Trình bày cấu tạo và chức năng các cơ quan trong hệ tiêu hóa của thỏ
1cấu tạo các cơ quan trong hệ tiêu hóa
2, cấu tạo, chức năng các cơ quan trong hệ hô hấp
Câu 1:
Cấu tạo cơ quan trong hệ tiêu hóa:
Từ trên xuống: Gồm có miệng -> thực quản -> phần phình dạ dày, sang trái là gan, ruột non, ruột già, hậu môn và các tuyến tiêu hóa.
Hoạt động của hệ tiêu hóa làm thức ăn biến đổi thành các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể và thải chất bã ra ngoài.
Câu 2:
Cấu tạo cơ quan trong hệ hô hấp
Gồm có mũi, thanh quản, khí quản, phế quản và phổi, có nhiệm vụ đưa oxy trong không khí vào phổi và thải khí cacbonic ra môi trường ngoài.
Chức năng trao đổi không khí diễn ra trên toàn bộ các bộ phận của cơ thểCâu 1: Trình bày cấu tạo và chức năng của tế bào
Câu 2: Đặc điểm của tế bào nhân thực là.....
Câu 3: Cơ thể đơn bào là cơ thể được cấu tạo từ...
Câu 4: Cấp độ đơn vị cấu tạo và chức năng cơ bản của sự sống là..
Câu 5: Trình bày các hệ cơ quan ở thực vật
Câu 6: Hai bạn Nam và Mai cùng làm tiêu bản tế bào biểu bì vảy hành, khi thực hiện bước tách vỏ củ hành, Nam dùng kim mũi mác cắt lát mỏng, còn Mai dùng kim mũi mác bóc lớp vỏ lụa. Theo em, tiêu bản của bạn nào sẽ quan sát rõ các thành phần của tế bào hơn? Giải thích.
Giúp mình nha ^^
1.Nêu cấu tạo và chức năng chính của tế bào - Nguyễn Hoài Thương
1.Trình bày khái niệm, các giai đoạn và ý nghĩa của tiêu hóa? Các cơ quan trong hệ tiêu hóa và chức năng của chúng?
2. Nêu các tác nhân gây hại cho hệ hô hấp, từ đó đề ra các biện pháp vệ sinh hệ hô hấp?
Tham khảo
1. em vừa lèm rồi ặ
2.
Các tác nhân có hại cho hệ hô hấp : Bụi, Nitơ oxit, lưu huỳnh oxit, Cacbon oxit, các chất độc hại và các sinh vật gây bệnh . Biện pháp bảo vệ hệ hô hấp tránh các tác nhân có hại : trồng nhiều cây xanh, không xả rác bừa bãi, không hút thuốc lá, đeo khẩu trang chống bụi khi làm vệ sinh hay khi hoạt động ở môi trường nhiều bụi.
Tham khảo
- Tiêu hóa là quá trình biến đổi các chất dinh dưỡng có trong thức ăn thành những chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được.
- Ở động vật đơn bào, thức ăn được tiêu hóa trong không bào tiêu hóa. Ở các nhóm động vật khác, thức ăn được tiêu hóa ở bên ngoài tế bào, trong túi tiêu hóa hoặc trong ống tiêu hóa.
Hệ tiêu hóa là hệ thống các cơ quan của cơ thể có nhiệm vụ ăn, tiêu hóa thức ăn để tách lấy năng lượng và dinh dưỡng, và đẩy các chất thải còn lại ra ngoài. Hệ tiêu hóa ở người được chia ra làm 2 phần: Ống tiêu hóa bao gồm: miệng, hầu, thực quản, dạ dày, ruột non, đại tràng, trực tràng và hậu môn.
