Những câu hỏi liên quan
Vũ quốc huy
Xem chi tiết
nthv_.
11 tháng 10 2021 lúc 18:53

Tham khảo:

Qua tác phẩm Người con gái Nam Xương, Vũ Nương hiện nên là một phụ nữ đảm đang, giàu tình thương. Chưa vun vén được với chồng bao lâu thì phải xa cách vì chồng ra trận. Được một thời gian thì nàng sinh ra một đứa cọn trai đặt tên là Đản. Vừa phụng dưỡng mẹ già, vừa chăm sóc nuôi dạy con thơ, lại đơn côi gối chiếc nhưng nàng vẫn cố gắng hoàn thành nhiệm vụ của một người con dâu tốt. Tới khi mẹ chồng già yếu, ốm đau, nàng "hết sức thuốc thang", "ngọt ngào khôn khéo khuyên lơn". Lúc mẹ chồng qua đời, nàng đã "hết lời thương xót", việc ma chay tế lễ được lo liệu, tổ chức rất chu đáo "như đối với cha mẹ đẻ mình". Chỉ bấy nhiêu đấy thôi, ta đã thấy trong Vũ Nương cùng xuất hiện ba phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ: nàng dâu hiếu thảo, người vợ đảm đang thủy chung, người mẹ hiền đôn hậu. Đó là hình ảnh người phụ nữ lí tưởng trong xã hội phong kiến ngày xưa.

Bình luận (0)
anh phuong
11 tháng 10 2021 lúc 19:44

tham khảo nha bạn:

nhân vật vũ nương trong văn bản "chuyên người con gái nam xương" của nguyễn dữ hiện lên là một người con gái có tính tình thùy mị , nế na lại thêm tư dung tốt đẹp\(^1\). Vũ nương được sinh ra trong một gia đình nghèo khổ, được gả vào một nhà giàu là Trương Sinh\(^2\).Sau khi về nhà chồng, biết chồng mình có tính hay ghen nên nàng cũng rất giữ gì khuân phép\(^3\).Cuộc sum học chưa được bao lâu thì Trương Sinh phải đi lính, nàng ở nhà một mình hết sức chăm sóc cho mẹ và con\(^4\). Mọt thời gia sau mẹ chồng mất nàng, nàng hết lời thương xót ,lo việc tế lễ như đối với cha mẹ đẻ\(^5\).Sau một năm Trương Sinh chở về, trên đường đi ra thăm mộ mẹ chàng đã vôi tình nghe bé đảng kể lại chuyện cái bóng khi mình vắng nhà và nghi cho vợ mình hư\(^6\).Về nhà chàng la um lên trách móc vợ mặc nàng hế sức giải thích và hàng xóm bênh vực vẵn mắng nhiếc , đánh đuổi nàng đi\(^7\). Sau khi giải thích chồng không nghe nàng về tắm giử song nàng ra bến Hoàng Giang thề nguyền rồi gieo mình xuống dòng nước\(^8\). Các nàng tiên thấy thế thương tình đã cứu nàng\(^9\). Su khi nàng chết Trương Sinh tối đó ngồi trước đèn nghe bé Đán vừa nói vừa chỉ tay vào cái bóng mình mới biết mình vu oan cho vợ nhưng đã muộn \(^{10}\). My sao có một người tên là Phan Lang được mời xuống thủy cung chơi và  Vũ Nương đã nhờ Phan Lang đưa cho chàng Trương một chiếc hoa cài vàng và bảo với tràng nếu còn nhớ tình xưa nghĩa cũ thì lập đàn giải oan cho nàng\(^{11}\).Sau khi Trương Sinh biết thì liền lập đàn giải oan chho nàng , nàng hiện vế lộng lẫy rồi từ từ liến mất\(^{12}\).Từ đó cho thấy rõ hơn tấm lòng chung thủy, vị tha của nàng\(^{13}\). Mặc dù bị trồng rẫy bỏ nhưng nàng vẫn rất yêu thương chồng \(^{14}\). Qua điều đó cho thấy sự bất công của chế độ nam quyền thời xưa, đồng thơi tôn vinh vể đẹp của người con gái Việt \(^{15}\)

