Những câu hỏi liên quan
Đỗ Minh Nguyệt
Xem chi tiết
Đinh Tuấn Việt
24 tháng 2 2016 lúc 19:53

a) Cơ quan phân tích gồm:

+ Cơ quan thụ cảm.

+ Dây thần kinh (dẫn truyền hướng tâm).

+ Bộ phận phân tích ở trung ương (nằm ở vỏ não).

 Cơ quan phân tích giúp cơ thể nhận biết tác động của môi trường xung quanh.

b) 

1. Cấu tạo của cầu mắt.

– Cầu mắt được bảo vệ bởi các mi mắt, lông mày và lông mi. Cầu mắt vận động được là nhờ các cơ vận động mắt.

+ Cầu mắt gồm 3 lớp:

– Màng cứng

– Màng mạch

– Màng lưới.

* Chức năng: – Tạo ảnh trên màng lưới

– Điều tiết ánh sáng

2. Cấu tạo của màng lưới.

+ Các tế bào nón: tiếp nhận kích thích ánh sáng mạnh và màu sắc.

+ Tế bào que: tiếp nhận kích thích ánh sáng yếu.

+ Điểm vàng (trên trục mắt) là nơi tập trung các tế bào nón, mỗi tế bào nón liên hệ với 1 tế bào thần kinh thị giác qua 1 tế bào 2 cực giúp ta tiếp nhận hình ảnh của vật rõ nhất.

+ Điểm mù: Là nơi đi ra của các sợi trục các tbtk thị giác, không có tb thụ cảm thị giác nên ảnh rơi vào đây sẽ không nhìn thấy gì.

Bình luận (1)
Lê Lan Hương
2 tháng 11 2016 lúc 20:44

Hỏi đáp Sinh học

Bình luận (0)
Vũ Duy Hưng
26 tháng 3 2017 lúc 23:07

1. Cơ quan phân tích thị giác gồm các tế bào thụ cảm thị giác trong màng luới của cầu mắt, dây thần kinh thị giác (dây số II) và vùng thị giác ở thùy chẩm.

2. Mắt gồm có nhãn cầu, thần kinh mắt và những bộ phận phụ thuộc như mí mắt, lông mi, các cơ mắt, các cân mạc, tuyến lệ và các màng tiếp hợp. Nhãn cầu là phần chính yếu nhất, thường được so sánh với chiếc máy ảnh vì đặc tính chính xác quang học của nó. Nhãn cầu gồm 3 lớp màng có tên gọi là:

Màng ngoài gồm củng mạc và phía trước biến đổi thành giác mạc. Màng giữa là màng bồ đào, thân bè và mạch lạc mạc, chứa nhiều mạch máu, phía trước dày lên thành cơ thể mi và mống mắt. Màng trong là võng mạc, chứa các tế bào nhận cảm ánh sáng là tế bào gậy và tế bào nón.
Bình luận (0)
Hoàng Đức Long
Xem chi tiết
Vũ Thành Nam
4 tháng 9 2017 lúc 18:00

a- 3      b- 4      c- 1      d- 2

Bình luận (0)
Thuy Bui
Xem chi tiết
bạn nhỏ
15 tháng 4 2022 lúc 19:56

Tham khảo :>

Sự tạo ảnh ở màng lưới

* Ánh sáng phản chiếu từ vật đi vào mắt phải qua môi trường trong suốt tới màng lưới tạo nên 1 ảnh thu nhỏ, lộn ngược -> sẽ kích thích tế bào thụ cảm thị giác, xuất hiện luồng xung thần kinh qua dây thần kinh thị giác tới vùng thị giác ở thuỳ chẩm cho ta nhận biết hình ảnh của vật.

– Thể thuỷ tinh (như 1 thấu kính hội tụ) có khả năng điều tiết để điều chỉnh ảnh rơi trên màng lưới giúp ta nhìn rõ vật.

– Lỗ đồng tử (giữa lòng đen) có tác dụng điều tiết ánh sáng.

