Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Chưa có thông tin , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 4
Số lượng câu trả lời 516
Điểm GP 78
Điểm SP 514

Người theo dõi (56)

Cẩm Thuy
Kithy
Lê Cẩm Tú

Đang theo dõi (6)


Câu trả lời:

Chủ tịch Hồ Chí Minh là một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc.Bác không chỉ đáng yêu mà còn rất đáng kính bởi Bác là người mang đến tự do cho dân tộc. Ở con người Bác ta còn học tập được nhiều điều đặc biệt là lối sống giản dị. Bác mãi là tấm gương để chúng ta học tập noi theo.
Bác Hồ là người giản dị như thế nào chắc mỗi chúng ta đều biết. Trước hết Bác giản dị trong đời sống sinh hoạt. Không chỉ trong những năm tháng khó khăn mà ngay khi đã là một vị chủ tịch nước trong bữa ăn của Bác cũng rất giản dị: chỉ có vài ba món đơn gián, khi ăn Bác không để rơi vãi, ăn xong cái bát bao giờ cũng sạch sẽ. Trong cách mặc của Bác cũng rất giản dị, phù hợp với hoàn cảnh, với con người Bác. Bộ quần áo ka-ki, bộ quần áo nâu, đôi dép cao su, chiếc đồng hồ Liên Xô.....là những đồ vật giản dị gắn liền với cuộc đời Bác. Dù là một vị chủ tịch nước nhưng Bác không hề giống như những vị vua thời phong kiến, không có long bào, không có lầu son gác tía,... mà nơi ở của Bác là ngôi nhà sàn vài ba phòng đơn giản, có vườn cây, ao cá để Bác được lao động sau những giờ làm việc căng thẳng.

Không những vậy trong quân hệ với mọi người Bác cũng rất giản dị. Từ việc đi thăm nhà tập thể công nhân, viết thư cho một đồng chí hay nói chuyện với các cháu miền Nam hoặc đi thăm và tặng quà cho các cụ già mỗi khi Tết đến. Trong lần về quê, khi mọi người kéo đến rất đông Bác đã cùng mọi người ngồi trước cửa nhà nói chuyện. Dù là một vị chủ tịch nước nhưng ta không hề thấy Bác cao sang xa vời mà luôn gần gũi thân thiết.

Câu trả lời:

Chắc hẳn ai cũng biết Bác Hồ phải không? Bác là một vị cha già của dân tộc, bác là người lãnh tụ tài ba, Bác là một vị danh nhân của thế giới. Đấy, Bác Hồ của chúng ta vĩ đại như vậy đấy, nhưng Bác không kiêu ngạo, như PHẠM VĂN ĐỒNG đã nói Bác giản dị trong lối sống, Bác giản dị trong quan hệ với mọi người và trong lời nói và bài viết.
Rất đúng! Tuy Bác là một người luôn bận rộn nhưng Bác vẫn đi thăm các em thiếu nhi. Bác luôn động viên các em thiếu nhi là"tuổi nhỏ làm việc nhỏ tuỳ theo sức của mình"Bác còn ra 5 điều, để dạy thiếu nhi. Bác hay thăm các em ở trại trẻ mồ côi,Bác còn phát kẹo cho các cháu. Không những Bác quan tâm đến các em thiếu nhi, mà Bác còn quan tâm đến các cô chú công nhân, Bác lo cho cuộc sống của họ. Đêm 30 Bác lại đi thăm các hộ gia đình nghèo Bác còn tặng quà, ân cần hỏi han sức khoẻ. Khi Bác đọc bảng tuyên ngôn độc lập Bác hỏi"Mọi người có nghe rõ không ?Vầo ngày trung thu Bác thuờng làm thơ cho các em thiếu nhi "Trung thu trăng sáng như gương Bác hồ ngắm cảnh nhớ thuơng nhi đồng"
Thế đấy cuộc sống của Bác rất giản dị, nhưng tình cảm của Bác thì không hề giản dị. Tình cảm của Bác dành cho chúng ta bằng một đại dương, đại dương ấy sẽ không bao giờ cạn được. Chúng ta tuy còn nhỏ nhưng chúng ta vẫn có thể làm cho Bác vui lòng được đó là cố gắng học thật giởi để mai sau chúng ta có thể giúp ích cho đất nước Việt Nam này. "Bác ơi ! Bác à! Bác cứ ngủ thật ngon, chúng con sẽ luôn cố gắng thực hành điều Bác mong muốn! " Đó là điều em muốn nói trước khi Bác ra đi

