Cho cung tròn AC, B thuộc cung tròn và AB=AC. A;B;C có tọa độ lần lượt là (x1,y1); (x2,y2); (x3,y3) đã biết. Tìm tọa độ tâm cung tròn đã cho.
Giúp mik với 😢😢😢
Cho tam giác ABC,vẽ cung tròn tâm C bán kính AB , cung tròn tâm B bán kính AC . Hai cung tròn cắt nhau tại D (A và D thuộc 2 nửa mp đối nhau có bờ BC ). CMR : CD//AB , BD//AC
Ai nhanh mik tik nha cảm ơn nhiều!!
Cho tam giác ABC. Vẽ cung tròn tâm C bán kính bằng AB, cung tròn tâm B bán kính bằng AC, hai cung tròn này cắt nhau tại D (A, D thuộc hai nữa mặt phẳng đối nhau bờ BC) . Chứng minh rằng:
a) △ABC = △DBC
b) CD // AB, BD // AC
Cho nửa đường tròn (O;R) đường kính AB và điểm C thuộc nửa đường tròn sao cho cung AC bằng hai lần cung CB. Gọi M và N là điểm chính giữa các cung AC và BC. Nối MN cắt AC tại I. Hạ ND vuông góc với AC, CB cắt NO tại E.
a, Tính góc MIC;
b) Chứng minh DN là tiếp tuyến của (O; R)
c) Cho R = 5cm. Tính độ dài cung CB và diện tích hình quạt OCB.
a: sđ cung AC=2/3*180=120 độ
=>sđ cung AM=sđ cung MC=120/2=60 độ
sđ cung NB=sđ cung NC=60/2=30 độ
góc MIC=1/2(sđ cung AB+sđ cung MC)
=1/2(180+60)=120 độ
b: N là điểm chính giữa của cung BC
=>ON vuông góc bC
=>ON//AC
=>DN vuông góc NO
=>DN là tiếp tuyến của (O)
Cho nửa đường tròn (O; R) đường kính AB. Vẽ dây CD = R (C thuộc cung AD). Nối AC và BD cắt nhau tại M
a, Chứng minh rằng khi CD thay đổi vị trí trên nửa đường tròn thì độ lớn góc A M B ^ không đổi
b, Cho A B C ^ = 30 0 , tính độ dài cung nhỏ AC và diện tích hình viên phân giói hạn bởi dây AC và cung nhỏ AC
a, Chứng minh được ∆COD đều => A M B ^ = 60 0
b, A B C ^ = 30 0 => A O C ^ = 60 0 => l A C ⏜ = πR 3
cho nửa đường tròn (O) đường kính AB và C là một điểm thuộc nửa đường tròn sao cho cung AC < cung CB ( C không trùng với A và B). Điểm D nằm trên dây cung BC ( D không trùng với C và B), tia AD cắt cung BC tại E.
a) chúng minh DA.DE=DC.DB
b) Gọi F là giao điểm của hai đường thẳng AC và BE. Chứng minh tứ giác FCDE nội tiếp đường tròn
c) Gọi I là tâm của đường tròn ngoại tiếp tứ giác FCDE. Chứng minh đường thẳng IC là tiếp tuyến của (O)
giúp mình với
a) Xét tam giác DAC và tam giác DBE có:
\(\left\{{}\begin{matrix}\widehat{ADC}=\widehat{BDE}\left(\text{đối đỉnh}\right)\\\widehat{DAC}=\widehat{DBE}\left(=\dfrac{1}{2}sđ\stackrel\frown{CE}\right)\end{matrix}\right.\)
\(\Rightarrow\Delta DAC\sim\Delta DBE\left(g.g\right)\)
\(\Rightarrow\dfrac{DA}{DC}=\dfrac{DB}{DE}\Rightarrow DA.DE=DB.DC\).
b) Ta có \(\widehat{FCB}=\widehat{FEA}=90^o\) nên tứ giác FCDE nội tiếp đường tròn đường kính FD.
c) Dễ thấy I là trung điểm của FD.
Từ đó tam giác ICD cân tại I.
Dễ thấy D là trực tâm của tam giác FAB nên \(FD\perp AB\). Ta có: \(\widehat{ICD}=\widehat{IDC}=90^o-\widehat{AFD}=\widehat{BAC}=\dfrac{1}{2}sđ\stackrel\frown{BC}\) nên IC là tiếp tuyến của (O).
