Những câu hỏi liên quan
18_ Võ Nhân Trí Minh
Xem chi tiết
minh nguyet
26 tháng 10 2021 lúc 11:03

Em tham khảo:

    Nhân vật cô bé bán diêm trong truyện cổ tích "Cô bé bán diêm" của An-đéc-xen  là một cô bé để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc. Cô là một cô bé có tuổi thơ đầy bất hạnh. Từ nhỏ cô đã mồ côi mẹ và bà, phải sống trong sự ghẻ lạnh của cha. Cha chưa bao giờ yêu thương, quan tâm, chăm sóc cô cả. Hai cha con cô phải sống trên căn gác xép tồi tàn. cửa sổ hỏng hết phải nhét giẻ vào nhưng vẫn không bớt đi cái lạnh. Mặc dù chỉ là một cô bé nhỏ nhắn nhưng cô lại không được đi học mà phải đi bán diêm kiếm tiền phụ cha. Đêm 30 tết  cô không dám trở về nhà vì không bán được bao diêm nào nên sợ cha đánh mắng. Vì quá rét buốt nên cô đã đốt những que diêm lên để sưởi ấm. Qua những lần đốt diêm ta thấy những ảo ảnh hiện ra. Phải chăng đó chính là những gì à cô bé đang khát khao muốn có được. Lần đốt diêm thứ 4 cô bé đã gặp lại người bà kính yêu. Vì muốn đi theo bà lên thiên đàng nên cô bé đã quẹt que diêm lần thứ 5. Vâng, đúng như ước muốn của cô, bà cũng xuất hiện và mang cô bé đi theo bà. Sáng sớm hôm sau người ta thấy cô bé chết cóng trên đường bên cạnh những que diêm. Chao ôi! Thế là cô gái ấy đã từ giã cõi trần gian đau khổ mà đến với một thế giới tốt đẹp hơn. Có lẽ đó chính là một cái kết có hậu dành cho cô bé tội nghiệp. 

Bình luận (0)
Xem chi tiết
☪ú⚛Đêm ( PhóღteamღVTP )
13 tháng 11 2021 lúc 10:29

Tham khảo

Thân gửi tác giả truyện Cô bé bán diêm - nhà văn An-đéc-xen. Một trong những truyện cổ tích yêu thích nhất của cháu chính là truyện Cô bé bán diêm do ông sáng tác. Dưới ngòi bút nhân văn của tác giả, truyện đã mang đến cho mỗi người đọc bài học sâu sắc về ý nghĩa về cuộc sống. Giữa đêm giao thừa rét mướt, khi mọi người trong khu phố được ở trong nhà quây quần bên gia đình hạnh phúc thì một cô bé nghèo phải lang thang để bán diêm. Những người đi ngoài đường không hề đoái hoài đến cô bé đáng thương đang run rẩy với chiếc áo rách, đôi chân trần và mái tóc bết lại. Khi đọc đến những đoạn văn miêu tả hình ảnh cô bé, cháu đã cảm thấy thật xót xa. Đặc biệt nhất, trong câu chuyện của mình, nhà văn còn thỏa mãn ước mơ của cô bé bằng những mộng tưởng quá đỗi giản dị. Cái kết của truyện khiến cho cháu cảm thấy ám ảnh nhất. Hình ảnh cô bé chết đi nhưng đôi vẫn má hồng, còn đôi môi đang mỉm cười đã giúp người đọc có thêm hy vọng về một cuộc sống hạnh phúc ở nơi thiên đường cho cô bé tội nghiệp. Tác phẩm Cô bé bán diêm quả là giàu giá trị nhân văn cao đẹp và mang cho người đọc nhiều cảm xúc đáng quý.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
ミ★HồღLy★彡
13 tháng 11 2021 lúc 10:30

Kính gửi nhà văn An-đéc-xen, tác giả của truyện Cô bé bán diêm. Dù đã rất nhiều năm trôi qua kể từ khi ông viết tác phẩm này, nhưng những giá trị của Cô bé bán diêm cho tới nay vẫn còn hiện hữu. Khi đọc truyện, chúng cháu đều cảm thấy vô cùng xót xa trước hoàn cảnh bất hạnh của cô bé bán diêm. Nhưng dưới ngòi bút ngập tràn yêu thương, chứa chan sự đồng cảm, ở đoạn kết truyện, chúng cháu đã cảm nhận được rằng cô bé bán diêm không chết, mà em thật sự đã gặp lại bà và đi tới một thế giới khác có muôn vàn hạnh phúc. Tác phẩm của ông quả thật đã đem đến những giá trị nhân văn sâu sắc cho văn học và cho xã hội. Bởi vậy, cháu tin rằng tác phẩm của ông sẽ còn sống mãi cùng thời gian, năm tháng.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
ミ★Gấu⚛con★彡 ( Trưởng♡t...
13 tháng 11 2021 lúc 10:31

