Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Nhật Tiên Tiên
Xem chi tiết
Đỗ Gia Ngọc
17 tháng 2 2017 lúc 10:53

Những nét đặc sắc trong nghệ thuật nghị luận của bài văn:

Luận điểm ngắn gọn, tập trung, sắp xếp theo một trình tự hợp lí.

Luận cứ xác đáng, toàn diện, nhận xét sâu sắc.

Luận chứng phong phú, cụ thể, xác thực.

Tư tưởng, giá trị của bài văn còn được thể hiện rõ ràng và sâu sắc hơn qua sự kết hợp phương pháp nghị luận chứng minh với các phương pháp, biện pháp khác như giải thích, nêu vấn đề và lật lại vấn đề...

đỗ thị kiều trinh
Xem chi tiết
Lê Công Thành
20 tháng 3 2017 lúc 12:16

Những nét đặc sắc trong nghệ thuật nghị luận của bài văn:

Luận điểm ngắn gọn, tập trung, sắp xếp theo một trình tự hợp lí.

Luận cứ xác đáng, toàn diện, nhận xét sâu sắc.

Luận chứng phong phú, cụ thể, xác thực.

Tư tưởng, giá trị của bài văn còn được thể hiện rõ ràng và sâu sắc hơn qua sự kết hợp phương pháp nghị luận chứng minh với các phương pháp, biện pháp khác như giải thích, nêu vấn đề và lật lại vấn đề...

THUY TRANG LE
Xem chi tiết
Nguyễn Thanh Huyền
19 tháng 2 2017 lúc 20:51

văn bản gì bạn

Nguyễn Thị Ngọc Hân
27 tháng 2 2017 lúc 8:39

giá trị nổi bật của bài là đức tính giản dị của bác. Đức tính giản dị là 1 phẩm chất cần có của mỗi người, cũng như giản dị giúp ta gần gũi với mọi người xung quanh, được mọi người yêu quý và tôn trọnghaha

linh nguyen
28 tháng 2 2018 lúc 11:41

giá trị nổi bật về nội dung của văn bản là đức tính giản dị của bác hồ

bài học: giản dị là điều gì đó thật nhẹ nhàng , giản dị là ko xa hoa lãng phí .gian di giup ta duoc moi nguoi yeu quy

Nguyễn Minh Quang
Xem chi tiết
Ran Haitani
Xem chi tiết
Nguyễn Hoài Thương
Xem chi tiết
SHIZUKA
Xem chi tiết
Ngọc Thái
12 tháng 2 2017 lúc 22:05

