Cảm nghĩ về làn gió mát ngày hè
Giúp mk với, please
tìm hộ mk câu trần thuật đơn trong đoạn văn này nha
Mùa hè bắt đầu từ tháng giữa tháng tư, những tia nắng vàng sánh như mật ong xuất hiện, không gian náo nhiệt bởi tiếng ve ngân lên rộn ràng, báo hiệu mùa hè đã đến. Mặt trời đỏ rực, nắng trưa hè thật gay gắt. Thỉnh thoảng những làn gió mát xuất hiện và xua đi không khí nóng nực, oi bức của mùa hè. Em thường được bố mẹ đưa về thăm quê vào mỗi dịp nghỉ hè. Em rất thích ngồi đọc sách dưới những gốc cây có tán lá sum suê, xòe rộng, tỏa bóng mát.
mai mk kiểm tra rồi nhé!!!!!
Mặt trời đỏ rực, nắng trưa hè thật gay gắt
còn đâu bạn tự tìm nhé mk chỉ tìm hộ bạn 1 câu thôi
giúp mk với,mk cần gấp
trong bài Hoa quanh lăng Bác,nhà thơ Nguyễn Bảo có viết:
Mùa đông đẹp hoa mai
Cúc mùa thu thơm mát
Xuân tươi sắc hoa đào
Hè về sen tỏa ngát
Như các chú đứng gác
Thay phiên nhau đêm ngày
Hoa nở quang lăng Bác
Suốt bốn mùa hương bay.
Đoạn thơ trên đã giúp em cảm nhận được điều gì về hoa quanh lăng Bác?
Em thấy hoa quanh lăng Bác rất đẹp, nó được thay đổi bằng các loài hoa theo những mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông.
Cảm nghĩ của em về bài thơ cảnh ngày hè
tham khảo:
Nguyễn Trãi là một nhà thơ lớn của Việt Nam thời kỳ thơ ca trung đại. Ông là một trong những nhà thơ đi đầu trong phong trào thơ Nôm đường luật. Quốc âm thi tập được coi la tập thơ nôm cổ nhất còn lại cho đến ngày nay. Cảnh ngày hè là một bài thơ đặc sắc của nhà thơ Nguyễn Trãi trong tâp thơ Quốc âm thi tập. Bài thơ đã vẽ nên một bức tranh ngày hè tự nhiên, bình dì, qua đó cũng thể hiện tình yêu thiên nhiên, đất nước và niềm mong ước cuộc sống bình yên, no đủ cho muôn dân.
Cảm nhận đầu tiên về bài thơ Cảnh ngày hè trong trái tim người đọc đó là một bức tranh thiên nhiên mùa hè với màu sắc tươi vui, rộn rã, đầy sức sống:
“Rồi hóng mát thuở ngày trường
Hòe lục đùn đùn tán rợp giương
Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ
Hồng liên trì đã tiễn mùi hương”
Ngay trong câu thơ mở đầu nhà thơ đã nói lên những ngày dài đằng đẵng nhàn rỗi của nhà thơ từ những ngày rời quan về ở ẩn. Và cũng từ những ngày nhàn rỗi này, nhà thơ mở rộng tâm hồn, hòa mình vào thiên nhiên rực rỡ. Thơ xưa thường đưa hình ảnh “tùng – cúc – trúc – mai” vào trang thơ. Nhưng nhà thơ Nguyễn Trãi lại đưa những thi liệu mới là những loài cây dân dã như “hòe”, “thạch lựu” vào thơ của mình. Cảnh vật mùa hè lần lượt hiện lên sống động với màu “lục” của tán “hòe” đang xòe tán rộng, vươn lên tỏa bóng mát.