Kính gửi tác giả An-đéc-xen, cháu là một độc giả trung thành của ông. Cháu đã đọc được khá nhiều các tác phẩm truyện cổ tích của ông. Nhưng có lẽ, truyện Cô bé bán diêm là truyện mà cháu yêu thích nhất. Với tác phẩm này, ông đã khiến cho mỗi độc giả như cháu khi đọc đều cảm thấy xót xa, thương cảm với số phận quá đỗi bất hạnh của cô bé bán diêm. Không chỉ vậy, cháu còn cảm thấy căm ghét cái xã hội vô cảm, với những con người thờ ơ, đã gián tiếp gây ra cái chết của cô bé nghèo. Kết thúc của truyện đã để lại trong cháu ấn tượng mạnh mẽ nhất. Hình ảnh cô bé bán diêm khi chết nhưng không hề đem đến cảm giác sợ hãi. Mà ngược lại giúp người đọc có thêm niềm tin về hạnh phúc của cô bé, ở một thế giới khác cô bé được ở cùng với người bà nhân hậu của mình. Cảm ơn tác giả đã đóng góp một tác phẩm hay vào nền văn học thế giới, đặc biệt là văn học thiếu nhi cho chúng cháu.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Lê Thị Thanh An
Xem chi tiết
Lê Thị Thanh An
21 tháng 10 2016 lúc 19:57

​GIÚP MIK VS

Bình luận (0)
Linh Phương
21 tháng 10 2016 lúc 20:23

Ý 2 nha bạn:

Tuy nhiên xã hội còn tồn tại rất nhiều mảnh đời khát khao mong muốn có một mái ấm gia đình bình dị như bao người khác nhưng không được. Những đứa trẻ mồ côi, lang thang đầu đường xó chợ kiếm ăn hằng ngày đôi mắt ngấn lệ khi nhìn vào một ngôi nhà có ánh điện sang trưng, có tiếng cười con trẻ, có giọng nói ấm áp mẹ cha. Điều ước nhỏ nhoi, giản dị ấy các em không bao giờ có được. Vì ba mẹ đã bỏ em mà đi,vì tình yêu thương đó vốn dĩ em không có phúc để hưởng.

Mặc dù có những nơi nhận nuôi trẻ mồ côi, lang thang nhưng nơi đó chưa thể là một mái ấm thực sự mà các em vẫn mong muốn. Song khi tình yêu thương của các bà, các mẹ ở mái ấm tình thương đó đủ sức khiến cho các em bớt mặc cảm tự ti thì các em sẽ nhận ra rằng mái ấm gia đình không chỉ có ba mẹ mới hạnh phúc. Những người dưng vẫn có thể mang lại hạnh phúc và sự bình yên đến cho nhau. Đó chính là lòng yêu thương, san sẻ và đồng lòng.

Xã hội cần có chính sách phù hợp nhất để có thể mang lại cho các em một mái ấm gia đình thực sự, để các em có thể thoát khỏi mặc cảm, tự ti, hòa nhập với cộng đồng cùng xây dựng tương lai bền vững nhất.

Chúng ta ai cũng cần yêu thương, cần san sẻ, đó là một truyền thống quý báu của dân tộc ta từ xưa đến nay.

Hãy mở lòng để tạo những mái ấm gia đình thực sự cho các em thiếu thốn tình yêu thương. Những gia đình đang có một nền tảng vững chắc thì nên chăm sóc, gìn giữ và phát triển hơn nữa.

Chúc bạn học tốt!

Bình luận (1)
Thảo Phương
21 tháng 10 2016 lúc 20:54

*Cô bé bán diêm:Em bé thật đáng thương! Chỉ có mẹ và bà thương yêu em, nhưng họ đều đã qua đời. Cha em có lẽ vì quá nghèo khổ nên đã đối xử với em tàn nhẫn. Người qua đường nhìn thấy thi thể em vào buổi sáng đầu năm với thái độ dửng dưng, vô cảm. Trong xã hội tư bản thiếu sự đồng cảm và tình thương yêu giữa người với người, nhà văn An-đéc-xen đã viết truyện này với niềm xót thương vô hạn đối với em bé bán diêm bất hạnh nói riêng và cả tầng lớp người nghèo khổ nối chung. Để làm dịu bớt nỗi đau đang nhức nhối trong tim và cũng để an ủi những linh hồn tội nghiệp, nhà văn đã miêu tả em bé chết nhưng đôi má vẫn hồng và đôi môi đang mỉm cười, đồng thời hình dung ra cảnh huy hoàng hai bà cháu bay lên trời để đón lấy những niềm vui đầu năm. Tuy vậy, nội dung câu chuyện Cồ bé bán diêm với kết thúc thương tâm của nó vẫn khiến người đọc cảm động rơi nước mắt.

*Trong lòng mẹ:Chihs vì tình thương mẹ nồng thắm nên Hồng mới có những cảm giác như vậy. Hồng mải mê ngắm nhìn gương mặt mẹ hiền hiện trước mắt mình, thấy khác hẳn khuôn mặt mà Hồng phải tưởng tượng qua lời kể của cô. “Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn làm nổi bật màu hồng của hai gò má” “chứ không xơ xác quá như cô tôi nhắc lại lời người họ nội của tôi”. Hồng lại nghĩ: “Hay tại sự sung sướng bỗng được trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thuở còn sung túc?”.

Mải ngắm nhìn và suy nghĩ về mẹ, mải say sưa tận hưởng những cảm giác êm dịu khi được ngồi trong lòng mẹ để bàn tay người mẹ vuốt ve, từ lúc lên xe cho tới khi về nhà, Hồng không còn nhớ mẹ đã hỏi cậu những câu gì và Hồng trả lời những gì cho mẹ nữa. Trong những giây phút rạo rực ấy rồi cả những câu nói của cô cũng bị chìm ngay đi, Hồng không nghĩ đến nó nữa.