Bình luận (0)
trang ta
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Kiều Sơn Tùng
15 tháng 9 2023 lúc 0:31

Bình luận (0)
Elenna ruby 148
Xem chi tiết
Thảo Phương
14 tháng 9 2019 lúc 20:01

a)Con người ta sinh ra, được sống trên đời đã là một hạnh phúc lớn. Nhưng có lẽ được sống trong lòng của người khác còn là hạnh phúc lớn hơn. Đó chính là khi có cảm giác yêu thương và được yêu thương. Tình yêu thương là thứ tình cảm tốt đẹp mà con người dành cho nhau. Tình thương là những nét đẹp bình dị, trong sáng của tình người, lòng nhân hậu, sự khoan dung, cao thượng, vị tha và công lí. Đó có thể là tình cảm gia đình, tình bằng hữu, tình yêu lứa đôi, tình người nói chung. Nó có thể là thứ tình cảm vun đắp, xây dựng trong một thời gian dài nhưng cũng có thể chỉ là một niềm thương cảm chực trào dâng khi ta gặp một hoàn cảnh đáng thương nào đó. Yêu thương chính là khi ta cảm thông quan tâm giúp đỡ người có cảnh ngộ bất hạnh, khó khăn trong cuộc sống. Tình yêu thương góp phần xoa dịu nỗi đau, hàn gắn vết thương, xóa bỏ hận thù. Một xã hội ngập tràn tình yêu thương thì đó là một xã hội bình đẳng, văn minh, bác ái. Khi lòng yêu thương trở thành chuẩn mực của xã hội thì cái ác sẽ bị đẩy lùi, chiến tranh sẽ không còn và lửa hòa bình sẽ ấm áp thắp lên trong mỗi căn nhà bình dị. Nhưng dù với bất cứ biểu hiện nào thì tình yêu thương cũng luôn mang lại những điều kì diệu riêng cho cả người cho đi và nhận về nó. Bên cạnh đó, yêu thương còn là lực hấp dẫn kéo con người ta xích lại gần nhau, tạo thành khối thống nhất, gây dựng những mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người. Thị Nở với tình yêu thương của một người đàn bà đã kéo Chí Phèo từ vực sâu của tội lỗi trở lại làm người với khát vọng lương thiện cháy bỏng. Nhiều tướng cướp hoàn lương cũng bởi vì có sự khoan hồng của pháp luật, sự yêu thương của con người trong cộng đồng. Song trong cuộc sống hiện đại ngày nay, còn có những kẻ sống lạnh lùng như một cỗ máy, vô hồn vô cảm, chỉ biết sống cho mình, luôn đố kị ganh ghét, xung đột, cướp đoạt, là mối hiểm họa lớn cho xã hội mà ta cần lên án và bài trừ. Yêu thương đem lại hạnh phúc cho nhân loại, chỉ có yêu thương mới xoa dịu những ngăn cách giàu nghèo, những bất đồng đố kị, làm cho xã hội văn minh tươi đẹp. Vì vậy hãy dành tình thương của mình cho mọi người thật nhiều. Hạnh phúc thật sự chỉ đến khi ta biết mạnh dạn cho đi, hãy đem tình thương của mình gửi đến muôn nơi như cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã nhắn nhủ: “Sống trong đời sống cần có một tấm lòng, để làm gì em biết không? Để gió cuốn đi”.

Bình luận (1)
Phạm Tú Quyên
Xem chi tiết
Hermione Granger
16 tháng 10 2021 lúc 7:55

Từ văn bản Chuyện cổ tích về loài người, Mây và sóng, Bức tranh của em gái tôi, em nhận thấy điều quan trọng nhất có thể gắn kết các thành viên trong gia đình là: tình yêu thương, lòng vị tha, bỏ qua những thói ích kỷ, sự thánh thiện, tấm lòng nhân hậu sẽ cảm hóa được những điều xấu xa, tầm thường trong cuộc sống, vượt khỏi mặc cảm, tự ti để con người có thể bảo vệ và quan tâm tới nhau hơn, hoàn thiện tính cách của mình.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Phạm Tú Quyên
16 tháng 10 2021 lúc 7:57