Bình luận (5)
Đỗ Thị Minh Ngọc
15 tháng 4 2022 lúc 19:56

Tham khảo:

Sự tạo ảnh ở màng lưới

* Ánh sáng phản chiếu từ vật đi vào mắt phải qua môi trường trong suốt tới màng lưới tạo nên 1 ảnh thu nhỏ, lộn ngược -> sẽ kích thích tế bào thụ cảm thị giác, xuất hiện luồng xung thần kinh qua dây thần kinh thị giác tới vùng thị giác ở thuỳ chẩm cho ta nhận biết hình ảnh của vật. – Thể thuỷ tinh (như 1 thấu kính hội tụ) có khả năng điều tiết để điều chỉnh ảnh rơi trên màng lưới giúp ta nhìn rõ vật.

– Lỗ đồng tử (giữa lòng đen) có tác dụng điều tiết ánh sáng.

Bình luận (0)
ERROR
15 tháng 4 2022 lúc 20:01

TK
https://hoc247.net/hoi-dap/sinh-hoc-8/neu-su-tao-anh-o-mang-luoi-faq239634.html

Bình luận (0)
Nguyễn Linh
Xem chi tiết
Trần Đức Huy
30 tháng 1 2022 lúc 11:00

Tham khảo:

 

1. Cơ quan phân tích

- Chúng ta nhận biết được những tác động của môi trường xung quanh cũng như mọi thay đổi của môi trường bên ngoài cơ thể là nhờ vào các cơ quan phân tích.

- Các bộ phận của cơ quan phân tích gồm cơ quan thụ cảm, dây thần kinh, bộ phận phân tích ở trung ương.

Cơ quan thụ cảm\(\xrightarrow[\left(Dantruyenhuongtam\right)]{Daythankinh}\)Bộ phận phân tích ở trung ương

- Ý nghĩa: giúp cơ thể nhận biết được tác động từ môi trường bên ngoài.

- Khi một trong ba bộ phận của cơ quan phân tích bị tổn thương sẽ làm mất cảm giác với các kích thích tương ứng. 

2. Cơ quan phân tích thị giác 

- Cơ quan phân tích thị giác gồm các tế bào thụ cảm thị giác trong màng lưới của cầu mắt, dây thần kinh thị giác (dây số II) và vùng thị giác ở thùy chẩm.

Các tế bào thụ cảm thị giác\(\xrightarrow[\left(Daytruyenhuongtam\right)]{Daythankinhthigiac}\)Vùng thị giác ở thùy chẩm

 

a. Cấu tạo cầu mắt                  

* Cấu tạo ngoài.

- Hình dạng: hình cầu.

- Vị trí: nằm trong hốc mắt của xương sọ, phía ngoài được bảo vệ bởi các mi mắt, lông mày và lông mi nhờ tuyến lệ luôn tiết nước mắt làm mắt không bị khô.

- Cầu mắt vận động được là nhờ cơ vận động.

 

* Cấu tạo trong

- Cầu mắt có 3 lớp màng là:

+ Màng cứng nằm ngoài cùng có nhiệm vụ bảo vệ phần trong của cầu mắt.

+ Màng mạch có nhiều mạch máu và các tế bào sắc tố đen tạo thành 1 phòng tối trong cầu mắt.

+ Màng lưới chứa thụ cảm thị giác (2 loại tế bào là tế bào nón và tế bào que).

- Môi trường trong suốt:

+ Màng giác nằm trước màng cứng trong suốt để ánh sáng đi qua vào cầu mắt.

+ Thủy dịch.

+ Thể thủy tinh.

+ Dịch thủy tinh.

b. Cấu tạo màng lưới

- Màng lưới là cơ quan thụ cảm thị giác gồm các tế bào thụ cảm.

+ Tế bào nón tiếp nhận kích thích ánh sáng mạnh và màu sắc. Tập trung chủ yếu ở điểm vàng, càng xa điểm vàng số lượng tế bào nón càng ít. Một tế bào nón liên hệ với một tế bào thần kinh thị giác qua một tế bào hai cực.

