giải thích nghĩa của câu nhất tự vi sư bán tự vi sư
Giúp vs mai ktra rồi mk tick cho!
Hãy giải thích nghĩa của câu Nhất tự vi sư - Bán tự vi sư
Giúp mik với!
tham khảo:
Nếu giải nghĩa từng thành tố, ta có: nhất = một, tự = chữ, vi = là, bán = nửa, sư = thầy. Nghĩa đen của câu này là “Một chữ là thầy, nửa chữ cũng là thầy”. Hàm ý của nó nhằm nhắc nhở mỗi chúng ta về đạo thầy trò ở đời rằng “chúng ta phải biết ơn người dìu dắt, dạy dỗ mình, dù chỉ là điều nhỏ nhặt nhất”.
Tham khảo!
Nhất tự vi sư bán tự vi sư có nghĩa tiếng Việt là: Một chữ là thầy, nửa chữ cũng là thầy
Nghĩa đen của câu này là “Một chữ là thầy, nửa chữ cũng là thầy”. Hàm ý của nó nhằm nhắc nhở mỗi chúng ta về đạo thầy trò ở đời rằng “chúng ta phải biết ơn người dìu dắt, dạy dỗ mình, dù chỉ là điều nhỏ nhặt nhất”.
Nhất tự vi sư, bán tự vi sư, tục ngữ này có gốc Hán, đọc theo âm Hán - Việt. Nếu giải nghĩa từng thành tố, ta có: nhất = một, tự = chữ, vi = là, bán = nửa, sư = thầy. Nghĩa đen của câu này là “Một chữ là thầy, nửa chữ cũng là thầy”. Hàm ý của nó nhằm nhắc nhở mỗi chúng ta về đạo thầy trò ở đời rằng “chúng ta phải biết ơn người dìu dắt, dạy dỗ mình, dù chỉ là điều nhỏ nhặt nhất”.Đó là đạo lý được lưu truyền từ bao thế hệ từ xưa đến nay mà mỗi học sinh, sinh viên khi còn ngồi trên ghế nhà trường đều được giảng dạy.
Tục ngữ Nhất tự vi sư, bán tự vi sư chứa đựng cả một quan niệm sâu sắc của dân gian về sự học, về đạo thầy trò. Bất kì ai, đã là học trò thì cần phải học bắt đầu từ những kiến thức sơ đẳng nhất. sau đó mới được mở mang dần để đi xa hơn và học hỏi thêm được nhiều điều hay lẽ phải hơn nữa. Người thầy luôn luôn là một đối tượng cần phải tôn kính. Thầy phải là người cao hơn một bậc về tri thức, về tư cách, về tầm nhìn. Không có thầy, chúng ta khó có cơ hội trau dồi, tiến bộ mọi mặt để lớn lên “thành người” và “thành tài”. Vì vậy, khi đi học hay cả khi trưởng thành, người ta luôn phải có thái độ tôn trọng,đúng mực và không bao giờ được quên công ơn của các thầy cô giáo. Nhất nhất mọi cử chỉ, lời dạy của thầy đều là chuẩn mực để học sinh noi theo. Không hiếm những học trò, sau này thành danh phương trưởng, vẫn có nét “hao hao” giống thầy về cử chỉ, phong cách giảng dạy, vốn tri thức…
Hãy giải thích ý nghĩa của các câu sau :
- Tiên học lễ , hậu học văn .
- Uống nước nhớ nguồn .
- Tôn sư trọng đạo .
- Nhất tự vi sư , bán tự vi sư .
+)TIÊN HỌC LỄ HẬU HỌC VĂN LÀ: TRƯỚC TIÊN PHẢI HỌC LỄ NGHĨA, SAU ĐÓ MỚI HỌC VĂN HÓA
+)UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN CÓ 2 NGHĨA : NGHĨA ĐEN: UỐNG NƯỚC PHẢI NHỚ ĐẾN NƠI KHỞI NGUỒN CỦA DÒNG NƯỚC ĐÓ
NGHĨA BÓNG: ĐƯỢC HƯỞNG THÀNH QUẢ PHẢI NHỚ ƠN NGƯỜI ĐÃ TẠO RA THÀNH QUẢ ĐÓ CHO CHÚNG TA HƯỞNG THỤ.
+ ) TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO: TÔN KÍNH NGƯỜI LÀM THẦY ,LÀM CÔ; TRỌNG NHỮNG ĐẠO LÍ MÀ THẦY CÔ ĐÃ DẠY CHO CHÚNG TA
+) NHẤT TỰ VI SƯ, BÁN TỰ VI SƯ LÀ: 1 CHỮ CŨNG LÀ THẦY, NỬA CHỮ CŨNG LÀ THẦY
CHÚC BN HỌC TỐT!!!!
Tiên học lễ, Hậu học văn có nghĩa là : Đầu tiên là phải học về đạo đức, lễ nghĩa cách đối nhân xử thế trong cuộc sống. Sau đó mới đến học chữ...
Theo nghĩa đen, “nguồn” là nơi bất đầu cùa dòng nước. Theo nghĩa bóng, “nguồn” là ẩn dụ chỉ công lao tạo lập nên những thành quả của con người đi trước dành cho các thế hệ sau. “Nước có nguồn” nên “uống nước” hiểu theo nghĩa bóng là thừa hưởng thành quả mà người đi trước, thế hệ trước để lại. Câu tục ngữ mượn mối quan hệ khăng khít giữa “nguồn” và “nước” trong tự nhiên để nói với chúng ta một cách thấm thía về triết lí sống: Khi hưởng thụ một thành quả nào đó, người ta phải nhớ ơn và đền ơn xứng đáng những người đã đem lại thành quả mà mình đang được hưởng.
Xem thêm tại: http://loigiaihay.com/hay-giai-thich-cau-tuc-ngu-uong-nuoc-nho-nguon-c36a586.html#ixzz58ltl6vw5
giải thích câu tục ngữ: nhất tự vi sư
bán tự vi sư
(giúp mik nha, mk đag cần gấp thanks^^)
Dân gian ta hay truyền tụng một câu tục ngữ: Nhất tự vi sư, bán tự vi sư. Tục ngữ này có gốc Hán, đọc theo âm Hán - Việt. Nếu giải nghĩa từng thành tố, ta có: nhất = một, tự = chữ, vi = là, bán = nửa, sư = thầy. Nghĩa đen của câu này là “Một chữ là thầy, nửa chữ (cũng) là thầy”. Hàm ý của nó nhằm nhắc nhở mỗi chúng ta về đạo thầy trò ở đời. Rằng “chúng ta phải biết ơn người dìu dắt, dạy dỗ mình, dù chỉ là điều nhỏ nhặt nhất”. Đó chính là “lẽ thường (topos)” tối thiểu ở đời trong thiên hạ xưa và nay.
Nhưng phải chăng, câu tục ngữ trên đã được xây dựng trên một lối nói hơi ngoa ngôn, cường điệu? Bởi ta đi học là để thu nhận một hệ thống kiến thức rất rộng, đủ để thành nghề, thành tài. Tri thức có thể ít, có thể nhiều. Song với “nhất tự (một chữ)” và “bán tự (nửa chữ)” có lẽ chẳng là cái gì cả. Người xưa còn có câu Tự vi sư (Chữ làm ra thầy). Thầy thực sự phải chứa trong đầu cả một “biển” chữ. Ta học thầy, chí ít cũng phải được truyền dạy một khối lượng cơ bản của cái “biển chữ” ấy mới “đắc đạo”. Vậy một hai chữ kia ăn nhằm gì? Lão Tử từng nói: Bất độc ngũ xa thư bất thành thi sĩ (Chưa đọc tới năm xe sách, chưa thể thành nhà thơ).
