Làng - Kim Lân

Chi Khánh
Xem chi tiết
trần vũ hoàng phúc
Xem chi tiết
Nguyễn Văn Duy
2 tháng 1 lúc 19:12

*Tham Khảo *

Ở làng đã mấy chục năm, cùng bà con, anh em làng xóm cùng nhau làm biết bao nhiêu là việc, tôi nghĩ rằng tình cảm chúng tôi không chỉ là tình cảm láng giềng mà nó đã trở thành tình cảm anh em như người thân trong gia đình. Vậy mà giờ đây, khi nghe người khác nói xấu về làng mình, tôi đã có những cảm xúc mà không thể nào có thể hiểu nổi.

 

Tôi là Hai, một người nông dân chất phát ở làng chợ Dầu. Vì chính sách của Đảng mà tôi đã phải rời ngôi làng thân yêu đến một nơi ở mới. Tuy không bằng làng cũ nhưng ở đây cũng vui không kém. Hàng ngày gia đình tôi tăng gia sản xuất và luôn nghe ngóng về làng cũ. Con bé lớn gánh hàng ra quán cho mẹ, còn tôi thì vỡ đất tròng lương thực. Ở nơi đây, hì hục làm lụng một mình lại khiến tôi càng nhớ thêm những buổi lao động cùng anh em trong xóm, thời gian đó vui biết bao nhiêu, làm tôi càng nao nức chờ ngày chở về làng. Những ngày tháng trôi qua bằng việc hàng ngày vào phòng thông tin nghe đọc báo, học một khoá bình dân học vụ, làm vườn và thỉnh thoảng ra mấy quán nước dưới mấy gốc đa xù xì, nghe mọi người nói chuyện cùng nhau. Chuyện sẽ chẳng có gì nếu hôm đó tôi nghe mọi người nói rằng làng mình theo giặc, trở thành Việt gian.

Đùng! To hơn cả tiếng súng, đó chính là tiếng lòng tôi đang vỡ vụn. Nghe mấy lời đó, ai mà bình tĩnh cho nổi. Tin tưởng và thương yêu biết bao rồi giờ nó trở thành thứ xấu hổ làm tôi không chịu được. Sự tuyệt vọng dâng lên tận cổ. Tôi thấy cổ nghẹn hẳn, muốn nói mà không nói được, da mặt tê rân rân. Cảm giác khó thở kéo đến, gặng mãi mới được một câu. Tôi liền hỏi rằng chuyện thật không và nghe những lời nói của người ta, tôi xấu hổ đến mức muốn độn thổ, vội trả tiền nước rồi đứng dậy đi về. Gắng từng bước chân nặng chĩu mới về được đến nhà, tôi nằm vật ra giường. Nhìn lũ con thơ thấy bố mệt ra chỗ khác chơi mà tôi không kìm được nước mắt. Nghĩ đến việc con mình cùng gia đình bị nói là dân làng Việt gian mà tôi không chịu được. Nghĩ lại từng người trong làng, tôi cũng không tin rằng chúng là người như thế. Nhưng không tin thì làm được gì vì sự thật người ta nói như thế. Cũng chả có ai rảnh rỗi mà bịa chuyện cả. hàng ta câu hỏi cứ loanh quanh trong đầu khiến đầu óc tôi muốn vỡ ra. Sự nhục nhã dâng cao khiến tôi không thể trụ vững.

 

Đến chiều, vợ tôi cũng gánh gánh hàng về, nhìn biểu cảm cùng sự buồn bã của vợ chắc hẳn bà ấy cũng biết chuyện rồi. Không khí trong nhà im lặng đến mức đáng sợ. Cả ngày đó, không khí trùng xuống khiến nỗi buồn cũng nhân lên gấp đôi. Tôi trằn trọc mãi không ngủ được. Điều tôi lo lắng bây lâu rồi cũng đến. Chuyện làng theo Việt gian mọi người đều biết, còn có lệnh đuổi người làng chợ Dầu ra khỏi làng. Bà chủ nhà dù có không nỡ nhưng có lệnh rồi thì biết làm sao. Vợ chồng tôi chỉ biết câm nín, nhìn đứa con thơ sắp tới không nơi nương tựa mà những cảm xúc hỗn tạp trong lòng dâng trào.

