Những câu hỏi liên quan
mạnh
Xem chi tiết
Nguyễn Hoàng Duy
2 tháng 4 2023 lúc 16:19

*Tham khảo:

Vì :

- Cuộc khởi nghĩ Yên Thế ko chịu sự chi phối của "Cần Vương " .

- Phong trào đấu tranh tự phát của nông dân để tự vệ , bảo vệ quyền lợi thiết thân , giữ nước giữ làng .

- Nghĩa quân đã chiến đấu rất quyết liệt buộc kẻ thù 2 lần phải giảng hòa và nhượng bộ một số điều kiện có lợi cho ta .

- Đặc biệt trong thời kỳ đình chiến lần thứ 2 , nghĩa quân Yên Thế còn liên lạc với các nghĩa sĩ yêu nước theo xu hướng mới như Phan Bội Châu , Phan Châu Trinh .

Bình luận (0)
Nguyễn Hoàng Duy
2 tháng 4 2023 lúc 16:21

(Tham khảo + Tìm hiểu):

Theo Thiếu tướng, PGS- TS Trịnh Vương Hồng, nguyên Viện trưởng Viện lịch sử quân sự Việt Nam, Cuộc khởi nghĩa Yên Thế duy trì được thời gian dài như vậy (khoảng 30 năm, từ 1884 - 1913 - PV) do nhiều yếu tố, trong đó phải kể đến cách xây dựng căn cứ lợi hại cùng cách đánh du kích linh hoạt, độc đáo của Đề Thám và nghĩa quân Yên Thế".

Xây dựng làng chiến đấu liên hoàn

Theo Thiếu tướng Trịnh Vương Hồng, lúc đầu, nghĩa quân Yên Thế đã xây dựng cơ sở trú đóng trên những đồi cao. Thế nhưng, cách bố trí như vậy lại là điểm yếu, vô tình tạo đích ngắm, thành mục tiêu dễ bị tiêu diệt của pháo binh địch, hậu quả là nghĩa quân bị tổn thất nhiều.

Chính vì thế, nghĩa quân Đề Thám đã nhanh chóng chuyển xuống các làng với địa hình phù hợp hơn. Từ đây, các làng chiến đấu của nghĩa quân xuất hiện khắp vùng Yên Thế xưa (gồm huyện Tân Yên và Yên Thế ngày nay).

Cũng theo phân tích của Thiếu tướng Trịnh Vương Hồng, làng chiến đấu của nghĩa quân Đề Thám có đặc điểm: Phần lớn các xóm làng được bao bọc bằng lũy tre dày có hai hoặc ba lớp gồm rào tre và tường đất tạo nên chướng ngại vật rất chắc chắn. Giữa hai hàng rào tre là những ao hoặc hào sâu chạy liên tiếp. Trong làng có những đoạn đường nhỏ hẹp quanh co.

Mặt khác, làng cũng được chia ra vô số khu vực  riêng biệt, tạo thành những ổ đề kháng trong trường hợp cần thiết. Để đi vào làng, chỉ có hai hoặc ba cổng, phía trước có lũy đất khúc khuỷu dài chừng vài mét với nhiều ổ bắn tập trung hỏa lực trên đó. Phía sau làng có một hoặc hai lối bỏ ngỏ với cây cối rậm rạp để nghĩa quân và dân làng theo đó rút lui vào rừng. Đặc biệt, những ngôi nhà trong làng được bố trí tạo thuận lợi liên thông với nhau; các làng cũng có thể hỗ trợ, phối hợp lẫn nhau khi địch tấn công...

Thiếu tướng Trịnh Vương Hồng đúc kết: "Làng chiến đấu trong khởi nghĩa Yên Thế đã để lại một mô hình cả cấu trúc cụ thể lẫn tinh thần yêu quê hương đất nước, dũng cảm và sáng tạo trong chiến đấu chống giặc ngoại xâm. Đây cũng là kinh nghiệm để hình thành những làng chiến đấu của ta trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ sau này".

Tấn công bất ngờ, đánh nhanh - thắng nhanh

Trong suốt 30 năm chống chọi với thực dân Pháp có đội quân hùng hậu, Hoàng Hoa Thám đã chọn lối đánh- chiến thuật du kích là hoàn toàn xác đáng. Đó là cách đánh lấy ít đánh nhiều, dựa vào địa thế hiểm trở và công sự dã chiến để tổ chức nhiều trận đánh nhỏ, bất ngờ.

Thiếu tướng Trịnh Vương Hồng nhận định: Đề Thám đã biết khơi dậy ý chí kiên cường của người dân và nghĩa quân để đánh giặc. Không những thế, ông còn huấn luyện nghĩa quân thành những binh sĩ dũng cảm và tinh nhuệ. Do nghĩa quân gặp rất nhiều khó khăn về sinh lực, tài lực, vũ khí và lương thực... nên Hoàng Hoa Thám đã chọn lối phòng giữ căn cứ kết hợp xuất kích đánh địch.