Hè đến còn mang theo màu đỏ rực của “thạch lựu” và sắc hồng của những bông hoa sen trong ao “hồng liên trì”. Ở đây, nhà thơ đã rất thành công khi sử dụng các động từ mạnh “đùn đùn”, “phun” thể hiện một sức sống rất mãnh liệt từ bên trong cây hòe, cây lựu. Tất cả sức sống mãnh liệt ấy dường như đang muốn phun trào, muốn trỗi dậy vươn lên. Không chỉ màu sắc rực rỡ mà bức tranh mùa hè còn mang đến những mùi hương thơm ngát đặc trưng từ những bông sen, một hình ảnh ao sen quen thuộc trong đời sống cũng như trong thơ ca Việt Nam. Đọc những câu thơ của Nguyễn Trãi, người đọc liên tưởng tới một ý thơ khác trong thơ Nguyễn Du cũng viết về mùa hè đáng yêu, rực rỡ như thế:
“Đầu tường lửa lựu lập lòe đơm bông”
Bên cạnh bức tranh thiên nhiên rực rỡ đầy màu sắc, những âm thanh trong cuộc sống của con người từ từ hiện lên:
“Lao xao chợ cá làng Ngư phủ
Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương”
Nhà thơ lắng nghe những âm thanh bình dị của đời thường từ xa vọng lại. Đó là tiếng “lao xao” của “chợ cá làng Ngư phủ”. Âm thanh bình dị ấy cho thấy con người vẫn đang bận rộn với cuộc sống thường ngày nơi chợ làng. Tiếp tục lắng nghe, Nguyễn Trãi còn cảm nhận được tiếng ve “dắng dỏi” bên “lầu tịch dương”. Không chỉ có con người, mà cả những chú ve cũng đang tất bậ trong những ngày hè, góp vào cảnh vật không gian ấy một tiếng ve vui tươi, đầy sức sống.
Hai từ láy “lao xao” “dắng dỏi” được đảo lên đầu câu thơ càng nhấn mạnh được âm thanh tươi vui, bức tranh sinh động cảnh ngày hè. Phải là một người có tâm hồn nhạy cảm, tinh tế và yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống lắm, nhà thơ mới có thể quan sát tỉ mỉ, lắng nghe và cảm được sự phát triển, trỗi dậy của cỏ cây, hoa lá, của âm thanh sống động trước cuộc sống đời thường.
Trước cảnh vật ngày hè vui tươi, rộn rã, sức sống mãnh liệt cuùng cuộc sống tất bật đời thường của người dân lao động, nhà thơ Nguyễn Trãi đã bày tỏ nỗi niềm, khát vọng yên bình, no ấm cho muôn dân:
“Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng
Dân giàu đủ khắp đòi phương”
Trong ý thơ đặc sắc này, nhà thơ đã mượn điển tích tiếng đàn của Ngu Thuấn để giãi bày khát khao mãnh liệt. Ông mong ước có cây đàn để đánh lên khúc “Nam Phong” cho nhân dân nơi nơi “giàu đủ”, hạnh phúc. Đó chính là cái đẹp trong tâm hồn Nguyễn Trãi. Những ngày dài tưởng như về ở ẩn nhàn rỗi nhưng vẫn luôn đau đáu một nỗi niềm yêu nước, thương dân. Câu thơ cuối chỉ sáu từ với nhịp thơ 2/2/2 vang lên như tiếng lòng của nhà thơ, cảm xúc dồn nén chất chứa nhiều nỗi niềm sâu thẳm. Nó không chỉ có vậy, câu thơ còn bộc lộ tâm sự về thời thế lúc bấy giờ, mong một triều đình anh minh giúp cho quốc thái dân an.
Bài thơ Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi đã rất thành công vẽ nên một bức tranh ngày hè rực rỡ, đầy sức sống. Qua đó bài thơ thể hiện tình yêu thiên nhiên, đất nước và niềm khát khao cháy bỏng luôn đau đáu trong tim nhà thơ về một cuộc sống bình yên, no đủ cho muôn dân. Tuy bài thơ cách chúng ta hàng bao thế kỷ, nhưng vẻ đẹp giá trị thẩm mĩ và nhân văn vẫn còn sống mãi trong trái tim người đọc.
Em nghĩ gì về y nghĩa của hình ảnh ''Đánh nhau với cối xay gió'' đã trở thành một điển tích trong văn chương?
AI GIÚP MK VS MK CẢM ƠN NHÌU
Truyện này được viết theo lối văn hài hước, châm biếm và thực sự mang nhiều tầng ý nghĩa.
Có thể hiểu việc tác giả khắc họa Đôn Kihôtê như một kẻ gàn dở, hoang tưởng theo các ý sau đây:
- Chế giễu...
- Ca ngợi... . Và đây mới thực sự là điều làm nên giá trị của tác phẩm. Bởi nó ca ngợi tinh thần xả thân vì chính nghĩa, tình yêu thương, lòng nhân đạo.
