Y Sương
Câu 1 Trình bày đặc điểm dân cư xả hội kinh tế các nước ĐNÁ. Số dân của ĐNÁ có thuận lợi và khó khăn gì cho sự phát triển kinh tế Câu 2 Nêu những điều kiện giúp khu vực ĐNÁ có nền kinh tế phát triển khá nhanh. Kể tên 1 số quốc gia tiêu biểu Câu 3 Nêu những thành tựu VN đã đạt được trong quá trình xây dựng và phát triển kinh tế xã hội Câu 4 Trình bày vị trí , hình dạng , diện tích phần đát liền và phần biển VN. Vị trí địa lí tự nhiên của VN có thuận lợi và khó khăn gì cho phát triển kinh tế x...
Đọc tiếp

Những câu hỏi liên quan
Nhật Tân
Xem chi tiết
Gaming DemonYT
21 tháng 2 2021 lúc 21:11

- Là khu vực đông dân (536 triệu người, 2002).

- Gia tăng dân số khá nhanh. Cơ cấu dân số trẻ.

- Nhiều chủng tộc cùng chung sống, ngôn ngữ phổ biến là tiếng Anh, Hoa và Mã Lai.

-> Nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ lớn, giao lưu hợp tác dễ dàng.

- Dân cư tập trung đông ở đồng bằng châu thổ và vùng ven biển.

Bình luận (0)
Khánh Duy
22 tháng 2 2021 lúc 4:02

Câu 1: - Là khu vực đông dân (536 triệu người, 2002).

- Gia tăng dân số khá nhanh. Cơ cấu dân số trẻ.

- Nhiều chủng tộc cùng chung sống, ngôn ngữ phổ biến là tiếng Anh, Hoa và Mã Lai.

-> Nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ lớn, giao lưu hợp tác dễ dàng.

- Dân cư tập trung đông ở đồng bằng châu thổ và vùng ven biển.

Câu 2: Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập ngày 08/8/1967 tại Băng-cốc, Thái Lan với sự tham gia của 5 quốc gia thành viên ban đầu là In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-líp-pin, Xin-ga-po và Thái Lan. Năm 1984, ASEAN kết nạp thêm Bru-nây Đa-rút-xa-lam. Ngày28/7/1995 Việt Nam trở thành thành viên thứ 7 của Hiệp hội. Ngày 23/7/1999 ASEAN kết nạp Lào và Mi-an-ma. Ngày 30/4/1999, Cam-pu-chia trở thành thành viên thứ 10 của ASEAN, hoàn thành giấc mơ về một ASEAN bao gồm tất cả các quốc gia Đông Nam Á.

sự hợp tác để phát triển:

- Nước Phát triển giúp đỡ các nước chậm phát triển.

- Tăng cường trao đổi hàng hóa.

Xây dựng các tuyến đường.

Phối hợp, khai thác và bảo vệ Sông Mê Công.

Việt Nam trong ASEAN:

Thuận lợi: - Quan Hệ mậu dịch: 26,8%/ năm

Buôn bán vs ASEAN chiếm: 32,4%

Nhập Khẩu chính yếu: Lúa gạo.

Dự án Đông Tây gồm: VN, Lào, TL và Mi-An-Ma.

nhằm xóa bỏ đói, giẩm nghèo, thu hẹp khoảng cách phát triển.

Khó Khăn: Chênh lệch về trình độ phát triển và kinh tế xã hội.

Khác biệt về thể chính trị, bất đồng về ngôn ngữ.

Nhiều mặt hàng giống nhau, dễ xảy ra cạch tranh trong xuất khẩu.

 

Bình luận (1)
Thu Thủy Nguyễn
Xem chi tiết
Người Già
28 tháng 10 2023 lúc 19:41

Dân số đông và trẻ của Việt Nam:

Thuận lợi:

- Dân số đông có thể cung cấp nguồn lao động lớn cho các ngành công nghiệp và dịch vụ, giúp tạo ra sự đa dạng và linh hoạt trong lực lượng lao động.

- Dân số trẻ mang lại tiềm năng cho sự phát triển và hiện đại hóa của quốc gia, với khả năng học hỏi nhanh chóng và thích nghi với công nghệ mới.

