Những câu hỏi liên quan
Phạm Lê Kim Ngân
Xem chi tiết
Nguyễn Lê Phương Huỳnh
22 tháng 1 2016 lúc 9:37

sốt rét là một trong những bệnh truyền nhiễm phổ biến nhất và là vấn đề rất nghiêm trọng đối với sức khỏe cộng đồng . Sốt rét thường đi kèm với đói nghèo , lạc hậu và là một cản trở lớn đối với phát triển kinh tế . Mỗi năm có khoảng 515 triệu người mắc bệnh , từ 1 đến 3 triệu người tử vong - đa số là trẻ em . Khi điều trị đúng cách , người bị sốt rét thường có thể được trông đợi là hồi phục hoàn toàn . Tuy nhiên bệnh sốt rét nặng có thể tiến triển cực kì nhanh và gây chết người chỉ trong vài giờ hoặc vài ngày . Đối với hầu hết các ca bệnh nặng , tỉ lệ tử vong lên đến 20% thậm chí phải chăm sóc và điều trị đặc biệt . Ở trẻ nhỏ , bệnh sốt rét gây chứng mất máu trong thời kỳ phát triển não nhanh chóng và gây tổn thương não trực tiếp từ sốt rét thể não 

kiết lỵ la tình trạng nhiễm trùng ở ruột già . Có 2 nguyên nhân chính gây bệnh kiết lỵ , vì vậy các chuyên gia cũng chia kiết lỵ ra làm 2 loại khác nhau . Lỵ do Entamoeba histolyca gây ra được gọi là lỵ amibe , loại còn lại do vi khuẩn Shigella gây ra gọi là lỵ trực trùng

+ Lỵ trực trùng do vi khuẩn Shigella gây ra , làm viêm toàn bộ đại tràng và trực tràng . Bệnh này rất dễ nhận ra vì các triệu chứng đến ồ ạt và có tình trạng mệt mỏi , kiệt sức

+ Lỵ amibe do một loại amibe gây ra , có thể gây rối loạn chức năng vận động của ruột , viêm đại tràng...Nặng nhất là ký sinh trùng amibe lên gan gây áp xe gan . Bệnh này khó nhận ra hơn vì không có biểu hiện rõ ràng mà chỉ âm ỉ

Bình luận (0)
Lê Mỹ Linh
21 tháng 1 2016 lúc 20:20

* Trùng sốt rét kí sinh trong ruột non người và thành ruột, tuyến nước bọt của muỗi Anophen

- Chúng chui vào hồng cầu, kí sinh và sinh sản cùng lúc cho nhiều trùng sốt rét mới; chui ra và lại chui vào nhiều hồng cầu khác, tiếp tục chu trình hủy hoại hồng cầu gây bệnh sốt rét.

* Trùng kiết lị -> thức ăn, nước uống vào ống tiêu hóa của người -> ruột. Trùng kiết lị chui ra khỏi bào xác gây các vết loét ở niêm mạc ruột rồi nuốt hồng cầu -> tiêu hóa và sinh sản nhanh.

Bình luận (1)
Phạm Lê Kim Ngân
21 tháng 1 2016 lúc 20:30

sự nguy hiểm mà bạn

Bình luận (0)
Diệu Lê
Xem chi tiết
Crush khiến chúng ta l...
Xem chi tiết
Việt Anh
21 tháng 1 2019 lúc 22:28

Những điều cần biết và làm để phòng tránh nhiễm giun

      Như chúng ta biết trẻ em Việt Nam tỉ lệ nhiễm giun chiếm tỉ lệ tương đối cao(80-90%) bị nhiểm giun, tức là cứ 10 em thì có 8-9 em bị nhiễm giun. Vậy cô và các em cùng tìm hiểu nguyên nhân và đường lây truyền của chúng.

1. Nguyên nhân.

Nguyên nhân chính là do giun sống trong ruột người, hàng ngày chúng đẻ ra rất nhiều trứng. Trứng theo phân ra ngoài đất phát triển rồi lại quay trở lại nhiểm bệnh cho người khác và cho chính mình.

2. Đường lây truyền và tác hại của giun.

   - Giun tóc, giun đũa: lây nhiễm chủ yếu là qua đường miệng do chúng ta ăn phải thức ăn bẩn. khi vào miệng trứng nở thành giun. Nhờ hút các chất dinh bổ ở người, chúng phát triển thành giun trưởng thành rồi lại đẻ trứng.

  + Giun sống trong ruột người gây ra rất nhiều tác hại, nhất là đối với cơ thể trẻ em. Chúng hút các chất dinh dưỡng làm cơ thể gầy yếu, chậm phát triển, kém thông minh. Giun còn tiết ra các chất độc làm cho cơ thể có thể bị nhiễm độc. xanh xao, vàng vọt, kém ăn. Đôi khi giun còn gây đâu bụng và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như: tắc ruột, giun chui ống mật…

  - Giun móc: lây nhiễm chủ yếu là qua da do trứng giun khi ra ngoài đất nở thành ấu trùng, ấu trùng này chui qua da khi tiếp xúc trực tiếp với đất.

