Chương VI. Trao đổi chất và năng lượng

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Phạm Văn An

Quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng trong cơ thể được điều hòa bởi những yếu tố nào???

Jup mik với m.n ơi!!!eoeo

Bình Trần Thị
28 tháng 2 2017 lúc 18:44

tế bào có thể tự điều chỉnh quá trình chuyển hoá vật chất thông qua điều chỉnh hoạt tính của enzim.Khi cần ức chế enzim, tế bào sinh ra chất ức chế ; khi cần hoạt hoá tế bào sinh ra chất hoạt hoá tác động tới enzim.

Bình Trần Thị
28 tháng 2 2017 lúc 18:45

Chuyển hoá chất

Chuyển hoá chất là những quá trình hoá học xảy ra trong cơ thể nhằm duy trì sự sống và phát triển của cơ thể. Chuyển hoá chất trong cơ thể bao gồm chuyển hoá carbohydrat, chuyển hoá lipid, chuyển hoá protein, chuyển hoá nước, các chất khoáng và vitamin.

Điều hoà chuyển hoá carbohydrat

Điều hoà chuyển hoá carbohydrat theo hai cơ chế thể dịch và thần kinh

- Cơ chế thể dịch điều hoà chuyển hoá carbohydrat:

Cơ chế thể dịch điều hoà chuyển hoá carbohydrat chủ yếu thông qua các hormon. Chính vì vậy nên cơ chế điều hoà này còn được gọi là sự điều hoà bằng nội tiết.

+ Hormon làm giảm đường huyết là insulin của tuyến tụy nội tiết.

+ Các hormon làm tăng đường huyết gồm GH của tuyến yên, T3 và T4 của tuyến giáp, cortisol của vỏ thượng thận, adrenalin của tủy thượng thận và glucagon của tuyến tụy nội tiết.

Tác dụng cụ thể lên chuyển hoá carbohydrat của các hormon nói trên sẽ được trình bày ở bài - Sinh lý nội tiết.

- Cơ chế điều hoà thần kinh:

Nhiều thực nghiệm đã chứng minh ảnh hưởng của hệ thần kinh đối với chuyển hoá carbohydrat như cắt bỏ não hoặc phá hủy sàn não thất IV gây tăng đường huyết. Nhịn đói, stress, xúc cảm mạnh có tác động lên chuyển hoá carbohydrat thông qua vùng dưới đồi. Người ta cũng gây được phản xạ có điều kiện có ảnh hưởng lên chuyển hoá carbohydrat. Khi nồng độ glucose trong máu giảm sẽ tác dụng trực tiếp lên vùng hypothalamus kích thích thần kinh giao cảm làm tăng bài tiết adrenalin và noradrenalin gây tăng đường huyết.

Điều hoà chuyển hoá lipid

Điều hoà chuyển hoá lipid ở mức toàn cơ thể theo hai cơ chế:

- Cơ chế thần kinh: Nhiều thực nghiệm chứng minh vùng dưới đồi có liên quan đến quá trình điều hoà chuyển hoá các chất, trong đó có lipid. Các stress nóng, lạnh, cảm xúc đều có liên quan đến hoạt động của hệ thống nội tiết làm ảnh hưởng đến quá trình chuyển hoá lipid.

- Cơ chế thể dịch: Thực hiện thông qua tác dụng của các hormon.

+ Các hormon làm tăng thoái hoá lipid: Adrenalin của tủy thượng thận, glucagon của tụy nội tiết, GH của tuyến yên, T3 và T4 của tuyến giáp và cortisol của vỏ thượng thận.

+ Hormon làm tăng tổng hợp lipid: Insulin của tụy nội tiết.

Điều hoà chuyển hoá protein

- Cơ chế thần kinh tác động lên chuyển hoá protein cũng giống như đối với chuyển hoá carbohydrat và lipid là tác động đến vùng dưới đồi hoặc tác động đến các tuyến nội tiết do các stress nóng, lạnh, cảm xúc...

- Cơ chế thể dịch là cơ chế chính điều hoà chuyển hoá protein, đó là thông qua tác dụng của một số hormon:

+ Một số hormon có tác dụng tăng cường quá trình vận chuyển acid amin từ huyết tương vào tế bào để tổng hợp protein của tế bào ở các mô như hormon insulin, GH, hormon sinh dục, T3, T4 trong thời kỳ đang phát triển.

+ Một số hormon như cortisol, T3, T4 (thời kỳ trưởng thành) lại có tác dụng ngược lại, đó là tăng cường thoái hoá protein ở các mô.

Bình Trần Thị
28 tháng 2 2017 lúc 18:46

Chuyển hoá năng lượng

Điều hoà chuyển hoá năng lượng

2.3.1. Điều hoà ở mức tế bào

Nhu cầu năng lượng trong từng tế bào luôn được điều hoà thông qua cơ chế điều hoà ngược. Yếu tố điều hoà là ADP. Khi hàm lượng ADP trong tế bào càng cao thì tốc độ phản ứng sinh năng lượng càng tăng, khi hàm lượng này giảm thì tốc độ chuyển hoá năng lượng cũng giảm. Kết quả là, trong điều kiện bình thường, hàm lượng ATP trong tế bào được duy trì ở mức nhất định, đảm bảo cho tế bào hoạt động bình thường.

2.3.2. Điều hoà ở mức cơ thể

- Cơ chế thần kinh:

+ Kích thích sợi thần kinh giao cảm gây tăng chuyển hoá năng lượng (CHNL).

+ Vùng dưới đồi là trung tâm cao cấp của hệ thần kinh thực vật, có các trung tâm điều nhiệt nên cũng ảnh hưởng tới CHNL.

- Cơ chế thể dịch:

+ Hormon tuyến giáp làm tăng oxy hoá ở các ty thể nên làm tăng CHNL.

+ Hormon tủy thượng thận làm tăng phân giải glycogen thành glucose, tăng phân giải glucose, do đó thúc đẩy sử dụng năng lượng dự trữ từ nguồn glycogen, nên làm tăng CHNL.

+ Hormon vỏ thượng thận làm tăng biến đổi protein (acid amin) thành carbohydrat, mà carbohydrat là nguồn năng lượng trực tiếp.

+ Hormon của tuyến tụy: Glucagon làm tăng phân giải glycogen ở gan thành glucose. Insulin làm tăng thiêu đốt glucose ở các tế bào. Tổng hợp tác dụng của cả hai hormon này là làm tăng sử dụng năng lượng được dự trữ dưới dạng glycogen.

+ GH của tuyến yên làm giảm quá trình thiêu đốt glucose và huy động năng lượng dự trữ dưới dạng lipid ở các mô mỡ.

+ Các hormon sinh dục: Testosteron và estrogen làm tăng đồng hoá protein, do đó làm tăng tích luỹ năng lượng (testosteron mạnh hơn estrogen). Progesteron làm tăng CHNL.

Nhờ các cơ chế điều hoà trên, bình thường năng lượng ăn vào luôn luôn bằng năng lượng tiêu hao cho tất cả các nguyên nhân.


Các câu hỏi tương tự
quynh nhu nguyen
Xem chi tiết
Nguyễn Tường Vi
Xem chi tiết
Ngọc Như
Xem chi tiết
Lê Minh Ngọc
Xem chi tiết
Ngân Kim
Xem chi tiết
thu nguyen
Xem chi tiết
Quàng Trí Văn
Xem chi tiết
Phan Nguyên Dũng
Xem chi tiết
Tri Tran
Xem chi tiết