Khó khăn:

- Dân số đông và trẻ cũng có thể tạo ra áp lực lớn trên các nguồn tài nguyên như giáo dục, y tế, việc làm và hạ tầng.

- Cần đảm bảo rằng dân số trẻ được đào tạo và phát triển kỹ năng để có thể đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động, tránh tình trạng thất nghiệp.

Bình luận (0)
Người Già
28 tháng 10 2023 lúc 19:43

Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên ở Bắc Trung Bộ:

Thuận lợi:

- Điều kiện tự nhiên tại Bắc Trung Bộ có sự đa dạng về địa hình, từ núi cao đến vùng đồng bằng, tạo ra tiềm năng phát triển nhiều loại nông nghiệp và nguồn tài nguyên đa dạng.

- Vùng này có lợi thế về du lịch với biển cả, bãi biển đẹp, và di sản văn hóa độc đáo.

Khó khăn:

- Bắc Trung Bộ thường gặp các vấn đề liên quan đến thiên tai như lũ lụt và cạn hạn nước, gây khó khăn cho nông nghiệp và đời sống hàng ngày của người dân.

- Vùng này có sự cạnh tranh với các khu vực khác trong việc thu hút đầu tư và phát triển công nghiệp và dịch vụ.

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
21 tháng 7 2017 lúc 16:32

- Đặc điểm: dân số đông, mật độ dân số cao nhất cả nước (1.179 người/km2, năm 2002); nhiều lao động có kĩ thuật.

- Thuận lợi:

+ Nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ lớn.

+ Người lao động có kinh nghiệm trong sản xuất, có chuyên môn kĩ thuật.

+ Kết cấu hạ tầng nông thôn hoàn thiện nhất cả nước.

+ Có một số đô thị được hình thành từ lâu đời (Hà Nội và Hải Phòng).

- Khó khăn:

+ Sức ép của dân số đông đối với phát triển kinh tế - xã hội.

+ Cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm.

Bình luận (0)
5.Trần Nguyên Chương
Xem chi tiết
Người Già
26 tháng 10 2023 lúc 22:06

1. Điều kiện tự nhiên và dân cư của Đông Nam Bộ (ĐNB) đã có những thuận lợi gì trong phát triển kinh tế?

   - Khí hậu ấm áp và mùa mưa rõ rệt: ĐNB có khí hậu nhiệt đới gió mùa với mùa mưa rõ rệt, điều này tạo điều kiện thuận lợi cho nông nghiệp và sản xuất cây trồng quan trọng như lúa, cây cao su, và cây điều.
  - Vị trí địa lý gần biển: ĐNB nằm bên bờ biển Đông và biển Nam, tạo điều kiện thuận lợi cho ngành thủy sản và vận tải biển. Các cảng biển như Vũng Tàu, Cần Thơ, và Hồ Chí Minh City đã phát triển nhanh chóng và đóng góp lớn vào kinh tế vùng.
 - Dân cư đông đúc và lao động giá thấp: ĐNB có dân số đông đúc, cung cấp nguồn lao động lớn cho các ngành công nghiệp và dịch vụ, đặc biệt trong lĩnh vực xây dựng, sản xuất, và du lịch.
   
2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của Đông Nam Bộ đã có những thuận lợi và khó khăn gì trong phát triển kinh tế của vùng?

   - Thuận lợi từ địa lý và biển: ĐNB có lợi thế địa lý gần biển, điều này hỗ trợ trong việc phát triển các ngành như du lịch biển và vận tải biển. Tài nguyên thủy sản từ biển cũng đóng góp đáng kể vào nền kinh tế vùng.

   - Khó khăn trong nông nghiệp và nước: Mặc dù ĐNB có khí hậu ấm áp, nhưng cũng có mùa khô kéo dài và khó khăn về nước, đặc biệt là trong sản xuất nông nghiệp. Sự cạnh tranh với các khu vực khác trong sản xuất nông sản cũng là một thách thức.