Câu trả lời:

Bài làm“Chi tiết nhỏ làm nen tác phẩm lớn” là một trong những cách xâydựng tình huống truyện vô cùng đọc đáo của hai nhà văn là Nguyễn Dữ với“Chuyện người con gái Nam Xương” và O Hen- ri với “Chiếc lá cuối cùng”.Tuy nhiên có một điều trái ngược nhau giữa hai câu chuyện mà chính vì điềuđó đã để lại trong lòng người đọc một ấn tượn khó phai mờ. Đó là chi tiết cáibóng trong truyện của Nguyễn Dữ đã giết chết một con người, còn chi tiếtchiếc lá trong truyện của O Hen-ri lại cứu sọng một con người.Cùng với hai câu chuyện hai tác giả của chúng ta đã khiến đọckhông khỏi ngạc nhiên với nghệ thuật xây dựng tình huống truyện vô cùngtinh tế. Cái bóng và chiếc lá chỉ là một chi tiết nhỏ nhưng nó lại là nút thắtmở của câu chuyện. Cũng chính nhờ nó mà đọc giả có thể hiểu được giá trịmà hai nhà văn muốn truyền đạt.Vũ Nương - nhân vật chính trong “Chuyện người con gái NamXương” là một cô gái nết na, thùy mị, tư dung tốt đẹp, cô mang cho mìnhnhững phẩm giá tốt đẹp của người phụ nữ ngày xưa. Nhưng trớ trêu thay côlại là một người “hồng nhan bạc mệnh”, số phận lại không để nàng đượchưởng sự hạnh phúc mặc dù nàng đã làm rất nhiều. Lo lắng chăm sóc chomẹ chồng, cố gáng chu toàn mọi thứ trong gia đình. Vũ Nương yêu thương con, yêu thương chồng “ba năm giữ gìn một tiết”. Chính vì sự chân thật vàgiản dị của nàng, nên cứ mỗi đêm đến Vũ Nương trỏ bóng mình trên tườngvà nói với đứa con trai rằng đó là cha nó. Và chi tiết cái bóng đã bắt đầu xuấthiện ngay lúc này. Nó xuất hiện một cách vô cùng tự nhiên nhưng ngờ chínhvì nó mà đã xảy ra một tình huống vô cùng éo le. Sau thời gian đi lính,Trương Sinh – chồng của nàng trở về. Vốn có tính hay ghen, lúc này TrươngSinh đã vô cùng tức giận khi nghe những lời nói vô tình của con trẻ “ngườimà đêm nào cũng đến, mẹ Đản ngồi cũng ngồi, mẹ Đản đứng cũng đứng vàkhông bao bế đản cả”. Và giờ đây chi tiết cái bóng là nút thắt của câuchuyện, nút thắt cho sự ghen tuông mù quáng của Trương Sinh đã lên đến tộtđỉnh. Chàng đã mắng nhiếc và đánh đuổi nàng Vũ Nương đi chỉ vì một lý dochưa rõ được ngọn ngành là như thế nào. Mặc cho những lời nói giúp củahàng xóm hay những lời than, lời minh oan rớm máu của người vợ”tô sonđiểm phấn từng đã nguôi lòng”. Trương Sinh đã không màng tới thậm chí còn không tìm hiểu nguyên nhân của nó mà cứ nghĩ oan cho vợ. Không còncách nào khác, người phụ nữ bạc mệnh phải tìm đến con đường chết để bảo vệ phẩm giá của mình. Tình tiết truyện cao trào khi nàng đã gieo mìnhxuống dòng Hoàng Giang để tự vẫn. Sau khi Vũ Nương chết, Trương Sinhtìm hiểu mọi chuyện thì mới biết đó lại là một cái bóng và vô cùng hối hận vì đã nghi oan cho vợ. Lúc này lại một lần nữa chi tiết cái bóng xuất hiện một lần nữa nhưng giờ đây cái bóng lại là nút mở cho câu chuyện. Ta thấy đó, chỉ là một chi tiết nhỏ - cái bóng, một chi tiết vô tri vô giác, dù nó vô tình nhưng nó lại gây ra cái chết oan khuất, đầy bi thảm củaVũ Nương. Vì thế sự tài tình trong ngòi bút của Nguyễn Dữ thật là khéo léo.Khác với “Chuyện người con gái Nam Xương” , nhà văn O Hen –ri với tác phẩm “Chiếc