Những câu hỏi liên quan
Trần ngọc Mai
Xem chi tiết
tiểu thư họ nguyễn
7 tháng 5 2016 lúc 19:09

đề văn nha đề thi khảo sát học kì 2 năm nay của trường mình luôn nha

Bình luận (0)
Trần ngọc Mai
7 tháng 5 2016 lúc 19:15

uk dược bạn

cảm on

Bình luận (0)
Nguyễn Thảo Anh
Xem chi tiết
Thiên thần phép thuật
Xem chi tiết
Nguyễn Trần Thành Đạt
1 tháng 12 2016 lúc 13:48

Các công việc cần làm để giữ gìn nhà cửa ngăn nắp, sạch sẽ là:

- Lau chùi nhà cửa kết hợp quát dọn thường xuyên.

- Luôn luôn để đồ, để vật đúng nơi đặt nó.

- Cọ rửa các vật dụng chứa nước trong gia đình.

- Phát quang cỏ cây quanh nhà.

Bình luận (0)
Đăng Nguyễn Hữu
Xem chi tiết
Nguyễn Hữu Đăng
15 tháng 5 2018 lúc 13:46

I. TRẮC NGHIỆM: (3 điểm)

Câu 1: Máy cơ đơn giản nào sau đây không thể làm thay đổi đồng thời cả độ lớn và hướng của lực?

A. Ròng rọc cố định          B. Ròng rọc động          C. Mặt phẳng nghiêng        D. Đòn bẩy

Câu 2: Trong các cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ nhiều tới ít sau đây, cách sắp xếp nào là đúng?

A. Rắn, lỏng, khí           B. Rắn, khí, lỏng              C. Khí, lỏng rắn            D. Khí, rắn, lỏng

Câu 3: Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra khi đun nóng một lượng chất lỏng?

A. Khối lượng của chất lỏng tăng                B. Trọng lượng của chất lỏng tăng.
C. Thể tích của chất lỏng tăng                    D. Cả khối lượng trọng lượng và thể tích đều tăng 

Câu 4: Trường hợp nào dưới đây, không xảy ra sự nóng chảy?

A. Bỏ một cục nước đá vào nước             B. Đốt một ngọn nến
C. Đốt một ngọn đèn dầu                          D. Đúc một cái chuông đồng 

Câu 5: Trong quá trình tìm hiểu một hiện tượng vật lý, người ta phải thực hiện các hoạt động nào sau đây:

a) Rút ra kết luận

b) Đưa ra dự đoán và tính chất của hiện tượng

c) Quan sát hiện tượng

d) Dùng thí nghiệm để kiểm tra dự đoán .

Trong việc tìm hiểu tốc độ bay hơi của chất lỏng, người ta đã thực hiện các hoạt động trên theo thứ tự nào dưới đây?

A. b, c, d, a                 B. d, c, b, a              C. c, b, d, a .                  D. c, a, d, b 

Câu 6: Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra đối với khối lượng riêng của một chất lỏng khi đun nóng một lượng chất lỏng này trong một bình thủy tinh?

A. Khối lượng riêng của chất lỏng tăng                     B. Khối lượng riêng của chất lỏng giảm 
C. Khối lượng riêng của chất lỏng không thay đổi      D. Khối lượng riêng của chất lỏng thoạt đầu giảm rồi sau đó mới tăng.

II. TỰ LUẬN: (7 điểm)

Câu 1: (1,5 đ) Hãy so sánh về sự dãn nở vì nhiệt của các chất Rắn, lỏng, khí?

Câu 2: (2đ) Để đo nhiệt độ người ta dùng dụng cụ gì? Dụng cụ này hoạt động dựa trên nguyên tắc nào? Nhiệt kế y tế có đặc điểm gì? Tại sao phải làm như vậy?

Câu 3: (1,5 đ). Thế nào là sự nóng chảy và sự đông đặc? Nhiệt độ nóng chảy là gì?

Câu 4: (2 đ) Bỏ vài cục nước đá lấy từ tủ lạnh vào một cốc thuỷ tinh rồi theo dõi nhiệt độ của nước đá, người ta lập được bảng sau:

Thời gian(phút)

0

3

6

8

10

12

14

16

Nhiệt độ (oC)

-6

-3

0

0

0

3

6

9

a. Vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian.

b. Hãy mô tả sự thay đổi nhiệt độ và thể của chất đó khi nóng chảy?