Nếu như những ngày tháng trước, tôi chỉ mơ thôi cũng mơ đến ngày trở về vậy mà giờ đây, cái suy nghĩ ấy soẹt qua đã bị tôi lập tức gạt văng. Dù có từng yêu thương đến đâu, giờ tôi có cho tiền cũng không thèm về cái làng ấy nữa. Nước mắt lăn dài trên má cũng không có sức để lau. “Không thể được! Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù”. Mấy ngày nay chỉ dám ru rú trong nhà, tôi sợ ra ngoài nghe thấy mấy lời về đòn thổi sẽ càng xấu hổ, nhục nhã hơn.

Rồi sau cơn mưa, trời lại sáng. Tin tốt tới khiến tôi mừng rỡ không thôi. Những tin đồn thổi trước đây đều là những tin đồn sai cả, việc làng tôi theo Việt gian là sai sự thật. Tôi mừng lắm, cùng lúc đó nghe được lời nói cho ở lại nhà của và chủ nhà mà tôi lại càng sướng. Sau tin đó, tôi lại vui vẻ trở lại, đi đây đi đó kể những chiến thích lừng lẫy mà làng tôi mang tới.

Vậy là những ngày tháng vui vẻ lại tới, tôi lại càng nhớ làng và muốn quay trở lại. Những tâm trạng xấu hổ, buồn tủi của những ngày tháng nghe người ta chửi làng tôi, chửi bới dân làng tôi đã kết thúc. Giờ đây, tôi đã có thể đi lại đàng hoàng, tự do trong xóm này mà không cần sợ điều gì cả. Đúng là nên tin tưởng vào làng mà. Làng chợ Dầu mãi trong tim tôi và dù đi đâu tôi cũng muốn về lại đó.

Bình luận (0)
Phạm Thúy Ngự
Xem chi tiết
illumina
Xem chi tiết
37- Tuấn Vũ
Xem chi tiết
Bi Nguyen
Xem chi tiết
hoàng gia bảo 9a6
29 tháng 11 2023 lúc 19:56

Khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc, ông Hai đau đớn tủi hổ vô cùng. Tác giả đã diễn tả rất cụ thể diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai trước cái tin dữ đó. Thoạt đầu, nghe được tin đột ngột từ người đàn bà tản cư nói ra, ông Hai bàng hoàng đến sững sờ. "Cổ họng ông nghẹn ắng lại, da mặt tê rân rân, ông lão lặng đi tưởng như không thở được". "Ông snh ra nghi ngờ, cố chưa tin vào cái tin ấy. Nhưng những người tản cư đã kể rành rọt quá làm ông không thể không tin". Từ lúc ấy, tâm trạng ông Hai bị ám ảnh, ray rứt với mặc cảm là kẻ phản bội. Nghe tiếng chửi bọn Việt gian, ông cúi gằm mặt xuống mà đi.

Về đến nhà, ông nằm vật ra giường, tủi thân khi nhìn đàn con. "nước mắt ông lão cứ giàn ra". "Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng, hắt hủi đấy ư?" Ông giận lây và trách cứ những người trong làng phản bội. Tủi thân, ông Hai thương con, thương dân làng chợ Dầu, thương thân mình phải mang tiếng là dân lang Việt gian.

Suốt mấy ngày hôm sau, ông Hai không dám đi đâu, chỉ quanh quẩn ở xó nhà, nghe ngóng binh tình bên ngoài. Ông sống trong tâm trạng nơm nớp lo sợ, xấu hổ và nhục nhã. Cứ thoáng nghe thấy Tây, Việt gian, cam-nhông là ông lại "lủi ra một góc nhà nín thít".