lá cuối cùng” cũng là một câu chuyện vô cùng độcđáo khi chi tiết chiếc lá trong truyện cũng là nút thắt mở, nhưng lần này làcứu sống một con người. Giôn – xi, Xiu và cụ Bơ- men dều là những họa sĩ nghèo. Giôn – xibị bệnh sưng phổi, Xiu như một người chị đã cố gắng rất nhiều để chăm sócGiôn – xi. Còn cụ Bơ – men , ông luôn ao ước vẽ được bức tranh vĩ đại màchưa thực hiện được. Là một người yếu đuối, Giôn – xi nằm trên gườngbệnh với một tâm trạng chán nản não nề, đày tuyệt vọng. Nhìn những chiếclá thường xuân nhỏ nhoi bám trên cây ngoài cửa sổ, cô lại có một suy nghĩtiêu cực cho mình rằng khi chiếc chiếc lá cuối cùng trên cây roi xuống thìchính là lúc cô ấy rời xa cõi đời. Những suy nghĩ làm cho nỗi lo lắng tronglòng Xiu càng thêm đáng sợ kể cả cụ Bơ – men. Xuất hiện lần đầu tiên, chỉmột chi tiết chiếc lá nhỏ nhoi mà lại đem đi đánh đổi với mạng sống của conngười hay sao? Và rồi một đêm giông bão đã trôi qua, Xiu và Giôn – xi kểcả người đọc cứ tưởng rằng chiếc lá thường xuân cuối cùng đó đã rơi. Xiu đãmở màn một cách uể oải. Nhưng thật hay khi O Hen – ri lại để cho chiếc láthường xuân vẫn còn trên cây, chiếc lá vẫn cố sức chống chọi lại bão bùngđể có thể tiếp tục sống trên cây. Và giờ đây chi tiết chiếc lá một lần nữa trước mặt của Giôn – xi, nhưng lần này chiếc lá không đem lại sự tuyệt vọngcho cô mà laj là một niềm tin. Chỉ một chiếc lá nhỏ bé nhưng nó vẫn cóniềm tin , vẫn có sức mạnh để chống lại những khó khăn. Vậy sao một conngười lại phải thua nó, thua những ý chí mãnh liệt của nó. Đáng ra conngười cũng phải làm được như nó, cũng sẽ đứng lên trước giông tố cuộc đời.Ý nghĩ đó đã soi sáng vào đầu của Giôn – xi, nhờ chiếc lá mà cô đã có tinhthần trở lại, bước qua khỏi cửa ải tử thần để có sống, sống một cách tốt hơn. Nào ngờ đâu, càng vào sâu câu chuyện người đọc lại ngỡ ngàngrằng chiếc lá bám trên tường ấy không phải là chiếc lá thật mà chính là chiếclá giả, và chính do cụ Bơ – men đã vẽ nó. Cụ đã vẽ nó trong đêm mưa gió ấysao? Và cuối cùng vì vẽ chiếc lá ấy mà cụ đã bị sưng phổi và chết. Chiếc lá –một tác phẩm mà cụ tuy rất giống với chiếc lá thật nhưng cái chính ở đâychiếc lá là sự kết tinh của hành động cao đẹp, của sự hi sinh cao cả, thấm đượm tình người của cụ Bơ – men. Nhờ chiếc lá đó đã đem lại cho Giôn –niềm tin, nghị lực, tạo sức mạnh để cô ấy đứng lên phía trước. Chi tiết chiếclá là biểu tượng của lòng nhân ái của một con người, thể hiện sức mạnhtrong cuộc sống. Vì thế ta mới nói chi tiết chiếc lá đã cứu sống một conngười.Việc hai tác giả lựa chon chi tiết nhỏ đọc đáo trong truyện để tạo ragiá trị lớn của tác phẩm. Đây là một nghệ thuật vô cùng độc đáo và tinh tế.Quả thực đúng như đã nói “Chiếc bóng trên tường trong tác phẩmChuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ đã giết chết một conngười, còn chiếc lá trên tường trong truyện Chiếc lá chuối cùng của O Hen-ri đã cứu sống một mạng người. Từ hai câu chuyện ta cũng thấy được giá trịcủa cuộc sống về cách nhìn nhận và hành động đúng đắn, chính chắn chứđừng để chỉ một việc nhỏ mà làm ta hối hận suốt cả đời.