Theo lý luận quân sự hiện đại, bên tiến công từ ngoài phải có quân số lớn gấp ba lần quân số bên trong đồn thì mới có khả năng giành chiến thắng. Vì thế, Hoàng Hoa Thám chọn lối đánh trên là hoàn toàn sáng suốt.

Sự khôn khéo trong nghệ thuật quân sự của Đề Thám, theo Thiếu tướng Trịnh Vương Hồng, thứ nhất là, vừa đánh vừa đàm. Từ năm 1897 đến 1909, đã có hai lần đình chiến giữa nghĩa quân với Pháp. Nhờ đó, nghĩa quân Hoàng Hoa Thám có thời gian củng cố lực lượng.

Thứ hai, chia nghĩa quân thành nhiều toán nhỏ, phân tán trong rừng và xóm làng nhằm bảo toàn lực lượng và xây dựng căn cứ, kết hợp chiến đấu.

Thứ ba, di chuyển hoạt động của nghĩa quân trong địa bàn rộng, gồm Bắc Ninh, Bắc Giang, Thái Nguyên, Phúc Yên nhằm tránh những đợt tấn công tổng lực của địch; đồng thời tích cực phối hợp với nhiều lực lượng ở các nơi khác nhau cùng các nhà yêu nước ở Bắc kỳ và Trung kỳ để tăng thêm sức mạnh cho nghĩa quân.

Thứ tư, vừa sản xuất tự túc lương thực, vừa mua sắm vũ khí và luyện quân. Tiêu biểu nhất ở đồn Phồn Xương, Hoàng Hoa Thám đã xây dựng nơi đây thành một xã hội gắn kết chặt chẽ giữa nghĩa quân với dân làng, tạo ra thế trận vững chắc trên một địa bàn rộng lớn.

Dưới sự chỉ huy tài tình của Đề Thám, nghĩa quân Yên Thế trong nhiều năm đã vươn lên thành một lực lượng kháng chiến uy lực, gây ra những tổn thất nặng nề cho thực dân Pháp và tay sai, trở thành biểu tượng của ý chí kiên cường, tinh thần bất khuất chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta.

Bình luận (0)
Ung Tấn Thảo
Xem chi tiết
minh nguyet
5 tháng 4 2021 lúc 19:50

- Khởi nghĩa Yên Thế không chịu sự chi phối của tư tưởng “Cần vương”

- Phong trào đấu tranh tự phát của nông dân để tự vệ, bảo vệ quyền lợi thiết thân, giữ đất giữ làng.

- Nghĩa quân đã chiến đấu rất quyết liệt, buộc kẻ thù hai lần phải giảng hòa và nhượng bộ một số điều kiện có lợi cho ta.

- Đặc biệt trong thời kì đình chiến lần thứ hai, nghĩa quân Yên Thế còn liên lạc với các nghĩa sĩ yêu nước theo xu hướng mới như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh.

Bình luận (0)
Pony.
24 tháng 4 2021 lúc 15:43

- nổ ra song song và đồng thời với phong trào Cần Vương (1885-1896)

- có phạm vi và quy mô bé hơn phong trào Cần Vương. Chính vì vậy Yên Thế có cơ hội kéo dài khi Pháp dồn toàn lực lượng dập tắt Cần Vương

- Hình thức đấu tranh kết hợp hoà hoãn

-Nổ ra ở trung du miền núi phía Bắc. Được các đồng bào dân tộc thiểu số tham gia chiến đấu, đùm bọc và cưu mang. 

-Là cuộc chiến tranh tự vệ tự phát để bảo vệ được quyền lợi chính đáng của nhân dân

Bình luận (0)
đặng quốc khánh
Xem chi tiết
Quang Nhân
20 tháng 5 2021 lúc 21:46

Những điều kiện thuận lợi giúp khởi nghĩa Yên Thế tồn tại gần 30 năm là do

a thực dân Pháp không quyết tâm tiêu diệt cuộc khởi nghĩa.

b nghĩa quân Yên Thế không chủ động tham gia các hoạt động đấu tranh

c địa thế hiểm trở phù hợp chiến tranh du kích, được nhân dân bao bọc.

d  nghĩa quân Yên Thế bị tổn thất, hi sinh.

Bình luận (0)
milikesit
Xem chi tiết
Smile
2 tháng 4 2021 lúc 20:27

- Khởi nghĩa đã tập hợp được lực lượng đông đảo nông dân trên một địa bàn rộng lớn.
 