  + Giun móc bám vào ruột hút máu làm cơ thể các em bị thiếu máu, xanh xao, mệt mỏi, chậm phát triển, học kém, hay buồn ngủ trong giờ….

3. Biện pháp phòng ngừa nhiễm giun.

  - Rữa tay sạch trước khi ăn, sau khi chơi trên đất và trước khi đi đại tiện.

 - Luôn cắt móng tay sạch và không mút ngón tay.

 - Luôn đi giầy dép và không ngồi lê trên đất.

 - Không ăn thức ăn chưa rữa sạch.

 - Không ăn thức ăn chưa nấu chín.

 - Không uống nước khi chưa đun sôi.

 - Đại tiện đúng nơi qui định.

 - Vận động cha mẹ xây hố xí hợp vệ sinh, không dung phân tươi bón ruộng, nuôi cá.

 - Tẩy giun đều đặn năm 2 lần, vận động mọi người trong nhà cùng tham gia tẩy giun.

 - Vệ sinh nhà cửa, trường lớp sạch sẽ.

Trên đây là nguyên nhân, đường lây truyền và các cách phòng ngừa bệnh, các em cần nắm chắc để phòng tránh những bệnh do giun sán gây ra

Bình luận (0)

PHÒNG CHỐNG BỆNH GIUN SÁN

Nhiễm giun sán là một tình trạng khá phổ biến ở các nước kém phát triển và đang phát triển, đặc biệt là những nước có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, vệ sinh kém và Việt Nam là một trong số đó.​

Giun sán là những ký sinh trùng phổ biến ở Việt Nam và số người mang loại ký sinh trùng cũng tương đối nhiều. Riêng ở trẻ nhỏ hầu hết đều có giun​.“Phòng chống giun sán” luôn luôn là một vấn đề nóng hổi và là mối quan tâm lớn của toàn xã hội. Bởi nó ảnh hưởng rất lớn và trực tiếp tới sức khoẻ của mỗi chúng ta. Đặc biệt đối với trẻ em.

 Như chúng ta đã biết trẻ em Việt Nam tỉ lệ nhiễm giun chiếm tỉ lệ tương đối cao(80-90%) bị nhiểm giun, tức là cứ 10 em thì có 8-9 em bị nhiễm giun.

 Hiện nay , với sự phát triển chung của xã hội, mỗi gia đình đều có cuộc sống đầy đủ, sung túc hơn, trình độ dân trí cũng ngày đựơc nâng cao. Chính vì vậy việc chăm sóc  trẻ cũng được gia đình và xã hội đặc biệt quan tâm , nhằm giúp trẻ ăn uống ngon miệng nhưng luôn đảm bảo đủ chất dinh dưỡng, vệ sinh an toàn thực phẩm , tránh khỏi tình trạng nhiễm giun sán .

Nhưng để đạt được điều đó chúng ta cần biết được nguyên nhân lây nhiễm giun sán , con đường lây truyền ,tác hại, dấu hiệu và  hơn hết là cách phòng ngừa  bệnh giun sán.

Vậy vì sao chúng ta nhiễm giun sán và nhiễm theo những con đường nào? Nguyên nhân chính là do giun sống trong ruột người, hàng ngày đẻ ra rất nhiều trứng. Trứng theo phân người ra ngoài đất phát triển rồi quay lại nhiễm bệnh cho người khác và cho chính mình.Đường lây nhiễm giun đũa, giun tóc chủ yếu là qua đường miệng do chúng ta ăn phải thức ăn bẩn. Khi vào miệng trứng nở thành giun non. Nhờ hút các chất bổ ở ruột người, chúng phát triển thành giun trưởng thành rồi lại đẻ trứng.Đường lây nhiễm giun móc chủ yếu qua da do trứng giun khi ra ngoài đất nở thành ấu trùng, ấu trùng này chui qua da khi tiếp xúc trực tiếp với đất ( đi chân đất, tay nghịch đất hoặc ngồi lê la trên đất ). Đôi khi ấu trùng cũng theo rau sống hoặc tay bẩn có dính đất qua miệng vào cơ thể.

Giun sống trong ruột người gây nhiều tác hại, nhất là với cơ thể trẻ em.Giun đũa, giun tóc chiếm thức ăn ở ruột làm cơ thể thiếu chất dinh dưỡng, gầy yếu, chậm phát triển, kém thông minh . Giun còn tiết ra chất độc làm cho cơ thể bị nhiễm độc, xanh xao, vàng vọt,  kém ăn. Đôi khi giun gây đau bụng và các biến chứng nguy hiểm khác như: tắc ruột, lồng ruột do giun, giun chui ống mật, giun chui xuống ruột thừa gây viêm.Giun móc bám vào ruột, hút máu làm cơ thể các em bị thiếu máu, xanh xao, mệt mỏi, chậm phát triển, học kém hay buồn ngủ trong giờ học...

Vậy chúng ta cần làm gì để phòng chống bệnh giun sán ?