Tục ngữ Nhất tự vi sư, bán tự vi sư chứa đựng cả một quan niệm sâu sắc của dân gian về sự học, về đạo thầy trò. Bất kì ai, đã là học trò thì cần phải học bắt đầu từ những kiến thức sơ đẳng nhất. Có thế thì họ mới có cơ sở để tiếp tục mở mang kiến thức cao hơn để đi xa hơn. Người thầy luôn luôn là một đối tượng cần phải tôn kính. Thầy phải là người cao hơn một bậc về tri thức, về tư cách, về tầm nhìn. Không có thầy, chúng ta khó có cơ hội trau dồi, tiến bộ mọi mặt để lớn lên “thành người” và “thành tài”. Vì vậy, khi đi học, người ta luôn có thái độ trân trọng, “ngước nhìn” lên thầy với sự ngưỡng mộ, coi thầy là thần tượng để hướng theo. Nhất nhất mọi cử chỉ, lời dạy của thầy đều là khuôn thước của sự học hỏi. Không hiếm những học trò, sau này thành danh phương trưởng, vẫn có nét “hao hao” giống thầy về cử chỉ, cách nói, vốn tri thức… Và cũng không hiếm học trò kính thầy, mê thầy mà… “phải lòng” thầy! Nói chung người ta không khuyến khích quan hệ đó, bởi học đường luôn là nơi tôn nghiêm, đúng mực. Nhưng chúng ta cũng biết rằng, từ sự quý trọng, ngưỡng mộ đến tình yêu chỉ cách nhau chưa đầy nửa bước. Cần tỉnh táo mà không nên sa đà quá mức vào tình cảm riêng tư.
hơi dài nhưng cảm ơn nha!
Dân gian ta hay truyền tụng một câu tục ngữ: Nhất tự vi sư, bán tự vi sư. Tục ngữ này có gốc Hán, đọc theo âm Hán - Việt. Nếu giải nghĩa từng thành tố, ta có: nhất = một, tự = chữ, vi = là, bán = nửa, sư = thầy. Nghĩa đen của câu này là “Một chữ là thầy, nửa chữ (cũng) là thầy”. Hàm ý của nó nhằm nhắc nhở mỗi chúng ta về đạo thầy trò ở đời. Rằng “chúng ta phải biết ơn người dìu dắt, dạy dỗ mình, dù chỉ là điều nhỏ nhặt nhất”. Đó chính là “lẽ thường (topos)” tối thiểu ở đời trong thiên hạ xưa và nay.
Nhưng phải chăng, câu tục ngữ trên đã được xây dựng trên một lối nói hơi ngoa ngôn, cường điệu? Bởi ta đi học là để thu nhận một hệ thống kiến thức rất rộng, đủ để thành nghề, thành tài. Tri thức có thể ít, có thể nhiều. Song với “nhất tự (một chữ)” và “bán tự (nửa chữ)” có lẽ chẳng là cái gì cả. Người xưa còn có câu Tự vi sư (Chữ làm ra thầy). Thầy thực sự phải chứa trong đầu cả một “biển” chữ. Ta học thầy, chí ít cũng phải được truyền dạy một khối lượng cơ bản của cái “biển chữ” ấy mới “đắc đạo”. Vậy một hai chữ kia ăn nhằm gì? Lão Tử từng nói: Bất độc ngũ xa thư bất thành thi sĩ (Chưa đọc tới năm xe sách, chưa thể thành nhà thơ).
Tục ngữ Nhất tự vi sư, bán tự vi sư chứa đựng cả một quan niệm sâu sắc của dân gian về sự học, về đạo thầy trò. Bất kì ai, đã là học trò thì cần phải học bắt đầu từ những kiến thức sơ đẳng nhất. Có thế thì họ mới có cơ sở để tiếp tục mở mang kiến thức cao hơn để đi xa hơn. Người thầy luôn luôn là một đối tượng cần phải tôn kính. Thầy phải là người cao hơn một bậc về tri thức, về tư cách, về tầm nhìn. Không có thầy, chúng ta khó có cơ hội trau dồi, tiến bộ mọi mặt để lớn lên “thành người” và “thành tài”. Vì vậy, khi đi học, người ta luôn có thái độ trân trọng, “ngước nhìn” lên thầy với sự ngưỡng mộ, coi thầy là thần tượng để hướng theo. Nhất nhất mọi cử chỉ, lời dạy của thầy đều là khuôn thước của sự học hỏi. Không hiếm những học trò, sau này thành danh phương trưởng, vẫn có nét “hao hao” giống thầy về cử chỉ, cách nói, vốn tri thức… Và cũng không hiếm học trò kính thầy, mê thầy mà… “phải lòng” thầy! Nói chung người ta không khuyến khích quan hệ đó, bởi học đường luôn là nơi tôn nghiêm, đúng mực. Nhưng chúng ta cũng biết rằng, từ sự quý trọng, ngưỡng mộ đến tình yêu chỉ cách nhau chưa đầy nửa bước. Cần tỉnh táo mà không nên sa đà quá mức vào tình cảm riêng tư.
