Nêu những biểu hiện thể hiện sự hợp tác của các nước ASEAN
Nêu các biểu hiện về sự hợp tác để phát triển kinh tế - xã hội của các nước ASEAN.
- Ba nước Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po và In-đô-nê-xi-a đã lập tam giác tăng trưởng kinh tế Xi-Giô-Ri từ năm 1989. Sau hơn 10 năm, tại vùng kém phát triển của Ma-lai-xi-a (tỉnh Giô-ho) và In-đô-nê-xi-a (quần đảo Ri-au) đã xuất hiện các khu công nghiệp lớn.
- Nước phát triển hơn đã giúp đỡ cho các nước thành viên chậm phát triển đào tạo nghề, chuyển giao công nghệ, đưa công nghệ mới vào sản xuất và chế biến lương thực, thực phẩm đảm bảo đáp ứng nhu cầu trong khu vực và để xuất khẩu.
- Tăng cường trao đổi hàng hóa giữa các nước.
- Xây dựng tuyến đường sắt, đường bộ từ Việt Nam sang Cam-pu-chia, Thái Lan, Ma-lai-xi-a và Xin-ga-po; từ Mi-an-ma qua Lào tới Việt Nam.
- Phối hợp khai thác và bảo vệ lưu vực sông Mê Công.
Các nước trong ASEAN và Việt Nam có những thuận lợi gì để hợp tác phát triển kinh tế? Trình bày các biểu hiện của sự hợp tác phát triển kinh tế?
tham khảo :
* Những điều kiện thuận lợi để các nước Đông Nam Á hợp tác phát triển kinh tế:
- Vị trí gần nhau, hầu hết các nước Đông Nam đều tiếp giáp với biển, rất thuận lợi cho giao lưu, liên kết với nhau bằng giao thông đường biển.
- Phát triển đi lên từ nông nghiệp với nền văn minh lúa nước, truyền thống văn hóa, sản xuất có nhiều nét tương đồng ⟹ giao lưu hợp tác về văn hóa.
- Lịch sử đấu tranh, xây dựng đất nước có những điểm giống nhau.
* Biểu hiện sự hợp tác của các nước ASEAN :
- Tam giác tăng trưởng kinh tế XI-GIÔ-RI;
- Nước phát triển hơn giúp các nước chậm phát triển đào tạo nghề, chuyển giao công nghệ, đưa công nghệ mới vào sản xuất và chế biến lương thực, thực phẩm đảm bảo đáp ứng nhu cầu trong khu vực và để xuất khẩu;
- Tăng cường trao đổi hảng hóa giữa các nước;
- Xây dựng tuyến đường sắt, đường bộ qua các nước;
- Phối hợp khai thác, bảo vệ lưu vực sông Mê Công.
Sự hợp tác giữa các nước ASEAN không biểu hiện qua?
A. Nước phát triển giúp đỡ nước chậm phát triển
B. Tăng cường trao đổi hàng hóa
C. Tăng cường thu thuế đối với hàng hóa từ nước khác
D. Xây dựng các tuyến đường giao thông kết nối các quốc gia
- Sự hợp tác để phát triển kinh tế - xã hội giữa các nước ASEAN biểu hiện qua: nước phát triển giúp đỡ nước chậm phát triển, tăng cường trao đổi hàng hóa, xây dựng các tuyến đường giao thông kết nối các quốc gia. => loại đáp án A, B, D
- Sự hợp tác giữa các nước ASEAN không biểu hiện qua “Tăng cường thu thuế đối với hàng hóa từ nước khác” mà ngược lại có sự ưu đãi thuế để khuyến khích trao đổi, lưu thông hàng hóa trong khối (AFTA).
Đáp án cần chọn là: C
Sự hợp tác để phát triển kinh tế-xã hội của các nước ASEAN biểu hiện qua
A. Sử dụng đồng tiền chung trong khu vực
B. Hình thành một thị trường chung
C. Cùng hợp tác để sản xuất ra sản phẩm
D. Tăng cường trao đổi hàng hóa giữa các nước
Đáp án: D. Tăng cường trao đổi hàng hóa giữa các nước.
