Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
25 tháng 9 2018 lúc 8:11

- Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa; nhiệt độ trung bình năm cao (trên 21oC), số giờ nắng từ 1400 – 3000 giờ trong một năm, lượng mưa trung bình năm lớn (1500 - 2000mm/năm), độ ẩm không khí rất cao (trên 80%); khí hậu nước ta chia thành hai mùa rõ rệt, phù hợp với hai mùa gió: mùa đông khô lạnh với gió mùa đông bắc và màu hạ nóng ẩm với gió màu tây nam.

- Khí hậu thay đổi theo mùa và theo vùng (từ thấp lên cao, từ Bắc xuống nam và từ tây sang đông) rất rõ rệt.

- Khí hậu diễn biến thất thường, có nhiều thiên tai (bão, lũ lụt, hạn hán,...).

Minh Lệ
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
16 tháng 8 2023 lúc 0:51

Tham khảo

* Đặc điểm địa hình:

- Các dạng địa hình ven biển rất đa dạng, bao gồm: vịnh cửa sông, bờ biển mài mòn, tam giác châu, các bãi cát phẳng, cồn cát, đầm phá, vũng vịnh nước sâu,...

- Địa hình thềm lục địa có sự tiếp nối với địa hình trên đất liền: nông và bằng phẳng ở phía bắc và phía nam, hẹp và sâu ở miền Trung.

- Địa hình đảo:

+ Ngoài quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, nước ta có hệ thống đảo ven bờ phân bố tập trung ở vùng biển Quảng Ninh, Hải Phòng, Khánh Hoà, Kiên Giang,... Các đảo ven bờ có diện tích lớn nhất là Phú Quốc (Kiên Giang), Cát Bà (Hải Phòng),...

+ Ở phía bắc, đặc biệt trong vùng biển Quảng Ninh - Hải Phòng các đảo, quần đảo thường có cấu tạo từ đá vôi với các dạng địa hình các-xtơ.

+ Ở phía nam, nhiều đảo và quần đảo lớn có nguồn gốc hình thành từ san hô.

* Đặc điểm khí hậu: vùng biển đảo nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa.

- Nhiệt độ bề mặt nước biển trung bình năm là trên 23°C.

+ Mùa hạ: nhiệt độ giữa các vùng biển ít chênh lệch;

+ Mùa đông: nhiệt độ giảm khá nhanh từ vùng biển phía nam lên vùng biển phía bắc.

+ Biên độ nhiệt độ trung bình năm ở vùng biển đảo nhỏ hơn trên đất liền.

Hướng gió thay đổi theo mùa:

+ Từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, gió mùa mùa đông và Tín phong có hướng đông bắc chiếm ưu thế;

+ Từ tháng 5 đến tháng 9, gió mùa hướng đông nam chiếm ưu thế.

+ Gió trên biển mạnh hơn trên đất liền rõ rệt.

- Lượng mưa trên biển thường nhỏ hơn trên đất liền, khoảng trên 1 100 mm/năm; các đảo có lượng mưa lớn hơn.

- Vùng biển nước ta là nơi chịu nhiều thiên tai: bão, áp thấp nhiệt đới, lốc,... Trung bình mỗi năm có 3 - 4 cơn bão trực tiếp đổ bộ vào vùng biển Việt Nam.

* Đặc điểm hải văn:

- Độ muối trung bình: khoảng 32%0 - 33%0, biến động theo mùa và theo khu vực.

- Dòng biển ven bờ: có sự thay đổi theo mùa, cả về hướng chảy và cường độ.

+ Về hướng chảy: mùa đông, dòng biển có hướng đông bắc - tây nam; mùa hạ, dòng biển chảy theo hướng ngược lại, là tây nam - đông bắc.

+ Về cường độ: dòng biển mùa đông chảy mạnh hơn dòng biển mùa hạ.

- Trên vùng biển Việt Nam còn xuất hiện các vùng nước trồi, vận động theo chiều thẳng đứng, kéo theo nguồn dinh dưỡng cho các loài sinh vật biển.

- Chế độ thuỷ triều rất đa dạng:

+ Bao gồm: nhật triều đều, nhật triều không đều, bán nhật triều và bán nhật triều không đều. Trong đó, chế độ nhật triều đều rất điển hình (đặc biệt ở vịnh Bắc Bộ).