1. Trình bày cấu tạo và chức năng của các bộ phận tế bào?
2. Mô là gì? Kể tên các loại mô chính và nêu chức năng của chúng?
3. Bộ xương người chia làm mấy phần, mỗi phần gồm những xương nào?
4. Mô tả cấu tạo của một xương dài ? Trình bày cơ chế lớn lên và dài ra của xương?
5. Nêu các biện pháp chống cong vẹo cột sống ở học sinh?
6. Nêu thành phần cấu tạo của máu? Chức năng của huyết tương và hồng cầu là gì?
7. Trình bày sơ đồ vận chuyển máu trong vòng tuần hoàn nhỏ và vòng tuần hoàn lớn?
8. Trình bày cấu tạo và chức năng của tim người?
9. Giải thích vì sao tim hoạt động suốt đời không cần nghỉ ngơi?
10. Trình bày sự trao đổi khí ớ phổi và ở tế bào? Mối quan hệ giữa trao đổi khí ở phổi và tế bào? Ý nghỉa của hô hấp?
11. Nêu đặc điểm cấu tạo của ruột non phù hợp với chức năng hấp thụ các chất dinh dưỡng? Nêu các biện pháp bảo vệ hệ tiêu hóa ?
12. Đồng hóa là gì? Dị hóa là gì? Mối quan hệ giữa đồng hóa và dị hóa?
============= Giúp hộ em các bác ơi . Mấy câu cũng đc ko cần giải hết.
Nêu cấu tạo của hệ tuần hoàn và trình bày sự phối hợp các cơ quan thể hiện chức năng của cả hệ tuần hoàn.
Tham khảo!
- Cấu tạo của hệ tuần hoàn gồm có tim và hệ mạch. Trong đó, hệ mạch gồm động mạch, mao mạch và tĩnh mạch; các mạch máu có dạng ống, hợp thành một hệ thống kín.
- Sự phối hợp các cơ quan thể hiện chức năng của cả hệ tuần hoàn:
+ Tim hoạt động như một chiếc bơm, vừa hút, vừa đẩy máu lưu thông trong hệ tuần hoàn.
+ Động mạch vận chuyển máu từ tim đến mao mạch để trao đổi nước, chất khí, các chất giữa máu và các tế bào; máu trao đổi tại mao mạch theo tĩnh mạch trở về tim.
1. a/ nêu cơ chế hoạt động, vai trò riêng, chức năng của tim, hệ mạch
b/ nêu cấu tạo của hệ hô hấp
2. a/ hệ tiêu hóa, tuyến tiêu hóa dồm những bộ phận nào, chức năng chính của từng bộ phận
b/ nêu đặc điểm cấu tạo chức năng, vai trò các cơ quan trong hệ tiêu hóa
3. các hệ tuần hoàn, hệ hô hấp, hệ tiêu hóa đã tham gia vào hoạt động trao đổi chất và chyển hóa như thế nào
mong các bạn giúp mình với vì lý do thứ năm tuần này mình thi học kì rồi
XIN CÁM ƠN RẤT NHIỀU!.....
2b/ Cấu tạo hệ hô hấp:
Gồm : Ống dẫn khí và hai buồng phổi
Ống dẫn khí gồm : Mũi, hầu họng, thanh quản, khí quản => Dẫn, lọc, làm ấm không khí từ bên ngoài vào phổi để thực hiện trao đổi khí, ngoài ra thanh quản còn có chức năng phát âm.
Phổi, là bộ phận quan trọng nhất trong hệ hô hấp gồm hai lá phổi, bên trong có các phế quản, phế nang có hệ thống mao mạch máu chằng chịt => Chức năng trao đổi khí với hồng cầu, chức năng cơ bản của hệ hô hấp.
3.
- Hệ tuần hoàn tham gia vận chuyển các chất:
+ Mang 02 từ hệ hô hấp và chất dinh dưỡng từ hệ tiêu hóa tới các tế bào.
+ Mang các sản phẩm thải từ các tế bào đi tới hệ hô hấp và hệ bài tiết.
- Hệ hô hấp giúp các tế bào trao đổi khí;
+ Lấy 02 từ môi trường cung cấp cho các hệ cơ quan và thải C02 ra môi trường thông qua hệ tuần hoàn.
+ Hệ hô hấp lấy 02 từ môi trường cung cấp cho các hệ cơ quan và thải C02 ra môi trường thông qua hệ tuần hoàn.
+ Hệ tiêu hóa lấy thức ăn từ môi trường ngoài và biến đổi chúng thành các chât dinh dưỡng để cung cấp cho tất cả các hệ thông qua hệ cơ quan tuần hoàn.
