Những câu hỏi liên quan
Ngô Thanh Dương
Xem chi tiết
Nguyễn Thanh Quang
3 tháng 3 2016 lúc 15:20

1.Nội dung bản chỉ thị :“Nhật pháp băn nhau và hành động của chúng ta”.

 Ngay trong đêm 9/3/1945, Nhật đảo chính Pháp trên toàn cỏi đông Dương, thì Ban Thường vụ Trung ương đảng đã họp để nhận định, đánh giá tình hình về cuộc đảo chính Nhật - Pháp, đến ngày 12/3/1945 ra bản chỉ thị “Nhật Pháp băn nhau và hành động của chúng ta”.

*Nội dung:

-Vạch rõ nguyên nhân và hậu quả của cuộc đảo chính.

+Nguyên nhân: Vì mâu thuẩn giữa Nhật Pháp ngày càng gay gắt không thể đều hòa được (vì hai tên đế quốc không thể cùng ăn chung một miếng mồi béo bở)

+Hậu quả: Gây ra một cuộc khủng hoảng chính trị sâu sắc, làm tình thế cách mạng xuất hiện.

-Xác định kẻ thù:Kẻ thù chính duy nhất của nhân dân ta lúc này là phát xít Nhật và bọn tay sai của chúng.

-Khẩu hiệu đấu tranh:Thay khẩu hiệu đánh đuổi đế quốc phát xít Pháp Nhật bằng khẩu hiệu đánh đuổi Phát xít Nhật.

-Phát động cao trào kháng Nhật cứu nước, làm tiền đề cho tổng khởi nghĩa Tháng Tám. Ngoài ra, Chỉ thị này cũng vạch rõ: Do tương quan lực lượng giữa ta và địch ở mỗi địa phương không giống nhau, cách mạng có thể chín muồi ở các địa phương cũng không đều nhau nên nơi nào thấy so sánh lực lượng giữa ta và địch có lợi cho cách mạng thì lãnh đao quần chúng đứng lên tiến hành những cuộc khởi nghĩa từng phần, giành thắng lợi từng bộ phận rồi tiến tới tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong toàn quốc.

*Ý nghĩa.

Chỉ thị, “Nhật pháp băn nhau và hành động của chúng ta”, có giá trị và ý nghĩa như một chương trình hành động, một lời hiệu triệu, một lời dẫn dắt dân ta tiến hành một cao trào kháng Nhật cứu nước, tạo cơ sở cho sự sáng tạo của các địa phương trên cơ sở đường lối chung của đảng.

2. Diễn biến và ý nghĩa của cao trào kháng Nhật cứu nước.

Dưới ánh sáng của Nghị quyết Hội nghị Ban thường vụ Trung ương đảng (9/3/1945) và bản chỉ thị “Nhật Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” (12/3/1945).Cả nước dấy lên một cao trào kháng Nhật cứu nước mạnh mẽ làm tiền đề cho tổng khởi nghĩ tháng Tám.

*Tại Quảng Ngãi : Ngày 11/3/1945, tù chính trị ở nhà lao Ba Tơ đã nổi dậy giết giặc cướp đồn, thành lập chính quyền cách mạng, thành lập đội du kích Ba Tơ và căn cứ địa cách mạng Ba Tơ.

*Tại căn cứ địa Việt Bắc: đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân và Cứu Quốc quân đã giải phóng nhiều vùng rộng lớn thuộc các tỉnh Cao Băng, Bắc Cạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Thái Nguyên (khu giải phóng Việt Bắc được thành lập).

*Tại các đô thị lớn : Hà Nội, Hải Phòng, Nam định, Vinh, Huế, đà Nẵng, Sài Gòn..liên tiếp nổ ra những cuộc biểu tình chống Nhật, lôi cuốn hàng triệu người tham gia.