Sự xúc động của bé Hồng khi gặp mẹ càng chứng tỏ tình thương mẹ của Hồng thật là sâu đậm, nồng thắm. Tình thương mẹ là một nét nổi bật trong tâm hồn bé Hồng. Nó mở ra trước mắt chúng ta cả thế giới tâm hồn phong phú của bé. Thế giới ấy luôn luôn làm chúng ta ngạc nhiên vì ánh sáng nhân đạo lấp lánh của nó.

Tình thương mẹ đã cho bé Hồng một cái nhìn sắc bén đối với con người và sự việc ngoài đời. Tình thương ấy ngày càng trở nên thắm thiết nồng nàn làm cho chứng ta thêm cảm thông sâu sắc với hoàn cảnh éo le của Hồng, thêm quý mến Hồng.

 

Bình luận (1)
Lê Thị Thanh An
Xem chi tiết
Hương Giang
Xem chi tiết
Linh Phương
14 tháng 10 2016 lúc 20:04

Chúng ta càng trân trọng những ước mơ đó của em bao nhiêu lại càng đau đớn bấy nhiêu trước cái chết vô cùng thương tâm của em. Dẫu tác giả có tả em bé chết nhưng đôi má vẫn ửng hồng, đôi môi đang mỉm cười, thì nỗi đau trong ta vẫn không thuyên giảm, mà thậm chí cứ nhắm mắt lại thì hình ảnh ấy lại càng day dứt ta hơn.

Hình ảnh cô bé bán diêm mãi mãi để lại trong lòng bao người đọc trên khắp thế gian này, niềm đau thương vô hạn, như luôn nhắc nhở chúng ta hãy yêu thương giúp đỡ lẫn nhau. Và đó cũng chính là tấm lòng nhân hậu tràn đầy của An-đec-xen.

 

Bình luận (0)
Thảo Phương
14 tháng 10 2016 lúc 20:44

A.    MỞ BÀI

Giới thiệu truyện Cô bé bán diêm và cảm nghĩ chung của em về cảnh ngộ và cái chết của cô bé.

(Gợi ý: Có thể nêu các cảm nghĩ:

-    Thương cảm, xót xa trước cảnh ngộ nghèo khổ, trước cái chết của cô bé.

-    Suy nghĩ về tình cảm giữa những lớp người, giữa những cá nhân với các số phận khác nhau trong xã hội: cần có sự thương cảm, có hành vi giúp đỡ, quan tâm đến nhau).

B.    THÂN BÀI

- Thương cảm, ái ngại trước cảnh ngộ nghèo khổ, cơ cực của cô bé và sự phẫn nộ trước thái độ thờ ơ của mọi người trong truyện.

-  Lược thuật ngắn gọn cái chết của em (chú ý các chi tiết quan trọng: em chết nhưng đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười, em chết giữa những bao diêm, ở xó tường, bên ngoài là tuyết phủ mặt đất…)

-    Nêu và phân tích tình cảm của em trước cái chết đó: xót xa, nghẹn ngào vì em bé đã chết. Xúc động, thương em bé có những ước mơ bình thường mà không đạt được.

-    Từ cái chết của em bé bán diêm nghĩ đến cuộc sông của biết bao em bé nghèo khổ, bao gia đình không đu miếng ăn, không có quần áo mặc. Từ đó nghĩ đến trách nhiệm của mọi người đối với những người nghèo khổ khác.

C. KẾT BÀI

-    Khẳng định một lần nữa tình cảm nhân vật mà truyện gợi lên trong lòng người đọc.

-    Nêu rõ trách nhiệm và tình thương của mọi người đối với số phận và cuộc đời những em bé bán diêm, bán báo, nhặt vỏ chai… thời nay.

Bình luận (1)
nhi tam
Xem chi tiết
Kậu...chủ...nhỏ...!!!
18 tháng 10 2021 lúc 12:04

tham khảo:

 Cô bé chết vì đói và lạnh. Đây là một cái chết không đáng có, một cái chết hết sức đáng thương của một em bé bất hạnh. Em bé chết nhưng đôi má vẫn hồng và đôi môi như đang mĩm cười là hình ảnh thật đẹp. Dường như em không chết mà đi vào cõi bất tử, nơi có tình yêu thương bao la của bà. Hình ảnh em bé chết rét ngoài đường phố, trong đêm giao thừa đã gợi lên bao xót xa trong lòng người đọc. Chúng ta phải  thương xót, đồng cảm, có trách nhiệm với cuộc sống đáng thương của cô bé.2 

Chúng ta cso thể nói cụ Bơ-men là một nghệ sĩ vĩ đại là bởi vì
+Cụ Bơ-men đã hi sinh cả mạng sống của mik để cứu lấy một cô hạo sĩ

+Cụ đã dỗ hết sức lực còn lại để hoàn thành bức vẽ trong đêm mưa bão

+Chính kiệt tác của cụ Bơ-men đã giúp cho Giôn-xi ko còn thấy bi quan nữa

+Ông đã vẽ một bức tranh mà ngay cả người họa sĩ cũng ko nhận ra

+Ông có nột tấm lòng thương người,giúp người khác hết sức có thể

Bình luận (1)
Ngô Linh
Xem chi tiết
Noo Phước Thịnh
25 tháng 11 2017 lúc 21:43

Đề 1:                                                            Bài làm:

An-đéc-xen là một nhà văn nổi tiếng trên toàn thế giới. Ông được biết dến qua những câu chuyện kể dành cho trẻ em. Đến với “Cô bé bán diêm”- một câu chuyện cổ tích đượm buồn, ta thấy sáng lên tấm lòng yêu thương con người của nhà văn xứ Bắc Âu. Tác phẩm đã truyền cho ta lòng thương cảm sâu sắc với những kiếp đời đau khổ bất hạnh. Hình ảnh cô bé bán diêm trong truyện cô bé bán diêm của An - Đéc - Xen Đêm giao thừa, đó là cái đêm mà ai cũng háo hức, chờ mong, là đêm mà Chúa trời ban phúc lành tới muôn nơi: “Trong phố sực nức mùi ngỗng quay”, nhà nhà rực sáng ánh đèn, khung cảnh đẹp xiết bao! Nhưng có ai hay chăng ngoài trời mưa tuyết trắng xóa kia, một em bé đang lầm lũi bước đi, đầu trần chân đất, bụng đói cật rét. Từng câu chữ chan chứa những giọt lệ của nhà văn. Lòng ta không khỏi se lại, xót xa, ngậm ngùi. Lời mời chào tha thiết đến như cầu khẩn, van xin mua diêm của em chẳng khiến cho bao người qua đường động lòng trắc ẩn. Sự vô tình của người đời còn tàn nhẫn hơn cả giá rét. Cái đói cái lạnh đang hành hạ em bé tội nghiệp nhưng đó mới chỉ là nỗi đau về thể xác, còn nỗi đau về tinh thần mà em phải chịu đựng còn nghiệt ngã hơn nhiều. Ở cái tuổi hồn nhiên nhất, em đã phải nói lời tạm biệt với người mẹ yêu quý. Ngay cả bà ngoại- chỗ dựa tinh thần duy nhất của em cũng không còn trên cõi đời này. Đói khát, nghèo khổ cứ bám riết lấy em, người cha suốt ngày chửi mắng, đánh đập em. Chính vì thế mà em phải bươn trải, vật lộn với sóng gió cuộc đời. Chao ôi! Cái xã hội cao sang giàu có đã đày đọa những kiếp người, những kiếp đời nhỏ bé vào hố sâu khốn cùng. Một xã hội mà ai cũng chỉ có biết đến mình thì khác chi đâu “địa ngục trần gian”. Một đoạn văn không dài nhưng đã vẽ lên hai bức tranh đối lập khiến cho những con chữ tựa như những lời tố cáo. Những ngọn lửa diêm sáng lung linh đã xua tan sự cô dơn, lạnh lẽo đang ngự trị trong tâm hồn em bé, đưa em tới thế giới thần tiên. Lần quẹt diêm thứ nhất chỉ là vô thức, ngẫu nhiên. “Em hơ đôi tay trên que diêm sáng rực như than hồng”, trước mắt em hiện lên chiếc lò sưởi đang” tỏa ra hơi nóng dịu dàng”. Nhưng đên khi diêm tắt thì mọi thứ lạ trở về với hiện thực phũ phàng. Em chợt nhận ra mình đang mộng tưởng. Lần quẹt diêm thứ hai đưa em tới một bàn ăn thịnh soạn, “trên bàn toàn bát đĩa bắng sứ quý giá và có cả một con ngỗng quay”. Kì diệu hơn, “ ngỗng ta nhảy ra khỏi đĩa và mang cả dao ăn, phuốc-sét cắm trên lưng” tiến về phía em. Điều này thật ngộ nghĩn nhưng cũng dễ hiểu thoi vì em đang đói mà. Que diêm thứ hai tắt, mang đi mong ước nhỏ nhoi của em, chỉ còn cảnh” phố xá vắng teo, lạnh buốt, tuyết phủ trứng xáo, gió bấc vi vu” và vài người đến nơi hẹn hò. Họ đều cuốn theo cuộc sống của riêng mình, hạnh phúc của riêng mình. Em quẹt tiếp một que diêm nữa, cây thông xanh tươi, lộng lẫy bỗng hiện ra. Cây thông Nô-en là biểu tượng của sự sum họp, hạnh phúc và cũng chính là điều mà em đang ao ước, nó giúp em bớt đi cảm giác cô dơn. Nhưng rồi cây thông cũng tan biến theo vết khói diêm mỏng manh, tất cả các ngọn nến trang trí “bay lên, bay lên mãi rồi biến thành những ngôi sao trên trời”. “ Khi có một vì sao đổi ngôi là có một linh hòn bayleen trời với Thượng Đế”, đọc đến đây ta cảm nhận dược tâm hồn trong sáng của em, em đâng nghĩ tới nhứng gì lung linh, cao đẹp nhất. Em quẹt tiếp que diêm thứ tư và hiện lên trước mắt em là bà ngoại. Em reo lên sưng sướng, tiếng reo xé tan màn đêm băng giá, gây xúc động lòng người. Em đòi theo bà, em hiểu được lò sưởi, ngỗng quay hay cây thông ban nãy và thậm chí cả người bà của em chỉ là hư ảo mà thôi. Nhưng em chỉ còn biết trông mong vào ngọn lửa diêm kia. Và quả thực đó là người bạn duy nhất của em trên cõi đời này. Cũng chính ngọn lửa diêm đã đưa bà đến bên em, bà sẽ trao cho em vòng tay ấm