- Một ý nghĩa khác - cũng hết sức ý nhị sâu sắc - được gửi gắm qua hình tượng Đôn Kihôtê, đó là một triết lý: khi mà con người sống quá ích kỷ, cùng với những thị hiếu tầm thường, chỉ biết bon chen, lo cho bản thân mình, thì những người xả thân vì nghĩa, biết yêu thương, biết đấu tranh vì những điều tốt đẹp - trong mắt người đời sẽ dễ bị cho là gàn dở, tâm thần, hoang tưởng v.v...
Thời đại nào cũng vậy thôi. Ngay trong thời đại ngày nay thì ý nghĩa đó vẫn còn nguyên giá trị.
Hình tượng Đôn Kihôtê cũng mang những ý nghĩa như trên. Đây được coi là hình ảnh tiêu biểu và đáng nhớ nhất của câu truyện. Chàng Đôn Kihôtê đáng thương nhưng cũng đáng yêu vô cùng bởi sự ngây thơ, mù quáng, mà lại rất đáng trân trọng khi quyết tâm xả thân vì nghĩa một cách vô điều kiện và đầy nhiệt huyết. Hiển nhiên là chàng đã bị "thua" một cách ê chề và thảm hại - điều này là chắc chắn, ai cũng biết và thấy trước được (sẽ có nhiều người rủa là "ngu" và "điên" )Nhưng ý nghĩa thật sự mà Cervantes muốn gửi gắm trong đó thì lại chính là sự ca ngợi và trân trọng dành cho tinh thần bảo vệ công lý và chính nghĩa của chàng hiệp sĩ gàn dở xứ Mantra.
đó là sự ảo tưởng điển hình nhất dc khắc họa trong văn học
Hình ảnh "đánh nhau với cối xay gió" đã thể hiện sự ảo tưởng của Đôn ki-hô-tê và sự hèn nhát của Xan-chô pan-xa.Nhưng củng thể hiện sự dũng cảm, chiến đấu vì công lí của Đôn ki-hô-tê và sự sáng suốt của Xan-chô Pan-xa.Bằng phép tương phản đối lập đã bổ trợ tính cách cho cả hai nhân vật
Cảm nhận của em về đoạn thơ:
Suốt ngày hè chịu nắng
Toả bóng mát che người
Đến giờ mùa đông lạnh
Lá còn cháy đỏ trời.
Của nhà thơ Trần Đăng Khoa
Cho câu văn: gió mát đêm hè mơn man chú. Bộ phận chủ ngữ trong câu trên là:
A.gió
B.gió mát
C.gió mát đêm hè
Em hãy tả mùa hè theo cảm xúc của em và cảm nghĩ về những ngày hè .
Phải nêu được những ý chính :
- Ánh nắng
- Hoa phượng
- Tiếng ve
- Các trò chơi thường chơi vào ngày hè .
Thế là tháng tư đã tới rồi kìa, ngoài sân trường từng cây phượng với những bông hoa đang đổi màu sắc đỏ, ánh nắng mặt trời cũng trở nên rực rỡ và chói chang để báo hiệu cho một mùa hè sẽ và đang tới..
Mùa hè tới ánh mặt trời trở nên chói mắt, gay gắt và ánh mặt trời làm màu xanh của cây trái nổi bật hơn, vàng tươi như ráng mật. Xuân, hạ, thu, đông mùa nào cũng đẹp cả, mùa nào em cũng rất thích cả,. Nhưng em vẫn thích nhất là mùa hè.Bởi vì mùa hè em được nghỉ thư giãn sau những tháng phải đi học thường xuyên, và đó cũng là thời gian mà em sẽ được làm những điều thú vị mà vào những ngày đi học em sẽ không thực hiện được.
p/s: một đoạn nhé, tham khảo
Nhân ngày truyền thống vùng mỏ, em hay viết một đoạn văn (từ 5→7 câu) nói về tình cảm, cảm nghĩ của em với nghành than. (GIÚP MK NHA MK VỘI LẮM RÙI T_T)
Viết đoạn văn về cảm nghĩ của em sau những ngày nghỉ hè bổ ích
Tham khảo nhé :
Sau chín tháng học tập, kì nghỉ hè là thời gian không chỉ để các em “xả hơi” mà đây là dịp để các em có những trải nghiệm mới, có những bài học mới lí thú, bổ ích và sinh động tại nơi các em nghỉ hè. Trên thực tế, ở nhiều nơi, bắt đầu bước vào kì nghỉ hè, nhiều phụ huynh đã lo lắng cho việc đưa con đến nhà thầy cô, đến trường để học thêm. Nhiều phụ huynh cho rằng vì trong hè không phải học chính khóa, sợ các em quên kiến thức nên tranh thủ cho con học thêm nhiều dưới mọi hình thức. Điều đó, không chỉ gây nên sự mệt mỏi mà còn tạo thêm áp lực cho các em khi mà thời tiết oi nồng, vừa xong chương trình học chính khóa, các em lại phải bước vào chương trình học thêm liên miên. Và như thế, mùa hè với bao điều bổ ích dường như sẽ qua nhanh đối với các em.