Bình luận (0)
Nguyễn Thanh Hằng
15 tháng 5 2018 lúc 13:47

mỗi người có một đề thi mà

Bình luận (0)
Munn ._.
15 tháng 5 2018 lúc 13:49

Câu trả lời hay nhât: tra trên mạng

tk mik nhé

hok tốt

Bình luận (0)
sj iong
Xem chi tiết
Keiko Hashitou
14 tháng 3 2022 lúc 9:36

ko gian lận đâu bn ơi

Bình luận (4)
Anh ko có ny
14 tháng 3 2022 lúc 9:36

ủa, em làm mất đề ôn thi à

Bình luận (3)
Vũ Quang Huy
14 tháng 3 2022 lúc 9:37

nè bạn lên gg ý đầy bài cho bạn ôn

Câu 1. Dương xỉ được xếp vào nhóm:

A. Rêu

B. Hạt trần

C. Hạt kín

D. Quyết

Câu 2. Cây rêu phát triển tốt ở môi trường nào?

A. Ở cạn

B. Ở nước

C. Ở cạn nhưng cần đủ độ ẩm

D. Cả ở nước và cạn

Câu 3. Quan sát lá thông ta nhận thấy chúng có hình dạng:

A. Hình thoi

B. Hình kim
C. Hình bầu dục

D. Hình cung

Câu 4. Đặc điểm giúp nhận biết cây hai lá mầm:

A. Phôi của hạt có hai lá mầm

B. Phôi của hạt có lá mầm

C. Phôi của hạt có một lá mầm

D. Phôi của hạt có ba lá mầm

Câu 5. Cấu tạo nón đực của thông có màu:

A. Trắng

B. Đỏ

C. Tím

D. Vàng

Câu 6. Thực vật được phân loại từ cao đến thấp theo thứ tự gồm những bậc nào?

A. Ngành - Loài - Lớp - Bộ - Họ - Chi

B. Loài - Lớp - Bộ - Họ - Chi - Ngành

C. Ngành - Lớp - Bộ - Họ - Chi - Loài

D. Ngành - Lớp - Bộ - Họ - Loài - Chi

Câu 7. Cây thuộc lớp hai lá mầm:

A. Ngô

B. Đậu

C. Lúa

D. Dừa

Câu 8. Cây thuộc lớp một lá mầm:

A. Ngô

B. Đậu

C. Me

D. Mận

Câu 9. Cắt dọc nón cái thông quan sát, ta thấy cấu tạo gồm:

A. Trục nón, vảy, túi phấn

B. Trục nón, túi phấn, noãn

C. Trục nón, noãn

D. Trục nón, vảy, noãn

Câu 10. Cơ quan sinh sản của thông:

A. Túi bào tử

B. Hạt

C. Nón đực, nón cái

D. Nón đực

Câu 11. Cơ quan sinh sản của rêu:

A. Nón

B. Túi bào tử

C. Bào tử

D. Hạt

Câu 12. Thực vật có cấu tạo cơ quan sinh dưỡng là rễ giả:

A. Cây rêu

B. Cây dương xỉ
C. Cây thông

D. Cây bàng

Câu 13. Hiện tượng nào mô tả tác hại của tảo?

A. Cung cấp khí ôxi

B. Là thức ăn của cá và động vật ở nước

C. Làm phân bón, thuốc

D. Sinh sản quá nhanh gây hiện tượng "nước nở hoa"

Câu 14. Em hiểu thế nào về tảo đơn bào?

A. Cấu tạo cơ thể gồm nhiều tế bào

B. Cấu tạo cơ thể gồm nhiều tế bào, luôn có chất diệp lục

C. Cấu tạo cơ thể gồm một tế bào, luôn có chất diệp lục

D. Cấu tạo cơ thể gồm hai tế bào trở lên

Câu 15. Nhóm quả có đặc điểm thích nghi với cách phát tán nhờ động vật:

A. Quả khô, quả châm bầu, quả đậu
B. Quả ổi, quả xoài, quả mít
C. Quả đậu xanh, quả mận, quả mít
D. Quả sầu riêng, quả chò, quả đậu bắp

Câu 16. Khi quan sát đặc điểm của vỏ quả, hãy cho biết những quả thuộc nhóm quả hạch?