áp, những yêu thương như buổi hôm nào. Thế là tất cả những que diêm còn lại trong bao được thắp sáng, em muốn níu bà ở lại. Và bà dến bên “cầm lấy tay em”, che chở cho đứa cháu nhỏ rồi cả hai bây vụt lên cao, cao mãi. Em đã về với thượng đế chí nhân và có những chuỗi ngày hạnh phúc nồng đượm tình bà cháu. Có thể nói những que diêm là hình ảnh tượng trưng cho các mong ước nhỏ nhoi, bình dị của trẻ thơ: được ăn ngon, được vui chơi, được sống trong tình thương gia đình. Còn nhớ trong bài thơ truyện cổ tích về loài người”, Xuân Quỳnh đã viết: “Trời sinh ra trước nhất Chỉ toàn là trẻ con” Rồi sau đó, vì những nhu cầu phát triển của trẻ mà cha, mẹ, thầy giá, ông mặt trời… mới ra đời. Cách viết độc đáo ấy nhấn mạnh trẻ em là đối tượng cần được quan tâm, yêu thương nhiều nhất. Vậy nhưng trong câu chuyện này lại ngược lại. Em bé chỉ có được sự quan tâm yêu thương từ những mộng tưởng. Và cũng qua sự đối lập giữa mộng tưởng và hiên tại, nhà văn An-đéc-xen đã gián tiếp lên á, vạch trần xã hội Đan mạch đen tối lúc bấy giờ. Đồng thời ông ca ngợi những con người nghèo khổ nhưng có tâm hồn trong sáng như cô bé bán diêm. Chi tiết em bé chết cóng mà” đôi má ửng hồng và đôi môi đang mỉm cười” gợi cho ta bao ý nghĩa. Em bé ra đi thật thanh thản bởi thế gian này chẳng còn gì níu kéo em ở lại. Kết thúc câu chuyện tuy bi kịch nhưng vẫn rất có hậu. Háy để linh hồn em được ra đi còn hơn là phải sống trong sự thờ ơ của xã hội. Cũng qua đây, phải chăng nhà văn đã gióng lên hồi chương cảnh tỉnh con người? Lời nhắn nhủ phải chăng là đừng lạnh lùng trước nỗi đau của đồng loại? Bằng nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, đan xen giữa hiện thực và mộng tưởng, truyện “Cô bé bán diêm” đã truyền cho chúng ta lòng thương cảm sâu sắc với em bé bất hạnh. Và An-đéc-xen xứng đáng là người kể chuyện tài ba, người bạn tâm tình, gắn bó với tuổi thơ bốn phương.An-đéc-xen là một nhà văn nổi tiếng trên toàn thế giới. Ông được biết dến qua những câu chuyện kể dành cho trẻ em. Đến với “Cô bé bán diêm”- một câu chuyện cổ tích đượm buồn, ta thấy sáng lên tấm lòng yêu thương con người của nhà văn xứ Bắc Âu. Tác phẩm đã truyền cho ta lòng thương cảm sâu sắc với những kiếp đời đau khổ bất hạnh. Hình ảnh cô bé bán diêm trong truyện cô bé bán diêm của An - Đéc - Xen Đêm giao thừa, đó là cái đêm mà ai cũng háo hức, chờ mong, là đêm mà Chúa trời ban phúc lành tới muôn nơi: “Trong phố sực nức mùi ngỗng quay”, nhà nhà rực sáng ánh đèn, khung cảnh đẹp xiết bao! Nhưng có ai hay chăng ngoài trời mưa tuyết trắng xóa kia, một em bé đang lầm lũi bước đi, đầu trần chân đất, bụng đói cật rét. Từng câu chữ chan chứa những giọt lệ của nhà văn. Lòng ta không khỏi se lại, xót xa, ngậm ngùi. Lời mời chào tha thiết đến như cầu khẩn, van xin mua diêm của em chẳng khiến cho bao người qua đường động lòng trắc ẩn. Sự vô tình của người đời còn tàn nhẫn hơn cả giá rét. Cái đói cái lạnh đang hành hạ em bé tội nghiệp nhưng đó mới chỉ là nỗi đau về thể xác, còn nỗi đau về tinh thần mà em phải chịu đựng còn nghiệt ngã hơn nhiều. Ở cái tuổi hồn nhiên nhất, em đã phải nói lời tạm biệt với người mẹ yêu quý. Ngay cả bà ngoại- chỗ dựa tinh thần duy nhất của em cũng không còn trên cõi đời này. Đói khát, nghèo khổ cứ bám riết lấy em, người cha suốt ngày chửi mắng, đánh đập em. Chính vì thế mà em phải bươn trải, vật lộn với sóng gió cuộc đời. Chao ôi! Cái xã hội cao sang giàu có đã đày đọa những kiếp người, những kiếp đời nhỏ bé vào hố sâu khốn cùng. Một xã hội mà ai cũng chỉ có biết đến mình thì khác chi đâu “địa ngục trần gian”. Một đoạn văn không dài nhưng đã vẽ lên hai bức tranh đối lập khiến cho những con chữ tựa như những lời tố cáo. Những ngọn lửa diêm sáng lung linh đã xua tan sự cô dơn, lạnh lẽo đang ngự trị trong tâm hồn em