+ Hệ bài tiết giúp thải các chất cặn bã thừa trong trao đổi chất của tất cả các hệ cơ quan ra môi trường ngoài thông qua hệ tuần hoàn.
2a/
Ống tiêu hóa gồm 3 phần có nguồn gốc khác nhau: phần trước ( khoang miệng, thực quản, dạ dày) có nguồn gốc nội bì, chức năng lấy, nghiền, chuyển thức ăn. Phần giữa là ruột non( gồm các đoạn tá tràng, hồi tràng, gan , tụy) bắt nguồn từ nội bì, có chức năng biến đổi hóa học và hấp thụ thức ăn. Phần cuối ( manh tràng, ruột già, trực tràng) có nguồn gốc ngoại bì, chức năng thải các chất cặn bả.
Thành ống tiêu hóa có cấu tạo như sau :
1. Lớp niêm mạc ( tunica mucosa ) lót ở mặt trong của ống tiêu hóa
Ở mỗi phần của ống , thượng mô có hình dạng khác nhau . Ở miệng , thượng mô có nhiều tầng . Ở dạ dày và ruột là thượng mô có một tầng . Hình thái của các tế bào thượng mô cũng khác nhau . Ở ổ miệng là thượng mô dẹt , ở ruột non là thượng mô trụ để thích ứng với các chức năng tương ứng .
2. Tấm dưới niêm mạc ( tele submucosa ) là tổ chức liên kết xơ , trong đó có các mạch máu , các sợi thần kinh và các mạch bạch huyết .
Giữa lớp niêm mạc và tấm dưới niêm mạc là một lớp mỏng các sợi cơ trơn tạo thành mảnh cơ niêm mạc ( lamina muscularis mucosae ) . Khi co rút , cơ niêm mạc có thể làm cho lớp niêm mạc gấp lại thành các nếp .
Trong các tế bào thượng mô của niêm mạc còn có thượng mô biệt hóa thành các tuyến tiết ra dịch tiêu hóa đổ vào lòng ruột qua các ống tiết . Có các tuyến đơn giản là tuyến một tế bào , có các tuyến phức tạp hơn gồm có nhiều tế bào hoặc có phân nhánh thành nhiều ống tuyến .
Các đám tổ chức lympho nằm trong lớp niêm mạc gồm một tổ chức lưới mà trong các mắt lưới có tế bào lympho sinh sản tại chỗ . Ở một số nơi , tổ chức này hợp thành các hạch gọi là nang thường nằm trong tấm dưới niêm mạc , hoặc các nang tụ lại thành đám gọi là mảng tổ chức lympho ( có nhiều ở hồi tràng )
3. Lớp cơ trơn ( tunica muscularis ) chia thành hai tầng , tầng ngoài gồm các sợi cơ dọc và tầng trong là các sợi cơ vòng . Trong phần trên của thực quản có các sợi cơ vân phù hợp với chức năng co thắt thật nhanh ở phần trên của thực quản khi nuốt . Từ dạ dày đến ruột non , tầng cơ vòng và cơ trơn là một lớp liên tục . Ở ruột già , các sợi cơ dọc tập trung thành ba dải có thể nhìn thấy khi quan sát đại thể . Ngoài ra , trong dạ dày còn có lớp cơ trơn thứ ba là lớp cơ chéo .
4. Tấm dưới thanh mạc (tela subserosa):
Là tổ chức liên kết thưa nằm giữa lớp cơ bên trong và lớp thanh mạc bên ngoài. Nhờ lớp này mà có thể bóc thanh mạc dễ dàng ra khỏi các cấu trúc bên dưới.
5. Lớp thanh mạc (tunica serosa):
Tạo bởi thượng mô dẹt của phúc mạc. Mặt tự do của thanh mạc có chất thanh dịch làm cho các tạng trượt lên nhau dễ dàng. Thanh mạc có hai phần: lá phủ thành ổ bụng gọi là phúc mạc thành, lá phủ các tạng gọi là phúc mạc tạng.
trình bày các cơ quan tiêu hóa của người và chức năng của chúng
Miệng
- Miệng là nơi bắt đầu của đường tiêu hóa, quá trình tiêu hóa bắt đầu từ đây ngay khi bạn đưa thức ăn vào miệng, sau đó nhai để chia thức ăn thành những miếng nhỏ giúp cho việc tiêu hóa dễ dàng hơn, trong khi nước bọt trộn với thức ăn để bắt đầu quá trình phân hủy tinh bột thành các chất đường đơn.