Câu trả lời:

Cô bé bán diêm có một hoàn cảnh thật bất hạnh. Mẹ mất sớm, em sống với người cha hay chửi bới, mắng nhiếc và đe dọa đánh đập. Trong đêm giao thừa, khi nhà nhà đều quây quần bên lò sưởi ấm cúng, cây thông Nô-en được trang hoàng rực rỡ những ngôi sao và bàn cỗ đầy đặn thức ăn, cùng nhau đón chào một năm mới với bao điều tốt đẹp. Cô bé tội nghiệp ấy vẫn lang thang ngoài đường trong giá buốt, không ai để ý đến em, mua cho em những que diêm nhỏ bé. Em nép vào góc tường tăm tối và quẹt những que diêm như muốn xua đi không khí lạnh buốt. Khi ánh sáng nhỏ nhoi sáng lên, em như sống trong những mộng tưởng tươi sáng về lò sưởi ấm áp, bàn cỗ đầy đủ thức ăn, rồi em mơ về bà và cùng bà bay lên cao mãi.

Cuối cùng, em đã chết trong đêm giao thừa lạnh lẽo ấy, sự ra đi của em như sự giải thoát khỏi những tăm tối của cuộc đời. Em được đến bên người thân ở một thế giới khác. Nhà văn đã nâng đỡ linh hồn của em bé đáng thương, dường như không phải em chết mà em đang đi vào cõi bất tử, nơi có tình thương bao la của bà em mà em từng khao khát với nụ cười mãn nguyện. Câu chuyện với kết thúc buồn đã để lại bao xúc động trong lòng người đọc

Câu trả lời:

Truyện Kiều là kiệt tác của đại thi hào Nguyễn Du với hơn 3000 câu thơ lục bát. Nguyễn Du được xem là người có vốn ngôn ngữ phong phú và chữ “tâm” rất sáng. Ông được yêu quý không phải vì kiệt tác Truyện Kiều mà còn ở nhân phẩm, cốt cách con người của ông. Nguyễn Du để lại trong lòng người đọc nhiều ấn tượng sâu đậm nhất.

Nguyễn Du – một bậc thầy của ngôn ngữ trong văn chương. Truyện Kiều là minh chứng cho điều này. Để sáng tác được một tác phẩm thơ đồ sộ như thế cần phải có một tài năng thiên bẩm, được trau dồi và rèn giũa qua một quá trình dài. Đó là sự nỗ lực cống hiến cho văn học, cho niềm đam mê. Nguồn ngôn ngữ mà Nguyễn Du thể hiện trong Truyện Kiều giống như “thiên từ điển” giúp cho người đọc có thêm nhiều phát hiện thú vị nhất.

