Ôn tập học kỳ II

Nguyễn Tuệ Minh

Câu 1.

a. Bài tiết là gì? Nêu vai trò của bài tiết đối với cơ thể.

b. Kể tên và cho biết sản phẩm bài tiết chủ yếu của mỗi cơ quan trong hệ bài tiết.

c. Hệ bài tiết nước tiểu gồm những bộ phận nào?

Câu 2.

a.      Sự tạo thành nước tiểu ở các đơn vị chức năng của thận gồm những quá trình nào? Chúng diễn ra ở đâu?

b.      Sự thải nước tiểu diễn ra như thế nào?

Câu 3.

a.      Nêu các tác nhân gây hại cho hệ bài tiết nước tiểu, cho biết các tác nhân đó gây hại như thế nào và giải thích.

b.      Trình bày các biện pháp bảo vệ hệ bài tiết nước tiểu tránh tác nhân có hại và giải thích cơ sở khoa học của mỗi biện pháp.

Câu 4.

a.      Nêu cấu tạo và chức năng của da.

b.      Vì sao da ta luôn mềm mại, khi bị ướt không ngấm nước?

c.      Tại sao ta nhận biết được nóng lạnh, độ cứng, mềm của vật khi ta tiếp xúc?

d.      Trình bày phản ứng của da khi trời quá nóng hay quá lạnh và giải thích vì sao da có phản ứng như vậy.

Câu 5.

a.      Kể tên một số bệnh ngoài da. Trình bày nguyên nhân và các phòng tránh các bệnh đó.

b.      Đề xuất các biện pháp rèn luyện và bảo vệ da và giải thích cơ sở khoa học của các biện pháp đó.

Câu 6.

a.      Hệ thần kinh bao gồm những bộ phận nào? Nêu thành phần cấu tạo và chức năng của mỗi bộ phận.

b.      Nêu vị trí, chức năng của: Tủy sống, dây thần kinh tủy, trụ não, tiểu não, não trung gian, đại não.

Câu 7.

a.      Phân biệt chức năng của hệ thần kinh vận động và hệ thần kinh sinh dưỡng.

b.      So sánh cung phản xạ sinh dưỡng và cung phản xạ vận động.

Câu 8. Trình bày thí nghiệm

a.      Tìm hiểu chức năng của tủy sống: Quy trình? Kết quả? Kết luận? Nêu chức năng của chất trắng và chất xám trong tủy sống.

b.      Tìm hiểu chức năng của rễ tủy.

c.      Tìm hiểu chức năng của tiểu não (chim bồ câu hoặc ếch).

Câu 8. Giải thích một số hiện tượng sau:

a.      Bác sĩ thường khuyên mọi người nên uống 1,5-2 lít nước 1 ngày.

b.      Người khiếm thị có thể đọc được và viết được chữ nổi.

c.      Nhiều người sau khi tắm nắng (tắm biển) một vài ngày, da thường bị đen đi.

d.      Người say rượu đi đứng không vững, dễ ngã.

e.      Khi bị tổn thương đại não trái sẽ làm tê liệt các phần thân bên phải và ngược lại.

f.       Những người bị chấn thương sọ não do tai nạn hoặc tai biến thường bị mất trí nhớ, bị liệt hoặc mất khả năng giao tiếp bằng ngôn ngữ.

ひまわり(In my personal...
3 tháng 3 2021 lúc 20:59

Câu 1.

a. Bài tiết là gì? Nêu vai trò của bài tiết đối với cơ thể.

 Bài tiết là hoạt động của cơ thể lọc và thải các chất cặn bã do quá trình trao đổi chất của tế bào và cơ thể tạo ra (CO2, nước tiểu, mồ hôi…) hoặc 1 số chất được đưa vào cơ thể quá nhiều có thể gây hại cho cơ thể (các ion, thuốc …).

- Vai trò của hệ bài tiết:

+ Giúp cơ thể thải các chất độc hại ra ngoài.

+ Nhờ hoạt động hệ bài tiết mà tính chất môi trường bên trong cơ thể luôn ổn định →​hoạt động trao đổi chất diễn ra bình thường.

 

b. Kể tên và cho biết sản phẩm bài tiết chủ yếu của mỗi cơ quan trong hệ bài tiết.

+ Phổi → O2

+ Da → Mồ hôi

+  Thận → Nước tiểu

 

c. Hệ bài tiết nước tiểu gồm những bộ phận nào?