Chúng ta nên rửa tay sạch trước khi ăn và sau khi chơi trên đất, sau khi đại tiện. Luôn cắt móng tay sạch sẽ và không mút ngón tay ,đi giầy dép và không ngồi lê trên mặt đất. Không được ăn hoa quả chưa rửa sạch , thức ăn chưa nấu chín, và uống nước chưa đun sôi. Không đại tiện ra ngoài hố xí. Trẻ em hay học sinh nên v ận động cha mẹ xây dựng hố xí hợp vệ sinh và không dùng phân tươi bón ruộng, nuôi cá.Bố mẹ cần cho trẻ đi tẩy giun đều đặn 1 năm 2 lần. Vận động mọi người trong nhà cùng tẩy giun.Vệ sinh nhà cửa, trường lớp sạch sẽ. Giữ vệ sinh cá nhân thật tốt bằng cách rửa tay bằng xà phòng.

Nói tóm lại , để bảo vệ sức khỏe , trước tiên chúng ta phải có sự hiểu biết về nó . Vì thế đối với mỗi cá nhân , chúng ta cần biết về tác hại  và cách phòng ngừa bệnh giun sán . Không chỉ ba mẹ mà ngay cả học sinh , chúng ta nên phòng ngừa bệnh giun sán ngay từ bây giờ .

                                                      Vì sức khỏe của chúng ta cũng như của con em chúng ta .

~ học tốt ~

 

Bình luận (0)
Nguyễn Lương Phương Thảo
22 tháng 1 2019 lúc 5:24

Thời gian: 8h ngày 05 tháng 12 năm 2016

*Địa điểm: Sân trường Tiểu học Thịnh Đức
*Thành phần: BGH, giáo viên, cùng toàn thể các em học sinh
I.Nội dung: Tuyên truyền cách phòng chống bệnh giun sán cho học sinh.
Kính thưa: quý thầy cô giáo cùng các bạn học sinh thân mến, Trong buổi chào cờ hôm nay, cô xin gửi đến quý thầy cô và các em về triệu chứng và cách phòng bệnh giun sán. 
Các em học sinh thấn mến! Giun sán là những ký sinh trùng phổ biến ở Việt Nam và số người mang loại ký sinh trùng cũng tương đối nhiều. Riêng ở trẻ nhỏ hầu hết đều có giun. Nguyên nhân là do trẻ ở bẩn, không được chăm sóc chu đáo, do trẻ ham chơi tay không sạch mút vào miệng, ngậm đồ chơi bám bụi bẩn, tay bẩn cầm bánh kẹo, ăn thức ăn không được nấu chín.
Mặt khác, do ruồi nhặng bám vào chỗ bẩn, phân rác, rồi lại bám vào thức ăn mang theo trng giun, từ đó trứng giun sẽ dễ dàng chui vào ruột trẻ và sinh sản rất nhanh.
Có nhiều loại giun sán, nhưng trẻ thường hay bị giun đũa và giun kim. Ngoài ra còn có nhiều loại khác như sán lá, sán dây và các loại giun chỉ, giun móc, cũng có thể mắc ở trẻ con, nhưng ít hơn.
1. Triệu chứng lâm sàng
Khi các em bị nhiễm giun thường gầy ốm, xanh xao, bụng to bè, chậm lớn. Hậu quả như vậy là do các chất bổ béo bị giun ăn mất, hơn nữa chúng ta lại kém ăn hay buồn nôn, có khi nôn ra thức ăn, có khi nôn ra cả giun đằng miệng. Các em sẽ hay đau bụng vùng quanh rốn, rối loạn tiêu hóa, phân lỏng. Trường hợp có giun nhiều quá trong ruột có thể gây tắc ruột, hoặc giun di chuyển lung tung chui cả vào ống mật làm chúng ta đau bụng dữ dội.
Giun đũa có màu trắng hồng, thân tròn như chiếc đũa, sống trong ruột non, trứng đẻ trong ruột, rồi theo phân đi ra ngoài. Nếu các em ăn phải thức ăn không sạch, trứng giun theo đường tiêu hóa vào dạ dày xuống ruột nở thành giun con, đi vào mạch máu qua gan, phổi, rồi lại nuốt trở lại dạ dày xuống ruột sống cố định và lớn ở đây. Rọi phổi bằng tia (X) thấy có đám mờ, dễ lầm với viêm phổi trong thời gian giun chui qua phổi; làm cho các em có thể bị ho kéo dài gầy gò, mệt mỏi. Sống trong ruột non, giun tiêu thụ một phần chất bổ, đáng lẽ dùng để nuôi cơ thể các em, vì thế mà các em gầy còm, ốm yếu, xanh xao, thiếu máu. Không những thế giun còn tiết ra chất độc, khiến chúng ta khó ăn, khó ngủ làm cho chúng ta có thể trở nên càu nhàu, hay bực tức, tính tình thay đổi, ít vận động.
Giun kim là loại có hình thể nhỏ như chiếc kim khâu, màu trắng, sống trong trong ruột già và thường đẻ trứng ở hậu môn về đêm khoảng 9-10 giờ.
Giun kim có thể làm cho các em luôn khó chịu, hậu môn bị ngứa phải gãi , nhất là ban đêm, khi giun chui xuống đẻ. Vì vậy em ngủ không yên, trằn trọc hay nghiến răng, có khi nói mê, đái dầm. Các em không muốn ăn, có lúc rối loạn tiêu hóa, đau bụng vùng dưới rốn. Các em có giun kim đôi khi gây viêm ruột thừa. Ngoài ra, còn có các loại ký sinh trùng khác ít gặp ở trẻ con hơn như giun móc, giun chỉ v.v... Loại giun móc này sống trong ruột ở đoạn manh tràng, nó bám chặt vào niêm mạc ruột mà hút chất bổ của các em làm cho cơ thể xanh xao, thiếu máu, uống thuốc tẩy cũng không ra, phải có thuốc đặc hiệu mới trị nổi. Còn phải kể đến một số khác như sán lá, sán dây gồm nhiều đốt, đứt dần từng đốt, thường xuyên bò ra ngoài hậu môn, cũng làm cho các em bứt rứt, khó chịu.
2. Chữa bệnh giun sán
Khi chữa trị cần phải chú ý, vì các em có thể bị mắc nhiều loại, thí dụ vừa giun đũa lẫn giun kim, hoặc giun móc lẫn giun kim v.v... Vì vậy phải thử xem phân có loại giun nào, để chọn thuốc có tác dụng, đồng thời trên nhiều loại giun sán; nên tẩy đúng lúc và chú ý liều lượng dùng để tránh trường hợp bất thường là giun sán bị kích thích, đi lạc chỗ như chui vào ống mật chẳng hạn, rất nguy hiểm cho chúng ta nếu chẩn đoán không ra.
Tốt nhất cứ 6 tháng, chậm là 12 tháng, chúng ta nên tẩy giun một lần;
3. Đề phòng
Để đề phòng bệnh giun sán, điều quan trọng là phải tuyệt đối giữ vệ sinh thân thể, nhất là vệ sinh ăn uống.
Thức ăn phải luôn nấu chín;
Nước uống phải được đun sôi để nguội, không được uống nước lã;
Không lê la dưới đất, nhất là không mặc quần thủng đít;
Vệ sinh tay chân luôn sạch, cắt móng tay, không đi chân đất, vì ấu trùng giun móc ở ngoài đất có thể đi xuyên qua da kẽ chân để vào máu, vào phổi, vào ruột và sinh sống tại đó gây tác hại cho chúng ta.
Phân của trẻ có giun cũng cần phải được tẩy trùng sạch sẽ. Tự phòng bệnh bằng cách có thói quen rửa tay sạch trước khi ăn và khi cầm bánh kẹo, sau khi đi vệ sinh.