15 dòng nha mn

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Bá Hải
Xem chi tiết
Nguyễn Minh Huyền
18 tháng 11 2018 lúc 19:54

Tham khảo

Sự xuất hiện của nhân vật người cô: Tuy xuất hiện không nhiều, chủ yếu qua một đoạn đối thoại với chú bé, nhưng đây cũn là một nhân vật gây ấn tượng mạnh cho người đọc. Đây rõ ràng là một nhân vật thâm độc, xảo quyệt, bênh vực và bảo vệ những lề thói tàn nhẫn trong xã hội đương thời. Qua một đoạn văn ngắn, bà cô đã hiện lên khá sống động nhờ nghệ thuật miêu tả hành động, ngôn ngữ và tâm lí nhân vật một cách chân thực của Nguyên Hồng. Đặc điểm nội bật của con người này là sự tàn nhẫn, độc ác. Là người trong gia đình chắc chắn cô không lạ gì nỗi khổ xa mẹ, tình cảm của đứa cháu mồ côi, chắc chắn bà thừa hiểu Hồng là một chú bé dễ xúc cảm, rất mau nước mắt. Bà cô cũng biết rõ về tình cảm khốn khổ của chị dâu mình. Trong hoàn cảnh này, những người khác sẽ chăm sóc, an ủi đứa cháu, giúp nó dịu bớt nỗi đau mất cha và nhất là nỗi đau xa mẹ. Người cô ở đây đã xử sự hoàn toàn khác. Bà ta đã nói bé Hồng về chuyện mẹ bé không phải để động viên, chia sẻ, cảm thông, mà ngược lại, với một mục đích đen tối: cố ý gieo rắc vào đầu đứa trẻ ngây thơ, tội nghiệp này những hoài nghi để nó “khinh ghét, ruồng rẫy” mẹ. Nhằm thực hiện mục đích này, người cô cố tạo ra vẻ tươi cười vờ hỏi cháu: “Có muốn vòa Thanh Hóa chơi với mẹ không?” rồi bằng giọng ngọt ngào, người cô vừa trách cháu vừa đưa tin: “Mợ mày phát tài lắm, có như trước đâu”. Khi đứa cháu khốn khổ sắp phát khóc, bà ta vỗ vai nó và lại tiếp tục nói những nói ngọt ngào như cứa vào tim thằng bé. Lời nói của người cô xảo quyệt, lươn lẹo trước sau mâu thuẫn. Bà ta vừa bảo bé Hồng “Mợ mày phát tài lắm”, nhưng ngay sau đó lại tươi cười kể rành rọt: Có người, một hôm đi qua chợ thấy mẹ Hồng ngồi cho con bú ở bên một rổ bóng đèn, ăn vận rách rưới, mặt mày xanh bủng, người gây rạch đi, thấy thế bà tha thương tình toan gọi hỏi xem sao thì mẹ Hồng vội quay đi, lấy nón che… Qua đoạn đối thoại, người đọc có thể nhận thấy người cô tìm cớ xui bé Hồng vào thăm mẹ (thậm chí bà còn hứa cho cháu tiền tàu) cốt để thông báo chuyện mẹ cháu đã sinh con khi chưa đoạn tang chồng. Bằng việc làm này, chứng tỏ bà cô tìm các hành hạ, giễu cợt nỗi đau xa mẹ của bé Hồng. Bà ta rắp tâm chia lía tình cảm mẹ con, hủy diệt niềm yêu thương, kính trọng của bé Hồng đối với người mẹ khốn khổ. Đồng thời bà ta cũng lấy làm hả hê, thích thú trước tình cảnh khốn khổ của người chị dâu mình.

