Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Phạm Mai Phương

Hãy giải thích nghĩa của câu Nhất tự vi sư - Bán tự vi sư
       Giúp mik với!

Aono Morimiya acc 2
16 tháng 12 2021 lúc 17:43

tham khảo:

Nếu giải nghĩa từng thành tố, ta có: nhất = một, tự = chữ, vi = là, bán = nửa,  = thầy. Nghĩa đen của câu này là “Một chữ là thầy, nửa chữ cũng là thầy”. Hàm ý của nó nhằm nhắc nhở mỗi chúng ta về đạo thầy trò ở đời rằng “chúng ta phải biết ơn người dìu dắt, dạy dỗ mình, dù chỉ là điều nhỏ nhặt nhất”.

Nguyễn Hà Giang
16 tháng 12 2021 lúc 17:44

Tham khảo!

Nhất tự vi sư bán tự vi sư có nghĩa tiếng Việt là: Một chữ là thầy, nửa chữ cũng là thầy

Nghĩa đen của câu này là “Một chữ là thầy, nửa chữ cũng là thầy”. Hàm ý của nó nhằm nhắc nhở mỗi chúng ta về đạo thầy trò ở đời rằng “chúng ta phải biết ơn người dìu dắt, dạy dỗ mình, dù chỉ là điều nhỏ nhặt nhất”.

tuấn anh
16 tháng 12 2021 lúc 17:44

  Nhất tự vi sư, bán tự vi sư, tục ngữ này có gốc Hán, đọc theo âm Hán - Việt. Nếu giải nghĩa từng thành tố, ta có: nhất = một, tự = chữ, vi = là, bán = nửa, sư = thầy. Nghĩa đen của câu này là “Một chữ là thầy, nửa chữ cũng là thầy”. Hàm ý của nó nhằm nhắc nhở mỗi chúng ta về đạo thầy trò ở đời rằng “chúng ta phải biết ơn người dìu dắt, dạy dỗ mình, dù chỉ là điều nhỏ nhặt nhất”.Đó là đạo lý được lưu truyền từ bao thế hệ từ xưa đến nay mà mỗi học sinh, sinh viên khi còn ngồi trên ghế nhà trường đều được giảng dạy.

     Tục ngữ Nhất tự vi sư, bán tự vi sư chứa đựng cả một quan niệm sâu sắc của dân gian về sự học, về đạo thầy trò. Bất kì ai, đã là học trò thì cần phải học bắt đầu từ những kiến thức sơ đẳng nhất. sau đó mới được mở mang dần để đi xa hơn và học hỏi thêm được nhiều điều hay lẽ phải hơn nữa. Người thầy luôn luôn là một đối tượng cần phải tôn kính. Thầy phải là người cao hơn một bậc về tri thức, về tư cách, về tầm nhìn. Không có thầy, chúng ta khó có cơ hội trau dồi, tiến bộ mọi mặt để lớn lên “thành người” và “thành tài”. Vì vậy, khi đi học hay cả khi trưởng thành, người ta luôn phải có thái độ tôn trọng,đúng mực và không bao giờ được quên công ơn của các thầy cô giáo. Nhất nhất mọi cử chỉ, lời dạy của thầy đều là chuẩn mực để học sinh noi theo. Không hiếm những học trò, sau này thành danh phương trưởng, vẫn có nét “hao hao” giống thầy về cử chỉ, phong cách giảng dạy, vốn tri thức… 

❖ Khang/GD❄ 『ʈєɑɱ❖Hoàng...
16 tháng 12 2021 lúc 18:17

Em tham khảo: 

Nhất có nghĩa là một. (Như Quý Vị vẫn hay nghe Nhất, Nhị, Tam, Tứ,… là một, hai, ba, bốn…).Tự có nghĩa là chữ.Vi có nghĩa : là, coi như là. là Thầy.Bán là một nữa.

Vậy nếu ta gộp cả câu lại thì câu : Nhất tự vi sư bán tự vi sư,

sẽ có nghĩa là : Một chữ cũng là thầy, nữa chữ cũng là thầy.

Câu này người xưa nói ra nhằm để nhắc nhở chúng ta rằng đừng nên quên ơn những gì mình đã học được.

Dù Quý Vị chỉ học được ở người nào đó một vài điều, rất ít ỏi nhưng Quý Vị vẫn phải thể hiện tâm biết ơn và luôn kính trọng họ.

Thường thì chúng ta rất là dễ quên ơn, hay xem nhẹ những người đã từng hướng dẫn ta, đã giúp đỡ cho ta trong việc học hành, và cả trong học nghề, hay học đạo. (Người xưa có câu: Tôn sư trọng đạo)

Người thầy, nếu mà nói rộng ra trong cuộc sống thì không phải đơn thuần là chỉ có thầy giáo dạy học.

Trong cuộc đời của mỗi người chúng ta đã học được rất nhiều điều từ nhiều người, có thể học được từ cha mẹ, anh chị em, bạn bè hàng xóm, đồng nghiệp,……

Những người này đều có ít nhiều gì cũng đã từng dạy cho chúng ta một kiến thức gì đó.

Vậy thì chúng ta phải luôn luôn thể hiện sự biết ơn họ, người nào mà có được cái tâm đó thì thật là đáng trân quý biết bao.

Nguyễn Lý Đăng Khoa
8 tháng 8 2023 lúc 12:15

Từ đó, "Nhất tự vi sư bán tự vi sư" có nghĩa tiếng Việt là: Một chữ là thầy, nửa chữ cũng là thầy, mang hàm ý nhằm nhắc nhở mỗi chúng ta về đạo thầy trò ở đời.


Các câu hỏi tương tự
ko tên
Xem chi tiết
𝓡𝓲𝓷︵𝓝𝓮 𝓚╰‿╯
Xem chi tiết
Bùi Tâm Như
Xem chi tiết
Hà Hồng Minh Chu
Xem chi tiết
Lê Quỳnh Mai
Xem chi tiết
Tô Thị Huyền Trang
Xem chi tiết
saewropq3riq3o0iroewp,e0...
Xem chi tiết
Restia - Chan
Xem chi tiết
Thành Nguyễn Nhật
Xem chi tiết