Học tốt ! !!

Bình luận (0)
:vvv
Xem chi tiết
chuche
16 tháng 12 2021 lúc 7:26

Tham Khảo:

 

Ở trẻ em nếu GH được tiết quả nhiều sẽ làm cho xương dài ra và gây bệnh khổng lồ.

Ở người trưởng thành GH tiết quá nhiều sẽ làm xương dày lên, gây to xương đầu, xương chi

Đáp án cần chọn là: B

Bình luận (1)
Minh Hồng
16 tháng 12 2021 lúc 7:26

B

Bình luận (0)
Lysr
16 tháng 12 2021 lúc 7:26

B

Bình luận (0)
Khoi My Tran
Xem chi tiết
Nhật Linh
3 tháng 4 2017 lúc 22:00

Cường giáp, suy giáp,suy tuyến yên, suy tuyến thượng thận,viêm tuyến giáp, suy sinh dục, tiểu đường,.......

Bình luận (0)
Fairy Tail
27 tháng 4 2019 lúc 14:52

cường giáp, suy giáp, viêm tuyến giáp, suy tuyến thượng thận, suy tuyến yên,...

Học tốtok:))

Bình luận (0)
inoriyuzuriha
Xem chi tiết
Trần Quang Hưng
20 tháng 1 2017 lúc 20:19

trong đó đó bạn /hoi-dap/question/19621.html

Bình luận (0)
Kiều Đông Du
Xem chi tiết
Đỗ Khánh Chi
12 tháng 2 2019 lúc 16:52

Cặp vợ chồng ở thế hệ thứ 2 bình thường sinh con gái bị bệnh chứng tỏ tính trạng bị bệnh do gen lặn trên NST thường quy định.

Cặp vợ chồng I1 × I2 đều bình thường, sinh 1 người con trai bị bệnh, người con trai bị bệnh này có kiểu gen aa sẽ nhận 1a từ bố và 1a từ mẹ. Do vậy I1 và I2 đều có kiểu gen Aa

Người con gái 3 bình thường có thể có kiểu gen: 1/3AA:2/3Aa nên xác suất mang gen bệnh của người thứ gái (3) là: 2/3Aa