 *Tại các vùng nông thôn: Phong trào kháng Nhật cứu nước cũng dâng lên mạnh mẽ, tiêu biểu nhất là phong trào “Phá kho thóc của Nhật giải quyết nạn đói”,phong trào được quần chúng hưởng ứng rất đông đảo. Như vậy, tới những ngày đầu tháng 8/1945 cao trào kháng Nhật diễn ra ngày càng sôi sục. Không khí chuẩn bị khởi nghĩa đã trở nên hết sức khẩn trương, quần chúng đã sẵn sàng, chỉ chờ chờ cơ hội là đứng lên tổng khởi nghĩa.

 3.Ý nghĩa lịch sử của cao trào kháng Nhật cứu nước.

-Cao trào kháng Nhật cứu nước là bước phát triển vượt bậc của cách mạng nước ta làm tiền đề cho tổng khởi nghĩa tháng tám thắng lợi.

 -Cao trào đã lôi cuốn hàng triệu quần chúng tham gia, rèn luyện cho quần chúng nhiều hình thức đấu tranh phong phú, quyết liệt.

-Qua cao trào, lực lượng cách mạng (bao gồm cả lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang ở cả nông thôn và thành thị ) đã phát triển vượt bậc, trong khi lực lượng kẻ thù bị suy yếu nhanh chóng đưa tới thời cơ tổng khởi nghĩa tháng Tám chín muồi. Với những ý nghĩa đó, cao trào kháng Nhật cứu nước là cuộc tập dược vĩ đại để đưa quần chúng tiến lên tổng khởi nghĩa giành chính quyền.. 

Bình luận (0)
Kaneki Ken
Xem chi tiết
Huỳnh Thị Thiên Kim
13 tháng 12 2016 lúc 17:06

1.nhật bản

Tình hình kinh tế:
- Điều kiện:
+ Không bị chiến tranh tàn phá.
+ Thu lợi nhuận sản xuất vũ khí.
+ Lợi dụng châu Âu có chiến tranh để sản xuất hàng hóa, xuất khẩu.
- Biểu hiện: Năm 1914 - 1919
+ Sản lượng CN tăng 5 lần.
+ Tổng giá trị XNK tăng 4 lần.
+ Dự trữ vàng và ngoại tệ tăng 6 lần.
b. Tình hình chính trị – xã hội:
- Khó khăn: Thiếu nguyên liệu, thị trường tiêu thụ, mất cân đối giữa CN và N2, giá cả đắt đỏ, đời sống nhân dân không được cải thiện...
- Phong trào đấu tranh của công nhân, nông dân bùng nổ mạnh.
+ “Bạo động lúa gạo” – mang tính chất quần chúng.
+ Tháng 7/ 1922 ĐCS thành lập

Mĩ

Tình hình kinh tế
- Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, Mĩ có nhiều lợi thế:
+ Mĩ trở thành chủ nợ của Châu Âu (Anh, Pháp nợ 10 tỉ USD).
+ Thu lợi nhuận lớn nhờ buôn bán vũ khí và hàng hoá
+ Mĩ chú trọng ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
=> Những cơ hội vàng đó đã đưa Mĩ vào thời kỳ phồn vinh trong suốt thập niên 20 của thế kỷ XX
Năm 1923-1929, sản lượng công nghiệp tăng 69%, năm 1929 chiếm 48% sản lượng công nghiệp thế giới.
Đứng đầu thế giới về sản xuất ôtô thép, dầu hoả -> Ông vua ôtô của thế giới.
Năm 1929, nắm trong
tay 60% dự trữ vàng của thế giới -> Chủ nợ của thế giới
Hạn chế :
tình hình chính trị - xã hội
* Chính trị:
- Nắm chính quyền là tổng thống Đảng cộng hoà
- Thực hiện chính sách ngăn chặn công nhân đấu tranh, đàn áp những tư tưởng tiến bộ.
Hãy cho biết tình hình chính trị của Mỹ sau chiến tranh thế giới thứ nhất?
* Xã hội:
Nhà ở của người lao động Mỹ những năm 20 thế kỷ XX

 

Giống nhau:
Trong thập niên 20 của thế kỉ XX, kinh tế Mĩ và Nhật Bản đều phát triển do không mất mát gì nhiều và thu được nhiều lợi nhuận sau chiến tranh, để đạt được sự phát triển đô, giai cấp tư sản không ngừng bóc lột tầng lớp nhân dân, khiến họ đói khổ bần cùng.
* Khác nhau:
-Kinh tế Mĩ rất phát triển, trở thành trung tâm công nghiệp thương mại tài chính quốc tế.