   - Tài nguyên thiên nhiên bị ô nhiễm: Sự công nghiệp hóa và phát triển nhanh chóng đã gây ra ô nhiễm môi trường, đặc biệt là trong các khu vực công nghiệp lớn như TP.HCM và Vũng Tàu. Điều này đe dọa tài nguyên thiên nhiên và sức kháng của môi trường.

   - Cơ sở hạ tầng và giao thông: Mặc dù có sự phát triển của cơ sở hạ tầng và giao thông, nhưng ĐNB vẫn cần đầu tư lớn để nâng cao chất lượng và hiệu quả của hệ thống này để đáp ứng nhu cầu kinh tế ngày càng tăng của vùng.

Bình luận (0)
Minh Anh
Xem chi tiết
Long Sơn
15 tháng 3 2022 lúc 19:57

Đồng ý. Vì ở nơi phát triển kinh tế - xã hội cao thì ở đó sẽ có những thành phố lớn, trung tâm kinh tế, giàu tài nguyên. Những vùng đó thường là vùng đồng bằng ven biển. Còn nơi thưa dân thì có thể do chế độ phúc lợi chưa cao, vị trí địa lý không thuận lợi,.. Đó có thể là vùng núi, cao nguyên,...

Bình luận (1)
kodo sinichi
15 tháng 3 2022 lúc 20:26

Đồng ý.

Vì ở nơi phát triển kinh tế - xã hội cao thì ở đó sẽ có những thành phố lớn, trung tâm kinh tế, giàu tài nguyên. Những vùng đó thường là vùng đồng bằng ven biển. Còn nơi thưa dân thì có thể do chế độ phúc lợi chưa cao, vị trí địa lý không thuận lợi,.. Đó có thể là vùng núi, cao nguyên,...

Bình luận (3)
Minh Anh
Xem chi tiết
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
13 tháng 11 2019 lúc 9:39

- Đặc điểm:

+ Đây là địa bàn cư trú của nhiều dân tộc ít người: Thái, Mường, Dao, Mông,... ở Tây Bắc; Tày, Nùng, Dao, Mông,... ở Đông Bắc. Người Việt (Kinh) cư trú ở hầu hết các địa phương.

+ Trình độ dân cư, xã hội có sự chênh lệch giữa Đông Bắc và Tây Bắc.

Đông Bắc có mật độ dân số cao gấp đôi Tây Bắc, nhưng tỉ lệ gia tăng tự nhiên dân số chỉ bằng khoảng một nửa Tây Bắc.

Các chỉ tiêu về GDP/người, tỉ lệ người lớn biết chữ, tuổi thọ trung bình, tỉ lệ dân số thành thị ở Đông Bắc đều cao hơn Tây Bắc.

Đời sống đồng bào các dân tộc bước đầu đã được cải thiện nhờ thành lựu của công cuộc Đổi mới.

- Thuận lợi:

+ Đồng bào các dân tộc có nhiều kinh nghiệm canh tác trên đất dốc, kết hợp sản xuất nông nghiệp với lâm nghiệp, chăn nuôi gia súc lớn, trồng cây công nghiệp, cây dược liệu, rau quả ôn đới và cận nhiệt.

+ Đa dạng về văn hoá.

- Khó khăn:

+ Trình độ văn hoá, kĩ thuật của người lao động còn hạn chế.

+ Đời sống người dân còn nhiều khó khăn.

Bình luận (0)
Phạm Như Quỳnh
Xem chi tiết
tôi cô đơn
6 tháng 3 2021 lúc 12:07

Dân cư

– Thuận lợi: dân số đông, trẻ (số lượng người trong độ tuổi lao động chiếm trên 50%), nguồn lao động dồi dào, giá lao động rẻ, thị trường tiêu thụ rộng lớn, có nhiều khả năng thu hút đầu tư nước ngoài.

– Trở ngại: lao động có tay nghề và trình độ chuyên môn còn thiếu; vấn đề giải quyết việc làm và nâng cao chất lượng cuộc sống còn nhiều khó khăn…

Xã hội

– Thuận lợi:

+ Là nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa lớn trên thế giới (Trung Hoa, Ấn Độ, Nhật Bản, Âu, Mĩ), các nước Đông Nam Á tiếp nhận nhiều giá trị văn hóa, tôn giáo xuất hiện trong lịch sử nhân loại.