Giải thích: (trang 59 SGK Địa lí 8).
Sự hợp tác để phát triển kinh tế-xã hội của các nước ASEAN không biểu hiện qua
A. Nước phát triển hơn đã giúp cho các nước thành viên
B. Sử dụng đồng tiền chung trong khu vực
C. Xây dựng các tuyến đường giao thông
D. Phối hợp khai thác và bảo vệ lưu vực sông Mê Công
Đáp án: B. Sử dụng đồng tiền chung trong khu vực
Giải thích: (trang 59 SGK Địa lí 8).
sự hợp tác để phát triển kinh tế xã hội của các nước ASEAN biểu hiện như thế nào
trình bày đặc điểm kinh tế các nước đông nam á. cho biết các nước đông nam á có những điều kiện gì để hợp tác. những biểu hiện và kết quả của sự hợp tác . Những biểu hiện và kết quả của sự hợp tác để phát triển kinh tế xã hội.
.
Câu 41: Hiện nay có bao nhiêu quốc gia tham gia vào ASEAN
A. 9.
B. 10.
C. 11.
D. 12.
Câu 42: Sự hợp tác để phát triển kinh tế-xã hội của các nước ASEAN không biểu hiện qua đặc điểm nào
sau đây?
A. Nước phát triển hơn đã giúp cho các nước thành viên.
B. Sử dụng đồng tiền chung trong khu vực.
C. Xây dựng các tuyến đường giao thông.
D. Phối hợp khai thác và bảo vệ lưu vực sông Mê Công.
Câu 43: Điểm cực Bắc phần đất liền của nước ta thuộc tỉnh thành nào?
A. Điện Biên.
B. Hà Giang.
C. Khánh Hòa.
D. Cà Mau.
Câu 44: Từ bắc vào nam, phần đất liền nước ta kéo dài khoảng bao nhiêu vĩ tuyến?
A. 150 vĩ tuyến.
B. 160 vĩ tuyến.
C. 170 vĩ tuyến.
D. 180 vĩ tuyến.
Câu 45: Nơi hẹp nhất theo chiều tây-đông của nước ta thuộc tỉnh thành nào?
A. Quảng Nam.
B. Quảng Ngãi.
C. Quảng Bình.
D. Quảng Trị.
Câu 46: Vùng biển của Việt Nam không giáp với vùng biển của nước nào sau đây?
A. Trung Quốc.
B. Phi-lip-pin.
C. Đông Ti mo.
D. Ma-lai-xi-a.
Câu 47: Chế độ gió trên biển Đông là
A. quanh năm chung 1 chế độ gió.
B. mùa đông gió có hướng ĐB; mùa hạ có hướng TN, khu vực vịnh Bắc Bộ có hướng nam.
C. mùa đông gió có hướng TN; mùa hạ có hướng ĐB, khu vực vịnh Bắc Bộ có hướng nam.
D. mùa đông gió có hướng tây nam; mùa hạ có hướng nam.
Câu 48: Thiên tai thường gặp ở vùng biển nước ta là
A. lũ lụt.
B. hạn hán.
C. bão nhiệt đới.
D. núi lửa.
Câu 49: Nhận xét nào sau đây đúng và đầy đủ về tài nguyên khoáng sản của nước ta?
A. Việt Nam là một quốc gia giàu tài nguyên khoáng sản.
B. Việt Nam là một quốc gia nghèo tài nguyên khoáng sản, nhưng có có một số mỏ khoáng sản
với trữ lượng lớn.
C. Việt Nam là một quốc gia giàu tài nguyên khoáng sản nhưng chủ yếu là các khoáng sản có
trữ lượng vừa và nhỏ.
D. Tài nguyên khoáng sản nước ta phân bố rộng khắp trên cả nước.
Câu 50: Than phân bố chủ yếu ở
A. Đông Bắc.
B. Đông Nam Bộ.
C. Tây Nguyên.
D. Tây Bắc.
Câu 41: C
Câu 42: B
Câu 43: A
41 B 42B 43B 44A 45 C 46C 47B 48C 49B 50A
41.C
42. B
43. B
44. A
45. C
46. C
47. B
48. C
49. B
50. A
Nêu những biểu hiện thể hiện sự suy yếu của nhà nước phong kiến tập quyền?