+ Độ cao triều cũng thay đổi tuỳ đoạn bờ biển (cao nhất là từ Quảng Ninh đến Thanh Hoá, thấp nhất là vùng biển ven bờ đồng bằng sông Cửu Long).

Lê Hiếu
Xem chi tiết
ncjocsnoev
1 tháng 5 2016 lúc 16:39

* Trái Đất có 5 đới khí hậu : 2 ôn đới , 2 hàn đới , 1 nhiệt đới.

* Đặc điểm của các đới khí hậu :

- Nhiệt đới :

+ Giới hạn : Từ 23 độ 27 phút Bắc đến 23 độ 27 phút Nam .

+ Đặc điểm khí hậu :

Nhiệt độ : Nóng quanh năm

Lượng mưa : Từ 1000mm đến 2000mm

Gió : Tín Phong

- Ôn đới :

+ Giới hạn : Từ 23 độ 27 phút Bắc đến 66 độ 33 phút Bắc ; 23 độ 27 phút Nam đến 66 độ 33 phút Nam,

+ Đặc điểm khí hậu :

Nhiệt độ : Trung bình

Lượng mưa : Từ 500mm đến 1000mm

Gió : Tây ôn đới.

- Hàn đới :

+ Giới hạn : Từ 66 độ 33 phút Bắc , Nam về 2 cực

+ Đặc điểm khí hậu :

Nhiệt độ : Lạnh quanh năm

Lượng mưa : ↓ 500mmm

Gió : Đông Cực .

Lê Hiếu
4 tháng 5 2016 lúc 5:52

thanks bạn nhiều nha!
 

jony pug
Xem chi tiết
qlamm
14 tháng 12 2021 lúc 0:12

TK

 * Đặc điểm sự phân bố dân cư:

- Dân cư phân bố không đều:

 + Tập trung đông đồng bằng, ven biển ( 600người /km2)

 + Thưa thớt miền núi và cao nguyên( 60người /km2 ).

 + Quá nhiều ở nông thôn ( 74% ), quá ít ở thành thị ( 26% ).

lạc lạc
14 tháng 12 2021 lúc 7:13

tham khảo

 

 Đặc điểm sự phân bố dân cư:

- Dân cư phân bố không đều:

 + Tập trung đông đồng bằng, ven biển ( 600người /km2)

 + Thưa thớt miền núi và cao nguyên( 60người /km2 ).

 + Quá nhiều ở nông thôn ( 74% ), quá ít ở thành thị ( 26% ).

 * Giải thích:

- Các vùng đồng bằng, ven biển có nhiều điều kiện thuận lợi sinh sống và phát triển kinh tế : Địa hình , đất đai , khí hậu , nguồn nước ...

- Dân số thành thị còn ít, chưa thu hút thị dân -> Tỉ lệ đân thành thị thấp, do tập quán sản xuất lâu đời của nhân dân sản xuất nông nghiệp -> Dân số tập trung nhiều ở nông thôn .

 * Các biện pháp:

 - Giẩm tỉ lệ gia tăng tự nhiên .

 - Nâng cao mức sống của người dân .

 - Phân công, phân bố lao động một cách hợp lí nhằm khai thác thế mạnh của từng vùng .

 - Cải tạo xây dựng nông thôn mứi, thúc đẩy quá trình đo thị hoá nông thôn trên cơ sở phù hợp nhu cầu phát triển KT- XH.

Nguyễn Thị Mai Hiên
Xem chi tiết
mạc thảo diệp
Xem chi tiết

-Khí hậu đặc trưng của Việt Nam là khí hậu nhiệt đới gió mùa. Một năm nước ta có 4 mùa nhưng nhận thấy rõ nhất là hai mùa khí hậu đặc trưng: Mùa hè nóng ẩm với gió mùa tây nam và mùa đông lạnh khô với gió mùa đông bắc.

-Giải thích: – Đặc điểm chung khí hậu nước ta là mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa. – Nét độc đáo của nước ta thể hiện ở: + Nhiệt độ trung bình năm trên 21oC, lượng mưa lớn (1500-2000mm/năm) và độ ẩm không khí rất cao (trên 80%).

Minh Lệ
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
14 tháng 8 2023 lúc 22:26

Tham khảo
1.

Tài nguyên khoáng sản nước ta khá phong phú và đa dạng:

+ Nước ta đã xác định được trên 5.000 mỏ và điểm quặng của hơn 60 loại khoáng sản khác nhau.