Có những gia đình không đưa con em mình đi học thêm thì lại bỏ mặc các em chìm đắm trong game, điện tử hay tụ tập bạn bè… điều đó không những làm cho con em mình không có kì nghỉ hè đúng nghĩa mà còn gây ra nhiều hậu quả xấu đối với bản thân các em và xã hội.
Dù ở thành phố, thị xã, khu trung tâm hay vùng nông thôn, các gia đình hãy dành sự quan tâm đúng mức để tổ chức cho các em một kì nghỉ hè bổ ích. Muốn vậy, cần sắp xếp một cách khoa học lịch trình tổ chức và những công việc sẽ thực hiện trong thời gian các em nghỉ hè. Cụ thể là, phụ huynh cần xây dựng kế hoạch cho những chương trình hè.
Thứ nhất là chương trình trải nghiệm thực tế. Chương trình này sẽ dễ dàng hơn đối với đối tượng học sinh ở vùng nông thôn vì thường ngày các em đã được tiếp xúc với cuộc sống nơi thôn dã, đồng quê và trực tiếp thực hiện những công việc thường nhật. Ngoài việc tham gia học kì quân đội do tổ chức Đoàn Thanh niên tiến thành, phụ huynh ở thành phố nên cho con em mình trải nghiệm thực tế qua các hoạt động như dã ngoại, quan sát, tham quan… qua đó, giúp các em vừa được thảnh thơi đầu óc, tâm hồn rộng mở và am hiểu nhiều hơn về cuộc sống xung quanh mình.
Thứ hai là chương trình về nguồn. Bởi trong năm học, các em khó có thời gian về quê thăm ông bà, anh em hai bên nội ngoại hay đi thăm một số di tích lịch sử của quê hương. Vì vậy, kì nghỉ hè là dịp để bố mẹ hay anh chị tổ chức cho các em về thăm quê, thăm ông bà, thăm một số di tích lịch sử để các em thêm yêu nguồn cội, quê hương bản quán của mình. Nếu có thể, tổ chức cho các em ở cùng ông bà một vài ngày để các em học được và nghe lời chỉ bảo của ông bà.
Thứ ba là chương trình rèn kĩ năng. Đó là chương trình đưa các em về với thực tế cuộc sống, trải nghiệm và qua đó, các em sẽ được rèn những kĩ năng cần có. Chẳng hạn như kĩ năng phòng tránh đuối nước, kĩ năng tránh cảm nắng, kĩ năng giao tiếp với cộng đồng, kĩ năng chia sẻ với những người xung quanh, kĩ năng hòa nhập… Chương trình này giúp các em thêm yêu cuộc sống xung quanh mình, dày dạn và tự tin hơn trong cuộc sống.
Thứ tư là chương trình kết nối. Học sinh trong thời gian hè có nhiệm vụ phải tham gia sinh hoạt hè tại địa phương. Vì thế, đây là cơ hội để các em được sinh hoạt trong một môi trường mới, được phối hợp với địa phương để tổ chức các hoạt động hỗ trợ cộng đồng như tình nguyện, từ thiện, văn nghệ thể thao… Các em vừa được làm, vừa được trải nghiệm và qua đó sẽ được trưởng thành hơn.
Thứ năm là chương trình củng cố kiến thức. Sau khi tổ chức những chương trình nói trên, để các em không quên nhiệm vụ học tập, phụ huynh cần tổ chức cho con em mình đến trường học hè theo kế hoạch tổ chức bồi dưỡng hè của nhà trường. Tuy nhiên, việc tham gia học hè ở mức độ vừa phải, chương trình không quá nặng nề dẫn đến gây áp lực cho các em. Trong thời gian này, phụ huynh cần khéo léo tổ chức cho con em mình kết hợp giữa việc học trên lớp với tham gia các công việc thường nhật ở nhà. Như thế, các em vừa được củng cố kiến thức vừa được rèn ý thức tự giác, kĩ năng làm các công việc trong gia đình.