Đáp án cần chọn là: C

Bình luận (0)
Phạm Lê Kim Ngân
Xem chi tiết
nguyen hoang anh
24 tháng 1 2016 lúc 11:50
 Nhận diện 3 loại cà độc gây ảo giác phổ biến ở Việt NamNguy hại "chết người" không ngờ từ mướp đắngKhám phá công dụng của rau diếp cáĂn nhiều dưa chuột - tác hại đáng sợGấc - thần dược cho sức khỏeNhững thực phẩm có tác dụng giải độc cơ thểSử dụng gia vị để tăng cường sức khỏe10 cách để biến thực phẩm tốt thành có hạiThói quen không tốt khi tắmTác dụng của vỏ quýt có thể bạn chưa biếtĐiều gì xảy ra khi bạn bỏ bữa sáng?Cảnh báo về quả chứa độc chất gây chết ngườiDùng nước tăng lực có tốt cho sức khỏe?3 loại thực phẩm tuyệt vời giúp giải độc cơ thểNhuộm tóc thường xuyên dễ mắc nhiều loại bệnhNhững thức ăn vị thuốc theo Tây yMón ăn bài thuốc cho người bệnh gútNhững điều cần biết về vệ sinh an toàn thực phẩmTrị thiếu máu bằng những biện pháp tự nhiênCách đơn giản để gan khỏeDuy trì khớp khỏeĂn gì khỏe xương?Vị đắng và sức khỏeNha đam - cây thuốc chữa bệnh ngoài daNgăn ngừa lão hóa bằng thực phẩmThanh long đa công dụng10 nguyên nhân khiến bạn bị chóng mặt, buồn nônThực phẩm giúp ổn định nhịp timThực phẩm gây ố răngCà tím đa công dụngNăm lợi ích của tỏi tâyThực phẩm chống mỏi mệtLợi ích của cà rốtTác hại của thuốc lá đối với sức khỏe con ngườiNhiễm giun từ thực phẩmHIV/AIDS và các biện pháp phòng chốngLuật phòng chống tác hại của thuốc lá có hiệu lực từ ngày 01/05/2013Dinh dưỡng mùa thiHệ thống các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công tác phòng, chống HIV/AIDSLưu ý đặc biệt khi dùng thuốc bổ máuLưu ý khi dùng thuốc dạng sủiRửa tay đúng cách: biện pháp phòng chống tích cực các bệnh ký sinh trùng và nhiễm trùng

Rửa tay và rửa tay với xà phòng từ lâu được xem là một trong những biện pháp phòng bệnh tay chân miệng, bệnh về đường tiêu hóa, bệnh viêm gan A, E,…bệnh về giun sán rất hiệu quả và khâu rửa tay cũng vô cùng quan trọng không kém, thế như dù các vụ dịch hay đợt bùng phát bệnh tiêu chảy, bệnh tay chân miệng thường diễn ra tại nhiều tỉnh thành trong cả nước, nhưng thói quen rửa tay hình như chưa thực hiện một cách toàn diện, tích cực trong toàn dân, đặc biệt là trẻ em, người lớn và người đang nuôi hoặc chăm sóc trẻ ốm….Để giúp cho cộng đồng có thói quen rửa tay và phải rửa đúng cách, chúng tôi xin chia sẻ một số thông tin liên quan đến phòng bệnh nhiễm trùng thông qua rửa tay bằng xà phòng!

Từ những con só thực tế: chỉ có 12% dân số rửa tay với xà phòng

Rửa tay với xà phòng diệt khuẩn được hiểu như liều “vắc-xin” hiệu quả, tiết kiệm phòng ngừa hữu hiệu các bệnh tay chân miệng, bệnh đường tiêu hóa, … mà lúc cũng có thể thực hiện để bảo vệ sức khỏe.Thế nhưng, khảo sát của Quỹ Nhi Đồng Liên Hiệp Quốc cho thấy: có từ 84-88% dân số không rửa tay với xà phòng sau khi đi vệ sinh, trước khi ăn uống. Và với dịch tay chân miệng, dù Bộ Y tế đã 2 lần khuyến cáo bằng văn bản với người dân: cần rửa tay với xà phòng dưới vòi nước chảy. Song thực tế là...

Người lớn và thói quen… lười rửa tay

Bác sĩ Trương Hữu Khanh - Trưởng khoa Nhiễm Bệnh viện Nhi đồng 1, Tp. Hồ Chí Minh trong một buổi giao lưu trực tuyến về bệnh tay chân miệng nhận định: “Về lý thuyết, phòng bệnh tay chân miệng thì rất là đơn giản nhưng thực tế thì không phải vậy. Vì từ nhận thức đúng cho đến hành động đúng thì rất xa nên bệnh vẫn xuất hiện, đến hẹn lại lên. Đa số ai cũng biết phòng bệnh tay chân miệng (bệnh lây từ đường tiêu hoá) là rửa tay đúng, vệ sinh ăn uống, sát khuẩn, diệt khuẩn đồ chơi nơi sinh hoạt của trẻ nhưng khi thực hiện thì... quên, nhất là nhà chưa có trẻ mắc bệnh.”

Tại các trường mầm non, mẫu giáo, các con đã được làm quen với chương trình vệ sinh học đường, được các cô tập cho thói quen rửa tay thật sạch trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Thế nhưng về nhà, không ít bé phải nhắc bố mẹ “sao bố mẹ lại chưa rửa tay vậy?” Và nhiều bà mẹ cứ vô tư trả lời: “Tôi rửa tay bằng nước có sao đâu” Hoặc “Tôi đã rửa tay rồi, tại sao phải thực hiện lần nữa”. Khi được hỏi, vì sao lại bỏ qua việc rửa tay với xà phòng diệt khuẩn, nhiều bà mẹ cho rằng: chỉ cần rửa tay với nước, tay nhìn thấy trắng - không mùi nghĩa là đã sạch; Hoặc không nghe/thấy ai nói nhiều đến tầm quan trọng của việc rửa tay với xà phòng diệt khuẩn; Hoặc biết nhưng hay quên.

