Cháu chán quá các ông bà ơi
Trong ngày sinh nhật ông:
- Nam hỏi: “Ông ơi, năm nay ông bao nhiêu tuổi ạ?”
- Ông nói: “Cháu tính nhé! Năm nay, bà 58 tuổi, ông hơn bà 5 tuổi.”
Em hãy cùng Nam tính tuổi của ông.
Số tuổi của ông là:
58 + 5 = 63 (tuổi)
Đáp số: 63 tuổi.
Bình đẳng giữa ông bà và cháu được thể hiện qua nghĩa vụ và quyền giữa ông bà nội, ông bà ngoại và các cháu, là mối quan hệ
A. Một chiều
B. Hai chiều
C. Phụ thuộc
D. Ràng buộc
Bình đẳng giữa ông bà và cháu được thể hiện qua nghĩa vụ và quyền giữa ông bà nội, ông bà ngoại và các cháu. Đó là mối quan hệ hai chiều: Ông bà có nghĩa vụ và quyền trông nom, chăm sóc, giáo dục,... các cháu; cháu có bổn phận kính trọng, chăm sóc, phụng dưỡng ông bà.
Đáp án cần chọn là: B
trong 2 bài hát "cháu vẽ ông mặt trời" và "bà ơi bà " có điểm chung gì
đều là bài hát thiếu nhi
cùng là bài hát đúng ko -_-
điểm cchung là từ ông bà(đoán liều)
Đọc đoạn văn bản sau và trả lời câu hỏi: - Các ông các bà ở đâu ta lên đấy ạ? Ông Hai đặt bát nước xuống chõng hỏi. Một người đàn bà mau miệng trả lời: - Thưa ông chúng cháu ở Gia Lâm lên đấy ạ. Đi bốn năm hôm mới lên đến đây vất vả quá! - Ở Gia Lâm lên ạ? Lúa má dưới ta thế nào, liệu có cấy được không bác? - Chả cấy thì lấy gì mà ăn. Cấy tất ông ạ. Chân ruộng dưới chúng cháu còn tốt hơn trên này nhiều. - Thì vưỡn! Lúa dưới ta vưỡn tốt nhiều chứ. Ông lão rít một hơi thuốc lào nữa, gật gù cái đầu: "- Hừ, đánh nhau cứ đánh nhau, cày cấy cứ cày cấy, tản cư cứ tản cư… Hay đáo để." (Trích Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019) Câu 1. (1,0 điểm) Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào, của ai? Câu 2. (0,5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn văn. Câu 3. (1,0 điểm) Nêu nội dung chính của đoạn văn trên. Câu 4. (0,5 điểm) Từ "chân” trong câu “Chân ruộng dưới chúng cháu còn tốt hơn trên này nhiều.” được dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? Câu 5. (1,0 điểm) Từ nội dung đoạn văn, em có nhận xét gì về tình cảm của mỗi người đối với quê hương mình? (viết khoảng 3 - 5 câu)
Cho đoạn văn sau:
- Các ông các bà ở đâu ta lên đấy ạ?
Ông Hai đặt bát nước xuống chõng hỏi . Một người đàn bà mau miệng trả lời:
- Thưa ông chúng cháu ở Gia Lâm lên đấy ạ. Đi bốn năm hôm mới lên đến đây vất vả quá!
- Ở Gia Lâm lên ạ? Lúa má dưới ta thế nào, liệu có cấy được không bác?
- Chả cấy thì lấy gì mà ăn. Cấy tất ông ạ. Chân ruộng dưới chúng cháu còn tốt hơn trên này nhiều.
- Thì vưỡn! Lúa dưới ta vưỡn tốt hơn nhiều chứ.
Ông lão rít một hơi thuốc lào nữa, gật gù cái đầu: "Hừ, đánh nhau cứ đánh nhau, cày cấy cứ cày cấy, tản cư cứ tản cư... Hay đáo để."
Từ nội dung đoạn văn trên, em có nhận xét gì về tình cảm của mỗi người đối với quê hương mình?(viết khoảng 3-5 câu)
Hà lân la đến làm quen với ông họa sĩ.
- Ông ơi! Sông quê cháu nước trong ông nhỉ?
Trong, đẹp lắm cháu ạ, cháu lại đây trông ông vẽ có giống không?
- Ôi! Giống quá, mà ông… ông còn cho nó chở bao nhiêu là thứ, ông có vẽ được hoa này không?
