đới (cà phê, cao su…) và cây có nguồn gốc cận nhiệt (chè…).

b) Khó khăn:
– Mùa khô kéo dài gây trở ngại lớn cho sản xuất.
– Mùa mưa gây xói mòn đất, nhất là ở những nơi mất lớp phủ thực vật

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
26 tháng 8 2023 lúc 10:56

Bình luận (0)
Mai Nguyên Khang
Xem chi tiết
Võ Bình Minh
22 tháng 2 2016 lúc 21:04

a) Thuận lợi :

- Bờ biển dài ( 3.260km), vùng đặc quyền kinh tế rộng.

- Vùng biển có nguồn lợi hải sản khá phong phú

- Có nhiều ngư trường, trong đó có 4 ngư trường trọng điểm

- Dọc bở biển có bãi triều,đầm phá, cánh rừng ngập mặn

- Nhiều sông suối, kênh rạch, ao hồ, các ô trũng ở vùng đồng bằng.

b) Khó khăn

- Thiên tai, bão, gió mùa đông bắc

- Một số vùng ven biển, môi trường bị suy thoái,nguồn lợi thủy sản suy giảm

Bình luận (1)
Trần Thị Quỳnh Vy
Xem chi tiết
Huỳnh Thị Minh Nguyệt
1 tháng 3 2016 lúc 13:34

a) Thuận lợi :

- Nguồn lao động dồi dào, chất lượng lao động đứng hàng đầu trong các vùng

- Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất - kĩ thuật vào loại tốt nhất nước

- Có những lợi thế về thị trường, lịch sử khai thác lãnh thổ

- Có những lợi thế xuất phát từ các chính sách phát triển kinh tế - xã hội

- Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm, dễ giao lưu với các vùng khác, thế giới

b) Khó khăn

 Xuất phát từ đặc điểm dân số  (tập quán dân cư, sức ép dân số,..)

Bình luận (0)
minh đức
Xem chi tiết
santa
28 tháng 12 2020 lúc 14:03

*Thuận lợi:

– Đất badan diện tích rộng, màu mỡ, thích hợp với cây công nghiệp lâu năm.

– Có những mặt bằng rộng lớn, thuận lợi cho thành lập các vùng chuyên canh quy mô lớn…

– Khí hậu cận xích đạo, nhiệt lượng dồi dào cùng với nguồn nước phong phú, là điều kiện thuận lợi cho cây trồng phát triển; mùa khô kéo dài thuận lợi cho phơi sấy.

– Nhiệt, ẩm có sự phân hóa theo độ cao thuận lợi cho trồng cả cây công nghiệp nhiệt đới (cà phê, cao su…) và cây có nguồn gốc cận nhiệt (chè…).

* Khó khăn:

– Mùa khô kéo dài gây trở ngại lớn cho sản xuất.

– Mùa mưa gây xói mòn đất, nhất là ở những nơi mất lớp phủ thực vật

Bình luận (0)
Nguyễn Đình Hồng
Xem chi tiết
Võ Tân Hùng
29 tháng 1 2016 lúc 16:11

*KháI quát:
-Tây Nguyên có diện tích tự nhiên rộng 5,56 tr ha, với dân số tính đến năm 1999 gần 3 triệu người với mật độ trung bình 67
người/km2(1999).
-Tây Nguyên là lthổ 4 tỉnh: Đắc Lắc (thành phố Buôn Mê Thuột);Lâm Đồng(thành phố Đà Lạt); Kon Tum (thị xã Kon
Tum);Gia Lai(Playcu).
-Tây Nguyên là vùng có tiềm năng tài nguyên rất phong phú, đa dạng về đất đai, rừng, lâm sản, khoáng sản. đồng thời lại là
cái nôi cư trú của nhiều đồng bào dân tộc ít người ở Tây Nguyên: Ba na, Ê Đê, Gia lai và nền văn hoá đa dạng, độc đáo, giàu bản
sắc nhưng trình độ dân trí còn thấp. Nhưng TNguyên là vùng kinh tế có nhiều triển vọng lớn với phát triển kinh tế, xã hội, đặc biệt
là triển vọng vùng cây nông nghiệp lâu năm lớn nhất nhì nước và cây đặc sản là cafe .
*các nguồn lực tự nhiên:
-Thuận lợi:

+VTĐL (vị trí địa lý)
Có VTĐL thuận lợi trước hết vùng này lãnh thổ được coi như là vùng có tính chất cầu nối liền giữa Đông Bộ và Nam Bộ ở
phía tây của tổ quốc, là cửa thông ra biển củaLao, CPC, là chỗ dựa lưng của DHNTB vì vậy, vùng đất Tây Nguyên có nhiều ý nghĩa
lớn với giao lưu kinh tế xã hội giữa miền bắc nam, giữa Tây Nguyên-nam trung bộ và có ý nghĩa rất quan trọng trong việc giữ cân
bằng hệ sinh tháI tự nhiên cho Duyên HảI Nam Trung Bộ và đông Nam bộ.
Mặt khác lãnh thổ Tây Nguyên cũng có ý nghĩa to lớn trong việc bảo vệ an ninh quốc phòng của khu vực phía Nam và của
vùng biên giới phía tây của Tổ quốc.

+TàI nguyên đất đai:
Tây Nguyên có diện tích tự nhiên rộng tới gần bằng 5,6 triệu ha nhưng trong đó có »2 triệu ha là đất đỏ bazan. Mà đất đỏ
bazan trong vùng đất màu mỡ, có tầng phong hoá dầy, lạI phân bố trên địa hình cao nguyên xếp tầng, khá bằng phẳng, dễ khai thác,
dễ áp dụng cơ giớ hoá, dễ hình thành vùng cây công nghiệp quy mô lớn.
NgoàI đất đỏ bazan còn có đất xám, phù sa dọc ven sông, suối cũng rất thuận lợi với phát triển các cây lương thực thực
phẩm: lúa, hoa màu lương thực: ngô khoai sắn.

+TàI nguyên khí hậu:
Trước hết khí hậu của Tây Nguyên là khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa với nền nhiệt ẩm bức xạ cao. Nhưng do Tây Nguyên
nằm trên độ cao từ 400 m trở lên nên khí hậu phân hoá sâu sắc theo độ cao: ở những vùng thấp từ 400-500 m trở xuống, khí hậu vẫn
còn nóng thích hợp với trồng cây công nghiệp ưa nóng. Như: cà phê , dâu tằm, cây lương thực: lúa, ngô…
ở vùng cao trên 500m khí hậu mát dần, lên cao trên 1000m như Đà Lạt thì khí hậu lạI lạnh, trung bình có nhiệt độ vào mùa
đông:17độ C, mùa hè 20 độ C nên thích hợp trồng các cây công nghiệp ưa mát, chịu lạnh: cà phê chè, chè búp. Và, đặc biệt còn
trồng được những cây rau ôn đới: xu hào, cảI bắp, súp lơ…(Đà Lạt).
Vì là khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa nên có lượng mưa lớn, nhiệt độ trung bình năm 25 đến 26 độ C, lượng mưa trung bình từ
1400 đến 1800mm.
Tổng nhiệt độ hoạt động 9000 độ C cho nên khí hậu của Tây Nguyên cho phép đẩy mạnh xen canh, tăng vụ, gối vụ liên tục
quanh năm và còn có thể phát triển 1 nền nông nghiệp nhiều tầng.
Khí hậu của Tây Nguyên khá ôn hoà, ít bão không sương muối, nên năng suất và sản lượng cây trồng rất ổn định.

+TàI nguyên nước;
Nhờ lượng mưa trung bình năm lớn từ 1800mm, với mật độ sông ngòi dày đặc (Xêxan, Xêrêpok..) cho nên nếu đầu tư phát
triển thuỷ điện lớn thì vẫn cần cung cấp đủ nước tưới cho phát triển trồng trọt, chăn nuôi. Khí hậu và CĐ nước ở Tây Nguyên phân
bố theo hai mùa: mưa, khô. Vì vậy, vào mùa khô thiếu nước nghiêm trọng. Nhưng nhờ có mùa khô rất thuận lợi cho phơI sấy sản
phẩm nông nghiệp, đặc biệt là phơi, sấy cà phê.

