Những câu hỏi liên quan
Phạm Văn An
Xem chi tiết
Trần Thị Hồng Nhung
28 tháng 2 2017 lúc 19:26

Hệ vận động gồm cơ, xương. Chức năng: nâng đỡ, vận động cơ thể
Hệ tiêu hóa gồm miệng, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già, hậu môn ngoài ra còn có tuyến vị tiết dịch vị tuyến gan tiết mật tuyết nước bọt tuyến ruột tiết dịch ruột. Chức năng: Lấy thức ăn biến đổi thức ăn thành chất dinh dưỡng cơ thể hấp thụ được đồng thời thải bã.
Hệ tuần hoàn gồm tim, hạt bạch huyết, các mạch máu. Chức năng: vận chuyển oxi, chất dinh dưỡng đến tế bào nhận chất thải từ tế bào mang đến hệ khác để thải ra ngoài
Hệ hô hấp gồm mũi, khí quản, phế quản, phổi. Chức năng: trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường bên ngoài.
Hệ bào tiết gồm thận, niệu quản, bàng quang, niệu đạo. Chức năng: lọc và thải bả.
Hệ thần kinh gồm não, tủy sống, các noron thần kinh và các hạch. Chức năng: điều khiển đảm bảo sự thích ứng của cơ thể trước những thay đổi của môi trường.
Ngoài ra còn có các hệ khác như: hệ nội tiết, hệ sinh sản.

Bình luận (0)
Hoàng Nghĩa Phạm
28 tháng 2 2017 lúc 19:29

Hệ xương:

Hệ thống xương có chức năng tạo hình và nâng đỡ. Các xương liên kết với nhau tạo thành khung cứng và điểm tựa để nâng đỡ toàn bộ cơ thể, giúp con người có tư thế đứng thẳng.

Hệ cơ bắp:

Hệ cơ bắp có 4 chức năng chính là chuyển động, sinh nhiệt, giữ ổn định tư thế và tuần hoàn máu, bạch huyết.

Nhiệt sản xuất từ các hoạt động của cơ giúp điều chỉnh nhiệt độ cơ thể và đó là một trong hững lý do chúng ta run lên khi chúng ta đang lạnh. Cơ bắp cũng có dây thần kinh đặc biệt, gọi là proprioceptors giúp não bộ theo dõi các nơi, mà các bộ phận trên cơ thể của chúng ta có sự kết nối lẫn nhau. Chất proprioceptors cho phép chúng ta nghiêng đầu, nghiêng người mà không ngã, ngay cả khi bạn đang nhắm mắt. Hệ thần kinh: Hệ thần kinh là cơ quan phụ trách và kiểm soát mọi hoạt động chức năng của cơ thể, có cấu tạo tiến hoá nhất và cao cấp nhất, có thể phản ánh một cách tinh tế và đáp ứng thích hợp nhất đối với mọi kích thích bên ngoài hoặc những biến đổi của môi trường bên trong bằng đường dịch thể (máu, bạch huyết, dịch gian bào). Hệ thống thần kinh chứa bộ não, tủy sống là nơi xuất phát của những dây thần kinh, dây thần kinh sọ đối với não, dây thần kinh gai đối với tuỷ sống. Toàn bộ các dây thần kinh (thần kinh sọ và thần gai) hình thành hệ thần kinh ngoại vi. Ở hệ thần kinh trung ương cũng như hệ thần kinh ngoại vi đều có tổ chức của thần kinh động vật và thần kinh thực vật.