Bình luận (0)
Thục Quyên
Xem chi tiết
Trịnh Thị Kim Chi
Xem chi tiết
Lê Thị Quyên
17 tháng 4 2017 lúc 6:23

Đáp án: D

Bình luận (0)
Albert Einstein
Xem chi tiết
Albert Einstein
5 tháng 10 2016 lúc 20:38

viết thành bài văn hộ mình nhé

Bình luận (0)
Thảo Phương
6 tháng 10 2016 lúc 12:25

I – Mở bài:
- Giới thiệu được vấn đề cần nghị luận ( Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam qua hai tác phẩm).

II – Thân bài:
* Giới thiệu những nét chung về nội dung của các tác phẩm văn học viết về người phụ nữ trong xã hội phong kiến: đó là những người phụ nữ có tài, có sắc hoặc có vẻ đẹp tâm hồn nhưng lại phải sống cuộc đời bất hạnh, khổ đau, gặp nhiều bi kịch -> Khi viết về họ, các tác giả thường thể hiện tấm lòng nhân đạo của mình. 
* Phân tích cụ thể:
1. Hình tượng người phụ nữ Việt Nam là hiện thân của cái đẹp:
a. Vẻ đẹp hình thức:
- Vũ Nương: vẻ đẹp dịu dàng, thuần hậu ( “tư dung tốt đẹp”).
- Thúy Kiều: Kiều đẹp”sắc sảo, mặn mà”. ( dẫn chứng trong bài “Chị em Thúy Kiều ).
b. Vẻ đẹp tài năng, phẩm chất:
- Vũ Nương: tính tình thùy mị nết na, yêu thương và chung thủy với chồng, hiếu thảo với mẹ chồng, thương con, hết lòng lo cho hạnh phúc gia đình… ( Dẫn chứng )
- Thúy Kiều: 
+ Không chỉ đẹp, Kiều còn là người phụ nữ toàn tài. Cầm kỳ, thi, họa-tài nào nàng cũng 
giỏi nhưng nổi trội nhất vẫn là tài đàn. Đặc tả cái tài của Kiều cũng là để ngợi ca cái tâm 
đặc biệt của nàng. Bản đàn bạc mệnh mà nàng sáng tác chính là tiếng lòng của trái tim 
đa sầu đa cảm.
+ Hiếu thảo với cha mẹ, giàu đức hi sinh, có lòng vị tha, có trái tim đôn hậu, có ý thức sâu sắc về nhân phẩm của mình… ( Dẫn chứng qua các đoạn trích đã học và đọc thêm).
2. Hình tượng người phụ nữ Việt Nam là hiện thân của những số phận bi thương:
* Qua hai tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” và “Truyện Kiều”, ta thấy người phụ nữ trong xã hội xưa là nạn nhân của xã hội phong kiến có nhiều bất công dẫn đến những đau khổ, thiệt thòi.
- Người phụ nữ là nạn nhân của chế độ nam quyền:
+ Nàng Vũ Nương có một cuộc hôn nhân không bình đẳng ( Trương Sinh xin mẹ trăm lạng vàng cưới Vũ Nương về làm vợ. Sự cách bức giàu nghèo khiến Vũ Nương luôn mặc cảm” “thiếp vốn con kẻ khó được nương tựa nhà giàu”; và sau này, cũng là cái thế để Trương Sinh đối xử với vợ một cách vũ phu, thô bạo, gia trưởng).
+ Chỉ vì hiểu lầm mà Trương Sinh độc đoán, hồ đồ mắng nhiếc Vũ Nương, không cho nàng cơ hội thanh minh, phải tìm đến cái chết để minh oan.
+ Vũ Nương chết oan ức nhưng Trương Sinh không ân hận day dứt, không hề bị xã hội lên án. Trương Sinh coi như việc đã qua rồi. Như vậy, chuyện danh dự, sinh mệnh của người phụ nữ bị tùy tiện định đoạt bởi người đàn ông, không có hành lang đạo lí, dư luận xã hội bảo vệ, che chở.
- Người phụ nữ còn là nạn nhân của chiến tranh, của xã hội đồng tiền đen bạc.
+ Vũ Nương lấy Trương Sinh, chàng ra lính để lại mẹ già và đứa con còn chưa ra đời. Nuôi dưỡng mẹ già, chăm sóc con, nàng tận tụy vì gia đình nhưng chiến tranh làm xa cách, tạo điều kiện cho sự hiểu lầm trở thành nguyên nhân gây bất hạnh.
+ Nàng Kiều lại là nạn nhân của xã hội đồng tiền. Xã hội ấy vận động trên cơ chế:
“Một ngày lạ thói sai nha
Làm cho khốc hại chẳng qua vì tiền”.
Để có tiền cứu cha và em khỏi bị đánh đập, Kiều đã phải bán mình cho Mã Giám Sinh – một tên buôn thịt bán người, để trở thành món hàng cho hắn cân đong, đo đếm, cò kè…
Cũng vì đồng tiền, Túi Bà và Mã Giám Sinh đẩy Kiều vào chốn lầu xanh nhơ nhớp, khiến nàng phải đau đớn, đắng cay suốt mười lăm năm lưu lạc, phải “thanh lấu hai lượt, thanh y hai lần”.
- Những người phụ nữ như Vũ Nương, Thúy Kiều đều phải tìm đến cái chết để giải nỗi oan ức, thoát khỏi cuộc đời đầy đau khổ, oan nghiệt.
3. Khái quát, nâng cao:
- Người phụ nữ trong hai tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” và “Truyện Kiều” hội tụ những vẻ đẹp đáng quý nhất và cũng là đầy đủ những gì đau khổ, tủi nhục nhất của con người. Họ là đại diện tiêu biểu của hình ảnh người phụ nữ Việt Nam trong xã hội cũ.
- Viết về người phụ nữ, các nhà văn,nhà thơ đã đứng trên lập trường nhân sinh để bênh vực cho họ, đồng thời lên tiếng tố cáo gay gắt với các thể lực đã gây ra nỗi đau khổ cho họ.
- Liên hệ với cuộc sống của người phụ nữ trong xã hội hiện đại.