Cho tam giác ABC nội tiếp đường tròn (O) đường kính BC(AB<AC, góc AOB>60 độ), D là một điểm thuộc cung nhỏ AB sao cho DA=DB. Đường trung trực của đoạn OA cắt đường tròn (O) tại E và F(F thuộc cung nhỏ AC)
a)CMR sđ cung FC=2 sđ cung DE
b)Đường thẳng qua O song song với DA cắt AC tại J. CMR EJ là phân giác của góc CEF
Cho đường tròn tâm O đường kính AB và dây cung AC căng cung AC có số đo 80 độ. Kẻ cung AD bằng cung AC
a, so sánh các góc của tam giác ABC
b, chứng minh: BC=BD
c, lấy điểm M thuộc cung nhỏ BC. So sánh góc BMN,BAD
Cho hình thoi ABCD có cạnh AB = 5cm và đường chéo AC = 8cm. Đường tròn tâm A bán kính R = 5cm tiếp xúc với đường tròn tâm C tại M thuộc đoạn AC. Đường tròn này cắt CB tại E và cắt CD tại F. Tính tỉ số độ dài của cung BD và cung EF.
Cho tam giác ABC nội tiếp đường tròn (O;R)(AB=AC và góc BAC=30 độ) Gọi D là một điểm thuộc cung nhỏ AB sao cho sđ cung BD=30 độ, E là điểm thuộc cung nhỏ AC sao cho DE=AB và EA<EC, DE căt AB và AC lần lượt tại M và N. Tính AB và AM theo R
8/75
cho đường tròn O đường kính AB , điểm C nằm trên đường tròn (C khác A và B) . gọi M,N lần lượt là điểm chính giữa của cung AC nhỏ và cung BC nhỏ . gọi E là giao điểm của ON và CB . từ N vẽ NK vuông góc AC ( K thuộc AC)
A/ chứng minh tứ giác ECKN là hình chữ nhật và suy ra KN là tiếp tuyến tại N của đường tròn O
B/ vẽ đường kinh ND của đường tròn O . chứng minh tứ giác KEDA là hình bình hành
C/ gọi I là giao điểm của MN và KO . chứng minh (căn 2) /NI = 1/NK + 1/NO
thankkkkkkkkkkkkkkkkkkkk
a) Vì AB là đường kính \(\Rightarrow\angle ACB=90\Rightarrow AC\bot BC\)
mà \(ON\bot BC\) (N là điểm chính giữa cung BC)
\(\Rightarrow CK\parallel EN\) mà \(NK\bot KC\Rightarrow NK\bot EN\)
\(\Rightarrow\angle KCE=\angle KNE=\angle CEN=90\Rightarrow ECKN\) là hình chữ nhật
\(\angle KNO=90\Rightarrow KN\) là tiếp tuyến
b) ECKN là hình chữ nhật \(\Rightarrow ECKN\) cũng nội tiếp
\(\Rightarrow\angle KEN=\angle KCN=\angle CNE\) \((KC\parallel NE)\)
Vì \(AC\parallel ND\) mà ACND nội tiếp \(\Rightarrow ACND\) là hình thang cân
\(\Rightarrow\angle CNE=\angle ADN\Rightarrow\angle KEN=\angle ADN\) \(\Rightarrow KE \parallel AD\)
mà \(KA\parallel ED\) \(\Rightarrow KEDA\) là hình bình hành
c) Vì \(\left\{{}\begin{matrix}MO\bot AC\\NK\bot AC\end{matrix}\right.\) \(\Rightarrow MO\parallel NK\) \(\Rightarrow\dfrac{NI}{IM}=\dfrac{NK}{MO}\Rightarrow\dfrac{NI}{NK}=\dfrac{MI}{MO}=\dfrac{MI}{R}\)
Vì M,N lần lượt là điểm chính giữa cung AC,BC \(\Rightarrow\angle MON=90\)
\(\Rightarrow MN=\sqrt{OM^2+ON^2}=\sqrt{R^2+R^2}=\sqrt{2}R\)
Ta có: \(\dfrac{NI}{NK}+\dfrac{NI}{NO}=\dfrac{MI}{R}+\dfrac{NI}{R}=\dfrac{MI+NI}{R}=\dfrac{MN}{R}=\dfrac{\sqrt{2}R}{R}=\sqrt{2}\)
\(\Rightarrow NI\left(\dfrac{1}{NK}+\dfrac{1}{NO}\right)=\sqrt{2}\Rightarrow\dfrac{\sqrt{2}}{NI}=\dfrac{1}{NK}+\dfrac{1}{NO}\)