+ Ở Việt Nam có đủ các nhóm khoáng sản, như: khoáng sản năng lượng (than đá, dầu mỏ, khí tự nhiên,…), khoáng sản kim loại (sắt, đồng, bô-xit, man-gan, đất hiếm,..) và phi kim loại (a-pa-tit, đá vôi,...).

- Phần lớn các mỏ có quy mô trung bình và nhỏ:

+ Phần lớn các mỏ khoáng sản ở nước ta có trữ lượng trung bình và nhỏ. Điều này gây khó khăn cho việc khai thác và công tác quản lí tài nguyên khoáng sản.

+ Một số loại khoáng sản có trữ lượng lớn, như: dầu mỏ, bô-xit, đất hiếm, titan,…

- Khoáng sản phân bố tương đối rộng: tài nguyên khoáng sản ở nước ta phân bố tương đối rộng khắp trong cả nước. Các khoáng sản có trữ lượng lớn phân bố tập trung ở một số khu vực như:

+ Dầu mỏ và khí tự nhiên được tích tụ trong các bể trầm tích ở vùng thềm lục địa;

+ Than đá tập trung ở vùng Đông Bắc;

+ Than nâu có nhiều ở đồng bằng sông Hồng;

+ Titan phân bố chủ yếu ở vùng Duyên hải miền Trung;

+ Bô-xit phân bố chủ yếu ở Tây Nguyên,...
2.
- Sự phong phú, đa dạng của khoáng sản do Việt Nam ở vị trí giao nhau giữa các vành đai sinh khoáng, như: vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương, vành đai sinh khoáng Địa Trung Hải,…
- Do có lịch sử phát triển địa chất lâu dài và phức tạp nên tài nguyên khoáng sản nước ta phân bố tương đối rộng khắp trong cả nước.

 

Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
4 tháng 8 2017 lúc 5:05

Nước ta có hai miền khí hậu:

Miền khí hậu phía Bắc, từ dãy Bạch Mã (vĩ tuyến 16 o B  ) trở ra, có mùa đông lạnh, tương đối ít mưa và nửa cuối mùa đông rất ẩm ướt; mùa hè nóng và mưa nhiều.

Miền khí hậu phía Nam, từ dãy Bạch Mã trở vào, có khí hậu cận xích đạo, nhiệt độ quanh năm cao, với một mùa mưa và một mùa khô tương phản sâu sắc.

Minh Lệ
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
15 tháng 8 2023 lúc 23:14

Tham khảo

* Đặc điểm chung của khoáng sản Việt Nam

- Cơ cấu: Khoáng sản nước ta khá phong phú và đa dạng. Trên lãnh thổ Việt Nam đã thăm dò được hơn 60 loại khoáng sản khác nhau như khoáng sản: năng lượng, kim loại, phi kim loại.

- Quy mô: phần lớn các mỏ khoáng sản ở nước ta có trữ lượng trung bình và nhỏ. Một số mỏ có trữ lượng lớn như:

+ Vùng mỏ Đông Bắc với các mỏ sắt, ti tan (Thái Nguyên), than (Quảng Ninh).

+ Vùng mỏ Bắc Trung Bộ với các mỏ crôm (Thanh Hoá), thiếc, đá quý (Nghệ An), sắt (Hà Tĩnh).

- Phân bố: Khoáng sản nước ta phân bố ở nhiều nơi, nhưng tập trung chủ yếu ở miền Bắc, miền Trung và Tây Nguyên.

* Giải thích:

- Sự phong phú, đa dạng của khoáng sản do Việt Nam ở vị trí giao nhau giữa các vành đai sinh khoáng, đồng thời có lịch sử phát triển địa chất lâu dài và phức tạp nên có nhiều loại khoáng sản.

+ Các mỏ nội sinh thường hình thành ở các vùng có đứt gãy sâu, uốn nếp mạnh, có hoạt động mac-ma xâm nhập hoặc phun trào, như vùng núi Đông Bắc, vùng núi Tây Bắc, dãy Trường Sơn,...

+ Các mỏ ngoại sinh hình thành từ quá trình trầm tích tại các vùng biển nông, vùng bờ biển hoặc các vùng trũng được bồi đắp, lắng đọng vật liệu từ các vùng uốn nếp cổ có chứa quặng,...