Tùy thuộc vào lứa tuổi, bậc học, phụ huynh cần tư duy và lên kế hoạch cho kì nghỉ hè của con em mình thật khoa học và hiệu quả. Trước khi nghỉ hè, các nhà trường và giáo viên chủ nhiệm cần tư vấn thêm cho phụ huynh. Hãy tạo cho các em một tâm thế thật thoải mái, hồn nhiên để bước vào kì nghỉ hè đầy bổ ích, hãy cho các em một mùa hè đích thực, để qua đó, các em trưởng thành hơn, có nhiều kỉ niệm đẹp và thêm yêu cuộc sống hơn
Hè em đi chơi , cày game , hè rất bổ ích vs em nhưng em bt cô sẽ tặng em 1 điểm 0 =>
Khi những con đường trong thành phố bắt đầu có tiếng ve râm ran, khi hai tiếng đã bắt đầu nở rộ những khóm hoa phượng vĩ đỏ thắm thì khi ấy là lúc một mùa hè mới, một kỳ nghỉ thú vị sắp bắt đầu.
Nghỉ hè – đó là hai tiếng quen thuộc đối với mỗi người học sinh. Đó là khoảng thời gian rảnh rỗi, nghỉ ngơi. Sau suốt một năm học bận rộn. Đó cũng là khoảng thời gian mà họ dành cho gia đình nhiều nhất.
Một buổi sáng thức dậy với ánh nắng sớm tinh khiết rọi vào gian phòng nhỏ bé của mình, tôi bỗng thấy có một cảm giác kỳ lạ trong lòng. Cái ánh nắng dịu nhẹ của buổi sớm, tiếng chim ca líu lo đầu hè, tiếng tấp nập của xe cộ ngoài phố như giải thích cho cái cảm giác kỳ lạ ấy. Tôi bắt đầu một kỳ nghỉ hè bằng những chuyến đi chơi với gia đình mình, về thăm quê nội, quê ngoại tôi thấy mình biết thêm được thật nhiều điều. Quê tôi đẹp lắm! Rồi những lần đi biển tôi vui đùa thỏa thích với sóng biển dưới bầu trời trong xanh không gợn chút mây. Những khoảnh khắc yêu thương, những tình cảm chan chứa và niềm vui ấy chỉ có vào ngày nghỉ hè mà thôi.
Nghỉ hè như đã trở thành một khoảng không gian mà ai cũng mong ước nó đến thật nhanh, thật gần để được sum họp gia đình, để được vui đùa thỏa thích bên nhau. Nghỉ hè là lúc mà những dấu ấn, những kỷ niệm đẹp nhất của mỗi người được tạo dựng nên, được vun đắp bằng tình yêu thương của mỗi người. Phải cảm ơn mùa hè, cảm ơn những kỳ nghỉ đã cho chúng ta những giây phút thư giãn.
Nhưng không phải mùa hè lúc nào cũng cười, lúc nào cũng vui. Có những lúc, người ta ngồi thu mình lại một góc, nghĩ về những kỷ niệm của năm học cũ, nghĩ về những gì đã thả mình vào sự vui sướng với gia đình mà quên mất bạn bè, những người đã gắn bó với ta trong suốt chặng đường học tập, quên mất những ký ức của tuổi học trò suốt năm học vừa qua. Mùa hè cũng làm cho ta phải xa bạn bè một thời gian, xa thầy cô mà mình quý mến.
Cũng thật buồn!
Có thể vì những lý do đó mà có người yêu kỳ nghỉ hè hoặc có người lại không thích kỳ nghỉ hè. Mỗi người có một ý nghĩ khác nhau vể mùa hè cũng như mùa hè mang lại cho mỗi người một cảm giác khác nhau.
Tôi yêu mùa hè vì mùa hè.
I. Chính tả nghe - viết (5 điểm)
Giáo viên đọc cho học sinh viết bài “Gió heo may”
Bao giờ có làn gió heo may về mới thật là có mùa thu . Cái nắng gay gắt những ngày hè đã thành thóc vàng vào bồ, vào cót, vào kho và đã ẩn vào quả na, quả mít, quả hồng, quả bưởi . . . Những ngày có gió heo may dù nắng giữa trưa cũng chỉ dìu dịu, đủ cho ta mặc một chiếc áo mỏng vẫn thấy dễ chịu. (Theo Băng Sơn)
Học sinh nghe - viết: Bài “Gió heo may”