Từ nãy đến giờ đến bên ông. Hà cầm sẵn một cành hoa mận trong tay màu trắng tinh ngắt ở trước sân nhà. Hà giơ lên cho ông họa sĩ:
- Ông vẽ nó vào đi ông, ông vẽ nữa, cháu ngắt cho ông. Hay cháu dẫn ông đi, quê cháu nhiều hoa đẹp lắm cơ ông ạ.
Họa sĩ một mình lặng lẽ ngồi vẽ từ sáng, giờ có cô bạn nhỏ đến, ông thấy vui hơn. Hai ông cháu dắt nhau ra dọc bờ sông tìm các loại hoa. Hoa nào Hà cũng có một câu chuyện riêng về nó để kể cho ông nghe.
- Hoa cải vùng này ông ạ, cháu thích lắm nhưng mẹ cháu không cho hái, mẹ nói để nó đậu quả mà làm giống. Làm giống làm gì ông nhỉ? Cháu thì cháu thích nó vàng tươi để ong đến hút mật thích lắm cơ. Ông đã thấy ong đậu hoa cải bao giờ chưa?
- Ong đậu trên các loại hoa, công việc của nó cũng giống như cháu quét nhà trông em cho mẹ ấy.
- Ông có biết hoa bèo này không ông? Cháu thích màu tím bồng bồng trên nước lắm, cơ mà mẹ cháu lại chúa ghét.
- Vì sao?
- Vì ra hoa là bèo già rồi phải không ông – mẹ bảo bèo già lợn ăn không ngon, lợn nhai mỏi răng lắm…
Cứ thế hai ông cháu hết đi lại ngồi.
Một lần họa sĩ giăng tấm bản vẽ bồi giấy trắng ra. Hà như bị thu hút vào đấy hết.
- Ông ơi! Cháu ước có chiếc áo hoa như thế này thì đẹp lắm ông nhỉ.
- Thì cháu chả đang mặc áo hoa đấy là gì!
- Ôi! Cái này thì chán lắm.
- Sao lại chán, thế cháu có biết hoa này tên gọi là hoa gì không?
- Cháu chịu, hoa ấy ở tận nước nào xa xăm lắm, có cả hoa ở chỗ bác Thọ hay đi họp nữa đấy, anh cháu bảo thế. Anh bảo quê cháu không có thứ hoa này. Mặc áo hoa mà chẳng biết hoa ấy ở đâu thì chán ông nhỉ. Cháu ước có một chiếc áo hoa toàn thứ hoa ở quê cháu. Có cành này, lá này, có các loài vật nữa cháu càng thích.
Họa sĩ gật đầu. Ông hiểu ý của Hà nhiều hơn bé nói. Ông nhớ lại đã bao nhiêu lần ông đặt giá vẽ lên bãi sông này. Và ông đã gặp bao nhiêu cô, chú bé. Có điều là mỗi cô, chú bé đến với ông bằng một cách. Và mỗi đứa cũng rủ rỉ với ông bằng một chuyện khác nhau. Thường thì các chú bé thích được ông cho cầm bút vẽ lên giấy. Riêng bé Hà không thế. Bé dẫn chuyện và kể với ông những điều làm ông thích thú đến tò mò. Cô bé có đôi mắt sáng và đôi môi chúm lại vừa kín đáo vừa ngây thơ.
(Trích Người họa sĩ già với chiếc áo hoa - Thúy Bắc)
Câu 1. Đoạn trích trên được kể theo ngôi thứ mấy?
A. Ngôi thứ nhất
B. Ngôi thứ hai
C. Ngôi thứ ba
D. Ngôi thứ tư
Câu 2. Phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích trên là:
A. Miêu tả
B. Nghị luận
C. Biểu cảm
D. Tự sự
Câu 3. Đoạn trích trên có những nhân vật chính nào?
A. Họa sĩ
B. Người cha
C. Họa sĩ và bé Hà
D. Bé Hà
Câu 4. Câu nói “Ông ơi! Cháu ước có chiếc áo hoa như thế này thì đẹp lắm ông nhỉ.”là lời của ai?
A. Lời của người kể chuyện.
B. Lời của nhân vật bé Hà.
C. Lời của nhân vật người mẹ.
D. Lời của nhân vật họa sĩ.
Câu 5. Em có nhận xét gì về tính cách của người họa sĩ?