- Hệ bài tiết nước tiểu gồm: thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái và ống đái. Trong đó, cơ quan quan trọng nhất là thận.

Bình luận (0)
Mai Hiền
4 tháng 3 2021 lúc 17:40

Câu 2:

a.

* Sự hình thành nước tiểu gồm các quá trình sau:

- Quá trình lọc máu và tạo ra nước tiểu đầu diễn ra ở cầu thận.

- Quá trình hấp thụ lại các chất dinh dưỡng, H2O và các ion còn cần thiết như Na+, Cl-….

Quá trình bài tiết tiếp các chất cặn bã (axit uric, crêatin, các chất thuốc, các ion thừa (H+, K+...)

Cả hai quá trình này đểu diễn ra ở ống thận và kết quả là biến nước tiểu đầu thành nước tiểu chính thức.

b. 

 Nước tiểu chính thức đổ vào bể thận, qua ống dẫn nước tiểu xuống tích trữ ở bóng đái, rồi được thải ra ngoài nhờ hoạt động của cơ vòng ống đái, cơ bóng đái và cơ bụng

 

 

Bình luận (0)
Mai Hiền
4 tháng 3 2021 lúc 17:46

Câu 3:

a.

Các tác nhân có thể gây hại cho hệ bài tiết nước tiểu là các chất độc trong thức ăn, đồ uống, khẩu phần ăn uống không hợp lí, các vi trùng gây bệnh. 

b.

 Các thói quen sống khoa họcCơ sở khoa học
1Thường xuyên giữ vệ sinh cho toàn cơ thể cũng như hệ bài tiết nước tiểu.Hạn chế tác hại của sinh vật gây bệnh
2Khẩu phần ăn uống hợp lí:- Không ăn quá nhiều prôtêin, quá mặn, quá chua, quá nhiều chất tạo sỏi.- Không ăn thức ăn ôi thiu và nhiễm chất độc hại- Uống đủ nước- Tránh cho thận làm việc quá nhiều và hạn chế khả năng sỏi thận.- Hạn chế tác hại của các chất độc- Tạo điều kiện cho qui trình lọc máu được liên tục.
3Nên đi tiểu đúng lúc, không nên nhịn tiểu lâu.- Tạo điều kiện thuận lợi cho sự tạo thành nước tiểu được liên tục.Hạn chế khả năng tạo sỏi ở bóng đái. 
Bình luận (0)
Mai Hiền
4 tháng 3 2021 lúc 17:50

Cây 4:

a.

Cấu tạo da gồm 3 lớp: lớp biểu bì, lớp bì và lớp mỡ dưới da.

Chức năng của da

Da là lớp màng sinh học, không chỉ là vỏ bọc ngoài cơ thể mà còn có nhiều chức năng khác nhau như:

- Điều hòa nhiệt độ cơ thể bằng cách giữ cho cơ thể luôn ở mức 37oC

- Bài tiết chất độc cơ thể (ure, ammonia, acid uric, ...)

- Tạo vitamin D, giúp cho sự tăng trưởng và phát triển của xương.

- Giữ ẩm cho cơ thể bằng cách tránh sự bốc hơi nước làm khô da.

- Thu nhận cảm giác nhờ vào những thụ cảm thể mà da có những cảm giác nóng, lạnh, đau…

b.

- Da mềm mại, khống thấm nước vì được cấu tạo từ các sợi mô liên kết bện chặt với nhau và trên da có nhiều tuyến nhờn tiết nhờn lên bề mặt da.

c.

- Ta nhận biết được nóng lạnh, độ cứng, mềm của vật mà ta tiếp xúc nhờ các cơ quan thụ cảm trên da, chúng là các đầu mút thần kinh vô cùng nhạt cảm.

 

d.

- Khi trời quá nóng: mao mạch dưới da dãn, tuyến tiết hoạt động mạnh thải ra nhiều mồ hôi. Khi trời quá lạnh: mao mạch dưới da co lại, cơ chân lông co, đôi khi có biểu hiện sởn da gà.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
🍉 Ngọc Khánh 🍉
Xem chi tiết
Ctuu
Xem chi tiết
Nguyễn Dung
Xem chi tiết
Dan_hoang
Xem chi tiết
Hiếu Đỗ
Xem chi tiết
Hiếu Đỗ
Xem chi tiết
Nguyễn Tuệ Minh
Xem chi tiết
Natoco Reed
Xem chi tiết
Mạc Hy
Xem chi tiết