thơ viết về người mẹ < ngắn thôi nha >
Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về hình ảnh người mẹ trong bài thơ Về Thăm mẹ của Đinh Nam Khương ( viết đủ í nhưng ngắn thôi nhé )
Viết về mẹ yêu dấu, nhà thơ Đinh Nam Khương chọn thể thơ lục bát truyền thống với những hình ảnh rất quen thuộc. Lối diễn đạt giản dị, chân thật và sâu lắng rất hợp với đối tượng cần miêu tả là người mẹ nông dân. Những câu thơ nối tiếp nhau thật tự nhiên như tình cảm mẹ con gần gũi, thân thương. "Con về thăm mẹ chiều đông bếp chưa lên khói, mẹ không có nhà." Khởi đầu từ đây, mối liên hệ thân thuộc giữa mẹ và những vật dụng thường dùng trong gia đình đã được thiết lập. Mẹ đồng nghĩa với sự ấm áp thơm thảo trong ngôi nhà mình. Bếp chưa lên khói báo hiệu mẹ đang vắng nhà. Nhớ ngọn khói lam la đà tỏa ấm chiều hôm cũng chính là lòng con nhớ mẹ yêu dấu đấy thôi. Trong cảnh chiều đông buốt lạnh thì nỗi nhớ thương mẹ càng nhân lên gấp bội. Mẹ không có nhà. Tuy buồn, nhưng đó cũng là cơ hội để tác giả tĩnh tâm quan sát kỹ hơn những vật dụng gắn với cuộc đời tần tảo, lam lũ, thảo thơm của mẹ. Những đồ vật mẹ thường dùng rất đơn sơ và cũng như mẹ vậy đã cống hiến cho cuộc sống đến tận cùng. Đó chính là đức hi sinh của mẹ mà ta có nói đến bao nhiêu cũng không vơi cạn. Ví như: chiếc nón từng dãi nắng dầm sương cùng mẹ thì nay khi cũ rách rồi (thành nón mê) vẫn ngồi dầm mưa trên chiếc chum tương (một món ăn thường ngày do mẹ làm ra). Cũng như chiếc áo tơi từng qua bao buổi cày bừa trên đồng cạn, đồng sâu với mẹ nay tuy đã cùn mòn rồi vẫn còn lủn củn khoác hờ người rơm ( bù nhìn dùng để xua đuổi chim chóc phá hoại mùa màng). Cái nơm hỏng vành cũng thành “ngôi nhà” ấm cúng của mẹ con gà. Hình ảnh: Đàn gà mới nở vàng ươm (lông có màu như tơ vậy) vào ra quanh một cái nơm hỏng vành thật đáng yêu. Với mẹ, hình như đồ vật nào cũng đều có sự gắn bó gần gũi, mang tình nghĩa thắm thiết, thủy chung sau trước. Đó cũng là phẩm chất của người mẹ Việt Nam. Tấm lòng yêu thương vô bờ bến của mẹ đối với con được kết đặc lại, tô đậm thêm trong hình ảnh: bất ngờ rụng ở trên cành / trái na cuối vụ mẹ dành phần con. Một trái na cuối vụ đã chín muỗm ở trên cành mà mẹ vẫn dành để phần cho con đi xa. Mẹ mong lắm ngày con trở về để được nếm hương vị trái cây do tự tay mình trồng chăm. Không nhiều lời, chỉ cần một hình ảnh tiêu biểu như thế cũng đã cho ta cảm nhận sâu sắc tình yêu của mẹ đối với con. Dùng lối ẩn dụ khéo léo, chọn hình ảnh thân thuộc, phù hợp với đối tượng miêu tả và giọng thơ nhẹ nhàng tình cảm là điểm mạnh của bài thơ. Hình tượng người mẹ nông thôn Việt Nam cần cù siêng năng, hiền lành thơm thảo hiện lên rõ nét trong tác phẩm Về thăm mẹ của Đinh Nam Khương. Chẳng riêng tác giả mà chúng ta cũng chung tình cảm: Nghẹn ngào thương mẹ nhiều hơn rưng rưng từ chuyện giản đơn thường ngày...