-Kinh tế Nhật Bản chỉ phát triển trong những năm đầu

2. >> Diễn biến:

+ Đêm 24 - 10 - 1917 khởi nghĩa bắt đầu, các đơn vị cận vệ đỏ đã chiếm được những vị trí then chốt của thủ đô và bao vây cung điện Mùa Đông, nơi ẩn náu cuối cùng của Chính phủ tư sản.+ Đêm 25 - 10 (7 - 11) quân khởi nghĩa đã tấn công cung điện Mùa Đông. bắt giữ các bộ trưởng của Chính phủ tư sản. (Vào lúc 00h40’ đêm 25 - 10 đại bác của các đơn vị cận vệ đã bắt đầu nả đạn vào cung điện Mùa Đông. Các chiến sĩ cận vệ đỏ từ bốn phía trực tiếp tấn công, nhanh chóng chọc thủng phòng tuyến bên ngoài, xông vào cổng chính của cung điện, toàn bộ 1050 gian phòng lớn nhỏ đều bị lục soát. Đến 1h50’ sáng 26 - 10, cánh cửa gian phòng, nơi các Bộ trưởng An-tô-nốp ốp-sen-kô dõng dạc tuyên bố “Nhân danh ủy ban quân sự cách mạng Xô Viết Pêtơrôgrát, tôi tuyên bố Chính phủ tư sản lâm thời đã bị lật đổ”.)>>Khởi nghĩa Pêtơrôgrát giành thắng lợi.+ Sau Pêtơrôgrát là thắng lợi ở Mátxcơva, đầu 1918 cách mạng giành được thắng lợi hoàn toàn trên đất nước Nga rộng lớn. Cách mạng tháng Mười giành thắng lợi, chính quyền đã thuộc về tay nhân dân.>> Ý nghĩa lịch sử: Đối với nước Nga:+ CMTM đã làm thay đổi hoàn toàn tình hình đất nước và số phận của hàng triệu con người Nga+ Mở ra một kỉ nguyên mới: giai cấp công nhân,nhân dân lao động và các dân tộc được giải phóng khỏi mọi ách áp bức,bóc lột đứng lên làm chủ đất nước và vận mệnh của mình. Đối với thế giới:+ Làm thay đổi cục diện thế giới (chủ nghĩa tư bản không còn nữa là hệ thống duy nhất nữa). + Cổ vũ và để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho cách mạng thế giới.3. Thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga và sự kết thúc cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất đã mở ra một thời kì phát triển mới trong phong trào độc lập dân tộc ở châu Á. Phong trào lên cao và lan rộng khắp các khu vực : Đông Bắc Á, Đông Nam Á, Nam Á và Tây Á, tiêu biểu là phong trào cách mạng ở Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam và In-đô-nê-xi-a.
Phong trào Ngũ tứ ở Trung Quốc đã mở đầu cho cao trào cách mạng chống đế quốc, chống phong kiến ở châu Á. Cuộc cách mạng của nhân dân Mông Cổ (1921 - 1924) giành được thắng lợi, đưa đến việc thành lập Nhà nước dân chủ nhân dân Mông cổ, ở Đông Nam Á, phong trào độc lập lan rộng khắp các nước, Ở Ấn Độ đã đã diễn ra những cuộc bãi công với quy mô lớn của công nhân và khởi nghĩa của nông dân chống thực dân Anh.Đảng Quốc Đại dưới sự lãnh đạo của Ma-hát-ma Gan-đi đã động viên nhân dân đấu tranh đòi quyền độc lập, tẩy chay hàng hóa của Anh, phát triển kinh tế dân tộc. Cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc ở Thổ Nhĩ Kì (1919 -1922) kết thúc thắng lợi, dẫn tới việc thành lập nước Cộng hòa Thổ Nhì Ki. Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Việt Nam phát triển mạnh mẽ trong cả nước.Trong cao trào cách mạng này, giai cấp công nhân tích cực tham gia đấu tranh giành độc lập dân tộc. Các đảng cộng sản được thành lập và giữ vai trò lãnh đạo phong trào cách mạng ở một số nước châu Á như Trung Quốc, Việt Nam.4. tự suy nghĩ nhaleu 