+ Tài nguyên sinh vật : rất phong phú, rất giàu về rừng với diên tích đất lâm nghiệp, hiện có tới 3,3 triệu ha, với diện tích
rừng chiếm 36% diện tích rừng cả nước. Độ che phủ của rừng chiếm gần bằng 60% cả nước, trong đó có nhiều loạI gỗ lâm sản quý:
cẩm lai, giáng hương, kiền kiền, săng lẻ.
Trong rừng còn có rất nhiều động vật quý: voi, bò tót, tê giác, trâu rừng.
NgoàI tàI nguyên sinh vật của Tây Nguyên hiện đang là cơ sở tạo ra nguyên liệu gỗ, lâm sản phong phú với quy mô lớn của
cả nước, đồng thời góp phần to lớn trong việc giữ cân bằng hệ sinh tháI , hạn chế lũ lụt ở đồng bằng ven biển.

+TàI nguyên khoáng sản:
Mới được phát hiện có trữ lượng lớn ở Tây Nguyên là bôxít trữ lượng hàng tỉ tấn, phân bố chủ yêú ở Lâm đòng nhưng rất
khó khai thác vì bô xit nằm dưới ở rừng gỗ quý nên bốxit ở Tây Nguyên vẫn ở dạng tiềm năng.
NgoàI bô xít đã được phát hiện trữ lượng lớn, tây Nguyên còn có đất sét, cao lanh ở Đức Trọng( Lâm Đồng) là nguyên liệu
làm gốm, sứ rất tốt và đã phát hiện có nhiều đá quý, phát hiện rảI rác khắp Tây Nguyên.

+TàI nguyên năng lượng thuỷ đIện: nhờ lượng mưa lớn, sông ngòi chảy trên độ dốc lớn, nên tạo ra trữ năng thuỷ đIện cũng
lớn đặc biệt như ở sông Xêxan, Xêrêpok…Nhờ vậy cần khai thác nguồn tiềm năng phát triển các nhà máy thuỷ đIện cỡ lớn vàtrung
bình Ialy, Đa Nhim.

+TàI nguyên du lịch rất độc đáo, rất hấp dẫn mà biểu hiện đó là rất nhiều thú quý: voi, nhiều rừng gỗ quý nguyên sinh, nhiều
sông đẹp nổi tiếng: Đà Lạt là thànhphố du lịch lớn nhất cả nước.

-Khó khăn:

+Do khí hậu, lượng nước phân hoá rõ theo 2 mùa: mưa và khô. Trong đó mùa khô thiếu nước tưới nghiêm trọng (khó khăn
lớn ảnh hưởng đến phát triển kinh tế Tây Nguyên hiện nay). Mùa mưa thì gây sói mòn rửa trôI đất nghiêm trọng. Khoáng sản của
Tây Nguyên nghèo nàn, chỉ có bô xít nhưng rất khó khai thác vì nó nằm dưới thảm rừng gỗ quý nên khi khai thác dễ làm đảo lộn hệ
sinh tháI và tàI nguyên .

+Các nguồn lực kinh tế – xã hội:

- Thuận lợi:

+Dân cư lao động:
Trước hết người lao động ở Tây Nguyên chủ yếu là các đồng bào dân tộc ít người: Ba Na, Ê Đê, Gia Rai…trình độ dân trí
thấp nhưng người lao động naỳ không có những bản chất cần cù, mà lạI có truyền thống văn hoá đa dạng, độc đáo, rất hữu dụng,
nổi tiếng lễ hội dân tộc: đâm trâu và kiến trúc kiểu nhà Rông… rất hữu dụng trong phát triển du lịch trong nước và quốc tế.
Do Tây Nguyên thiếu lao động nên từ 75 đến nay đã được bổ xung thêm hàng vạn lao động từ đồng bằng, từ miền Bắc vào,
với trình độ dân trí cao, nhiều kinh nghiêm trong sản xuất. Họ là động lực để phát triển kinh tế, là lực lượng nòng cốt để đổi mới
nền kinh tế Tây Nguyên theo xu hướng Công Nghiệp Hoá .

+Cơ sở hạ tầng: đang được Nhà nước đầu tư nâng cấp hiện đạI mà cụ thể là đã có hệ thống giao thông đường bộ trục
chính là quốc lộ 14 cùng với các đường đông –tây (19,21,20), đã hình thành nhiều nông trường : chè, cafe( bảo Lộc, Bầu Cạn…) và
nhiều nhà máy chế biến có kĩ thuật tiên tiến như chế biến dâu tằm ở Bảo Lộc. Đặc biệt đã và đang xúc tiến xd nhiều nhà máy thuỷ
điện hiện đạI: Ialy…Cơ sở hạ tầng này chính là nguồn lực ban đầu để từng bước thực hiện công nghiệp hoá ở Tây Nguyên.