Hệ thống tim mạch:

Hệ thống tim mạch lưu thông máu từ tim đến phổi và xung quanh cơ thể thông qua các mạch máu. Máu lưu thông qua mạng lưới này để đi đến khắp các bộ phận trong cơ thể. Nhờ vậy, nó có thể cung cấp oxy và chất dinh dưỡng cho các tế bào riêng lẻ. Trong quá trình vận chuyển này, máu thu thập những chất thải đã được loại bỏ trong phổi. Phổi sẽ làm mới lượng máu này bằng oxy và các chất dinh dưỡng trước khi máu quay trở lại tim để bắt đầu chu trình mới một lần nữa. Hệ tiêu hóa: Hệ thống tiêu hóa bao gồm hệ thống ống tiêu hóa (khoang miệng, hầu, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già) và các tuyến tiêu hóa (tuyến nước bọt, gan, tuyến tụy, túi mật và các tuyến nhỏ nằm trong thành dạ dày, ruột non). Hệ tiêu hóa có chức năng biến đổi cơ học và hóa học thức ăn từ dạng phức tạp thành những chất có thể tiêu hóa được. Nó cũng giúp cơ thể hấp thụ những chất dinh dưỡng đã được chế biến và thải chất cặn bã khỏi cơ thể. Hệ thống sinh sản nữ Hệ thống sinh sản nữ bao gồm vú, tử cung, buồng trứng, vòi trứng và âm đạo. - Buồng trứng: Mỗi phụ nữ có 2 buồng trứng, nằm ở phía trước khoang chậu, và hai bên tử cung. - Vòi trứng: Mỗi phụ nữ có 2 vòi trứng nằm ở hai bên tử cung, có nhiệm vụ đón và chuyển noãn bào sau khi rụng về phía tử cung. - Tử cung: Tử cung tham gia vào hoạt động kinh nguyệt, là nơi làm tổ của trứng nếu được thụ tinh, nơi phát triển phôi thai, tham gia vào cuộc đẻ và là con đường để cho tinh trùng đi vào thụ tinh cho noãn bào cấp II. - Âm đạo: Âm đạo là nơi tiếp nhận dương vật và tinh dịch trong quá trình giao hợp, thông qua âm đạo tinh trùng sẽ đi vào khoang tử cung qua cổ tử cung. Kinh nguyệt cũng thông qua đây để ra ngoài. - Tuyến vú: Tuyến vú là các tuyến mồ hôi đã được biến đổi.Tuyến sữa ở mỗi bên vú gồm từ 15-20 thùy, nằm tách nhau bởi các mô mỡ. Số lượng của các mô mỡ này sẽ quyết định kích thước của vú. Mỗi thùy lại được chia thành nhiều tiểu thùy, mỗi tiểu thùy gồm nhiều nang là các tuyến tiết sữa được gắn với nhau bằng tổ chức liên kết. Hệ thống sinh sản nam giới Trên đây là các hệ thống sinh sản nam giới, trong đó bao gồm dương vật, tinh hoàn, bìu, mào tinh hoàn, ống dẫn tinh, túi tinh dịch và tuyến tiền liệt. - Dương vật cung cấp tinh dịch, có chứa tinh trùng truyền vào âm đạo khi xuất tinh. - Tinh hoàn và bìu: Tinh hoàn hoặc tuyến sinh dục nam treo trong một túi dưới dương vật gọi là bìu. Chúng sản xuất tinh trùng và tạo ra hormone sinh dục nam testosteron. - Mào tinh hoàn: Một ống hơi xoắn nằm phía trên tinh hoàn, nơi tinh trùng trưởng thành để thụ tinh. - Ống dẫn tinh: Đây là một ống cong và dài, là một phần trong hệ thống lưu trữ và vận chuyển tinh trùng - Túi tinh dịch: Hai túi nằm sau bàng quang, để sản xuất ra một phần tinh dịch được sử dụng để vận chuyển và nuôi dưỡng tinh trùng. - Tuyến tiền liệt: Một tuyến có kích thước bằng hạt dẻ dưới bàng quang, sản xuất ra 60% tinh dịch được sử dụng để vận chuyển tinh trùng.
Bình luận (0)
Thanh Thủy
18 tháng 3 2017 lúc 20:48