A. Quả bơ, quả táo, quả xoài, quả chôm chôm
B. Quả chôm chôm, quả đậu, quả cà chua
C. Quả chuối, quả đu đủ, quả chanh, quả dưa hấu
D. Quả bơ, quả sầu riêng, quả đu đủ

II. TỰ LUẬN: (6,0 điểm)

Câu 1/ (1,0 điểm) Quan sát cấu tạo hạt đậu đen và hạt ngô. Em hãy mô tả các bộ phận của chúng?

Câu 2/ (1,5 điểm) So sánh sự khác nhau giữa lớp một lá mầm và lớp hai lá mầm?

Câu 3/ (1,5 điểm) Hãy phân tích đặc điểm của quả và hạt thích nghi với cách phát tán nhờ gió, nhờ động vật và tự phát tán?

Câu 4/ (1,0 điểm) Khi quan sát mặt dưới lá dương xỉ già. Hãy trình bày sự sinh sản và phát triển của cây dương xỉ.

Câu 5/ (1,0 điểm) Bạn Cát Tường nói "Khi thu hoạch đậu xanh phải thu hoạch trước khi quả chín khô". Theo em bạn Cát Tường nói đúng hay sai? Giải thích vì sao?

Bình luận (2)
Minh Thư ^^
Xem chi tiết
Minh Thư ^^
22 tháng 3 2021 lúc 21:16

ở quận khác cũng được ạ 

Bình luận (0)
hoàng gia bảo 9a
1 tháng 5 lúc 19:46

mình ko ở Quận trong hà nội mà mình đang ở bình dương bạn ạ

Bình luận (0)
Bùi Thanh Mai
Xem chi tiết
Sincere
13 tháng 12 2017 lúc 12:30

                 

ĐỀ 1

I. Hãy chọn phương án đúng.

1. Để đo chiều dài của một vật (ước lượng khoảng hơn 30 cm), nên chọn thước nào trong các thước đã cho sau đây?

A. Thước có giới hạn đo 20 cm và độ chia nhỏ nhất 1 mm.
B. Thước có giới hạn đo 20 cm và độ chia nhỏ nhất 1 cm.
C. Thước có giới hạn đo 50 cm và độ chia nhỏ nhất 1 mm.
D. Thước có giới hạn đo 1m và độ chia nhỏ nhất 5 cm.

2. Người ta dùng một bình chia độ chứa 55 cm3 nước để đo thể tích của một hòn sỏi. Khi thả hòn sỏi vào bình, sỏi ngập hoàn toàn trong nước và mực nước trong bình dâng lên tới vạch 100 cm3. Thể tích hòn sỏi là bao nhiêu?

A. 45 cm3
B. 55 cm3
C. 100 cm3
D. 155 cm3.

3. Hai lực nào sau đây được gọi là cân bằng?

A. Hai lực cùng phương, cùng chiều, mạnh như nhau tác dụng lên hai vật khác nhau.
B. Hai lực cùng phương, cùng chiều, mạnh như nhau tác dụng lên cùng một vật.
C. Hai lực cùng phương, ngược chiều, mạnh như nhau tác dụng lên hai vật khác nhau.
D. Hai lực có phương trên cùng một đường thẳng, ngược chiều, mạnh như nhau tác dụng lên cùng một vật.

4. Trọng lượng của một vật 20 g là bao nhiêu?

A. 0,02 N.              B. 0,2 N.               C. 20 N.                 D. 200 N.

5. Trường hợp nào sau đây là ví dụ về trọng lực có thể làm cho một vật đang đứng yên phải chuyển động?

A. Quả bóng được đá thì lăn trên sân.
B. Một vật được tay kéo trượt trên mặt bàn nằm ngang.
C. Một vật được thả thì rơi xuống.
D. Một vật được ném thì bay lên cao.