Viết 1 đoạn văn từ 10-12 câu theo mô hình diễn dịch, trình bày cảm nhận của em về tâm trạng của người tù qua khổ thơ trên
/Mọi người làm ngắn ngắn khoảng từ 10-12 câu thôi chứ đừng làm dài quá nha mọi người. Em cảm ơn mọi người nhiều ạ/
Đoạn thơ là những dòng tâm trạng uất ức, bực dọc, tức tối vì cuộc sống ngột ngạt của nhà tù từ khao khát được tự do của người chiến sĩ trong cảnh tù đày. Ôi! hè đến rộn ràng qua khung cửa sắt làm rộn lên trong trái tim người chiến sĩ những khao khát bùng cháy của người chiên sĩ. Trong nơi ngục tù tối tăm, ngột ngạt, gò bò, và không có tự do ấy, chim tu hú cất lên ngoài khung cửa sắt như đánh thức không gian phá bỏ sự im lặng tối tăm nơi ngục tù thôi thúc người chiến sĩ:” đạp tan phòng” để lấy lại tự do cho bản thân mình. Câu thơ "Ngột làm sao // chết uất thôi" với cách ngắt nhịp 3/3, cảm xúc như nén xuống bỗng trào lên thể hiện một ý chí bất khuất. Quyết sống vì tự do! Quyết chết vì tự do! Mở đầu bài thơ là tiếng chim tu hú "gọi bầy", khép lại bài thơ là tiếng chim tu hú ''ngoài trời cứ kêu" như là nỗi khao khát, khắc khoải nhớ thương, mong muốn cháy bỏng được tự do để có thể cống hiến. Qua đoạn thơ ngắn mà tác giả đã khắc họa được tâm trạng và nỗi niềm khao khát tự do, khao khát công hiến, được chiến của người chiến sĩ Cách Mạng bị bắt giam ngục tù.
câu cảm thán: Ôi!
Tham khảo nha em:
Trong bài thơ "Khi con tu hú" của nhà thơ Tố Hữu, 6 câu thơ đầu đã thể hiện được bức tranh thiên nhiên mùa hè tươi đẹp và rực rỡ. Thật vậy, trái ngược với hoàn cảnh tù đày khốn khổ của người tù cách mạng, bức tranh thiên nhiên tươi đẹp hiện lên chân thực bằng sự lắng nghe hiện tại và hồi tưởng quá khứ của người tù cách mạng. Bức tranh thiên nhiên bắt đầu bắng câu thơ:"Khi con tu hú gọi bầy". Tương tự như trong thơ xưa, các nhà thơ, nhà văn thường dùng những hình ảnh chọn lọc để tạo được nét chấm phá, gợi tả vô cùng đặc sắc trong tác phẩm của mình ("Một tiếng chim kêu sáng cả rừng, Tiếng hát trong như tiếng hát xa"). Nhà thơ Tố Hữu đã bắt đầu bằng tiếng chim tu hút gọi bầy gây ấn tượng cho người đọc và đây là dấu hiệu của mùa hè đã đến. Những hình ảnh thiên nhiên được tác giả chọn lọc vô cùng đẹp như: lúa chiêm, trái cây và chúng đều đang ở trạng thái "đang chín, ngọt dần". Những hình ảnh thơ tiếp theo như "vườn râm, ve ngân, bắp rây, nắng đào, trời xanh và sáo diều bay bổng". Bức tranh thiên nhiên được vẽ nên là bức tranh hoàn hảo, tuyệt đẹp,có sự hòa quyện giữa âm thanh và màu sắc của thiên nhiên tươi đẹp. Ôi! Người đọc như cảm tưởng được âm thanh của tiếng chim tu hú, và tiếng ve ngân cũng như thấy được màu sắc của lúa chiêm đang chín vàng, trái cây đang chín dần, màu xanh tươi tốt của vườn râm, màu đào của nắng và màu vàng rực của ngô. Hình ảnh sáo diều trên trời dường như là hình ảnh tượng trưng cho sự tự do và hạnh phúc, nó trái ngược hoàn toàn với hoàn cảnh của nhà thơ lúc bấy giờ. Hơn nữa, bức tranh thiên nhiên này có thể là bức tranh thiên trong tưởng tượng hoặc là hồi tưởng những ngày còn được tự do của nhà thơ. Bức tranh thiên nhiên chính là bản lề của khát khao được tự do, thoát khỏi chốn ngục tù của nhà thơ. Tóm lại, bức tranh thiên nhiên mùa hè đã được tái hiện vô cùng chân thực và sinh động trong 6 câu thơ đầu bài thơ "Khi con tu hú".