1) hệ vận động

-gồm :bộ xương và hệ cơ

-chức năng :giúp cơ thể di chuyển và thực hiện các động tác lao động

2)Hệ tuần hoàn

-gồm :tim và các mạch máu (động mạch ,tĩnh mạch ,mao mạch )

- chức năng : vận chuyển chất dinh dưỡng ,khí oxi ,hoocmon đến từng tế bào và nhận các chất thải từ các tế bào để thải ra ngoài

3) hệ hô hấp

gồm:mũi ,hầu ,thanh quản ,khí quản ,phế quản và phổi

-chức năng:đưa khí oxi từ không khí vào phổi và đưa khí CO2 từ phổi ra ngoài

4) hệ tiêu hóa

-gồm : ống tiêu hóa và tuyến tiêu hóa

+ống tiêu hóa : miệng ,thực quản ,dạ dày ,ruột non ,ruột già ,hậu môn

+ tuyến tiêu hóa : tuyến gan , tuyến tụy

- chức năng :lấy thức ăn ,biến đổi thức ăn thành chất dinh dưỡng ,thải cặn bã ra ngoài

5) hệ bài tiết

-gồm :2 quả thận ,ống dẫn nước tiểu và bóng đái bên cạnh đó da cũng thuộc cơ quan bài tiết

-chức năng :lọc từ máu những chất thừa ,chất có hại cho cơ thể dưới dạng nước tiểu và bài tiết ra ngoài .da bài tiết mồ hôi

6) hệ thần kinh

-gồm :bộ não ,tủy sống ,các dây thần kinh

-chức năng : điều khiển hoạt động của tất cả các cơ quan ,làm cơ thể thích nghi với môi trường ngoài và trong cơ thể .ở người bộ não là cơ sở của mọi hoạt động tư duy

7) hệ nội tiết

-gồm:các tuyến nội tiết như :tuyến yên ,tuyến giáp ,tuyến tụy ,tuyến thượng thận và các tuyến sinh dục

-chức năng: tiết ra hoocmon đi theo đường máu để cân bằng các hoạt động sinh lí nên có vai trò chỉ đạo như hệ thần kinh

8) hệ sinh dục

-gồm :

+ở nam :gồm 1 đôi tinh hoàn và ống dẫn tinh ,dương vật

+ở nữ :gồm 2 buồng trứng ,ống dẫn trứng ,âm vật

-chức năng:sinh sản và duy trì nòi giống

Bình luận (0)
Lê Hữu Hải
Xem chi tiết
Minh Hồng
11 tháng 12 2021 lúc 17:50

Tham khảo

Để quay video màn hình thì nhấn tổ hợp phím Windows + Alt + R. Nếu chỉ muốn chụp ảnh màn hình thì nhấn Windows + Alt + Prtscn. Để dừng quay thì cũng nhấn tổ hợp phím Windows + Alt + R. Video được lưu tại thư mục Videos trên máy tính.

Nếu là máy tính là Dell nha:))) mình bt sử dụng mày này hoi:)

Bình luận (4)
Lâm Trúc Linh
Xem chi tiết

Bạn ấn trang cá nhân của bạn

Bình luận (0)
Yuki Aine
Xem chi tiết
Khánh Huyền
Xem chi tiết
Fharaoh Yugi
4 tháng 10 2017 lúc 13:55

mik chỉ giải đc 1 ý thôi 

ta thấy 6 :2 =3

=> 6(B)(2) hoặc 2(Ư)(6)

k cho mik nha

Bình luận (0)
Bùi Thị Vân
4 tháng 10 2017 lúc 14:08

\(7=2.3+1\). Vậy 7 chia 2 được thương là 3 và dư 1.