6. Phát biểu nào sau đây về lực đàn hồi của một lò xo là đúng?

A. Trong hai trường hợp lò xo có chiều dài khác nhau: trường hợp nào lò xo dài hơn thì lực đàn hồi mạnh hơn.
B. Độ biến dạng của lò xo càng nhỏ thì lực đàn hồi càng nhỏ.
C. Chiều dài của lò xo khi bị kéo dãn càng lớn thì lực đàn hồi càng nhỏ.
D. Chiều dài của lò xo khi bị nén càng nhỏ thì lực đàn hồi càng nhỏ.

7. Khi treo một quả nặng vào đầu dưới của một lò xo thì chiều dài lò xo là 98 cm. Biết độ biến dạng của lò xo khi đó là 2 cm. Hỏi chiều dài tự nhiên của lò xo là bao nhiêu?

A. 102 cm.               B. 100 cm.             C. 96 cm.              D. 94 cm.

8. Một vật đặc có khối lượng là 8000 g và thể tích là 2 dm3. Trọng lượng riêng của chất làm vật này là bao nhiêu?

A. 4 N/m3.               B. 40 N/m3.            C. 4000 N/m3.       D. 40000 N/m3.

9. Khi kéo vật khối lượng 1 kg lên theo phương thẳng đứng phải cần lực như thế nào?

A. Lực ít nhất bằng 1000 N.                  B. Lực ít nhất bằng 100 N.
C. Lực ít nhất bằng 10 N.                      D. Lực ít nhất bằng 1 N.

10. Trong 4 cách sau:

1. Giảm chiều cao kê mặt phẳng nghiêng
2. Tăng chiều cao kê mặt phẳng nghiêng
3. Giảm độ dài của mặt phẳng nghiêng
4. Tăng độ dài của mặt phẳng nghiêng

Các cách nào làm giảm độ nghiêng của mặt phẳng nghiêng?

A. Các cách 1 và 3
B. Các cách 1 và 4
C. Các cách 2 và 3
D. Các cách 2 và 4

11. Người ta sử dụng mặt phẳng nghiêng để đưa một vật lên cao. So với cách kéo thẳng vật lên, cách sử dụng mặt phẳng nghiêng có tác dụng gì?

A. Có thể làm thay đổi phương của trọng lực tác dụng lên vật.
B. Có thể làm giảm trọng lượng của vật.
C. Có thể kéo vật lên với lực kéo nhỏ hơn trọng lượng của vật.
D. Có thể kéo vật lên với lực kéo lớn hơn trọng lượng của vật

12. Đơn vị khối lượng riêng là gì?

A. N/m                     B. N/ m3                C. kg/ m2                           D. kg/ m3

13. Đơn vị trọng lượng là gì?

A. N                        B. N. m                C. N. m2                       D. N. m3

14. Đơn vị trọng lượng riêng là gì?

A. N/ m2                 B. N/ m3                 C. N. m3                             D. kg/ m3

15. Một lít (l) bằng giá trị nào dưới đây?

A. 1 m3                      B. 1 dm3                 C. 1 cm3                             D. 1 mm3

16. Hệ thức nào dưới đây biểu thị mối liên hệ giữa trọng lượng riêng và khối lượng riêng của cùng một chất?

A. d = V.D              B. d = P.V            C. d = 10D                     D. P = 10.m

17. Công thức nào dưới đây tính trọng lượng riêng của một chất theo trọng lượng và thể tích?

A. D = P.V              B. d =P/V             C. d = V.D                     D. d = V/P

18. Cho biết 1 kg nước có thể tích 1 lít còn 1 kg dầu hoả có thể tích 5/4 lít. Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Khối lượng của 1 lít nước nhỏ hơn khối lượng của 1 lít dầu hoả.
B. Khối lượng riêng của nước bằng 5/4 khối lượng riêng của dầu hoả.
C. Khối lượng riêng của dầu hoả bằng 5/4 khối lượng riêng của nước.
D. Khối lượng của 5 lít nước bằng khối lượng của 4 lít dầu hoả.