* Sự suy yếu của triều đình nhà Lê ở đầu thế kỉ XVI:
- Từ đầu thế kỉ XVI, nhà Lê bắt đầu suy thoái. Vua, quan ăn chơi xa xỉ, xây dựng lâu đài cung điện tốn kém. Nội bộ triều đình “chia bè kéo cánh”, tranh giành quyền lực.
- Nhân khi triều đình rối loạn, quan lại ở địa phương cậy quyền thế ức hiếp dân. Đời sống nhân dân lâm vào cảnh cùng khốn.
* Cuộc xung đột Nam - Bắc triều:
- Bước sang thế kỉ XVI, khi triều đình nhà Lê càng suy yếu thì sự tranh chấp giữa các phe phái phong kiến càng diễn ra quyết liệt.
- Năm 1527, Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê, lập ra triều Mạc.
- Năm 1533, một võ quan triều Lê là Nguyễn Kim chạy vào Thanh Hoá, lập một người thuộc dòng dõi nhà Lê lên làm vua, lấy danh nghĩa "phù Lê diệt Mạc", sử cũ gọi là Nam triều để phân biệt với Bắc triều (nhà Mạc ở phía bắc).
- Cục diện Nam - Bắc triều hình thành.
=> Chiến tranh Nam - Bắc triều đã gây ra nhiều hậu quả: Làng mạc, gia đình li tán, người chết rất nhiều, hàng vạn người bắt đi lính, di phu. Sản xuất nông nghiệp đình trệ, mùa màng bị tàn phá,… Cùng với đó, chế độ binh dịch ngày càng đè nặng lên đời sống nhân dân.
* Cuộc xung đột Trịnh - Nguyễn:
- Năm 1545, Nguyễn Kim chết, con rể là Trịnh Kiểm lên thay, nắm toàn bộ binh quyền.
- Người con thứ của Nguyễn Kim là Nguyễn Hoàng đã xin vào trấn thủ Thuận Hóa, Quảng Nam. Cũng từ đây, Nguyễn Hoàng bắt đầu xây dựng một thế lực riêng ở vùng đất Thuận Hóa, Quảng Nam. Sau khi ông mất, con cháu đời sau nối nhau cầm quyền, nhân dân gọi là "chúa Nguyễn" ở Đàng Trong để phân biệt với “chúa Trịnh” ở Đàng Ngoài.
=> Chiến tranh Trịnh - Nguyễn làm đất nước bị chia cắt thành hai miền Đàng Trong và Đàng Ngoài kéo dài suốt hai thế kỉ. Nhân dân hai miền li tán, đói khổ, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của đất nước.
=> Những biểu hiện trên thể hiện sự suy yếu của nhà nước phong kiến tập quyền.
Đầu thế kỉ XVI, Nhà Lê bắt đầu suy yếu:
+ Tầng lớp phong kiến thống trị đã thoái hóa. Vua quan không lo việc nước, chỉ hưởng lạc xa xỉ, xây dựng cung điện tốn kém.
+ Triều đình rối loạn nội bộ chia bè kéo cánh, tranh giành quyền lực.
Sự suy yếu của triều đình nhà Lê bắt đầu thế kỉ XVI:
- Từ đầu thế kỉ XVI, nhà Lê bắt đầu suy thoái. Vua, quan ăn chơi xa xỉ, xây dựng lâu đài cung điện tốn kém. Nội bộ triều đình “chia bè kéo cánh”, tranh giành quyền lực. Giết nhau, tranh chấp quyền lực
- Nhân khi triều đình rối loạn, quan lại ở địa phương cậy quyền thế ức hiếp dân. Đời sống nhân dân lâm vào cảnh cùng khốn. Nạn đói và lũ lụt thường xảy ra. Nhân dân không đất ruộng cày cấy