Bình luận (0)
Phạm Văn An
Xem chi tiết
Bình Trần Thị
28 tháng 2 2017 lúc 18:44

tế bào có thể tự điều chỉnh quá trình chuyển hoá vật chất thông qua điều chỉnh hoạt tính của enzim.Khi cần ức chế enzim, tế bào sinh ra chất ức chế ; khi cần hoạt hoá tế bào sinh ra chất hoạt hoá tác động tới enzim.

Bình luận (0)
Bình Trần Thị
28 tháng 2 2017 lúc 18:45

Chuyển hoá chất

Chuyển hoá chất là những quá trình hoá học xảy ra trong cơ thể nhằm duy trì sự sống và phát triển của cơ thể. Chuyển hoá chất trong cơ thể bao gồm chuyển hoá carbohydrat, chuyển hoá lipid, chuyển hoá protein, chuyển hoá nước, các chất khoáng và vitamin.

Điều hoà chuyển hoá carbohydrat

Điều hoà chuyển hoá carbohydrat theo hai cơ chế thể dịch và thần kinh

- Cơ chế thể dịch điều hoà chuyển hoá carbohydrat:

Cơ chế thể dịch điều hoà chuyển hoá carbohydrat chủ yếu thông qua các hormon. Chính vì vậy nên cơ chế điều hoà này còn được gọi là sự điều hoà bằng nội tiết.

+ Hormon làm giảm đường huyết là insulin của tuyến tụy nội tiết.

+ Các hormon làm tăng đường huyết gồm GH của tuyến yên, T3 và T4 của tuyến giáp, cortisol của vỏ thượng thận, adrenalin của tủy thượng thận và glucagon của tuyến tụy nội tiết.

Tác dụng cụ thể lên chuyển hoá carbohydrat của các hormon nói trên sẽ được trình bày ở bài - Sinh lý nội tiết.

- Cơ chế điều hoà thần kinh:

Nhiều thực nghiệm đã chứng minh ảnh hưởng của hệ thần kinh đối với chuyển hoá carbohydrat như cắt bỏ não hoặc phá hủy sàn não thất IV gây tăng đường huyết. Nhịn đói, stress, xúc cảm mạnh có tác động lên chuyển hoá carbohydrat thông qua vùng dưới đồi. Người ta cũng gây được phản xạ có điều kiện có ảnh hưởng lên chuyển hoá carbohydrat. Khi nồng độ glucose trong máu giảm sẽ tác dụng trực tiếp lên vùng hypothalamus kích thích thần kinh giao cảm làm tăng bài tiết adrenalin và noradrenalin gây tăng đường huyết.

Điều hoà chuyển hoá lipid

Điều hoà chuyển hoá lipid ở mức toàn cơ thể theo hai cơ chế:

- Cơ chế thần kinh: Nhiều thực nghiệm chứng minh vùng dưới đồi có liên quan đến quá trình điều hoà chuyển hoá các chất, trong đó có lipid. Các stress nóng, lạnh, cảm xúc đều có liên quan đến hoạt động của hệ thống nội tiết làm ảnh hưởng đến quá trình chuyển hoá lipid.

- Cơ chế thể dịch: Thực hiện thông qua tác dụng của các hormon.

+ Các hormon làm tăng thoái hoá lipid: Adrenalin của tủy thượng thận, glucagon của tụy nội tiết, GH của tuyến yên, T3 và T4 của tuyến giáp và cortisol của vỏ thượng thận.

+ Hormon làm tăng tổng hợp lipid: Insulin của tụy nội tiết.

Điều hoà chuyển hoá protein

- Cơ chế thần kinh tác động lên chuyển hoá protein cũng giống như đối với chuyển hoá carbohydrat và lipid là tác động đến vùng dưới đồi hoặc tác động đến các tuyến nội tiết do các stress nóng, lạnh, cảm xúc...

- Cơ chế thể dịch là cơ chế chính điều hoà chuyển hoá protein, đó là thông qua tác dụng của một số hormon:

+ Một số hormon có tác dụng tăng cường quá trình vận chuyển acid amin từ huyết tương vào tế bào để tổng hợp protein của tế bào ở các mô như hormon insulin, GH, hormon sinh dục, T3, T4 trong thời kỳ đang phát triển.