 

 

Bình luận (0)
Rin Nek
Xem chi tiết
Smile
20 tháng 4 2021 lúc 20:57

Quân Hán xâm lược nước ta lần thứ hai vì: Năm 937, Dương Đình Nghệ bị một viên tướng của mình là Kiều Công Tiễn giết chết để đoạt chức. ... Nhân cớ đó, nhà Nam Hán đã cho quân xâm lược nước ta lần hai nhằm xâm lược nước ta và trả thủ cho thất bại trong cuộc kháng chiến xâm lược nước ta lần thứ nhất.

Bình luận (0)
Smile
20 tháng 4 2021 lúc 20:58

 

Diễn biến: 

- Cuối năm 938, đoàn thuyền chiến của quân Nam Hán do Lưu Hoằng Tháo chỉ huy kéo vào cử biển nước ta.

- Ngô Quyền cho đoàn thuyền nhẹ ra khiêu chiến nhử địch tiến sâu vào bãi cọc ngầm lúc thủy triều dâng lên.

- Khi nước triều rút, Ngô Quyền dốc toàn lực đánh quật trở lại.

Kết Quả: quân nam Hán thua to, vua Nam Hán hạ lệnh rút quân về nước. Trận Bạch Đằng năm 938 của Ngô Quyền kết thúc thắng lợi.

Ý nghĩa: đây là chiến thắng lịch sử vẻ vang của dân tộc ta. Kết thúc 1000 năm đô hộ của phong kiến phương Bắc. Mở ra thời kì độc lập lâu dài cho dân tộc ta.

Bình luận (1)

*Năm 938, quân Nam Hán xâm lược nước ta lần thứ 2 là vì:

- Năm 397, Kiều Công Tiễn giết Dương Đình Nghệ để đoạt chức Tiết độ sứ.

- Được tin đó, Ngô Quyền liền kéo quân ra Bắc tiêu diệt Kiều Công Tiễn để bảo vệ nền độc lập tự chủ vừa mới xây dựng.

- Kiều Công Tiễn hoảng sợ vội cho người cầu cứu nhà Nam Hán.

 

- Nhà Nam Hán vốn đã nuôi sẵn ý đồ xâm lược nước ta và trả thù cho thất bại trong cuộc xâm lược nước ta lần thứ nhất, nhân cớ cầu cứu của Kiều Công Tiễn, vua Nam Hán cho quân xâm lược nước ta lần hai (938)..

*

- Diễn biến của trận quyết chiến trên sông Bạch Đằng :
+ Năm 938, quân Nam Hán kéo vào bờ biển nước ta, lúc này nước triều đang dâng, quân ta khiêu chiến, giả vờ thua rút chạy, giặc đuổi theo vượt qua bãi cọc ngầm.
+ Khi nước triều rút, quân ta dốc toàn lực lượng đánh quật trở lại. Quân giặc rút chạy. Trận chiến diễn ra ác liệt (thuyền quân ta nhỏ gọn, dễ luồn lách ; thuyền địch to. cồng kềnh rất khó khăn chạy qua bãi cọc lúc này đã nhô lên do nước triều rút...).
+ Vua Nam Hán vội ra lệnh thu quân về nước. Trận Bạch Đằng kết thúc thắng lợi về phía quân ta.

-    Ý nghĩa :

+ Đây là một chiến thắng lẫy lừng của dân tộc ta, đã đánh bại hoàn toàn ý chí xâm lược của nhà Nam Hán.

 

+ Đã bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc và mở ra thời đại độc lập đối với dân tộc ta.