Ông Hai tiếp tục bị đẩy vào một tình huống thử thách căng thẳng, quyết liệt khi nghe tin mụ chủ nhà sẽ đuổi hết người làng chợ Dầu ở nơi tản cư. Ông cảm nhận được hết nỗi nhục nhã, lo sợ vì tuyệt đường sinh sống: "Biết đi đâu bây giờ". Bị đẩy vào đường cùng, tâm trạng ông Hai vô cùng bế tắc, mâu thuẫn nội tâm được đẩy đến đỉnh điểm. Ông nghĩ hay là quay về làng nhưng lại hiểu rõ thế là phản bội cách mạng, phản bội Cụ Hồ. Thế rồi ông đã dứt khoát theo cách của ông: "Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù". Rõ ràng, tình yêu nước đã rộng lớn hơn, bao trùm lên tình cảm với làng quê. Nhưng ông vẫn không thể dứt bỏ được tình cảm với làng. Vì thế mà ông càng đau xót, tủi hổ.

Trong tâm trạng bị dồn nén và bế tắc ấy, ông chỉ còn biết trút nỗi lòng của mình vào những lời tâm sự với đứa con út. Qua lời tâm sự với con, chúng ta thấy rõ 1 tình cảm sâu nặng và bền chặt với cái làng chợ Dầu, 1 tấm lòng thủy chung với kháng chiến, với cách mạng của con người ông Hai. Tình cảm đó là sâu nặng và thiêng liêng.

Khi nghe tin làng chợ Dầu không theo giặc, ông Hai sung sướng vô cùng. Cái nét mặt buồn thiu hàng ngày bỗng vui tươi, rạng rỡ hẳn lên. Ông còn thay đổi thái độ với các con: mua bánh rán về chia cho các con. Sau đó ông chạy đi báo cho mọi người biết cái tin Tây nó đốt nhà mình rồi. Nhà bị giặc đốt mà ông không buồn không tiếc, lại lấy đó là niềm tự hào bởi đây là bằng chứng duy nhất chứng minh lòng trung thành của gia đình ông, của làng ông với kháng chiến. Tình yêu làng của ông Hai luôn gắn chặt với lòng yêu nước. Ông biết đặt tình yêu nước lên trên tình cảm cá nhân của mình. Phải chăng đó là nét đẹp tỏng con người ông Hai nói riêng và những người nông dân Việt Nam nói chung trong cuộc kháng chiến chống Pháp.

Nhân vật ông Hai được khắc họa nhờ những yếu tố nghệ thuật đặc sắc. Diến biến tâm trạng của nhân vật ông Hai từ khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc đến khi tin đó được cải chính được miêu tả 1 cách cụ thể, gợi cảm qua ý nghĩ, hành vi, ngôn ngữ. Ngôn ngữ nhân vật ông Hai mang đậm tính khởi ngữ, là lời ăn tiếng nói hàng ngày của người dân, bộc lộ rõ tâm trạng và thái độ của nhân vật. Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật chân thực, sinh động.

Tóm lại, truyện ngắn "Làng" của nhà văm Kim Lân đã diễn tả rất cụ thể diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai từ khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc đến khi tin đó được cải chính. Qua diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai, ta thấy được 1 tình yêu làng yêu nước tha thiết gắn với tinh thần kháng chiến của nhân vật ông Hai. Ông Hai chính là hình ảnh tiêu biểu cho người nông dân VN trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.