+ Một số hormon như cortisol, T3, T4 (thời kỳ trưởng thành) lại có tác dụng ngược lại, đó là tăng cường thoái hoá protein ở các mô.

Bình luận (0)
Bình Trần Thị
28 tháng 2 2017 lúc 18:46

Chuyển hoá năng lượng

Điều hoà chuyển hoá năng lượng

2.3.1. Điều hoà ở mức tế bào

Nhu cầu năng lượng trong từng tế bào luôn được điều hoà thông qua cơ chế điều hoà ngược. Yếu tố điều hoà là ADP. Khi hàm lượng ADP trong tế bào càng cao thì tốc độ phản ứng sinh năng lượng càng tăng, khi hàm lượng này giảm thì tốc độ chuyển hoá năng lượng cũng giảm. Kết quả là, trong điều kiện bình thường, hàm lượng ATP trong tế bào được duy trì ở mức nhất định, đảm bảo cho tế bào hoạt động bình thường.

2.3.2. Điều hoà ở mức cơ thể

- Cơ chế thần kinh:

+ Kích thích sợi thần kinh giao cảm gây tăng chuyển hoá năng lượng (CHNL).

+ Vùng dưới đồi là trung tâm cao cấp của hệ thần kinh thực vật, có các trung tâm điều nhiệt nên cũng ảnh hưởng tới CHNL.

- Cơ chế thể dịch:

+ Hormon tuyến giáp làm tăng oxy hoá ở các ty thể nên làm tăng CHNL.

+ Hormon tủy thượng thận làm tăng phân giải glycogen thành glucose, tăng phân giải glucose, do đó thúc đẩy sử dụng năng lượng dự trữ từ nguồn glycogen, nên làm tăng CHNL.

+ Hormon vỏ thượng thận làm tăng biến đổi protein (acid amin) thành carbohydrat, mà carbohydrat là nguồn năng lượng trực tiếp.

+ Hormon của tuyến tụy: Glucagon làm tăng phân giải glycogen ở gan thành glucose. Insulin làm tăng thiêu đốt glucose ở các tế bào. Tổng hợp tác dụng của cả hai hormon này là làm tăng sử dụng năng lượng được dự trữ dưới dạng glycogen.

+ GH của tuyến yên làm giảm quá trình thiêu đốt glucose và huy động năng lượng dự trữ dưới dạng lipid ở các mô mỡ.

+ Các hormon sinh dục: Testosteron và estrogen làm tăng đồng hoá protein, do đó làm tăng tích luỹ năng lượng (testosteron mạnh hơn estrogen). Progesteron làm tăng CHNL.

Nhờ các cơ chế điều hoà trên, bình thường năng lượng ăn vào luôn luôn bằng năng lượng tiêu hao cho tất cả các nguyên nhân.

Bình luận (0)
Trịnh Hoàng Giang Sơn
Xem chi tiết
Nguyễn Quốc Việt
29 tháng 10 2023 lúc 9:46

tra mạng ấy bạn

Bình luận (0)
lương văn hoàng
Xem chi tiết
tuấn trần
14 tháng 2 2023 lúc 20:40

cai nay sinh hoc lop 8 mak

 

Bình luận (0)
Hoàng Lê Nhã Hạnh
Xem chi tiết
Dân Chơi Đất Bắc=))))
9 tháng 12 2021 lúc 22:27

B

Bình luận (9)

B

Bình luận (0)
Smile
9 tháng 12 2021 lúc 22:28

Câu 17. Máu trong hệ mạch của hệ tuần hoàn là cấp độ tổ chức nào dưới đây? 

A. Tế bào.                   B. Mô.             C. Cơ quan.                 D. Hệ cơ quan.

Bình luận (0)