 

Bình luận (0)
ko tên nhá
Xem chi tiết
Nguyễn Hà Giang
17 tháng 12 2021 lúc 15:56

TK

https://loigiaihay.com/chien-thang-bach-dang-c82a13767.html

https://loigiaihay.com/em-hay-neu-y-nghia-cua-chien-thang-bach-dang-nam-1288-c82a38401.html

Bình luận (0)
๖ۣۜHả๖ۣۜI
17 tháng 12 2021 lúc 15:56

Tham khảo

Tháng 1/1288, Thoát Hoan chia làm 3 đạo quân tiến vào Thăng Long. Tại đây ta thực hiện " vườn không nhà trống". Quân Nguyên ngày càng rơi vào thế lúng túng khó khăn. Thoát Hoan quyết định rút quân về nước. Nhân cơ hội này, vua Trần và Trần Quốc Tuấn mở cuộc phản công và tiến hành bố trí quân mai phục ở sông Bạch Đằng.

- Tháng 4/1288, đoàn quân Ô Mã Nhi rút theo đường thủy trên sông Bạch Đằng. Khi quân Ô Mã Nhi tiến quân đến bãi cọ, quân Trần ra khiêu chiến rồi giả vờ thua chạy, chờ khi nước triều xuống tổ chức phản công. Toàn bộ cánh thủy binh giặc bị tiêu giệt. Ô Mã Nhi bị bắt sống. Cánh quân Thoát Hoan từ Vạn Kiếp ngược lên Lạng Sơn rút qua Quảng Tây, Trung Quốc cũng bị truy kích và tiêu diệt.

=> Cuộc kháng chiến kết thúc thắng lợi.

Bình luận (0)
Nguyễn Phạm Khánh Duy
Xem chi tiết
Linh Sun
Xem chi tiết
Bình Trần Thị
23 tháng 11 2016 lúc 20:28

Diễn biến và kết quả của cuộc kháng chiến ( Lần thứ 2 ) chống quân xâm lược Nguyên 1285:

-Cuối tháng 1-1285, Thoát Hoan đem 50 vạn quân Nguyên tràn vào nước ta.

-Sau khi quân ta chiến đấu anh dũng ở biên giới,thế giặc mạnh , Trần Hưng Đạo rút quân về Vạn Kiếp .

Vua Trần hỏi Trần Hưng Đạo có nên hàng không? Và được trả lời: “Xin hãy chém đầu thần trước rồi hãy hàng”. Không phải quân ta không có khả năng đánh tiếp, mà theo kế sách “Lấy yếu đánh

-Quân ta từ Vạn Kiếp rút về Thăng Long, giặc chiếm Thăng Long , quân ta rút về Thiên Trường.

Để bảo vệ cho cuộc rút quân chẳng may tướng Trần Bình Trọng bị giặc bắt, khi giặc hỏi : “Có muốn làm vương nước Nam không ?”, ông trả lời :”Ta thà làm ma nước Nam còn hơn làm vương đất Bắc”, giặc đã giết ông.

-Ở phía nam Toa Đô đánh Nghệ An, Thanh Hóa, quân ta chiến đấu anh dũng.Thoát Hoan ở phía Bắc, Toa Đô ở phía Nam , tạo thế gọng kềm tiêu diệt chủ lực của ta ở Thiên Trường.

-Tình thế nguy ngập, để đánh lạc hướng và lừa giặc, Trần Hưng đạo cho rút quân về phía Đông bắc , sau chiếm lại Thanh Hóa củng cố lực lượng chuẩn bị phản công.

-Thất bại khi ở phía nam, Thoát Hoan rút về Thăng Long chờ quân tiếp viện và thiếu lương thực trầm trọng .

-Tháng 5- 1285 Trần Hưng Đạo phản công.Quân ta đánh bại quân giặc giặc khắp nơi, các chiến thắng Tây Kết, Hàm Tử, Chương Dương ,thừa -thắng ta giải phóng Thăng Long.

-Thoát Hoan rút khỏi Thăng Long, đến Vạn Kiếp bị quân ta phục kích chết rất nhiều, Thoát Hoan phải chui vào ống đồng chạy về nước.

-Toa Đô bị chém đầu ở Tây Kết . Một cánh quân khác chạy theo hướng tây bắc, đến huyện Phù Ninh , bị Hà Đặc, Hà Chương đánh tan..