+ Tế bào que tiếp nhận kích thích ánh sáng yếu. Nhiều tế bào que mới liên hệ được với một tế bào thần kinh thị giác.

+ Điểm mù  là nơi đi ra của các sợi trục các tế bào thần kinh thị giác, không có tế bào thụ cảm thị giác ảnh rơi vào đó thì không nhìn thấy gì.

+ Ảnh của vật rơi vào điểm vàng mới nhìn rõ vì ở điểm vàng có nhiều tế bào nón giúp tiếp nhận kích thích ánh sáng mạnh và màu sắc giúp ta nhìn rõ vật.

c. Sự tạo ảnh ở màng lưới

- Ta nhìn thấy vật là do các tia sáng phản chiếu vật đi vào tới màng lưới qua một hệ thống môi trường trong suốt gồm màng giác, thủy dịch, thể thủy dịch, dịch thủy tinh.

- Thí nghiệm:

- Vai trò của thể thủy tinh trong cầu mắt:

+ Nhờ sự điểu tiết của thể thủy tinh (như một thấu kính hội tụ) cho ảnh rõ nét hơn trên màng lưới tại điểm vàng.

+ Ta nhìn thấy vật là nhờ các tia sáng phản chiếu từ vật tới mắt đi qua thể thủy tinh tới màng lưới sẽ kích thích các tế bào thụ cảm ở đây và truyền về trung ương, cho ta nhận biết về hình dạng, độ lớn và màu sắc của vật.

Bình luận (0)
Nguyên Võ
Xem chi tiết
bạn nhỏ
4 tháng 4 2023 lúc 22:27

Câu 1: 

-  Mắt được xem là một bộ phận của cơ quan phân tích thị giác

Câu 2:

- Cơ quan phân tích thính giác gồm có:

+ Tai ngoài bao gồm vành tai,ống tai và màng nhĩ 

+ Tai giữa bao gồm chuỗi xương tai và vòi nhĩ

+ Tai trong bao gồm bộ phận tiền đình và ốc tai 

- Mũi được xem là một bộ phận của cơ quan phân tích thính giác

Bình luận (0)
Nguyên Võ
4 tháng 4 2023 lúc 22:19

hộ mình cái

Bình luận (0)
Nguyễn Hoàng Duy
5 tháng 4 2023 lúc 17:08

Câu 1: Giác quan thị giác được xem là một bộ phận của cơ quan phân tích thị giác. Giác quan này giúp chúng ta nhận biết màu sắc, hình dạng và các chi tiết khác của vật thể.

Câu 2: Cơ quan phân tích thính giác bao gồm tai ngoài, tai giữa và tai trong. Giác quan thính giác được xem là một bộ phận của cơ quan phân tích thính giác, chức năng chính của giác quan này là nhận biết và phân tích các âm thanh, giọng nói và âm nhạc.

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
violet.
24 tháng 7 2023 lúc 8:35

- Các bộ phận cấu tạo nên hệ thần kinh bao gồm: Bộ phận thần kinh trung ương và bộ phận thần kinh ngoại biên.

- Cấu tạo của mỗi bộ phận trong hệ thần kinh:

+ Bộ phận thần kinh trung ương bao gồm: não bộ và tủy sống

+ Bộ phận thần kinh ngoại biên bao gồm: các dây thần kinh và hạch thần kinh

Bình luận (0)
Yêu Hoàng~
Xem chi tiết
🤣🤣🤣 Ŧùɔ
19 tháng 5 2021 lúc 17:58

Các bộ phận sau đây thuộc các cơ quan nào?

a). Màng lưới ( mắt )         b). Màng nhĩ ( tai )

c). Thủy tinh thể (mắt )    d). Ốc tai ( tai )

Học tốt !!!!!!!!!!!!!