Hãy viết bài văn tả về nhà thơ Hoàng Văn Thụ ( ngắn thôi nha, đừng quá dài, dài quá là không tick nhé )
Phân tích đoạn thơ thứ 2 để cảm nhận về tâm thư của người cách mạng( viết đoạn văn ngắn thôi ạ)
TK
Tố Hữu là nhà thơ nổi tiếng và trưởng thành theo cách mạng. Thơ của Tố Hữu là sự pha trộn hài hòa giữa chất trữ tính và chính trị. Ông cho ra đời rất nhiều tác phẩm thơ sống mãi và nổi tiếng như Việt Bắc, Gió Lộng, Ra Trận, Máu và Hoa… Một trong những tác phẩm nổi tiếng trong tập thơ của Tố Hữu phải kể đến Từ Ấy. Từ Ấy là tác phẩm mở đầu con đường cách mạng, con đường thi ca của Tố Hữu. Bài thơ cũng là chân lý sống của tác giả thông qua lý tưởng cách mạng. Đặc biệt ở hai khổ thơ đầu của bài thơ thể hiện rõ những vấn đề trong bài.
Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lí chói qua tim
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim
Mọi người đều có những giây phút trọng đại của cuộc đời và có những cảm xúc riêng hạnh phúc khôn tả. Trong tình yêu, hạnh phúc là khi yêu và được yêu, trong tình cảm gia đình, hạnh phúc là khi có mẹ có cha ở bên... Có thể nói, hạnh phúc với mỗi người là khác nhau nhưng đều chung một cảm giác, đó là tuyệt vời, là nắng ấm dịu dàng. Và với Tố Hữu, thì hạnh phúc tuyệt vời lúc này đây chính là gặp được lý tưởng cách mạng, khiến cho tâm hồn của tác giả như nở hoa, hạnh phúc không thể thốt thành lời.
“Từ ấy” là một khoảng thời gian không xác định nhưng nó cũng có nghĩa là rất lâu rồi, từ khoảnh khắc ấy, khoảnh khắc nhận ra chân lí của cuộc đời mình. Đó là khoảnh khắc tác giả thấy được ánh sáng cách mạng, thấy được con đường cứu nước đúng đắn và ông tin theo nó. Mặt trời ở đây chính là mặt trời chân lý, ánh sáng cách mạng.
Nếu trái đất tồn tại được vì có ánh sáng của mặt trời soi sáng, khiến cho vạn vật đâm chồi nảy lộc, sự sống hình thành. Thì ánh sáng cách mạng cũng chính là mặt trời rọi chiếu vào trái tim tác giả, khiến cho trái tim, khối óc của người chiến sĩ như bừng sáng, xóa tan đi mọi u tối và tìm được cho mình con đường đi đúng đắn. Vì vậy, tâm hồn của người chiến sĩ cách mạng lúc này đây mới rộn ràng tiếng chim, đậm hương thơm và là một vườn hoa lá. Tâm hồn hay chính xác là niềm vui, niềm vui khôn xiết. Ánh sáng cách mạng rọi chiếu khiến cho trái tim người cộng sản rạo rực, hạnh phúc khôn tả không khác gì tình yêu đôi lứa và có lẽ còn cao hơn cả tình yêu. Đó là tình yêu lí tưởng, tình yêu cách mạng dành cho dân tộc, cho đất nước.