bé, đưa em tới thế giới thần tiên. Lần quẹt diêm thứ nhất chỉ là vô thức, ngẫu nhiên. “Em hơ đôi tay trên que diêm sáng rực như than hồng”, trước mắt em hiện lên chiếc lò sưởi đang” tỏa ra hơi nóng dịu dàng”. Nhưng đên khi diêm tắt thì mọi thứ lạ trở về với hiện thực phũ phàng. Em chợt nhận ra mình đang mộng tưởng. Lần quẹt diêm thứ hai đưa em tới một bàn ăn thịnh soạn, “trên bàn toàn bát đĩa bắng sứ quý giá và có cả một con ngỗng quay”. Kì diệu hơn, “ ngỗng ta nhảy ra khỏi đĩa và mang cả dao ăn, phuốc-sét cắm trên lưng” tiến về phía em. Điều này thật ngộ nghĩn nhưng cũng dễ hiểu thoi vì em đang đói mà. Que diêm thứ hai tắt, mang đi mong ước nhỏ nhoi của em, chỉ còn cảnh” phố xá vắng teo, lạnh buốt, tuyết phủ trứng xáo, gió bấc vi vu” và vài người đến nơi hẹn hò. Họ đều cuốn theo cuộc sống của riêng mình, hạnh phúc của riêng mình. Em quẹt tiếp một que diêm nữa, cây thông xanh tươi, lộng lẫy bỗng hiện ra. Cây thông Nô-en là biểu tượng của sự sum họp, hạnh phúc và cũng chính là điều mà em đang ao ước, nó giúp em bớt đi cảm giác cô dơn. Nhưng rồi cây thông cũng tan biến theo vết khói diêm mỏng manh, tất cả các ngọn nến trang trí “bay lên, bay lên mãi rồi biến thành những ngôi sao trên trời”. “ Khi có một vì sao đổi ngôi là có một linh hòn bayleen trời với Thượng Đế”, đọc đến đây ta cảm nhận dược tâm hồn trong sáng của em, em đâng nghĩ tới nhứng gì lung linh, cao đẹp nhất. Em quẹt tiếp que diêm thứ tư và hiện lên trước mắt em là bà ngoại. Em reo lên sưng sướng, tiếng reo xé tan màn đêm băng giá, gây xúc động lòng người. Em đòi theo bà, em hiểu được lò sưởi, ngỗng quay hay cây thông ban nãy và thậm chí cả người bà của em chỉ là hư ảo mà thôi. Nhưng em chỉ còn biết trông mong vào ngọn lửa diêm kia. Và quả thực đó là người bạn duy nhất của em trên cõi đời này. Cũng chính ngọn lửa diêm đã đưa bà đến bên em, bà sẽ trao cho em vòng tay ấm áp, những yêu thương như buổi hôm nào. Thế là tất cả những que diêm còn lại trong bao được thắp sáng, em muốn níu bà ở lại. Và bà dến bên “cầm lấy tay em”, che chở cho đứa cháu nhỏ rồi cả hai bây vụt lên cao, cao mãi. Em đã về với thượng đế chí nhân và có những chuỗi ngày hạnh phúc nồng đượm tình bà cháu. Có thể nói những que diêm là hình ảnh tượng trưng cho các mong ước nhỏ nhoi, bình dị của trẻ thơ: được ăn ngon, được vui chơi, được sống trong tình thương gia đình. Còn nhớ trong bài thơ truyện cổ tích về loài người”, Xuân Quỳnh đã viết: “Trời sinh ra trước nhất Chỉ toàn là trẻ con” Rồi sau đó, vì những nhu cầu phát triển của trẻ mà cha, mẹ, thầy giá, ông mặt trời… mới ra đời. Cách viết độc đáo ấy nhấn mạnh trẻ em là đối tượng cần được quan tâm, yêu thương nhiều nhất. Vậy nhưng trong câu chuyện này lại ngược lại. Em bé chỉ có được sự quan tâm yêu thương từ những mộng tưởng. Và cũng qua sự đối lập giữa mộng tưởng và hiên tại, nhà văn An-đéc-xen đã gián tiếp lên á, vạch trần xã hội Đan mạch đen tối lúc bấy giờ. Đồng thời ông ca ngợi những con người nghèo khổ nhưng có tâm hồn trong sáng như cô bé bán diêm. Chi tiết em bé chết cóng mà” đôi má ửng hồng và đôi môi đang mỉm cười” gợi cho ta bao ý nghĩa. Em bé ra đi thật thanh thản bởi thế gian này chẳng còn gì níu kéo em ở lại. Kết thúc câu chuyện tuy bi kịch nhưng vẫn rất có hậu. Háy để linh hồn em được ra đi còn hơn là phải sống trong sự thờ ơ của xã hội. Cũng qua đây, phải chăng nhà văn đã gióng lên hồi chương cảnh tỉnh con người? Lời nhắn nhủ phải chăng là đừng lạnh lùng trước nỗi đau của đồng loại? Bằng nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, đan xen giữa hiện thực và mộng tưởng, truyện “Cô bé bán diêm” đã truyền cho chúng ta lòng thương cảm sâu sắc với em bé bất hạnh. Và An-đéc-xen xứng đáng là người kể chuyện tài ba, người bạn tâm tình, gắn bó với tuổi thơ bốn phương.