III – Kết bài: Nêu cảm nghĩ của bản thân về cuộc sống của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.

Bình luận (0)
Linh Phương
6 tháng 10 2016 lúc 12:32

Bạn tham khảo nhé!

Nguyễn Du đã từng viết :
" Đau đớn thay thân phận đàn bà
lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung "
Đó là những lời xót xa của tác giả khi viết về cuộc sống của những người phụ nữ trong xã hội mà ông đang sống . Dường như ông thấu hiểu sự đau khổ và bất lực của những người phụ nữ trong xã thời phong kiến , cái xã hội thối nát , đầy rẫy những sự bất công và trọng nam khinh nữ .Tất cả những người phụ nữ ở thời đại đó đều thùy mị , đảm đang nhưng chỉ vì những thế lực phong kiến , những cách nghĩ mu muội mà cuộc đời họ đã chịu nhiều khổ cực . Mỗi 1 người họ đều có 1 cuộc đời riêng , 1 đau khổ riêng , nhưng họ đều có đặc điểm chung là bạc mệnh . Ta có thể thấy điều đó qua nhân vật Vũ Nương trong " chuyện người con gái Nam Xương " của Nguyễn Dữ và Thúy Kiều trong " Truyện kiều " của Nguyễn Du .
Người phụ nữ ngày phong kiến xưa xuất hiện trong văn học thường là những người phụ nữ xinh đẹp. Từ vẻ đẹp ngoại hình cho đến tính cách. Đều là đẹp nhưng mỗi người lại mang một vẻ đẹp khác nhau, mỗi thân phận có một đặc điểm ngoại hình riêng biệt . Ở Vũ Nương , nàng " thùy mị , nết na , lại thêm tư dung tốt đẹp " . Khi lấy Trương Sinh , biết chàng có tính hay ghen nên nàng " cũng giữ gìn khuôn , chưa từng lúc nào để vợ chồng xảy ra bất hòa " . Nàng luôn 1 lòng , 1 dạ quý chồng thương con nên khi chàng Trương đi lính , nàng " không mong được đeo ấn phong hầu , chỉ cần ngày về được mang theo 2 chữ bình yên " . Có thể thấy , nàng là người con gái hiền lành , chất phác , cưới chàng Trương , nàng không hề mong danh lợi hay vinh hoa , phú quý mà chỉ vì 1 mong ước rất bình thường mà người phụ nữ nào cũng muốn " thú vui nghi gia , nghi thất " . Khi chàng Trương đi lính , Vũ Nương 1 mẹ nuôi con , hết lòng chăm lo cho mẹ Trương Sinh như mẹ đẻ của mình . Lúc mẹ chàng Trương bị bệnh , nàng đã hết mực khuyên lơn , rồi khi bà ấy mất , nàng cũng làm ma chay , tế lễ chu đáo , nuôi con khôn lớn chờ đợi ngày Trương Sinh trở về . Đó là những nét đẹp về ngoại hình và cả trong tâm hồn của người phụ nữ xưa . Và đăc biệt phải kể đến cả Thúy kiều , một người con gái tài sắc vẹn toàn . Khi cha bị nghi oan , không có tiền để cứu cha , nàng đã bán mình chuộc cha dù đã có lời thề non hẹn biển với Kim trọng . Từ đó , nàng đã không biết bao nhiêu lần rơi vào tay của những tên bán người như Tú Bà , Sở Khanh , Mã Giám Sinh lừa gạt . Ở nơi đất khách quê người , bị đẩy vào những chốn lầu xanh , nàng vẫn lo nghĩ cho Kim Trọng , cho cha mẹ mình hơn cả bản thân ." tưởng người dưới nguyệt chén đồng / tin sương luống rẫy rầy mai trông chờ " , nàng nhớ đến Kim Trọng , nhớ đến những ngày thánh cùng chàng nguyện ước . một tâm hồn thủy chung và cao thượng như mối tình đầu của Kim Trọng với nàng . Sau khi nhớ đến Kim Trọng , mối tình đầu của nàng thì nàng bắt đầu nhớ đến cha mẹ mình . Nàng lo không biết ai sẽ chăm lo cho cha mẹ , ai sẽ quạt cho cha mẹ mỗi khi hạ đến , ai sẽ ủ chăn cho cha mẹ mỗi khi sang thu . Họ , những người phụ nữ phong kiến đều là những con người đẹp người đẹp nết . Họ 1 lòng chung thủy , hiếu thảo với cha mẹ , luôn hêt lòng chăm sóc gia đình thật tốt và chu đáo .
Những người phụ nữ đẹp là thế , tâm hồn thanh cao là vậy , nhưng đáng tiêc thay họ lại sống trong một xả hội phong kiến thối nát với bộ máy quan lại mục ruỗng, chế độ trọng nam khinh nữ vùi dập số phận họ. Càng xinh đẹp họ lại càng đau khổ, lại càng phải chịu nhiều sự chén ép, bất công. Như một quy luật khắc nghiệt của thời bấy giờ , hồng nhan thì bạc phận . Với Vũ Nương , Sáu khi chồng về , tưởng rằng gia đình sẽ xum vầy trong hạnh phúc nhưng không ngờ số phận bạc bẽo đã xảy ra với nàng . Sau khi nghe bé Đản không gọi mình là cha , mà gọi người đàn ông đêm nào cũng đến nhà mình là cha , lúc đấy chàng Trương đã tức giận . Vốn tình ghen tuông , về đến nhà , chàng la um lên , mắng nhiếc Vũ Nương là không chung thủy , rồi đuổi đánh nàng , khiến nàng phải tự vẫn . Nàng tự vẫn vì quá xấu hổ , tục nhủi . Bấy lâu nay , nàng luôn 1 lòng chung thủy , hết mực yêu chồng thương con nên khi bị oan là không chung thủy , nàng đã tự vẫn . Cái chết của nàng không chỉ tố cáo tính cách của chàng Trương , mà còn tố cáo cả xã hội phong kiến thời bấy giờ . Chỉ vì cái xã hội trọng nam khinh nữ , cái xã hội người phụ nữ luôn ở mức thấp hèn mà nàng đã phải ôm nỗi đau không được giải oan mà tự vẫn .

Bình luận (0)