-Sau 2 tháng tổng phản công quyết liệt ta giành thắng lợi

 

Bình luận (1)
doan truc van
24 tháng 11 2016 lúc 22:02
1.Diễn biến - Cuối tháng 1/1285, 50 vạn quân Nguyên do Thoát Hoan chỉ huy tiến vào Đại Việt.-Trước thế mạnh của giặc Trần Quốc Tuấn cho quân lui về Vạn Kiếp, rời Thăng Long về Thiên Trường ( Nam Định). Nhân dân thực hiện kế hoạch “Vườn không nhà trống”. Nhà Trần gặp khó khăn :- Toa Đô từ phía nam đánh lên, Thoát Hoan từ phía bắc đánh xuống.-Trần Quốc Tuấn lui quân và chiếm lại Thanh Hóa.- Tháng 5/1285 ta phản công giành thắng lợi lớn ở Tây Kết, Hàm Tử, Chương Dương và giải phóng Thăng Long.2. Kết quả:- Thoát Hoan bỏ chạy về nước. Toa Đô bị chém đầu ở Tây Kết, 50 vạn quân Nguyên bị đánh bại -> Cuộc kháng chiến kết thúc thắng lợi.
Bình luận (0)
Lê Thị Thủy Tiên
5 tháng 1 2017 lúc 9:35

lực lượng còn non yếu , nghĩa quân ko quá 2000 người , thiếu thốn lương thực, quân Minh nhiều lần tấn công(trích lời cô Thuộc)banhqua

Bình luận (0)
thanhtuyen nguyen
Xem chi tiết
Pham Minh Nguyet
22 tháng 12 2017 lúc 19:59

câu 2

*điễn biến

-tháng 1/1258.3 vạn quân Mông Cổ tiến vào xâm lược nước ta

-quân giặc tiến theo đường sông Thao=>BẠCH HẠC=>BÌNH LỆ NGUYÊN thì bị quân ta chặn lại ở phòng tuyến do vua TRẦN THÁI TÔNG chỉ huy

-cuối cùng do thế giặc mạnh,nhà Trần cho quân rút khỏi kinh thành thực hiện "vườn không nhà trống"

-giặc vào kinh thành thiếu lương thực,sau 1 tháng bị quân ta chống trả quyết liệt ở ĐÔNG BỘ ĐẦU

*kết quả:ngày 29/1/1258,quân Mông Cổ thua trận,rút chạy về nước.cuộc kháng chiến kết thúc thắng lợi

Bình luận (0)
Pham Minh Nguyet
22 tháng 12 2017 lúc 20:04

câu 3

*điễn biến

-thangs/1285,Thoát Hoan chỉ huy 50 vạn quân xâm lược nước ta

-ta:do TRẦN HƯNG ĐẠO chỉ huy,sau 1 số trận ở biên giới ta chủ động rút về VẠN KIẾP,rút về THĂNG LONG tạo "vườn không nhà trống" rồi rút về THIÊN TRƯỜNG

-giặc:chiếm được THĂNG LONG nhưng chỉ dám đóng ở phía Bắc sông NHị

+Toa Đô:đánh ra NGHỆ AN,THANH HÓA

+Thoát Hoan:tấn công phía nam,tạo thế gọng kìm

-ta:chiến đấu dũng cảm.thoát hoan phải rút quân về THĂNG LONG

-giặc bị động,gặp nhiều khó khăn

-tháng 5/1285,ta phản công ở nhiều nơi như TÂY KẾT,HÀM TỬ,CHƯƠNG DƯƠNG

=>GIẢI PHÓNG THĂNG LONG

*kết quả:cuộc kháng chiến kết thúc thắng lợi

Bình luận (0)
Pham Minh Nguyet
22 tháng 12 2017 lúc 20:07

câu 4

*diễn biến

-tháng 4/1288,đoàn thuyền do Ô Mã Nhi chỉ huy kéo vào sông Bạch đằng

-ta nhử giặc vào trận địa cọc ngầm

-nước rút:ta đánh trả,thuyền giặc xô vào nhau chìm đắm

-ta cho quân mai phục đánh từ 2 bên bời

*kết quả:-Ô Mã Nhi bị bắt sống,nhiều tên giặc bị giết

-cánh quân bộ do Thoát Hoan chỉ huy bị quân ta tập kích liên tiếp

Bình luận (0)
mẫn mẫn
Xem chi tiết
Người Già
14 tháng 10 2023 lúc 13:41

Câu 1 :
Nguyên nhân thực dân Pháp xâm lược Việt Nam có nhiều yếu tố, bao gồm:

- Khám phá và tham vọng thuộc địa: Thực dân Pháp đã có mong muốn mở rộng thuộc địa của mình và tìm kiếm các cơ hội kinh doanh mới. Việt Nam, với tài nguyên tự nhiên và vị trí địa lý quan trọng, đã trở thành mục tiêu hấp dẫn cho Pháp.

- Cạnh tranh với các cường quốc châu Âu: Trong thời kỳ này, các cường quốc châu Âu đang cạnh tranh để chia nhỏ và chiếm đóng các khu vực khắp thế giới. Pháp không muốn bị bỏ lại sau Anh, Tây Ban Nha và Hà Lan trong việc mở rộng thuộc địa ở Đông Nam Á.

- Xung đột với triều đình Việt Nam: Trong giai đoạn này, Việt Nam đang trong giai đoạn suy yếu và nội bộ tranh chấp. Pháp đã nhìn thấy điều này là cơ hội để can thiệp và chiếm lợi từ sự xung đột và bất ổn.

Tóm tắt diễn biến chính chiến sự ở Đà Nẵng 1858 và Gia Định 1859:

- Chiến sự ở Đà Nẵng 1858: Trong cuộc xâm lược này, Hải quân Pháp đã tiến hành tấn công Đà Nẵng vào ngày 1 tháng 9 năm 1858. Quân đội Pháp dưới sự chỉ huy của Amiral Charner đã đánh bại quân đội Việt Nam dưới sự chỉ huy của Hoàng Diệu. Đà Nẵng sau đó bị chiếm đóng bởi Pháp.

- Chiến sự ở Gia Định 1859: Sau thành công ở Đà Nẵng, quân đội Pháp tiếp tục tiến về Gia Định (nay là Thành phố Hồ Chí Minh). Với sự hỗ trợ của Hải quân Pháp, quân đội Pháp dưới sự chỉ huy của Jules Gros và Charles Rigault de Genouilly đã tấn công thành phố. Gia Định đã rơi vào tay Pháp sau khi triều đình Việt Nam không thể chống lại được cuộc tấn công mạnh mẽ từ quân đội Pháp.

Bình luận (0)
Người Già
14 tháng 10 2023 lúc 13:44

Câu 2 :
- Chiến dịch Kháng Chiến Tây Nguyên (1858-1864): Sau khi Pháp xâm lược Đà Nẵng và Gia Định, nhân dân ta đã tổ chức cuộc kháng chiến quyết liệt để chống lại thực dân Pháp. Trong suốt giai đoạn này, các lực lượng kháng chiến do Trương Công Định, Trần Nhật Duật và người dân Tây Nguyên lãnh đạo đã tiến hành những cuộc trận đánh dũng cảm nhằm giải phóng các vùng miền Tây Nguyên.

- Khởi nghĩa Bắc Sơn (1868): Khởi nghĩa Bắc Sơn là một cuộc kháng chiến lớn tiêu biểu trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa là Lê Văn Khôi và người dân miền Bắc Sơn đã tổ chức kháng chiến chống lại quân đội Pháp, đánh tan nhiều đợt tấn công của Pháp và kéo dài cuộc kháng chiến lên đến một thời gian dài.

- Kháng chiến ở Nam Kỳ (1868-1873): Trong giai đoạn này, nhân dân Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu và các vùng lân cận đã tổ chức cuộc kháng chiến tiếp tục chống lại thực dân Pháp. Các lãnh đạo như Trần Huy Liệu, Nguyễn Tri Phương và Trương Định đã lập ra những quân đội kháng chiến và tiến hành các trận đánh để bảo vệ và giành lại độc lập cho đất nước.