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Minh Lệ
Xem chi tiết
Thanh An
3 tháng 9 2023 lúc 11:19

Tham khảo!

a) Cấu tạo của cơ quan thị giác gồm các bộ phận là: Cầu mắt, dây thần kinh thị giác, trung khu thị giác ở não bộ.

b) Sơ đồ đơn giản quá trình thu nhận ánh sáng từ vật đến võng mạch trong cầu mắt:

Ánh sáng từ vật → Giác mạc → Thủy dịch → Đồng tử → Thủy tinh thể → Dịch thủy tinh → Võng mạc.

Bình luận (0)
Nguyễn Tuệ Minh
Xem chi tiết
ひまわり(In my personal...
3 tháng 3 2021 lúc 20:59

Câu 1.

a. Bài tiết là gì? Nêu vai trò của bài tiết đối với cơ thể.

 Bài tiết là hoạt động của cơ thể lọc và thải các chất cặn bã do quá trình trao đổi chất của tế bào và cơ thể tạo ra (CO2, nước tiểu, mồ hôi…) hoặc 1 số chất được đưa vào cơ thể quá nhiều có thể gây hại cho cơ thể (các ion, thuốc …).

- Vai trò của hệ bài tiết:

+ Giúp cơ thể thải các chất độc hại ra ngoài.

+ Nhờ hoạt động hệ bài tiết mà tính chất môi trường bên trong cơ thể luôn ổn định →​hoạt động trao đổi chất diễn ra bình thường.

 

b. Kể tên và cho biết sản phẩm bài tiết chủ yếu của mỗi cơ quan trong hệ bài tiết.

+ Phổi → O2

+ Da → Mồ hôi

+  Thận → Nước tiểu

 

c. Hệ bài tiết nước tiểu gồm những bộ phận nào?

- Hệ bài tiết nước tiểu gồm: thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái và ống đái. Trong đó, cơ quan quan trọng nhất là thận.

Bình luận (0)
Mai Hiền
4 tháng 3 2021 lúc 17:40

Câu 2:

a.

* Sự hình thành nước tiểu gồm các quá trình sau:

- Quá trình lọc máu và tạo ra nước tiểu đầu diễn ra ở cầu thận.

- Quá trình hấp thụ lại các chất dinh dưỡng, H2O và các ion còn cần thiết như Na+, Cl-….

Quá trình bài tiết tiếp các chất cặn bã (axit uric, crêatin, các chất thuốc, các ion thừa (H+, K+...)

Cả hai quá trình này đểu diễn ra ở ống thận và kết quả là biến nước tiểu đầu thành nước tiểu chính thức.

b. 

 Nước tiểu chính thức đổ vào bể thận, qua ống dẫn nước tiểu xuống tích trữ ở bóng đái, rồi được thải ra ngoài nhờ hoạt động của cơ vòng ống đái, cơ bóng đái và cơ bụng

 

 

Bình luận (0)
Mai Hiền
4 tháng 3 2021 lúc 17:46

Câu 3:

a.

Các tác nhân có thể gây hại cho hệ bài tiết nước tiểu là các chất độc trong thức ăn, đồ uống, khẩu phần ăn uống không hợp lí, các vi trùng gây bệnh. 

b.

 Các thói quen sống khoa họcCơ sở khoa học
1Thường xuyên giữ vệ sinh cho toàn cơ thể cũng như hệ bài tiết nước tiểu.Hạn chế tác hại của sinh vật gây bệnh
2Khẩu phần ăn uống hợp lí:- Không ăn quá nhiều prôtêin, quá mặn, quá chua, quá nhiều chất tạo sỏi.- Không ăn thức ăn ôi thiu và nhiễm chất độc hại- Uống đủ nước- Tránh cho thận làm việc quá nhiều và hạn chế khả năng sỏi thận.- Hạn chế tác hại của các chất độc- Tạo điều kiện cho qui trình lọc máu được liên tục.
3Nên đi tiểu đúng lúc, không nên nhịn tiểu lâu.- Tạo điều kiện thuận lợi cho sự tạo thành nước tiểu được liên tục.Hạn chế khả năng tạo sỏi ở bóng đái. 
Bình luận (0)