I.ĐỌC HIỂU
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
“Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.
Lịch sử đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta. Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,... Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng.”
(Ngữ văn 7, tập hai)
Câu 1 : Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai?
Câu 2: Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt nào?
Câu 3 : Nêu nội dung chính của đoạn trích ?
Câu 4 : Trong thời đại ngày nay, em sẽ làm gì để phát huy truyền thống yêu nước của nhân dân ta?
II. KIỂM TRA KIẾN THỨC
Câu 1 : Nêu công dụng của dấu chấm lửng ?
Câu 2 : Trong câu : “Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,....” tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nào?
Câu 3 : Dấu chấm lửng trong câu văn: " Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung..." được dùng để làm gì?
I. Phần đọc hiểu
Đọc bài thơ sau đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4:
Con sẽ không đợi một ngày kia
khi mẹ mất đi mới giật mình khóc lóc
Những dòng sông trôi đi có trở lại bao giờ?
Con hốt hoảng trước thời gian khắc nghiệt
Chạy điên cuồng qua tuổi mẹ già nua
mỗi ngày qua con lại thấy bơ vơ
ai níu nổi thời gian?
ai níu nổi?
Con mỗi ngày một lớn lên
Mẹ mỗi ngày thêm cằn cỗi
Cuộc hành trình thầm lặng phía hoàng hôn.
(Mẹ – Đỗ Trung Quân)
Câu 1: Xác định thể thơ của văn bản, Bài thơ sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?
Câu 2: Chỉ ra biện pháp tu từ trong câu thơ:
Con hốt hoảng trước thời gian khắc nghiệt/ Chạy điên cuồng qua tuổi mẹ già nua
Câu 3: Cảm xúc của em khi đọc đoạn thơ.
Câu 4: Từ đoạn thơ trên hay viết 1 đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về người mẹ thân yêu của mình.
Em hãy đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu ở bên dưới:
“Bác suốt đời làm việc, suốt ngày làm việc, từ việc rất lớn: Việc cứu nước, cứu dân đến việc rất nhỏ, trồng cây trong vườn, viết một bức thư cho một đồng chí, nói chuyện với các cháu miền Nam, đi thăm nhà tập thể của công nhân, từ nơi làm việc đến phòng ngủ, nhà ăn...Trong đời sống của mình, việc gì Bác tự làm được thì không cần người giúp, cho nên bên cạnh Bác người giúp việc và phục vụ có thể đếm trên đầu ngón tay, và Bác đã đặt cho số đồng chí đó những cái tên mà gộp lại là ý chí chiến đấu và chiến thắng: Trường, Kì, Kháng, Chiến, Nhất, Định, Thắng, Lợi!”
( Dẫn theo SGK Ngữ văn 7 NXB Giáo dục)
Câu 1: Đoạn trích trên thuộc văn bản nào? Của ai?
Câu 2: Xác định phương thức biểu đạt chủ yếu được sử dụng trong đoạn văn trên?
Câu 3: Nêu nội dung chính của đoạn văn trên?
Câu 4: Chỉ ra và nêu tác dụng của phép tu từ trong câu văn “Trong đời sống của mình, việc gì Bác tự làm được thì không cần người giúp, cho nên bên cạnh Bác người giúp việc và phục vụ có thể đếm trên đầu ngón tay, và Bác đã đặt cho số đồng chí đó những cái tên mà gộp lại là ý chí chiến đấu và chiến thắng: Trường, Kì, Kháng, Chiến, Nhất, Định, Thắng, Lợi!”