Họng
- Cổ họng là điểm đến tiếp theo cho thực phẩm từ miệng đi xuống họng và tiếp tục di chuyển xuống thực quản.
Thực quản
- Thực quản là một ống cơ kéo dài từ hầu họng đến dạ dày. Thực quản đưa thức ăn xuống dạ dày bằng các đợt các đợt cơn co thắt hay còn được gọi là nhu động. Điểm giữa thực quản và dạ dày có cơ vòng thực quản dưới, đây là một cái "van" có nhiệm vụ giữ cho thức ăn ở dạ dày không trào ngược lên thực quản.
Dạ dày
- Dạ dày là một cơ quan giống như cái túi có các cơ rất khỏe. Ngoài việc chức năng lưu giữ, khi thức ăn đến dạ dày sẽ được trộn lẫn với axit và các enzyme để thủy phân các protein phức tạp. Khi nó rời khỏi dạ dày, tất cả các loại thức ăn đã được biến thành chất lỏng hoặc bột nhão và được di chuyển đến ruột non.
Ruột non
- Ruột non dài khoảng sáu mét và là đoạn quan trọng nhất của quá trình tiêu hóa thức ăn. Khi đến ruột non, thức ăn vẫn tiếp tục bị phá vỡ bằng các enzyme được tiết ra bởi tuyến tụy và mật từ gan. Mật là hợp chất giúp cơ thể tiêu hóa chất béo và loại bỏ các sản phẩm được thải loại từ máu. Nhu động ruột đóng vai trò quan trọng ở ruột non, do nó giúp di chuyển thức ăn chạy dọc suốt chiều dài của ruột non và trộn thức ăn với các dịch tiêu hóa. Tá tràng chủ yếu chịu trách nhiệm cho việc tiếp tục quá trình phân hủy thức ăn; hỗng tràng và hồi tràng chịu trách nhiệm chính cho việc hấp thụ các chất dinh dưỡng đi vào máu.
Ruột già
- Phân hoặc chất thải còn sót lại từ quá trình tiêu hóa được đưa xuống đại tràng bằng nhu động ruột, đầu tiên ở trạng thái lỏng và cuối cùng ở dạng rắn khi nước được lấy ra khỏi phân. Thông thường phải mất khoảng 36 giờ để phân đi qua đại tràng. Thành phần chính của phân chủ yếu là mảnh vụn thức ăn và vi khuẩn. Những vi khuẩn này thực hiện một số chức năng hữu ích, như tổng hợp các loại vitamin khác nhau, xử lý chất thải và cặn lắng thức ăn, bảo vệ cơ thể chống lại vi khuẩn có hại.
Trực tràng
- Nhiệm vụ của trực tràng là nhận phân từ đại tràng và kích thích các dây thần kinh truyền đến vỏ đại não, cho bạn biết cảm giác muốn đi đại tiện. Sau đó, bộ não sẽ quyết định có nên đi đại tiện hay không. Nếu muốn đi vệ sinh, cơ vòng sẽ giãn ra để đưa phân ra khỏi cơ thể. Còn nếu chưa muốn, cơ thắt và trực tràng sẽ điều chỉnh lại để cảm giác muốn đi vệ sinh tạm thời biến mất.
Hậu môn
- Chức năng chính của hậu môn là đựng và đào thải phân, đồng thời tiết dịch nhầy để bôi trơn giúp phân dễ dàng di chuyển ra khỏi cơ thể và hấp thu nước.
Trình bày mối liên hệ về chức năng giữa các hệ cơ quan đã học (bộ xương, hệ cơ, hệ tuần hoàn, hệ hô hấp, hệ tiêu hóa).
