. Giải thích dùm mình vè bệnh lùn và bệnh "không lồ"
Khi nói về hiện tượng thừa hay thiếu hoocmôn GH ở người, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1) Nếu thiếu GH ở giai đoạn trẻ em thì gây ra bệnh lùn.
(2) Nếu thiếu GH ở người trưởng thành thì cũng không gây ra tác hại gì.
(3) Nếu thừa GH ở người trưởng thành thì cũng không gây ra hậu quả gì.
(4) Để chữa bệnh lùn do thiếu GH thì có thể tiêm GH vào giai đoạn sau tuổi dậy thì.
(5) Một người “khổng lồ” có thể là do thừa GH ở giai đoạn trẻ em.
A. 4.
B. 1.
C. 2.
D. 3.
Đáp án D.
Có 3 phát biểu đúng, đó là (1), (2) và (5)
GH là hoocmôn sinh trưởng có tác dụng: Kích thích phân chia tế bào và tăng kích thước tế bào; kích thích sụn phát triển thành xương tăng trưởng mạnh mẽ về chiều cao.
Xét các ý sau:
(1) đúng. Vì trẻ em là giai đoạn cơ thể đang phát triển nên thiếu GH sẽ làm cơ thể phát triển chậm lại gây bệnh lùn.
(2) đúng. Vì ở người trưởng thành cơ thể đã phát triển hoàn thiện.
(3) sai. Vì nếu thừa GH ở người trưởng thành thì sẽ làm các phần sụn bọc 2 đầu đốt xương hóa xương và gây bệnh to đầu xương chi, đau khớp.
(4) sai. Vì sau tuổi dậy thì cơ thể ngừng phát triển xương nên nếu bổ sung GH ngoại sinh sẽ không giúp cơ thể tăng trưởng.
(5) đúng. Vì nếu thừa GH ở giai đoạn trẻ em thì tốc độ tăng trưởng của những người này mạnh hơn so với những người khác và đến tuổi trưởng thành thì họ có kích thước “khổng lồ”.
Khi nói về hiện tượng thừa hay thiếu hoocmôn GH ở người, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1) Nếu thiếu GH ở giai đoạn trẻ em thì gây ra bệnh lùn.
(2) Nếu thiếu GH ở người trưởng thành thì cũng không gây ra tác hại gì.
(3) Nếu thừa GH ở người trưởng thành thì cũng không gây ra hậu quả gì.
(4) Để chữa bệnh lùn do thiếu GH thì có thể tiêm GH vào giai đoạn sau tuổi dậy thì.
(5) Một người “khổng lồ” có thể là do thừa GH ở giai đoạn trẻ em
A. 4
B. 1
C. 2
D. 3
Có 3 phát biểu đúng, đó là (1), (2) và (5) → Đáp án D
GH là hoocmôn sinh trưởng có tác dụng: Kích thích phân chia tế bào và tăng kích thước tế bào; kích thích sụn phát triển thanh xương tăng trưởng mạnh mẽ về chiều cao.
Xét các ý sau:
(1) đúng. Vì trẻ em là giai đoạn cơ thể đang phát triển nên thiếu GH sẽ làm cơ thể phát triển chậm lại gây bệnh lùn.
(2) đúng. Vì ở người trưởng thành cơ thể đã phát triển hoàn thiện.
(3) sai. Vì nếu thừa GH ở người trưởng thành thì sẽ làm các phần sụn bọc 2 đầu đốt xương hóa xương và gây bệnh to đầu xương chỉ, đau khớp.
(4) sai. Vì sau tuổi dậy thì cơ thể ngừng phát triển xương nên nếu bổ sung GH ngoại sinh sẽ không giúp cơ thể tăng trưởng.
(5) đúng. Vì nếu thừa GH ở giai đoạn trẻ em thì tốc độ tăng trưởng của những người này mạnh hơn so với những người khác và đến tuổi trưởng thành thì họ có kích thước “khổng lồ”.
- Cần có chế độ dinh dưỡng như thế nào để phòng ngừa bệnh bướu cổ?
- Giải thích nguyên nhân các hiện tượng người “khổng lồ” và người “tí hon”?
Chế độ dinh dưỡng để phòng ngừa bệnh bướu cổ:
- Hạn chế ăn đồ ngọt
- Hạn chế ăn đồ ăn chứa nhiều chất béo
Người khổng lồ: do tuyến yên tiết ra lượng hoocmôn sinh trưởng quá nhiều
Người tí hon: do tuyến yên tiết ra lượng hoocmôn sinh trưởng quá ít
Một cặp vợ chồng bình thường sinh ra 2 đứa con: 1 trai và 1 gái đều mắc bệnh máu khó đông. Họ thắc mắc không biết tại sao con họ lại mắc bệnh như vậy?
Bằng kiến thức của mình, em hãy giải thích nguyên nhân sinh ra 2 đứa con bị bệnh của cặp vợ chồng trên.