Khi bạn đang bế tắc trước cuộc đời, con đường đi tăm tối không biết nên đi hướng nào cho đúng, bạn gặp được chân lí cuộc đời, gặp được ánh sáng dẫn bạn đi đúng hướng thì còn gì tuyệt hơn. Và người chiến sĩ cách mạng cũng vậy.
Tôi buộc lòng tôi với mọi người
Để tình trang trải với trăm nơi
Để hồn tôi với bao hồn khổ
Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời
Sau những giây phút sung sướng nhận ra lý tưởng cuộc đời và cần phải đi, người cộng sản phải xác định một tâm thế, một hành động thật xứng đáng. Đó chính là trách nhiệm đối với cuộc đời, những kiếp người khốn khổ.
Tác giả sử dụng động từ “buộc” cho thấy sự chủ động, ràng buộc và xóa đi cái tôi cá nhân, thay vào đó là cái tôi hướng đến những kiếp người. Sự hẹp hòi ích kỉ không có mặt ở đây. Trên con đường cách mạng mà người chiến sĩ đã lựa chọn chỉ có sự hi sinh, đồng lòng, đoàn kết và thấu hiểu. Tác giả tự cho mình là con của mọi nhà, là anh của vạn kiếp phôi pha, là anh của vạn đầu em nhỏ… Tác giả đã “buộc” nghĩa là dứt khoát, mạnh mẽ, lí trí sáng suốt cuộc đời mình với người dân. Dù đó là ai, thì người chiến sĩ cách mạng cũng sẽ hết lòng phụng sự. Đây chính là tinh thần tự nguyện, tình nhân ái làm cho mỗi người hòa vào cuộc đời và trở thành con người theo nghĩa của nó.
Khi con người đoàn kết, sống vì nhau sẽ tạo nên một khối thống nhất. Có lẽ vì vậy mà dân tộc Việt Nam bé nhỏ đã có thể “rũ bùn đứng dậy sáng lòa” vì tình tương thân tương ái, hòa quyện vào nhau. Và có lẽ, chính những con người cộng sản ấy đã là sợi dây kết nối vô hình để gần gũi hơn với những mảnh đời bất hạnh, để hiểu và dẫn dắt họ đứng lên, đấu tranh tìm hạnh phúc.
Từ ấy là bản đàn dạo vui đầu tiên của người cộng sản khi gặp ánh sáng cách mạng. Trong hai khổ thơ đâu cũng chính là niềm vui, là trách nhiệm cao cả mà người chiến sĩ cảm nhận và thấy được. Tâm hồn bừng sáng cũng là lúc trái tim lí trí phải mạnh mẽ, dứt khoát và quyết tâm. Cho dù con đường đó chông gai khó khăn nhưng vẫn tiến về phía trước để thay đổi những cuộc đời bất hạnh.
\
viết bài văn về video Ngàn Lần Con Xin Lỗi Mẹ | Có lẽ đây là Bộ Phim Lấy Đi Triệu Lít Nước Mắt Người Xem
nếu được thì viết ngắn gọn thôi nha.
MÌNH SẼ TICK LUÔN
Trên dời này , ai cũng đều có một người mẹ , một người không thể thay thế được bằng ai khác . Nhưng trong những hoàn cảnh khác nhau , mẹ của chúng ta nhìn không được bắt mắt cho lắm . Và câu chuyện Ngàn Lần Con Xin Lỗi Mẹ cũng như vậy .