Xà phòng diệt khuẩn - “vắc xin” bị lãng quên

Trong khi đó, dịch tay chân miệng đang lan rộng khó kiểm soát. Số ca bệnh vẫn không ngừng gia tăng và tiến triển vô cùng phức tạp. Tại TP.HCM, mỗi tuần lại có thêm 400 ca bệnh mới. Cục y tế dự phòng (Bộ Y tế) nhận định: Sở dĩ bệnh lây lan nhanh, mạnh một phần xuất phát từ thói quen và ý thức phòng bệnh của cộng đồng còn rất thấp.

Thống kê của tỉnh Quảng Ngãi, 70% trẻ lây bệnh tay chân miệng tại nhà, 30% lây bệnh tại trường. Nhìn vào tỉ lệ này có thể đặt ra câu hỏi: Liệu có sự tương quan nào giữa việc lây bệnh và thói quen vệ sinh khi mà tại các trường mẫu giáo, mầm non luôn luôn phải thực hiện quy định vệ sinh phòng bệnh. Các cô cũng hướng dẫn các con rèn luyện thói quen tốt như rửa tay sau khi đi vệ sinh, trước khi ăn…Thế nhưng về nhà, ai là người nhắc trẻ thực hiện hành vi phòng bệnh đúng đắn này?

Một báo cáo khoa học năm 2010 tại Bệnh viện Nhiệt đới cho thấy: có tới 64% bà mẹ không rửa tay trước khi cho trẻ ăn. Các bà mẹ cũng không chú trọng đến việc dạy con trẻ ý thức giữ gìn vệ sinh cho bản thân ngay từ nhỏ, kể cả thói quen rất đơn giản: rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn sau khi chơi, sau khi vệ sinh và trước khi ăn. Trong khi đó, theo tổ chức Y tế Thế giới (WHO), chỉ cần một động tác rửa tay sạch là đã giảm tới 35-47% nguy cơ nhiễm các bệnh tay chân miệng, tiêu chảy, thương hàn… Rửa tay với xà phòng diệt khuẩn được hiểu như liều vắc-xin hiệu quả, tiết kiệm mà lúc cũng có thể thực hiện để bảo vệ sức khỏe.

Trong hoạt động truyền thông nhằm thay đổi thói quen vệ sinh của người Việt, nhãn hàng Lifebuoy - Công ty TNHH quốc tế Unilever Việt Nam luôn là một nhân tố tích cực. Không chỉ truyền đi các thông điệp vệ sinh đúng cách, nhãn hàng Lifebuoy còn giúp người dùng ghi nhớ các thời điểm rửa tay qua các chương trình truyền hình, các nhãn dán trên sticker trong hộp xà phòng…

Bà Lê Thùy Lan - đại diện nhãn hàng cho biết: “Các hoạt động này như một cam kết của nhãn hàng với sứ mệnh Vì một Việt Nam khỏe mạnh. Chúng tôi mong các vị phụ huynh và cộng đồng từ nhận thức đó hãy hành động: giữ vệ sinh môi trường, gia đình, tập thói quen vệ sinh cơ thể, giữ bàn tay luôn sạch khuẩn. Có như vậy, chúng ta mới thật sự giúp con em mình ngăn ngừa dịch bệnh ”.

Rửa sạch tay bảo vệ chống lại nhiều bệnh nhiễm trùng

Thường xuyên rửa sạch tay của bạn;Rửa sạch tay bằng xà phòng và nước, sau đó lau khô toàn bộ;Sử dụng nước rửa có cồn nếu như chưa thể rửa ngay bằng xà phòng được.

Các nhà Khoa học đã khuyến cáo: “Rửa tay bằng xà phòng trước bữa ăn và sau khi đi vệ sinh giúp cứu nhiều mạng sống hơn bất kỳ mọi loại thuốc kháng sinh. Nó có thể làm giảm một nửa số ca tiêu chảy trên thế giới, giảm ½ các ca tử vong do viêm phổi và ¼ các ca do bệnh liên quan đến hô hấp”. Tiêu chảy đứng thứ 2 trong số các nguyên nhân gây tử vong, mỗi năm giết hại hơn 1,5 triêu trẻ em. Vị trí quán quân thuộc về bệnh biêm phổi, mỗi năm cướp đi mạng sống của khỏang 2 triệu trẻ dưới 5 tuổi. Rửa tay là một cách hữu hiệu phòng chống các căn bệnh này”.

 

Bởi thế, từ năm 2008 đến nay, ngày 15/10 được chọn là “Ngày thế giới rửa tay với xà phòng”, với sự kiện hàng triệu người của hơn 20 quốc gia trên thế giới cùng tham gia rửa tay với xà phòng và truyền đi thông điệp về thói quen cá nhân, nâng cao chất lượng cuộc sống cho cộng đồng thế giới. Ngày hội này giúp mọi người nhận thức được tầm quan trọng của việc rửa tay thường xuyên với xà phòng để phòng chống các bệnh lây truyền theo đường tiêu hóa như tả, lỵ, dịch cúm A (H5N1), cúm A (H1N1), đặc biệt là bệnh tay chân miệng- một trong những bệnh nguy hiểm đang diễn ra hết sức phức tạp trong thời gian gần đây.