+ Phong tục, tập quán, sinh hoạt văn hóa, xã hội của người dân Đông Nam Á có nhiều nét tương đồng, đó cũng là cơ sở thuận lợi để các quốc gia hợp tác cùng phát triển.

– Trở ngại:

+ Các quốc gia Đông Nam Á đều là các quốc gia đa dân tộc. Một số dân tộc phân bố rộng, không theo biên giới quốc gia, điều này gây khó khăn cho quản lí, ổn định chính trị, xã hội mỗi nước.

 

Bình luận (0)
Trần Mạnh
5 tháng 3 2021 lúc 20:44

TK:

Bình luận (0)
Trần Mạnh
5 tháng 3 2021 lúc 20:45

TK phần 2 nhé

Bình luận (0)
Âu Dương Lâm Tịch
Xem chi tiết
Người Già
28 tháng 10 2023 lúc 19:20

Đặc điểm và sự phân bố các dân tộc ở Việt Nam:

Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc với 54 dân tộc khác nhau. Tuy nhiên, dân tộc Kinh chiếm phần lớn dân số, chiếm khoảng 85-90% dân số tổng cộng. Các dân tộc thiểu số khác bao gồm: Tày, Thái, Mường, Khmer, Nùng, H'Mông, Dao, và nhiều dân tộc khác. Đặc điểm của các dân tộc này bao gồm văn hóa, truyền thống, ngôn ngữ, và trang phục riêng biệt. Các dân tộc thiểu số thường tập trung ở vùng núi và miền núi hẻo lánh, trong khi dân tộc Kinh phân bố rộng rãi trên toàn quốc, chủ yếu ở vùng đồng bằng và các thành phố lớn.

Bình luận (0)
Người Già
28 tháng 10 2023 lúc 19:20

Đặc điểm về tình hình gia tăng dân số ở Việt Nam và sự phân bố dân cư:

- Tình hình gia tăng dân số ở Việt Nam đã trải qua các giai đoạn khác nhau. Trong thập kỷ gần đây, tỷ lệ tăng dân số đã giảm đi do các chính sách hạn chế sự sinh sản. Tuy nhiên, dân số vẫn đang tiếp tục tăng, và Việt Nam là một trong các quốc gia có dân số trẻ đông và gia tăng nhanh nhất ở khu vực Đông Nam Á.

- Sự phân bố dân cư ở Việt Nam có sự chênh lệch giữa các vùng miền. Miền Bắc và miền Trung thường có dân số thưa thớt hơn so với miền Nam. Các thành phố lớn như Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh có dân số đông đúc hơn so với các vùng quê. Sự chênh lệch này đặc biệt rõ rệt trong việc phát triển kinh tế, với các khu vực đô thị phát triển mạnh mẽ, trong khi vùng nông thôn vẫn đối mặt với nhiều khó khăn.

Bình luận (0)
Người Già
28 tháng 10 2023 lúc 19:21

Nguồn lao động ở Việt Nam có nhiều thuận lợi như:

- Dân số trẻ: Dân số trẻ tuổi tạo điều kiện cho nguồn lao động dồi dào và có tiềm năng phát triển.

- Giáo dục: Hệ thống giáo dục ngày càng cải thiện, cung cấp nguồn lao động có trình độ cao và kỹ năng tốt.

- Chi phí lao động thấp: Lương lao động ở Việt Nam thấp so với nhiều quốc gia khác, thu hút các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư.

Tuy nhiên, cũng có những khó khăn như:

- Chất lượng lao động: Một số lao động có trình độ và kỹ năng kém, cần đào tạo thêm.

- Thất nghiệp: Tính trạng thất nghiệp ở một số khu vực vẫn còn cao.

- Mất cân đối: Sự mất cân đối giữa nguồn lao động và cơ hội việc làm, cùng với sự tập trung ở các thành phố, tạo ra những thách thức về phân phối lao động đồng đều.

Bình luận (0)
Gia Hân
Xem chi tiết