A. Là người kiêu căng, khó gần.
B. Là người không thích trẻ nhỏ
C. Là một họa sĩ già khó tính.
D. Là người hòa đồng, gần gũi với trẻ nhỏ, hiểu những tâm sự của con trẻ.
Câu 6. Phó từ trong câu “Và ông đã gặp bao nhiêu cô, chú bé.” là:
A. Và
B. Đã
C. Gặp
D. Bao nhiêu
Câu 7. Theo em, đề tài rõ nhất được nói đến trong đoạn trích là đề tài gì?
A. Đề tài về tình cảm của con người với phong cảnh quê hương.
B. Đề tài vẽ tranh.
C. Đề tài về phong cảnh thiên nhiên.
D. Đề tài về nghề họa sĩ.
Câu 8. Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu “Ong đậu trên các loại hoa, công việc của nó cũng giống như cháu quét nhà trông em cho mẹ ấy.” là gì?
A. Nhân hóa
B. Ẩn dụ
C. So sánh
D. Hoán dụ
Câu 9. Trong đoạn trích, ước mơ của bé Hà là gì. Em có suy nghĩ gì về ước mơ này?
Câu 10. Nhân vật bé Hà có điểm gì giống với em? Câu chuyện của bé Hà mang đến điều gì mà em thích nhất?
mọi người giúp vs (5sao nha)
ĐỐ VUI: Ở NHÀ CÓ ÔNG VÀ CHÁU LÀ TRAI, ÔNG BỊ ỐM NẰM TRÊN GIƯỜNG, CHÁU THÌ NGỒI CHƠI Ô TÔ VÀ CÓ MỘT CÁI BÀN BÊN CẠNH GIƯỜNG TRÊN BÀN ĐỂ MỘT CỐC NƯỚC, ÔNG NÓI: TÙNG ƠI ÔNG KHÁT QUÁ LẤY CHO ÔNG CỐC NƯỚC, CHÁU NGỒI CHƠI KHÔNG QUAN TÂM TỚI ÔNG BỊ ỐM. VẬY ÔNG SẼ LÀM THẾ NÀO ĐỂ UỐNG ĐC NƯỚC.
Nơi đây ko pk chỗ để đố zui ( •̀ ω •́ )
Em cảm nhận được điều gì qua bài thơ sau
Đi về con chào mẹ
Ra vườn cháu chào bà
Ông làm việc trên nhà
Cháu lên:Chào ông ạ !
Lời chào thân thương quá
Làm mát ruột cả nhà
Đẹp hơn mọi bông hoa
Cháu kính yêu trao tặng
Chỉ những người đi vắng
Cháu không được tặng"chào" .
Bài thơ trên phản ánh một gia đình Việt Nam truyền thống, gia đình có sự kết nối chặt chẽ bằng những lời chào thân thương ngay khi xuất hiện. Bài thơ toát lên tình cảm quê hương, gia đình và yêu thương thân thương của trẻ nhỏ. Những câu chào ngay cả khi người khác vắng mặt đã làm mát ruột cả nhà, khiến mọi người cảm thấy ấm áp và hạnh phúc. Văn làm thức thì, tình cảm gia đình rất quan trọng đối với người Việt Nam, vì vậy việc đón chào nhau , giao tiếp yêu thương lẫn nhau sẽ tạo nên một bầu không khí đầy hạnh phúc và đồng lòng. Đó là tinh thần gia đình Việt Nam cần được gìn giữ trong thời gian tiếp diễn.
Các bạn giúp mình với mai mình phải nộp rồi. Thanks các bạn rất nhiều
Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi:
Lời chào
Đi về con chào mẹ
Ra vườn cháu chào bà
Ông làm việc trên nhà
Cháu lên: Chào ông ạ!
Lời chào thân thương quá
Làm mát ruột cả nhà
Đẹp hơn mọi bông hoa
Cháu kính yêu trao tặng
Chỉ những người đi vắng
Cháu không được tặng “chào”.
Sưu tầm
A. Bạn nhỏ rất ngoan và lễ phép với người lớn tuổi trong gia đình
B. Nhắc nhở các bạn cần phải biết lễ phép với người lớn
C. Cả hai đáp án trên
Nội dung bài thơ ca ngợi bé biết lễ phép với ông bà, cha mẹ. Bên cạnh đó nhắc nhở các bạn nhỏ cần phải biết lễ phép với người lớn.
Bài 4. Trong ngày sinh nhật ông:
Nam hỏi: "ông ơi, năm nay ông bao nhiêu tuổi ạ?"
Ông nói: "Cháu tính nhé! Năm nay, bà 58 tuổi, ông hơn bà năm tuổi."
Em hãy cùng Nam tính tuổi của ông nhé