Bình luận (0)
Nguyễn An Hà
7 tháng 12 2017 lúc 19:23

Noo làm hay,dài thật đó.Khâm phục

Bình luận (0)
Nhật Anh Nguyễn
Xem chi tiết
Kậu...chủ...nhỏ...!!!
6 tháng 11 2021 lúc 14:32

tham khảo:

Nhân vật cô bé bán diêm trong tác phẩm cùng tên của An-đéc-xen là một cô bé thật đáng thương. Cô bé nhà nghèo, mồ côi mẹ từ khi bà em mất, em phải sống cùng với người cha hay đánh đập, mắng nhiếc, chửi rủa. Em sống ở trên gác xép mái nhà lạnh lẽo và tối tăm. Em phải đi bán diêm để kiếm sống qua ngày. Trong một đêm giao thừa, một cô bé đầu trần, chân đất, bụng đói dò dẫm trong bóng tối. Suốt cả ngày hôm đó em không bán được bao diêm nào. Ngay cả có người nhìn thấy em rao hàng cũng không ai mua một cái và không ném cho em một đồng nào. Em ngồi nép trong một xó tường trong giá rét, nếu em không bán được bao diêm nào thì em sẽ bị cha mắng. Vì vậy em chẳng dám về nhà. Giữa trời giá rét đó em chỉ có một ước mơ duy nhất là có cuộc sống trước đây khi bà và mẹ em còn sống. Ước mơ chính đáng đó cũng là ước mơ chung của bao đứa trẻ bất hạnh khác. Nhưng thương thay, em đã đạt được hạnh phúc đó, khi em cùng bà lên thiên đường. Em hạnh phúc trước khi chết. Đôi má ửng hồng cùng nụ cười trên môi như chứng minh rằng em ra đi thật hạnh phúc. Cái chết của em đã tố cáo xã hội bất công vô cảm. Qua đó tác giả muốn khẳng định và tố cáo xã hội đương thời tàn nhẫn

 

Bình luận (0)
Châu Chu
6 tháng 11 2021 lúc 14:35

Cho xin 1 tick nhoaaa

       Thật tội nghiệp cho cô bé bán diêm. Em bị đối xử thật tàn nhẫn bởi người đời. Họ chẳng thèm để ý đến những lời chào hàng tha thiết của em thậm chí đến lúc chết, cái thi thể lạnh cóng của em cũng chỉ nhận được những ánh nhìn lạnh nhạt. Trong cái xã hội thiếu tình thương ấy, nhà văn An-đéc-xen đã tỏ lòng thương cảm sâu sắc đối với em bé bất hạnh. Chính tình yêu ấy đã khiến nhà văn miêu tả thi thể em với đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười, đồng thời tưởng tượng ra cảnh huy hoàng của hai bà cháu lúc về trời. Song nhìn chung cả câu chuyện nói chung và đoạn kết của truyện nói riêng là một cảnh tượng thương tâm thực sự. Nó gợi lên ở chúng ta bao nỗi xót xa cho những kiếp người nghèo khổ. Từ nhân vật cô bé bán diêm, ta cảm thấy biết ơn và xót thương hơn cho những phận người kém may mắn trong xã hội. Chúng ta hãy cố gắng hoàn thiện nhân cách và trí tuệ để sau này có thể cứu giúp được những mảnh đời khó khăn trong cuộc sống này.

Chữ in đậm: Câu bị động

Bình luận (0)
Liên Xinh
17 tháng 10 2022 lúc 20:56

Tham khải :

Qua văn bản cô bé bán diêm của tác giả An- đéc-xen đã diễn tả rõ nét trong văn băn cùng tên Cô bé bán diêm có hoàn cảnh đặc biệt :bà và mẹ đều qua đời , em sống chui rúc trong một xó tối tăm ,trên gác xếp ,mái nhà ,Bố khó tính em luôn nghe nhưng lời mắng nhiếc chửi rủa , em phải đi bán diêm để kiếm sống .Truyện được đặt trong bối cảnh rất đặc biệt .Em bé bán diêm trong đêm giao thừa ,giữa thời tiết Đan Mạch khắc nhiệt dưới 0C rết dữ dội ,tuyết rơi nhiều ,giữa hai ngôi nhà ,...mọng che đỡ lạnh, nhưng chẳng ăn thua gì .Cô bé bán diêm thật nhỏ bé giữa tuyết trời giá rết ở Đan Mạch ,sự cô đơn , lạnh lẽo và sự thiếu thốn tình yêu thương của gia đình khiến không gian lại cành lạnh hơn .Ở lứa tuổi của em  đang quân quần bên gia đình vào những ngày lễ và trái lại em phải đi bán diêm một mình vô cùng đáng thương .Em bán suốt một ngày mà ko bán được bao diêm nào em sợ về nhà sẽ bị bố đánh .Qua đó ta có thể thấy hoàng cảnh đáng thương ,thiếu thốn từ vật chất đến tinh thần .

"mình đánh nhanh nếu sai chính tả mong mọi người thông cảm =)"

Bình luận (0)
Huỳnh Hoàng Vi Na
Xem chi tiết
Lê Thanh Nhàn
22 tháng 9 2018 lúc 21:20

Nàng tiên cá là truyện cổ tích nổi tiếng của nhà văn, nhà thơ người Đan Mạch Hans Christian Andersen, được xuất bản đầu tiên vào ngày 7 tháng 4, 1873. Truyện kể về một nàng tiên cá nhỏ mong muốn từ bỏ cuộc sống dưới đáy biển và thân p kể về 1 nàng tiên cá nhỏ sống trong một vương quốc dưới nước cùng với cha của nàng – vua biển cả, bà nội nàng và năm người chị, mỗi người chỉ hơn kém nhau có một tuổi. Khi mỗi một nàng tiên cá được 15 tuồi, nàng được phép bơi lên mặt nước để nhìn ngắm thế giới phía trên. Khi các chị nàng đủ tuổi, mỗi người họ bơi lên mặt nước và khi trở về, nàng tiên cá lắng nghe một cách thèm muốn những miêu tả của các chị nàng về mặt đất và loài người.