+Đường lối chính sách:
Tây Nguyên vì là vùng nhiều tiềm năng tự nhiên, văn hoá nhân văn nên luôn được Đảng và nhà nước quan tâm, đầu tư và
phát triển ngay từ sau khi giảI phóng miền Nam và ngày nay là một trong những vùng trọng đIểm, có sức thu hút những người vốn
đầu tư nước ngoàI nhất.

- Khó khăn 

+Dân cư, lao động: thì Tây Nguyên hiện nay không những thiếu lao động cả về số lượng và chất lượng, đặc biệt thiếu đội
ngũ lao động có trình độ chuyên kĩ thuật tay nghề cao.

+Cơ sở vật chất hạ tầng: hiện vẫn còn nằm trong tình trạng nghèo nàn, lạc hậu, thiếu đIện, thiếu phương tiện công nghệ hiện
đạI, thiếu công trình thuỷ điện lớn, nên chưa có thể lôI cuốn được tiềm năng vào quá trình sản xuất.

+Mặc dù Tây Nguyên luôn được Đảng và nhà nước quan tâm đầu tư phát triển nhưng vẫn cần nhiều vồn nhiều các phương
pháp kĩ thuật. Đặc biệt rất hạn chế trong thu các nguồn vốn nước ngoài.

Bình luận (0)
phuong phuong
29 tháng 1 2016 lúc 16:12

1.Khái quát chung
- Về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
Phạm vi lãnh thổ : Bao gồm 5 tỉnh (Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắc, Đắc Nông, Lâm Đồng) diện tích tự nhiên 54.700 km2, dân số 4,9 triệu người (2006), chiếm 16,5% diện tích và 5,80% dân số cả nước.
Vùng có vị trí đặc biệt quan trọng cả về kinh tế - xã hội và an ninh - quốc phòng, là vùng duy nhất không giáp biển ; địa hình gồm những cao nguyên xếp tầng, diện tích rộng, khá bằng phẳng.
Đất ba dan màu mỡ cộng với sự đa dạng về tài nguyên khí hậu đem lại cho vùng những tiềm năng to lớn về nông nghiệp
Rừng của Tây Nguyên rất phong phú, được coi là “kho vàng xanh” của cả nước.
Khoáng sản không nhiều, chỉ có bôxit là có trữ lượng lớn nhất cả nước nhưng vẫn còn ở dạng tiềm năng, chưa được khai thác.
Trữ lượng thủy năng khá lớn trên các sông Xê Xan, Xrê Pôk và thượng nguồn sông Đồng Nai.
- Về dân cư, dân tộc. Đây là vùng thưa dân nhất cả nước, mật độ dân số 87 người/km2 (chỉ cao hơn Tây Bắc 67 người/km2), là địa bàn cư trú của nhiều dân tộc ít người (Xơ-đăng, Gia-rai, Ê-đê, Cơ-ho, Mạ, Mơ-nông,...) với nền văn hóa rất độc đáo, đa dạng.
- Khó khăn lớn nhất của Tây Nguyên là mùa khô kéo dài, gây thiếu nước cho sản xuất và sinh hoạt; Điều kiện kinh tế - xã hội còn gặp nhiều khó khăn, thiếu lao động có kĩ thuật; Mức sống của nhân dân còn thấp, tỉ lệ mù chữ cao. Cơ sở hạ tầng còn yếu (cả về giao thông vận tải, cơ sở dịch vụ y tế, văn hóa, giáo dục…). Công nghiệp mới đang trong giai đoạn hình thành, chủ yếu là các trung tâm công nghiệp nhỏ và điểm công nghiệp.
2. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội
a) Vấn đề phát triển cây công nghiệp
Tây Nguyên có tiềm năng to lớn về nông – lâm. Đất ba dan và khí hậu rất phù hợp với việc trồng các cây công nghiệp lâu năm. 
Đất ba dan giàu chất dinh dưỡng, tầng phong hoá sâu, phân bố tập trung thuận lợi cho việc hình thành các vùng chuyên canh qui mô lớn
Khí hậu có tính chất cận xích đạo, có một mùa khô kéo dài (4 – 5 tháng), rất thiếu nước cho sản xuất và sinh hoạt; sự đắp đổi giữa mùa khô kéo dài và mùa mưa trên vùng đất đỏ ba dan còn đe doạ xói mòn đất nếu lớp phủ thực vật bị phá hoại, nhưng mùa khô kéo dài cũng là điều kiện thuận lợi để phơi sấy, bảo quản sản phẩm. Do ảnh hưởng của độ cao, cho nên Tây Nguyên trồng được cả các cây có nguồn gốc nhiệt đới (cà phê, cao su, hồ tiêu) và cận nhiệt đới (chè)
Việc phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp đã góp phần chuyển từ nền sản xuất lạc hậu lên sản xuất hàng hóa quy mô lớn, sử dụng tốt hơn nguồn lao động tại chỗ và tạo ra tập quán trồng và chế biến sản phẩm cây công nghiệp cho đồng bào dân tộc, đồng thời góp phần phân bố lại dân cư giữa các vùng, nâng cao vị thế của Tây Nguyên trong nền kinh tế cả nước.