Bình luận (0)
Người Già
14 tháng 10 2023 lúc 13:46

Câu 3:
Âm mưu của Pháp:

Trước khi tiến hành đánh chiếm Bắc Kỳ lần thứ nhất vào năm 1873, Pháp đã có những âm mưu và kế hoạch cụ thể. Mục tiêu chính của Pháp là mở rộng sự kiểm soát thuộc địa và tăng cường sự hiện diện của mình trên lãnh thổ Việt Nam. Các yếu tố quan trọng của âm mưu này bao gồm:

- Tận dụng xung đột nội bộ: Pháp tận dụng những xung đột nội bộ trong triều đình Việt Nam và giữa các phe phái để tạo điều kiện thuận lợi cho việc can thiệp quân sự.

- Sử dụng chiến lược chia rẽ: Pháp áp dụng chiến lược chia rẽ và phân tán các vùng kháng chiến bằng cách tìm cách tạo ra sự bất đồng và mâu thuẫn giữa các lãnh đạo kháng chiến và thực hiện chính sách "chia để trị".

- Sử dụng sức mạnh quân sự: Pháp đã tăng cường lực lượng quân đội và triển khai các cuộc tấn công quân sự nhằm đánh tan, chia rẽ và đánh bại các lực lượng kháng chiến.

Quá trình Pháp đánh chiếm Bắc Kỳ lần thứ nhất 1873:

- Tấn công Hải Dương: Vào ngày 21 tháng 2 năm 1873, quân đội Pháp tiến vào Hải Dương và tiến hành tấn công. Quân đội Việt Nam dưới sự chỉ huy của Trương Định đã cố gắng chống lại, nhưng cuối cùng phải rút lui sau khi không thể chống lại sức mạnh vượt trội của quân Pháp.

- Chiếm giữ Hà Nội: Sau khi chiếm được Hải Dương, quân Pháp tiếp tục tiến vào Hà Nội. Trong tháng 4 năm 1873, Hà Nội đã rơi vào tay quân đội Pháp. Đây là một mất mát lớn đối với lực lượng kháng chiến và có ý nghĩa quan trọng trong việc mở đường cho việc đánh chiếm toàn bộ Bắc Kỳ.

- Tiếp tục đánh chiếm: Sau khi chiếm Hà Nội, quân Pháp tiếp tục tiến vào các tỉnh lân cận và dần kiểm soát toàn bộ Bắc Kỳ. Các cuộc tấn công và tranh đấu tiếp tục diễn ra, khiến lực lượng kháng chiến suy yếu và phải rút lui.

Bình luận (0)
Đinh Cẩm Tú
Xem chi tiết
Phương Dung
18 tháng 12 2020 lúc 13:09

Nhà Nguyên xâm lược Đại Việt (1287 - 1288)

Hai lần xâm lược Đại Việt đều bị thất bại, vua Nguyên càng tức giận nên quyết tâm đánh Đại Việt lần thứ ba để trả thù. Hốt Tất Liệt đình chỉ cuộc xâm lược Nhật Bản, tập trung lực lượng tiến công Đại Việt.

- Sự chuẩn bị của nhà Nguyên: Huy động 30 vạn quân, cử tướng có kinh nghiệm và hàng trăm thuyền chiến, 70 thuyền lương, vạn thạch thóc.

- Chuẩn bị kháng chiến của Nhà Trần: Cử Trần Quốc Tuấn làm tổng chỉ huy, quân đội ngày đêm luyện tập.

- Quân Nguyên bắt đầu xâm lược: Cuối 12/1287, quân Nguyên ồ ạt tiến vào nước ta theo hai đường: thuỷ, bộ:

+ Đường bộ: do Thoát Hoan chỉ huy, vượt qua biên giới đánh vào Lạng Sơn, Bắc Giang.

+ Đường biển: do Ô Mã Nhi chỉ huy ngược sông Bạch Đằng hội quân với Thoát Hoan.

Lược đồ diễn biến cuộc kháng chiến lần thứ ba chống quân Nguyên (1287 - 1288)

Bình luận (0)