Truyện Kiều kể về cuộc đời của tuyệt sắc giai nhân Thúy Kiều với nhiều nước mắt và bất hạnh. Nguyễn Du đã rất kỳ công để xây dựng nên hình tượng điển hình cho vẻ đẹp thời bấy giờ, một Thúy Kiều vừa đẹp người vừa đẹp nết. Nỗi gian nan mà nàng phải trải qua đằng đằng suốt bao nhiêu năm trời. Người đọc sẽ nhận ra 15 năm Kiều lưu lạc nhân gian với bi thương rất nhiều cũng chính là 15 năm lưu lạc nơi quê vợ của Nguyễn Du. Ông cũng đã phải trải qua những năm tháng cơ cực, bần hàn nhất. Có lẽ vì lý do này mà ông đã thổi hồn vào từng câu chữ một cách tinh tế và nhuần nhuyễn như vậy.

Truyện Kiều không những là kiệt tác đồ sộ của văn học Việt Nam mà nó còn được dịch ra rất nhiều thứ tiếng. Sức ảnh hưởng của Truyện Kiều đã khiến cho Nguyễn Du trở thành “đại thi hào”. Điều này thực sự xứng đáng với một con người cống hiến hết mình cho nghệ thuật như Nguyễn Du.

Để viết được một kiệt tác làm rung động lòng người và có ý nghĩa sâu sắc đối với cuộc sống như vậy, chắc chằn rằng Nguyễn Du phải là người am hiểu được nỗi khổ cùng cực của con người trong xã hội phong kiến thời bất giờ. Đặc biệt là thân phận rẻ mạt, hẩm hiu của người phụ nữ, tài hoa nhưng bị chà đạp, vùi dập.

Giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo mà Nguyễn Du gửi gắm trong truyện Kiều chính là tấm lòng, là sự tha thiết đòi công bằng cho một con người. Tấm lòng, chữ tâm bao la của Nguyễn Du đã khiến những câu chữ cũng trở nên bật khóc. Lời thơ cũng chính là tiếng khóc, tiếng kêu than cho Nguyễn Du đối với một kiếp người.

Ông đã gieo vào lòng người đọc niềm ai oán, thống khổ của những con người thấp cổ bé họng trong xã hội. Tiếng kêu cứu của họ dường như mãi ở sâu dưới đáy giếng, không ai thấu, không ai hiểu. Nguyễn Du đã khóc cùng nhân vật của mình, họ đau bản thân ông cũng đau rất nhiều. Có những lúc đọc truyện Kiều có cảm giác như câu chữ như vỡ ra, lòng đau thắt.

Nguyễn Du – một con người có trái tim nhân hậu và tình yêu thương bao la. Đây chính là nhân tố làm nên sự thành công của Truyện Kiều. Dù ra đời từ lâu nhưng cho đến bây giờ Truyện Kiều vẫn chưa bao giờ thôi gợi lên niềm xót thương cho người đọc. Chữ tâm, chữ tình của tác giả như hòa quyện vào trong nỗi đau và niềm xót thương đối với một kiếp người.

Hơn hết Nguyễn Du đã làm tròn bổn phận của một người có thể truyền được tình cảm đến người đọc. Đó chính là giá trị nhân văn sâu sắc. Ông khiến những ai tiếp xúc với Truyện kiều đều mang trong mình lòng trắc ẩn cho con người trong xã hội đầy rẫy bất công như vậy.

Nguyễn Du thực sự là tác giả để lại sự yêu mến vô bờ đối với độc giả. Đọc Truyện Kiều, người đọc hiểu một phần nào cuộc đời nổi trôi của ông và càng khâm phục hơn nữa nghị lực của ông, của chính nhân vật.