- Mối liên hệ về chức năng giữa hệ tuần hoàn với các hệ cơ quan đã học được phản ánh qua sơ đồ sau :
Giải thích : Cơ thể là một khối thống nhất. Sự hoạt động của các cơ quan trong một hệ cũng như sự hoạt động của các hệ cơ quan trong cơ thể đều luôn luôn thống nhất với nhau.
+ Bộ xương tạo khung cho toàn bộ cơ thể, là nơi bám của hệ cơ và là giá đỡ cho các hệ cơ quan khác.
+ Hệ cơ hoạt động giúp xương cử động.
+ Hệ tuần hoàn dẫn máu đến tất cả các hệ cơ quan, giúp hệ này trao đổi chất.
+ Hệ hô hấp lấy O2 từ môi trường cung cấp cho các hệ cơ quan và thải CO2 ra môi trường thông qua hệ tuần hoàn.
+ Hệ tiêu hóa lấy thức ăn từ môi trường ngoài và biến đổi chúng thành các chất dinh dưỡng để cung cấp cho tất cả các cơ quan của cơ thể qua hệ tuần hoàn.
+ Hệ bài tiết giúp thải các chất cặn bã, chất thừa trong trao đổi chất của tất cả các hệ cơ quan ra môi trường ngoài thông qua hệ tuần hoàn.
Ví dụ: Khi chạy, hệ vận động làm việc với cường độ lớn. Lúc đó, các hệ cơ quan khác cũng tăng cường hoạt động, tim đập nhanh và mạnh hơn, mạch máu dãn ( hệ tuần hoàn ), thở nhanh và sâu ( hệ hô hấp ), mồ hôi tiết nhiều ( hệ bài tiết ), … Điều đó chứng tỏ các hệ cơ quan trong cơ thể có sự phối hợp hoạt động. Các cơ quan trong cơ thể có một sự phối hợp hoạt động nhịp nhàng, đảm bảo tính thống nhất.
Quan sát hình 29.3, nêu chức năng từng cơ quan của hệ tiêu hóa. Các cơ quan này phối hợp hoạt động trong quá trình tiêu hóa và hấp thu chất dinh dưỡng như thế nào?
* Ống tiêu hóa bao gồm:
- Khoang miệng.
+ Chức năng: Nghiền nhỏ, đào trộn thức ăn, giúp thức ăn thẩm đều nước bọt. Cảm nhận vị thức ăn
- Hầu( họng) và thực quản
+ Chức năng: Tham gia cử động nuốt. Cử động nhu động đẩy thức ăn xuống dạ dày.
- Dạ dày.
+ Chức năng: Có tuyến tiết vị dịch vị. Dự trữ, nghiền, đảo trộn thức ăn.
- Ruột non:
+ Chức năng: Có tuyến ruột. Cử động nhu động đẩy thức ăn di chuyện. Hấp thu các chất dinh dưỡng.
- Ruột già gồm: mang tràng ( ruột thừa), đại tràng, trực tràng.
+ Chức năng: Hấp thu nước và một số chất. Cử động nhu ruột đẩy chất căn bả xuống trực tràng. Tạo phân.
- Hậu môn:
+ Chức năng thải phân.
* Tuyến tiêu hóa bao gồm:
- Tuyến nước bọt
+ Chức năng: Tiết nước bọt: Làm ẩm thức ăn. Chứa enzyme amylse giúp tiêu hóa 1 phần tinh bột.
- Tuyến vị.
+ Chức năng: Tiết dịch vị chứa HCl và enzye pepsinogen. HCl hoạt hóa pepsinogen thành pepsin ( tiêu hóa protein), tiêu diệt mầm bệnh.
- Gan.
+ Chức năng: Tiết dịch mật, có chức năng nhũ nhơn hóa lipid. Đào thải độc tố.
- Túi mật.
+ Chức năng: Dự trữ dịch mật.
- Tuyến tụy
+ Chức năng: Tiết dịch tụy chứa các enzyme tiêu hóa protein, lipid và carbohydrate.
- Tuyến ruột
+ Tiết dịch ruột chứa các enzyme tiêu hóa protein và carbohydrate.
Trình bày mối liên hệ về chức năng giữa các hệ cơ quan sau: hệ vận động, hệ tuần hoàn, hệ tiêu hóa, hệ bài tiết? *