Bình luận (0)
bảo ngọc
Xem chi tiết
Đoàn Trần Quỳnh Hương
30 tháng 8 2023 lúc 21:52

Nội dung khái quát: Diễn biến tâm lý của ông Hai khi biết tin làng chợ Dầu theo giặc

Bình luận (0)
Trọng Nghĩa Nguyễn
Xem chi tiết
Đỗ Tuệ Lâm
21 tháng 8 2023 lúc 21:46

Trong truyện Làng của nhà văn Kim Lân, ông Hai lại vui mừng khi thông báo: "Tây nó đốt nhà tôi rồi bác ạ. Đốt nhẵn!".

+ Vì khi đó ngọn lửa ấy tuy đốt của cải vật chất nhà ông Hai nhưng lại gỡ rối đi nỗi băn khoăn, âu lo của nhân vật này về việc làng Chợ Dầu của mình có theo giặc không.

+ Điều ấy chứng minh cho việc cái làng mà ông Hai yêu thương luôn có tinh thần yêu nước, chống giặc.

Bình luận (3)
Trần Minh Hiếu
Xem chi tiết
Đỗ Tuệ Lâm
9 tháng 8 2023 lúc 13:57

Một số gợi ý nha:")

Mở bài:

- Giới thiệu tác phẩm Làng của nhà văn Kim Lân.

+ Ví dụ: Chủ đề về tình yêu quê hương đất nước luôn đặc sắc được các nhà văn, nhà thơ lựa chọn để sáng tác. Một trong số các tác phẩm đó là "Làng" của nhà văn Kim Lân.

Thân bài:

- Giới thệu nhân vật ông Hai:

+ Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp diễn ra ngày càng ác liệt, cuộc sống của những người dân càng khó khăn, cùng khổ. Ông Hai là một người con của làng chợ Dầu phải tản cư đi nơi khác đảm bảo an toàn. Ở nơi tản cư, ông Hai luôn nhớ làng - nơi mình sinh ra và lớn lên, làm việc cùng anh em. Ông luôn tự hào về cái làng chợ Dầu của mình. Cứ mỗi lần nghe nghóng được một tin thắng trận của dân ta ông lại vui sướng khôn cùng. Đến nỗi đi khoe với mọi người về ngôi làng đầy anh hùng, ngôi làng của cách mạng.

=> Thể hiện chân thực về lòng yêu nước của nhân vật ông Hai.

- Khi nghe được tin làng chợ Dầu theo giặc, như một tiếng sét ngang tai, gáo nước lạnh dội vào lòng nhiệt tình cháy bỏng yêu làng tha thiết của ông Hai.

+ Cảm xúc: bàng hoàng, sửng sờ khi nghe tin rồi lại ôm nỗi thất vọng, tủi nhục khi người ta khẳng định cái làng ông luôn yêu và tự hào đã theo giặc.

+ Trên đường về ông không dám đi ngẩng mặt nhìn ai, ông nằm vật ra giường suy nghĩ, hoang mang và lo lắng.

- Rồi để giải tỏa những cảm xúc tủi hổ, yêu làng, yêu nước - tất cả sợi chỉ làm lòng ông rối tung, ông Hai nói chuyện với con mình:

+ Bắt đầu bằng những câu hỏi về làng chợ Dầu cũng như tinh thần ủng hộ Làng hay cụ Hồ mà ông Hai dành cho con.

+ Ông ngỏ lòng mình - cũng như dẹp đi một cuộc đấu tranh nội tâm trong ông, đi hay ở, lựa chọn làng hay tổ quốc. "Làng yêu thì yêu thật nhưng theo Tây thì vẫn phải thù". Dẫu nghĩ thế nhưng ông vẫn dằn vặt, bức rức về tình cảm đang hỗn đoạn trong mình. Cuối cùng, ông vẫn "ủng hộ cụ Hồ" cho thấy ông đã để tình yêu nước to lớn của bản thân chùm nên tình yêu làng.

Kết bài:

- Cuối cùng sau khi nghe được tin cải chính, ông hân hoan mừng rỡ, sung sướng kể khi nhà ông bị Tây đốt. Bởi ông biết, làng của mình đã được khôi phục danh dự!

Bình luận (0)