Như em được biết , câu chuyện nói về một gia đình của một cô bé có một người mẹ bị gù . Nhưng thực ra , người mẹ không hề cố tình bị như vậy . Mọi chuyện do người mẹ khi mang bầu cô bé đã bị lao cột sống . Bác sĩ nói rằng , có thể nguy hiểm , đau đớn khi mang thai . Nhưng người mẹ nhất thiết không muốn uống thuốc , vì sợ ảnh hưởng đến con trong bụng . Người mẹ phải chịu đau đớn suốt bao nhiêu ngày tháng . Lúc sinh cô bé ra , người mẹ bị mắc di chứng bệnh , cũng làm cho người mẹ bị gù lưng . Người mẹ đi đến đâu cũng bị chê bai , chế giễu vì bị gù . Cô bé cảm thấy bực bội vì mình lại có một người mẹ như vậy . Đến khi , bà của cô bé kể lại toàn bộ sự việc như trên , cô bé mới hiểu ra được vì sao mẹ mình bị gù
Cô bé hối hận , chạy ra ôm vào lòng mẹ và nói rằng : " Con ngàn lần xin lỗi mẹ " !
học xong văn bản mẹ tôi em hãy viết 1 đoạn văn ngắn trình bày cảm nhận của em về người mẹ của mình
AI GIÚP TỚ VỚI TỚ CẦN GẤP TRONG TỐI NAY THÔI ĐỪNG CHÉP GIỐNG SÁCH GIẢI HAY BÀI MẪU NHA AI LÀM ĐÚNG TUI TICK CHO
Tham khảo nha !!
Qua bài thơ, ta như cảm nhận được tâm trạng bức bối, ngột ngạt và tâm hồn khao khát tự do cháy bỏng của nhà thơ trong ngục giam tăm tối. Thanh âm của tiếng chim tu hú đã gợi dẫn tác giả về miền liên tưởng những ngày hạ tháng bảy. Những thanh âm của mùa hạ rộn rã và khung cảnh thiên nhiên vui tươi như giục giã, gọi mời người tù cách mạng hướng tâm hồn ra bên ngoài song sắt. Sự đối lập của không gian nhà tù và không gian tự do, giữa quá khứ và hiện tại khiến nhà thơ cảm thấy sự ngột ngạt, tù túng, niềm uất hận, bế tắc khi chưa ra khỏi chốn lao tù. Sự uất hận đó dường như lên tới đỉnh điểm khi nhà thơ “muốn đập tan phòng”. Tiếng chim tu hú vừa báo hiệu sự chuyển dịch của thời gian, mặt khác vừa như thúc bách, giục giã người thanh niên cách mạng trẻ tuổi đang bị giam hãm trong nhà lao đế quốc phải nhanh chóng thoát ra ngoài để trở về với phong trào, để cùng với nhân dân đấu tranh cho tự do, độc lập. Sự lặp lại âm thanh của tiếng tu hú cuối bài thơ vừa nhấn mạnh, vừa tô đậm ý chí và khát khao tự do của người chiến sĩ cách mang trong chốn lao tù.