Các cây công nghiệp quan trọng : 
Cà phê, diện tích 468,8 nghìn ha, chiếm 4/5 diện tích và sản lượng cả nước (Đắk Lăk 259,0 nghìn ha). Cà phê chè được trồng trên các cao nguyên cao, khí hậu mát mẻ (Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng); cà phê vối được trồng ở vùng khô nóng (Đăk Lăk) 
Cây chè ưa khí hậu cận nhiệt đới được trồng nhiều ở Lâm Đồng và Gia Lai (Lâm Đồng là tỉnh có diện tích chè lớn nhất cả nước). Các xí nghiệp chế biến chè lớn là Biển Hồ (Gia Lai), Bảo Lộc, B’Lao (Lâm Đồng). 
Cây cao su có diện tích đứng thứ hai cả nước sau vùng Đông Nam Bộ; bắt đầu phát triển mạnh từ sau 1980; trồng nhiều ở Gia Lai và Đăk Lăk.
Tây Nguyên cũng là vùng trồng dâu tằm nuôi tằm lớn của cả nước. Cây bông đang phát triển mạnh và dẫn đầu cả nước về diện tích, nhiều nhất là Đăk Lăk.
Để phát triển ổn định cây công nghiệp của vùng thì giải pháp tốt nhất là: Hoàn thiện quy hoạch các vùng chuyên canh cây công nghiệp, mở rộng diện tích cây công nghiệp có sơ sở khoa học và có kế hoạch đi đôi với bảo vệ rừng và phát triển thủy lợi ; đa dạng hóa cơ cấu cây công nghiệp, để vừa hạn chế những rủi ro trong tiêu thụ sản phẩm, vừa sử dụng hợp lí tài nguyên ; đẩy mạnh khâu chế biến và xuất khẩu.
b) Vấn đề khai thác và chế biến gỗ - lâm sản
Tây Nguyên là “kho vàng xanh” của cả nước, rừng còn nhiều gỗ quý và chim thú quý; độ che phủ rừng (2005) là 55,0% diện tích. Nhưng rừng Tây Nguyên đang bị suy thoái mạnh, đe dọa môi trường sống của các loài động vật quý hiếm, sự mất rừng dẫn đến mực nước ngầm hạ thấp trong mùa khô, gây thiếu nước cho sản xuất, sản lượng gỗ khai thác giảm sút (vào cuối thập kỉ XX, sản lượng gỗ khai thác từ 600 – 700 nghìn m3 , thì nay chỉ còn 200 – 300 nghìn m3/năm) 
Tây Nguyên là đầu nguồn của nhiều hệ thống sông đổ về lưu vực sông Mê Công, sông Đồng Nai, sông Ba và một số sông khác chảy ở Duyên hải miền Trung. Vì vậy, rừng của Tây Nguyên có vai trò hết sức quan trọng đối với môi trường sinh thái không chỉ trong vùng mà cả đối với các vùng lân cận. Vấn đề đặt ra là phải ngăn chặn nạn phá rừng bừa bãi, khai thác hợp lí đi đôi với việc khoanh nuôi, trồng mới, đẩy mạnh công tác giao đất giao rừng ; đẩy mạnh việc chế biến gỗ tại chỗ, hạn chế xuất khẩu gỗ tròn.
c) Vấn đề khai thác thủy năng kết hợp với làm thủy lợi
Tây Nguyên có tiềm năng thủy điện lớn, hiện nay đã và đang khai thác trên các bậc thang thủy điện trên các hệ thống sông Xê Xan, Xrê Pôk, Đồng Nai… 
Các công trình thuỷ điện trước đây: Đa Nhim (160MW) trên sông Đa Nhim, Đ’rây H’linh (12MW) trên sông Xrê Pôk
Các công trình thủy điện đã đưa vào hoạt động và đang xây dựng :
Trên sông Xê Xan cho tổng công suất lên tới 1500 MW. Đã xây dựng thủy điện Y-a-li (720MW) hoạt động 4 – 2002. Bốn nhà máy thuỷ điện được xây dựng trong những năm sau đó (ở phía hạ lưu của thuỷ điện Y-a-li là Xê Xan 3, Xê Xan 3A và Xê Xan 4, ở thượng lưu của Y-a-li là thủy điện Plây Krông) . 
Trên dòng Xrê Pốk có 6 bậc thang thủy điện đã được qui hoạch với tổng công suất lắp máy trên 600 MW. Lớn nhất là thủy điện Buôn Kuôp (280 MW, khởi công 12 - 2003), thuỷ điện Buôn Tua Srah (85 MW, khởi công cuối năm 2004), Xrê Pôk 3 (137 MW), Xrê Pôk 4 (33 MW), Đức Xuyên (58 MW), Đrây Hơ-linh đã nâng cấp lên 28 MW. 
Trên hệ thống sông Đồng Nai đang xây dựng thủy điện Đại Ninh (300 MW), Đồng Nai 3 (180 MW), Đồng Nai 4 (340 MW), dự kiến sẽ đi vào hoạt động trong thời gian từ 2008 đến 2010…
Xây dựng các công trình thủy điện sẽ thúc đẩy sự phát triển công nghiệp, các ngành công nghiệp khác như khai thác bôxit, chế biến bột nhôm; Xây dựng các hồ thuỷ lợi sẽ đem lại nguồn nước tưới quan trọng trong mùa khô (đặc biệt là cung cấp nước cho các vùng chuyên canh cây công nghiệp), có thể khai thác cho du lịch, nuôi trồng thủy sản, …