Biết rằng bệnh máu khó đông là do gen lặn nằm trên NST giới tính X quy định và không xảy ra đột biến gen và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể trong quá trình phát sinh giao tử của cặp vợ chồng trên.
nêu đặc điểm để sâu bệnh phát sinh?
giải dùm mình cần gấp sáng nay lúc 7h
Báo điện tử Nhân Dân, ngày 9/11/2006 đã đưa tin: "Diện tích lúa bị nhiễm rầy nâu và bệnh vàng lùn (VL) và lùn xoắn lá (LXL) đang tăng rất nhanh. Đầu vụ hè thu mới có 456 ha nhiễm bệnh, đến cuối vụ đã tăng 78 lần, đến ngày 3/10/2006 tăng lên 60 nghìn ha (131 lần). Và 72 nghìn ha là số thống kê để báo cáo cho đợt họp giao ban chống rầy ngày 18/10/2006 của ngành nông nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh. (https://nhandan.com.vn/khoa-hoc/giai-phap-phong-tru-ray-nau-sinh-benh-vang-lun-va-lun-xoan-la-588344)
a. Theo em giữa rầy nâu và bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá có liên quan gì với nhau không?
b. Em hãy đánh giá về tốc độ lây nhiễm bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá trong trường hợp trên.
c. Hãy đề xuất biện pháp phòng chống bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá ở lúa.
a: Rầy nâu là trung gian truyền bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá ở lúa.
b: Tốc độ lây nhiễm bệnh vàng lùn, lùn xoắn trong trường hợp được nêu rất nhanh, trong khoảng 3 tháng, tốc độ đã tăng lên hơn 50 lần so với cuối vụ hè.
c: Biện pháp phòng chống bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá ở lúa:
- Cần cày bừa, làm đất kỹ, vùi lấp tàn dư và nguồn bệnh.
- Sử dụng các giống lúa kháng rầy nâu.
- Dùng thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc từ sinh học để diệt bớt rầy nâu hoặc các động vật có khả năng tiêu diệt bớt rầy nâu như vịt, cá rô phi,.. và các loài thiên địch như bọ rùa, bọ xít mù xanh,....
- Tiêu hủy ruộng lúa bị bệnh để tránh lây lan đến các ruộng khác, bón phân và chăm sóc hợp lý để bù đắp lại năng suất.
Giải giúp mình câu này với Mik cần gấp lắm Thanks C3 :nêu cách phân biệt bệnh truyền nhiễm và bệnh không truyền nhiễm
-Bệnh truyền nhiễm: do các vi sinh vật (như vi rút, vi khuẩn, ...) gây ra, lây lan nhanh thành dịch và làm tổn thất nghiêm trọng cho nghành chăn nuôi (như bệnh tả lợn, bệnh toi gà).
-Bệnh không truyền nhiễm: do vật kí sinh như giun, sán, ve, ... gây ra. Các bệnh không phải do vi sinh vật gây ra, không lây lan nhanh thành dịch, không làm chết nhiều vật nuôi còn được gọi là bệnh thông thường.
Bệnh truyền nhiễm là bệnh có khả năng lây truyền cho người khác có thể thông qua đường tiếp xúc, đường không khí, máu,... Bệnh không truyền nhiễm là bệnh không có các khả năng trên.
VD:
- Do các sinh vật(như vi rút,vi khuẩn...)gây ra,lây lan nhanh thành dịch và làm tổn thất nghiêm trọng cho ngành chăn nuôi.
- Do vật kí sinh như:giun,sán,ve...gây ra.
-Bệnh truyền nhiễm: do các vi sinh vật (như vi rút, vi khuẩn, ...) gây ra, lây lan nhanh thành dịch và làm tổn thất nghiêm trọng cho nghành chăn nuôi (như bệnh tả lợn, bệnh toi gà).
-Bệnh không truyền nhiễm: do vật kí sinh như giun, sán, ve, ... gây ra. Các bệnh không phải do vi sinh vật gây ra, không lây lan nhanh thành dịch, không làm chết nhiều vật nuôi còn được gọi là bệnh thông thường.
2.Giải thích một số bệnh hay xảy ra ở nước ta và các biện pháp phòng tránh bệnh sốt rét và bệnh kiết lị?
Biện pháp :
Bệnh kiết lị:
- Phòng chống: giữ gìn với cá nhân, rửa tay trước khi ăn, sơ chế thực phẩm thật kĩ, ăn chín uống sôi.
- Vì nguyên nhân: do ăn phải thức ăn có bào xác trùng kiết lị. Nên pk giữ gìn với cá nhân, rửa tay trước khi ăn, sơ chế thực phẩm thật kĩ, ăn chín uống sôi.
* Bệnh sốt rét:
- Phòng chống: diệt muỗi, diệt bọ gậy; ko để ao tù nước đọng; thường xuyên phát quang những bụi cây xung quanh nhà; ngủ phải có màn; giữ nhà cửa sạch sẽ, thoáng mát.
- Vì nguyên nhân: trùng sốt rét do muỗi a nô phen truyền vào máu người nên pk diệt muỗi, diệt bọ gậy; ko để ao tù nước đọng; thường xuyên phát quang những bụi cây xung quanh nhà; ngủ phải có màn; giữ nhà cửa sạch sẽ, thoáng mát.
Giải thích cơ sở khoa học bệnh sâu răng do ăn kẹo nhưng không vệ sinh đúng cách?
giúp mình gấp với ạ, cảm ơn ạ
Sâu răng là tình trạng răng bị tổn thương do vi khuẩn tấn công và phá hủy khoáng làm mất mô cứng của răng. Theo thời gian, các vi khuẩn sẽ tạo trên răng các lỗ nhỏ và dần dần lan rộng ra. Tuy nhiên, tình trạng này còn phụ thuộc vào một số yếu tố khác kết hợp với nhau, chẳng hạn như mầm mống vi khuẩn có sẵn trong răng, thường xuyên ăn vặt, ít khi đánh răng (hoặc vệ sinh răng miệng không đúng cách), ăn uống nhiều đồ ngọt,...