 Vì sao chúng ta nên rửa tay?

Thường xuyên rửa tay là một trong những cách tốt nhất để tránh bị bệnh và lây lan bệnh tật cho cơ thể. Bởi vì trong quá trình hoạt động cả ngày, bạn sẽ thường xuyên va chạm vào mọi người, các bề mặt và điều này khiến bạn tích lũy nhiều vi khuẩn trên tay. Sau đó, bạn có thể lây nhiễm bệnh tật cho chính bản thân bằng các các hành động vô tình như đưa vi trùng này chạm vào mắt, mũi hay miệng. Mặc dù, bạn không thể giữ tay vô trùng nhưng việc rửa tay thường xuyên có thể giúp bạn hạn chế chuyển giao và lây lan các vi khuẩn, vi rút sang người khác và ngược lại.

Thời điểm nào cần phải rửa tay?

Luôn luôn rửa tay trước khi:

Chế biến hoặc chuẩn bị thực phẩm;Khi ăn uống;Điều trị vết thương hoặc chích thuốc;Chạm vào người bệnh, người bị thương, vết thương;Chèn hoặc loại bỏ kính áp tròng;

Luôn luôn rửa tay sau khi:

Chuẩn bị thức ăn, thịt gia cầm đặc biệt là nguyên liệu thô ;Sử dụng nhà vệ sinh;Chạm vào một con vật hay động vật đồ chơi, dây xích, chất thải;Thổi mũi, ho hoặc hắt hơi vào tay của bạn;Điều trị vết thương;Chạm vào người bệnh hay các vết thương;Khi xử lý rác thải hoặc một cái gì đó bị ô nhiễm, chẳng hạn như một miếng vải sạch hoặc giày bẩn;Rửa tay của bạn bất cứ lúc nào bạn thấy bẩn.

Làm thế nào để rửa tay đúng cách?

Nói chung tốt nhất bạn nên rửa tay bằng xà phòng và nước bằng cách thực hiện theo các bước đơn giản dưới đây:Làm ướt tay bằng nước máy;Áp dụng thoa xà bông, nước rửa tay;Bắt đầu cọ 2 tay của bạn;Chà hai tay trong ít nhất 20 giây. Hãy nhớ để chà tất cả bề mặt, bao gồm lưng bàn tay, cổ tay, giữa các ngón tay và phần da bên dưới móng tay của bạn.;Rửa sạch lại tay với nước kỹ càng;Lau khô tay bằng khăn sạch hoặc khăn dùng một lần hoặc sử dụng máy sấy không khí.

Rửa tay không mất nhiều thời gian của chúng mình đâu nhưng nó lại mang đến cho bọn mình nhiều lợi ích để ngăn ngừa bệnh tật. Có thể nói, thói quen đơn giản này đóng một vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe của chính bạn và gia đình chúng mình nữa đấy!

Làm thế nào rửa tay một cách thích hợp?

Rửa tay sạch và hợp lý như là trong thời gian đủ để hát hai lần bài hát "Happy Birthday",
làm theo hình ảnh dưới đây. Cách rửa tay dưới đây không những giúp cho chúng ta phòng chống bệnh tay chân miệng đang hoàn hoành tại nước ta, mà còn bảo vệ tránh khỏ nhiều bệnh nhiễm trùng khác nữa. Mặc dù đang có chiều hướng chững lại nhưng theo dự báo của Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế), các tháng cuối năm 2011 bệnh tay chân miệng có thể sẽ diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nhiều nguy cơ bùng phát thành dịch.

Những thông tin dưới đây có thể giúp bạn đọc chủ động phòng chống bệnh hiệu quả mà lại rất đơn giản. Theo BS Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm, BV Nhi Đồng 1, TP HCM, tay chân miệng là bệnh do siêu vi trùng đường ruột gây ra. Sở dĩ gọi là tay chân miệng vì bệnh có biểu hiện chính là các mụn nước nổi ở vùng tay, chân, miệng. Tác nhân gây bệnh tay chân miệng có khả năng lây lan rất nhanh qua  đường tiếp xúc.

Khi trẻ lành tiếp xúc trực tiếp với trẻ bệnh sẽ bị nhiễm bệnh do nuốt phải nước bọt của trẻ bệnh văng ra khi nói chuyện, ho, hắt hơi. Hoặc trẻ lành cầm nắm đồ chơi, sờ chạm vào sàn nhà bị dính nước bọt, chất tiết mũi họng của trẻ bệnh. Bệnh còn lây cho trẻ qua bàn tay của người chăm sóc trẻ.