Bình luận (0)
Gia Hân
Xem chi tiết
Hoàng Quảng
Xem chi tiết
Thu Thủy Nguyễn
Xem chi tiết
Nguyễn Việt Dũng
28 tháng 10 2023 lúc 19:41

Dân số đông và trẻ của Việt Nam:

Thuận lợi:

- Dân số đông có thể cung cấp nguồn lao động lớn cho các ngành công nghiệp và dịch vụ, giúp tạo ra sự đa dạng và linh hoạt trong lực lượng lao động.

- Dân số trẻ mang lại tiềm năng cho sự phát triển và hiện đại hóa của quốc gia, với khả năng học hỏi nhanh chóng và thích nghi với công nghệ mới.

Khó khăn:

- Dân số đông và trẻ cũng có thể tạo ra áp lực lớn trên các nguồn tài nguyên như giáo dục, y tế, việc làm và hạ tầng.

- Cần đảm bảo rằng dân số trẻ được đào tạo và phát triển kỹ năng để có thể đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động, tránh tình trạng thất nghiệp.

Bình luận (0)
Nguyễn Việt Dũng
28 tháng 10 2023 lúc 19:43

Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên ở Bắc Trung Bộ:

Thuận lợi:

- Điều kiện tự nhiên tại Bắc Trung Bộ có sự đa dạng về địa hình, từ núi cao đến vùng đồng bằng, tạo ra tiềm năng phát triển nhiều loại nông nghiệp và nguồn tài nguyên đa dạng.

- Vùng này có lợi thế về du lịch với biển cả, bãi biển đẹp, và di sản văn hóa độc đáo.

Khó khăn:

- Bắc Trung Bộ thường gặp các vấn đề liên quan đến thiên tai như lũ lụt và cạn hạn nước, gây khó khăn cho nông nghiệp và đời sống hàng ngày của người dân.

- Vùng này có sự cạnh tranh với các khu vực khác trong việc thu hút đầu tư và phát triển công nghiệp và dịch vụ.

Bình luận (0)