Nhất tự vi sư,bán tự vi sư.
Nêu các câu thành ngữ tục ngữ cùng ý nghĩa
ăn quả nhớ kẻ trồng cây, ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng
mình chỉ biết có thế thui à
Câu naỳ là : 1 chữ cũng là thầy , nửa chữ cũng là thầy
Nó thể hiện sự kính ơn , nhớ ơn cội ngườn => Các câu cần tìm là : Uống nước nhớ nguồn ; Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
.....Bạn vào h.vn để hỏi nha
giúp mik bài này còn thiếu câu 1 là nhất tự vi sư bán tự vi sư câu 2 tiên học lễ hậu học văn
1.Nhất tự vi sư, bán tự vi sư. Tục ngữ này có gốc Hán, đọc theo âm Hán - Việt. Nếu giải nghĩa từng thành tố, ta có: nhất = một, tự = chữ, vi = là, bán = nửa, sư = thầy. Nghĩa đen của câu này là “Một chữ là thầy, nửa chữ (cũng) là thầy”. Hàm ý của nó nhằm nhắc nhở mỗi chúng ta về đạo thầy trò ở đời. Rằng “chúng ta phải biết ơn người dìu dắt, dạy dỗ mình, dù chỉ là điều nhỏ nhặt nhất”. Đó chính là “lẽ thường” tối thiểu ở đời trong thiên hạ xưa và nay.
2.Câu tục ngữ gồm hai vế, vê thứ nhất “ tiên học lễ” có nghĩa là trước khi học văn hóa, học bất cứ điều gì thì trước tiên chúng ta phải lễ nghĩa, cách ứng xử trước, theo như thời đại phong kiến, nó là quy ước, chuẩn mực để đánh giá một con người, vì thế thời xa xưa, người ta dạy bảo con cháu những lễ nghi trong cuộc sống rất nhiều, còn nhiều hơn học văn hóa, “hậu học văn” nghĩa là sau khi được giáo huấn và dạy dỗ, chỉ bảo xong lễ nghi thì ta mới bắt đầu vào học văn hóa.Câu tục ngữ khuyên chúng ta muốn hoàn thiện bản thân mình, trước hết phải trau dồi lễ nghĩa, sau đó mới bắt đầu bàn tới việc học văn hóa.
tick nha
Trong những câu dưới đây, câu nào thể hiện rõ nhất tinh thần tôn sư trọng đạo?
A.
Ân trả nghĩa đền
B.
Nhất tự vi sư bán tự vi sư
C.
Uống nước nhớ nguồn
D.
Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng
Trong những câu dưới đây, câu nào thể hiện rõ nhất tinh thần tôn sư trọng đạo?
A.
Ân trả nghĩa đền
B.
Nhất tự vi sư bán tự vi sư
C.
Uống nước nhớ nguồn
D.
Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng
Câu tục ngữ: Nhất tự vi sư bán tự vi sư nói đến điều gì ?
A. Lòng tôn trọng đối với thầy giáo.
B. Lòng trung thành đối với thầy giáo.
C. Lòng tự trọng đối với thầy giáo.
D. Lòng vị tha đối với thầy giáo.
Câu tục ngữ: Nhất tự vi sư bán tự vi sư nói đến điều gì ?
A. Lòng tôn trọng đối với thầy giáo.
B. Lòng trung thành đối với thầy giáo.
C. Lòng tự trọng đối với thầy giáo.
D. Lòng vị tha đối với thầy giáo.
Câu tục ngữ: Nhất tự vi sư bán tự vi sư nói đến điều gì ?
A. Lòng tôn trọng đối với thầy giáo.
B. Lòng trung thành đối với thầy giáo.
C. Lòng tự trọng đối với thầy giáo.
D. Lòng vị tha đối với thầy giáo.