Khi xâm nhập vào cơ thể, virus gây bệnh sẽ qua niêm mạc miệng hay ruột vào hệ thống hạch bạch huyết, từ đó sẽ phát triển rất nhanh, gây ra các tổn thương ở da, niêm mạc. Sau thời gian ủ bệnh từ 3 - 6 ngày, trẻ mắc bệnh tay chân miệng sẽ có các biểu hiện: Sốt (có thể sốt nhẹ thoáng qua, cũng có thể sốt cao 39- 400C), đau họng, chảy nước bọt liên tục, biếng ăn hoặc bỏ ăn, khó ngủ, quấy khóc, run chi, giật mình nhiều một cách bất thường và loét miệng với các bóng nước có đường kính 2-3mm, vỡ rất nhanh tạo thành các vết loét khiến trẻ bị tăng tiết nước bọt, thấy đau khi ăn. Ngoài ra còn xuất hiện các bóng nước từ 2-10mm, màu xám, hình bầu dục ở lòng bàn tay và lòng bàn chân. Ngoài các dấu hiệu điển hình trên, bệnh có thể biểu hiện không điển hình như: Bóng nước rất ít xen kẽ với những hồng ban, một số trường hợp chỉ biểu hiện hồng ban, không có biểu hiện bóng nước hay chỉ có biểu hiện loét miệng đơn thuần.

Những biến chứng thường gặp của tay chân miệng là viêm màng não, viêm màng liệt mềm cấp, viêm cơ tim, phù phổi cấp. Các biến chứng có thể phối hợp với nhau như: Viêm não màng não, phù phổi và viêm cơ tim trên cùng một bệnh nhân. Các biến chứng này thường gây tử vong cao và diễn tiến rất nhanh có thể trong 24 giờ.

Theo khuyến cáo của Cục Y tế  Dự phòng, cách phòng chống tay chân miệng hiệu quả là rửa tay cho trẻ nhiều lần trong ngày bằng xà phòng và nước sạch. Không để trẻ mút tay, đưa đồ chơi lên miệng. Cho trẻ ăn chín, uống chín, không ăn chung thìa bát. Người chăm sóc trẻ cũng phải rửa tay nhiều lần trong ngày, nhất là trước khi chế biến thức ăn, trước khi cho trẻ ăn và sau khi vệ sinh cho trẻ. Thường xuyên vệ sinh đồ chơi, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất sát khuẩn thông thường hoặc chloraminB.

Về quy trình rửa tay bằng xà phòng, nên thực hiện theo những bước sau:

Bước 1: Làm ướt bàn tay, lấy 3 - 5ml dung dịch rửa tay hoặc chà bánh xà phòng lên lòng và mu hai bàn tay. Xoa hai lòng bàn tay vào nhau cho xà phòng dàn đều.Bước 2: Đặt lòng và các ngón của bàn tay này lên mu bàn tay kia và chà sạch mu bàn tay và kẽ các ngón tay (từng bên).Bước 3: Đặt lòng hai bàn tay vào nhau, chà sạch lòng bàn tay và kẽ ngón tay.Bước 4: Móc hai bàn tay vào nhau và chà sạch mặt mu các ngón tay.Bước 5: Dùng lòng bàn tay này xoay và chà sạch ngón tay cái bàn tay kia và ngược lại.Bước 6: Chụm đầu các ngón tay của bàn tay này và chà sạch đầu các ngón tay vào lòng bàn tay kia và ngược lại. Rửa sạch tay dưới vòi nước, sau đó dùng khăn sạch thấm khô tay.

Thời gian vệ sinh tay tối thiểu cho cả quy trình là 30 giây.

Xử lý khi ngộ độc Chloramin B

Theo BSCKII. Nguyễn Thị Thanh Hà, Trưởng Khoa Chống nhiễm khuẩn, BV Nhi đồng 1, Chloramin khi dùng với mục đích khử khuẩn nguồn nước uống, hồ bơi thường nồng độ thấp, không gây độc và có mùi đặc trưng của clo mà chúng ta thường thấy. Tuy nhiên, khi dùng trong khử khuẩn nồng độ cao hơn mới có khả năng gây kích ứng với một số cơ quan như mắt, da, tiêu hóa, hô hấp và đặc biệt trong trường hợp uống nhầm với nồng độ cao có thể gây ngộ độc. Có thể nhận biết qua các dấu hiệu: Da nổi mẩn đỏ, nôn, buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy, chảy nước mắt, ho, khó thở, khò khè...

Khi bị ngộ độc, không nên cố gắng gây nôn mà cần cho nạn nhân uống ngay với một ít nước ấm và dùng vài thìa than hoạt hoặc natribicarbonate để uống trung hòa. Nếu bị ChloraminB bắn vào mắt, nên rửa sạch ngay bằng nước sạch nhiều lần và chuyển ngay nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất. Còn nếu bị bắn hóa chất vào da, quần áo, cần cởi bỏ ngay quần áo bị bắn và rửa da vùng đó bằng nước ấm và xà phòng.

Bình luận (0)
Lan Anh
Xem chi tiết
B.Thị Anh Thơ
23 tháng 6 2020 lúc 22:03

* Rối loạn hoạt đông nội tiết tuyến tụy gây ra bênh tiểu đường (bệnh đái đường).

- Bệnh tiểu đường là một bệnh rối loạn chuyển hóa mạn tính rất phổ biến.

- Khi mắc bệnh tiểu đường, cơ thể bạn mất đi khả năng sử dụng hoặc sản xuất ra hormone insulin một cách thích hợp.

Bình luận (0)