- Khởi nghĩa đặt dưới sự lãnh đạo của một thủ lĩnh độc đáo, mưu trí, dũng cảm, trung thành, tận tụy với nguyện vọng của nhân dân, đồng cam cộng khổ, thương yêu đùm bọc nghĩa quân, có cuộc sống giản dị hoà mình với quần chúng. Nghĩa quân đã gắn bó mật thiết với nhân dân.

Bình luận (0)
❤X༙L༙R༙8❤
2 tháng 4 2021 lúc 20:27

Cuộc khởi nghĩ Yên Thế tồn tại lâu hơn bất kì cuộc khởi nghĩa nào trong phong trào Cần Vương vì :

- Nghĩa quân gắn bó với nhân dân
- Lãnh đạo giỏi và tài ba , xuất thân là nông dân nên ít chịu ảnh hưởng của tư tưởng phong kiến bấy giờ
- Thành phần tham gia khá đông, chủ yếu là nhân dân
- Quy mô khá rộng.
- Sức chiến đấu bền bỉ, bất khuất

- Địa hình đồi núi , có lợi cho nghĩa quân ta 

Bình luận (0)
Anh Thư Trần
Xem chi tiết
minh nguyet
8 tháng 4 2021 lúc 19:58

- Khởi nghĩa Yên Thế không chịu sự chi phối của tư tưởng “Cần vương”

- Phong trào đấu tranh tự phát của nông dân để tự vệ, bảo vệ quyền lợi thiết thân, giữ đất giữ làng.

- Nghĩa quân đã chiến đấu rất quyết liệt, buộc kẻ thù hai lần phải giảng hòa và nhượng bộ một số điều kiện có lợi cho ta.

- Đặc biệt trong thời kì đình chiến lần thứ hai, nghĩa quân Yên Thế còn liên lạc với các nghĩa sĩ yêu nước theo xu hướng mới như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh.

Bình luận (0)
hoàng minh vũ
Xem chi tiết
Minh Anh sô - cô - la lư...
1 tháng 3 2022 lúc 14:42

cuộc khởi nghĩa nào ?

Bình luận (0)
ph@m tLJấn tLJ
1 tháng 3 2022 lúc 14:42

ơ hơ

Bình luận (0)
lạc lạc
1 tháng 3 2022 lúc 14:43

Tham khảo

 

-Thành phần tham gia khá đông.

- Quy mô khá rộng

. - Trình độ tổ chức tương đối cao.

- Sức chiến đấu bền bỉ.

Bình luận (0)
Đinh Trí Nhân
Xem chi tiết
ONLINE SWORD ART
11 tháng 5 2022 lúc 15:12

1. Nguyên nhân:

- Kinh tế nông nghiệp sa sút, đời sống nhân dân Bắc Kì khó khăn, một bộ phận phải phiêu tán lên Yên Thế, họ sẵn sàng nổi dậy đấu tranh.

- Khi Pháp thi hành chính sách bình định, nhân dân Yên Thế đã nổi dậy đấu tranh.

Lược đồ căn cứ Yên Thế

Mục 2

2. Diễn biến:

- 1884 - 1892: nhiều toán nghĩa quân hoạt động dưới sự chỉ huy của Đề Nắm.

- 1893 - 1908: Nghĩa quân vừa xây dựng lực lượng vừa chiến đấu dưới sự chỉ huy của Đề Thám.

- 1909 - 1913: Pháp tập trung lực lượng tấn công Yên Thế, lực lượng nghĩa quân hao mòn. Ngày 10 - 2 - 1913, Đề Thám bị sát hại, phong trào tan rã.

Hoàng Hoa Thám (1858 - 1913)

Mục 3

3. Nguyên nhân thất bại, ý nghĩa:

- Nguyên nhân thất bại: do Pháp lúc này còn mạnh lại có sự câu kết với thế lực phong kiến. Trong khi đó lực lượng nghĩa quân còn mỏng và yếu, cách thức tổ chức lãnh đạo còn nhiều hạn chế.

- Ý nghĩa: Thể hiện tinh thần yêu nước chống Pháp của giai cấp nông dân. Góp phần làm chậm quá trình bình định của thực dân Pháp.

Bình luận (0)
Vinh LÊ
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Thảo Nguyên
12 tháng 4 2022 lúc 8:38

- Cuộc khỏi nghĩ Yên Thế tồn tại 30 năm 1884-1913 nhưng cuối cùng vẫn thất bại vì: Pháp lúc này còn mạnh, câu kết với phong kiến lực lượng nghĩa quân còn mỏng và yếu. Cách thức tổ chức và lãnh đạo còn nhiều hạn chế.

Bình luận (0)
Đ Phát
Xem chi tiết
︵✰Ah
19 tháng 3 2023 lúc 19:42

-Thành phần tham gia khá đông.

- Quy mô khá rộng

. - Trình độ tổ chức tương đối cao.

- Sức chiến đấu bền bỉ.

Bình luận (0)