19. Cho biết 1 kg nước có thể tích 1 lít và khối lượng riêng của ét xăng bằng 0,7 lần khối lượng riêng của nước. Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Trọng lượng của 1 lít nước nhỏ hơn trọng lượng của 1 lít ét xăng.
B. Trọng lượng riêng của nước bằng 0,7 lần trọng lượng riêng của ét xăng.
C. Khối lượng của 7 lít nước bằng khối lượng của 10 lít ét xăng.
D. Khối lượng của 1 lít ét xăng bằng 7 kg.

20. Để đo thể tích của một chất lỏng còn gần đầy chai 1 lít, trong các bình chia độ đã cho sau đây:

1. Bình 100 ml và có vạch chia tới 1 ml
2. Bình 500 ml và có vạch chia tới 5 ml
3. Bình 1000 ml và có vạch chia tới 5 ml
4. Bình 2000 ml và có vạch chia tới 10 ml

Chọn bình chia độ nào là phù hợp nhất?

A. Bình 1               B. Bình 2                 C. Bình 3                    D. Bình 4

II. Giải các bài tập dưới đây:

21. Một vật có khối lượng 600 g treo trên một sợi dây đứng yên.

a. Giải thích vì sao vật đứng yên.

b. Cắt sợi dây, vật rơi xuống. Giải thích vì sao vật đang đứng yên lại chuyển động.

22. Từ một tấm ván dài người ta cắt thành 2 tấm ván có chiều dài l1 và l2. Dùng một trong 2 tấm ván này (tấm dài l1) để đưa một vật nặng lên thùng xe có độ cao h1 thì lực kéo cần thiết là F1 (hình 1).

a. Nếu dùng tấm ván dài l1 để đưa vật trên lên thùng xe có độ cao h2 (h2 > h1) thì lực kéo F2 cần thiết so với F1 sẽ như thế nào?

b. Nếu dùng tấm ván còn lại (tấm dài l2) để đưa vật nặng trên lên thùng xe có độ cao h2 thì lực kéo cần thiết nhỏ hơn F1. Hãy so sánh l2 với l1?

Đề thi học kì 1 môn Vật lí lớp 6

Bình luận (0)
Bùi Thanh Mai
13 tháng 12 2017 lúc 12:33

Cảm ơn bạn .Mà bạn có biết đáp án ko chỉ cho mình với

Bình luận (0)
๖ۣۜmạnͥh2ͣkͫ5ツ
27 tháng 11 2018 lúc 18:49

lên Violet đầy ko thiếu

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Yến Nhi
Xem chi tiết
Đoàn Quang Vinh
Xem chi tiết
bui thi ha vy
29 tháng 4 2019 lúc 19:25

Thời gian từ 9 giờ đến 20phut cho đến 9 giò 40phut. là bao nhiêu.

Bình luận (0)
༺💖Nguyễn Đăng Đức Kiệt...
29 tháng 4 2019 lúc 19:33

TRƯỜNG THCS Lê Khắc Cẩn

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2 
MÔN NGỮ VĂN LỚP 6
Năm học: 2018 - 2019

Đề bài:

I. Phần đọc hiểu (4.0 điểm). Cho câu thơ sau và trả lời câu hỏi:

"Chú bé loắt choắt..."

Câu 1. Chép tiếp những câu thơ tiếp theo để hoàn thiện khổ thơ 2 và 3 trong một bài thơ em đã học ?

Câu 2. Hai khổ thơ trên trích trong bài thơ nào, của ai?

Câu 3. Nêu nội dung chính của hai khổ thơ trên?

Câu 4. Tìm các từ láy và biện pháp tu từ được sử dụng trong hai khổ thơ trên? Em cho biết việc sử dụng các từ láy và biện pháp tu từ ấy có tác dụng gì trong việc thể hiện nội dung của hai khổ thơ ấy?

II. Tập làm văn ( 6 điểm):

Câu 1: Em hãy viết một đoạn văn (khoảng từ 3-5 câu) miêu tả khu vườn nhà em vào một buổi sáng mùa hè, trong đoạn văn đó có sử dụng phép tu từ so sánh, nhân hóa. (Hãy chỉ rõ phép tu từ đó sau khi viết đoạn văn).

Câu 2: Dựa vào bài văn bản Vượt thác của Võ Quảng, em hãy miêu tả lại cảnh Dượng Hương Thư vượt thác.

Bình luận (0)