Qua bài thơ, ta như cảm nhận được tâm trạng bức bối, ngột ngạt và tâm hồn khao khát tự do cháy bỏng của nhà thơ trong ngục giam tăm tối. Thanh âm của tiếng chim tu hú đã gợi dẫn tác giả về miền liên tưởng những ngày hạ tháng bảy. Những thanh âm của mùa hạ rộn rã và khung cảnh thiên nhiên vui tươi như giục giã, gọi mời người tù cách mạng hướng tâm hồn ra bên ngoài song sắt. Sự đối lập của không gian nhà tù và không gian tự do, giữa quá khứ và hiện tại khiến nhà thơ cảm thấy sự ngột ngạt, tù túng, niềm uất hận, bế tắc khi chưa ra khỏi chốn lao tù. Sự uất hận đó dường như lên tới đỉnh điểm khi nhà thơ “muốn đập tan phòng”. Tiếng chim tu hú vừa báo hiệu sự chuyển dịch của thời gian, mặt khác vừa như thúc bách, giục giã người thanh niên cách mạng trẻ tuổi đang bị giam hãm trong nhà lao đế quốc phải nhanh chóng thoát ra ngoài để trở về với phong trào, để cùng với nhân dân đấu tranh cho tự do, độc lập. Sự lặp lại âm thanh của tiếng tu hú cuối bài thơ vừa nhấn mạnh, vừa tô đậm ý chí và khát khao tự do của người chiến sĩ cách mang trong chốn lao tù. Nếu hay bn tick nha
Trong bài Khi con tu hú thì người chiến sĩ bị giam trong tù, nghe tiếng tu hú kêu anh cảm nhận được mùa hè đã về, mường tượng ra cảnh xóm làng rộn rã, màu sắc phong phú của thiên nhiên: lúa chiêm, trái cây, bắp ngô, những chú cò,..và chính lúc này trong nhà thơ trỗi dậy một nỗi niềm vô cùng to lớn: đó là được thoát ra ngoài, được dang rộng vòng tay đón lấy ánh bình minh tươi đẹp, được tiếp tục hoạt động cách mạng,...Mong ước tột cùng đó bùng cháy lên trong người chiến sĩ, khiến anh muốn đạp tan cánh cửa tù vững chắc của bọn quân thù. Tình yêu nước, ước nguyện được giải phóng dân tộc thật lớn lao và mạnh mẽ. Còn trong bài ngắm trăng, cảnh thiên nhiên hiện lên với vẻ đẹp thật thơ mộng. Ánh trăng trên trời cao hiện lên trong bóng tối, ẩn hiện sau bóng cây, như hòa quyện vào vạn vật thiên nhiên, tạo nên một vẻ đẹp kì ảo, và người chiến sĩ đã ngắm nhìn say sưa, ánh mắt dõi theo vừa ngưỡng mộ vừa say đắm vừa chứa chất bao nỗi niềm. Dù say đắm trước cảnh thiên nhiên nhưng người chiến sĩ vẫn không quên nhiệm vụ của mình, không quên việc nước nhà đang còn trước mắt. Người chiến sĩ vừa yêu thiên nhiên, hòa lẫn tâm hồn mình với thiên nhiên đẹp đẽ, tĩnh lặng, vừa yêu quê hương, đất nước, tin tưởng vào ngày chiến thắng quân thù, giải phóng độc lập, tự do dân tộc.
Luyện tập : Hãy viết một bài thơ lục bát thể hiện cảm xúc,suy ngẫm của em về một cảnh đẹp hoặc về tình cảm gia đình . ( mn giúp em với mà viết 1 bài ngắn thôi nha mn )
Thương sao mái ấm nhà em
Gia đình đoàn tụ dưới rèm trời mưa
Mái nhà trú nắng sớm trưa
Tối về văng vẳng đong đưa điệu đàn
Công cha vất vã không màng
Nghĩa mẹ sớm tối gọn gàng trước sau
Mở lời cất tiếng ngọt ngào
Chăm nom dạy dỗ luôn trao nụ cười
Đàn em học hỏi đùa chơi
Thân bằng quyến thuộc cơ ngơi xum vầy
Tình thân gắn kết đắp xây
Ông bà yên dạ thân gầy tâm an
Bà con hàng xóm trong làng
Khác nào khúc ruột mọi đàng có nhau
Bạn bè giữ mãi tình sâu
Thầy cô trọng nghĩa ghi vào tim em
Thảnh thơi giấc ngủ êm đềm
Nhẹ nhàng mỗi bước bên thềm gần xa
Đất trời thoáng rộng bao la
Em vui tất dạ lời ca thăng trầm
Đàn chim về tổ quây quần
Bướm ong bay lượn đầu sân cạnh vườn
Hoa cười lá vỗ khoe sương
Gia đình nhộn nhịp tình thương ngập tràn
So sánh để thấy được vẻ đẹp độc đáo của hình tượng người chiến sĩ trong hai bài thơ Đồng chí và Bài thơ về tiểu đội xe không kính? * viết ngắn thôi giúp em ạ*