Khi đến lượt nàng tiên cá nhỏ, nàng bơi lên mặt nước và thấy một con tàu với một chàng hoàng tử đẹp trai và đem lòng yêu chàng từ ngoài xa. Một cơn bão lớn kéo đến và nàng tiên cá cứu được chàng hoàng tử trước khi chàng chết đuối. Nàng mang hoàng tử còn đang mê man vào bờ gần một ngôi đền. Nàng đợi ở đó đến khi một cô gái từ ngôi đền đi đến và tìm thấy chàng. Chàng hoàng tử chưa bao giờ nhìn thấy nàng tiên cá nhỏ.

Nàng tiên cá nhỏ hỏi bà nội nàng nếu con người không chết đuối thì họ có bất tử không. Bà nội nàng giải thích rằng tuổi thọ của con người ngắn hơn của loài tiên cá 300 năm, nhưng khi tiên cá chết, họ sẽ biến thành bọt biển, trong khi con người có một linh hồn bất diệt sống trên Thiên đàng. Nàng tiên cá nhỏ, ao ước có được chàng hoàng tử và một linh hồn bất diệt, cuối cùng tìm đến Phù thủy Biển. Phù thủy Biển trao cho nàng một lọ thuốc để nàng có được đôi chân, đổi lại nàng phải đưa lưỡi của nàng cho mụ, vì nàng có một giọng hát mê hồn, hay nhất trần gian. Tuy nhiên, Phù thủy Biển cảnh báo nàng, một khi trở thành con người, nàng sẽ không bao giờ trở lại biển được nữa. Chất thuốc đó uống vào sẽ khiến nàng cảm thấy như có một lưỡi kiếm xuyên qua người, khi hồi phục, nàng sẽ có một đôi chân tuyệt đẹp và có thể nhảy múa đẹp hơn bất cứ con người nào. Tuy nhiên, mỗi bước đi sẽ khiến nàng cảm thấy như đi trên những lưỡi dao sắc, khiến chân nàng chảy máu. Thêm vào đó, nàng sẽ chỉ có thể có được một linh hồn nếu nàng có được nụ hôn của tình yêu chân thật và nếu chàng hoàng tử yêu và cưới nàng, thì một phần linh hồn của chàng sẽ chảy sang người nàng. Nếu không, khi chàng hoàng tử cưới một người con gái khác, thì bình minh ngay ngày hôm sau, trái tim nàng tiên cá nhỏ sẽ tan vỡ, nàng sẽ chết và tan biến thành bọt biển.

Nàng tiên cá nhỏ uống thuốc và gặp được hoàng tử. Chàng say đắm vẻ đẹp và sự duyên dáng của nàng mặc dù nàng bị câm. Trên hết, chàng yêu thích điệu nhảy của nàng. Nàng tiên cá nhảy múa vì chàng dù mỗi lần chân chạm đất, nàng như dẫm lên dao sắc. Khi cha hoàng tử yêu cầu chàng cưới công chúa của vương quốc láng giềng, chàng hoàng tử nói với nàng tiên cá nhỏ là chàng sẽ không đồng ý, bởi chàng không yêu công chúa. Chàng còn nói chàng yêu người con gái của ngôi đền bên bờ biển mà chàng nghĩ là người đã cứu chàng. Nhưng hóa ra nàng công chúa lại là người con gái của ngôi đền, được gửi đến đó để học hành. Chàng hoàng tử yêu nàng công chúa nước láng giềng và đám cưới được cử hành ngay sau đó.

Hoàng tử và công chúa kết hôn, trái tim của nàng tiên cá nhỏ tan vỡ. Nàng nghĩ đến tất cả những thứ nàng đã từ bỏ, những nỗi đau mà nàng đã phải chịu đựng. Nàng tuyệt vọng, nghĩ rằng cái chết đang chờ đợi nàng, nhưng trước khi bình minh đến, các chị nàng mang cho nàng một con dao mà Phù thủy Biển cho họ, đổi bằng bộ tóc dài của các chị nàng. Nếu nàng tiên cá nhỏ đâm hoàng tử với con dao ấy mà để máu chàng chảy xuống chân nàng, nàng sẽ trở lại là tiên cá, tất cả những nỗi đau nàng chịu đựng sẽ chấm dứt và nàng sẽ sống cho hết tuổi thọ của mình.

Nàng tiên cá không thể giết chàng hoàng tử đang ở bên cô dâu của chàng vì chàng không hề biết sự thật. Khi bình minh đến, nàng gieo mình xuống biển. Cơ thể nàng tan thành bọt biển, nhưng thay vì thôi tồn tại, nàng cảm thấy được ánh mặt trời ấm áp; nàng đã trở thành một linh hồn, một người con gái của không trung. Những người con gái khác nói với nàng rằng nàng trở thành người giống họ vì nàng đã cố gắng bằng tất cả tấm lòng vì một linh hồn bất diệt. Nàng sẽ có được một linh hồn của riêng nàng bằng cách làm điều thiện trong 300 năm; với mỗi một đứa trẻ ngoan nàng tìm được, thời hạn đó sẽ rút ngắn một năm, và với mỗi một đứa trẻ hư hỏng, nàng sẽ khóc và mỗi giọt nước mắt sẽ thêm một tháng vào thời gian thử thách và cuối cùng, nàng sẽ bay vào vương quốc của Chúa.

Bình luận (0)