Bác Hồ, lãnh tụ vĩ đại của dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới. Người đi vào lòng dân với bao nét tinh hoa đẹp đẽ của dân tộc Việt Nam, được hoà quyện và nâng cao thêm bởi tinh hoa của văn hoá thế giới.Bác có một lối sống vô cùng giản dị và thanh bạch. Trong ăn mặc, sinh hoạt thường ngày, Bác Hồ giản dị thế nào ta hằng biết và truyền tụng. Ăn thì vẫn cà pháo, tép đồng kho, rau muống luộc; lúc ăn Bác không để rơi vãi một hạt cơm,ăn xong , cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại thì được sắp xếp tươm tất.Ở việc làm nhỏ đó, chúng ta càng thấy Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người va kính trọng như thế nào người phục vụ. Mặc thì, đại lễ có bộ ka-ki, ngày thường bộ bà ba mầu nâu lụa Hà Ðông, đi guốc gỗ hay dép cao-su.Cái nhà sàn của Bác tiện nghi thì rất ít, đơn sơ thì nhiều. Căn nhà sàn chỉ vẻn vẹn ba phòng ,và trong lúc tâm hồn của bác lộng gió thời đại,thì cái nhà nhỏ đó luôn luôn lộng gió và ánh sáng,phảng phất hương thơm của hoa vườn, một đời sống như vậy thanh bạch và tao nhã biết bao!Còn lúc tiếp xúc với quần chúng, Người gần gũi, thân tình như người bác, người cha, người ông, không hề có sự phân cách giữa lãnh tụ và nhân dân, Bác tặng kẹo cho trẻ thơ, tặng luạ cho cụ già, vỗ tay cất nhịp cùng hát bài kết đoàn...Bác suốt đời làm việc, suốt ngày làm việc,từ việc rất lớn : cứu nước,cứu dân đến việc rất nhỏ,trồng cây trong vườn ,viết thưcho các đồng chí,nói chuyện với các cháu miền nam,đi thăm nhà tập thể của công nhân, từ nơi làm việc đến phòng ngủ, nhà ăn. Trong đời sống của mình,việc gì Bác cũng tự làm được thì không cần người giúp,cho nên bên cạnh bác người giúp việc và phục vụ có thể đếm trên đầu ngón tay,và Bác đã đặt cho số đồng chí đó những cái tên mà gộp lại là ý chí chiến đấu vŕ chiến thắng: Trýờng, Kì, Kháng, Chiến, Nhất, Định, Thắng, Lợi! Nhưng chớ hiểu lầm rằng Bác sống khắc khổ theo lối nhà tu hành,thanh tao theo kiểu nhà hiền triết ẩn dật.Bác Hồ sống giản dị,thanh bạch như vậy, bởi vì Người sống sôi nổi,phong phú đời sống và cuộc đấu tranh gian khổ và ác liệt của quần chúng nhân dân . Đời sống vật chất giản dị càng hoà hợp với đời sống tâm hồn phong phú,với những tư tưởng,tình cảm,những giá trị tinh thần cao đẹp nhất.Đó la đời sống thực sự văn minh mà Bác Hồ nêu gương sáng trong thế giới ngày nay. Bác là người thông tuệ, không chỉ ngôn ngữ dân tộc mà còn biết nhiều ngôn ngữ trên thế giới. Bác là nhà chính trị, ngoại giao sắc sảo, là nhà văn, nhà thơ lớn đã từng viết những áng văn tuyệt tác như Tuyên ngôn Độc lập, những vần thơ Nhật ký trong tù, sắc nét của Đường thi. Nhưng bao giờ Bác cũng lấy sự giản dị, trong sáng làm đầu. Bác lấy sự học làm đầu và rất khiêm tốn học hỏi. Suy cho cùng chân lí,những chân lí lớn của nhân dân ta cũng như của thời đại là giản dị:”Không có gì quý hơn độc lập,tự do”,”Nước Việt Nam là một,dân tộc Việt Nam là một,sông có cạn,núi có thể mòn,song chân lí ấy không bao giờ thay đổi”…Những chân lí giản dị mà sâu sắc đó lúc thâm nhập vào quả tim và bộ óc của hàng triệu con người đang chờ đợi nó, thì đó là sức mạnh vô địch, đó là chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Tại sao Bác giản dị đến nhường ấy? Bởi con người Bác là sự kết tinh của nhiều nền văn hóa. Bác làm chủ hoàn toàn được mình về trí tuệ, tình cảm, bởi Bác sống "như trời đất của ta", hiểu được lẽ Trời Ðất, thiên mệnh, sống hòa nhịp với con người, với thời gian hiện tại nhưng lại hướng về tương lai, nghĩa là Người là biểu tượng của nhân loại ở thời kỳ "từ vương quốc của tất yếu sang vương quốc của Tự do". Nhắc lại vài nét về nếp sống cần kiệm, giản dị, khiêm tốn của lãnh tụ vĩ đại để mỗi chúng ta cùng suy ngẫm, tự nhìn lại mình, cố gắng thực hiện những điều Bác dạy, góp phần đưa Nghị quyết Đại hội X của Đảng vào cuộc sống, xây dựng đất nước ta đàng hoàng, to đẹp hơn trong thời hội nhập như Bác Hồ hằng mong muốn.

Lê Thiên Anh
12 tháng 2 2017 lúc 22:14
Có ai đó đã từng nói: Chúng ta không thể trở thành Hồ Chí Minh, nhưng chúng ta có thể học được ở Người những đức tính cao đẹp mà giản dị ấy. Đối với mỗi người Việt Nam, trong tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, đức tính giản dị là điều chúng ta dễ nhận thấy và dễ học ở Người. Bác Hồ coi đức tính khiêm tốn, giản dị là chân lý của cuộc sống. Lối sống khiêm tốn, giản dị bao giờ cũng là sự thù địch với lối sống xa hoa, phù phiếm. Giản dị bao giờ cũng dẫn đến tiết kiệm, còn xa hoa tất dẫn đến lãng phí. Lối sống xa hoa còn dẫn tới tệ tham ô, hối lộ…Hồ Chí Minh khuyên cán bộ, đảng viên phải cần kiệm liêm chính, chí công vô tư, ít lòng ham muốn vật chất, không háo danh kiêu ngạo. Đó là tư cách người cán bộ cách mạng và Người đã gương mẫu thực hiện. Là lãnh tụ cách mạng, Hồ Chí Minh luôn coi khinh mọi sự xa hoa, không ưa chuộng những nghi thức trang trọng, cầu kỳ, suốt đời giữ một nếp sống thanh bạch, tao nhã, giản dị. Những ngày tháng sinh hoạt bình dị của Bác, khi có món ăn ngon, Bác không bao giờ ăn một mình, không bao giờ đòi hỏi hoặc gây phiền hà cho người khác về chuyện ăn. Bác nói: “ở đời ai chẳng thích ăn ngon, mặc đẹp, nhưng nếu miếng ngon đó lại đánh đổi bằng sự mệt nhọc, phiền hà của người khác thì không nên”. Trước năm 1965, khi Người chưa bệnh nặng, Người ăn uống chung với các chiến sĩ của đội cảnh vệ, cùng ăn, cùng chia ngọt sẻ bùi với các chiến sĩ. Bác ăn thanh đạm và vẫn giữ khẩu vị quê hương: tương cà, dưa, cá quả kho đường khô và chắc. Khi dọn mâm mời Bác thường phải để thêm một bát con thừa. Vào ăn Bác dự liệu không ăn hết thứ nào thì san sang bát con ấy để về sau người khác còn dùng được. Ăn xong, tự Bác sắp xếp lại và để gọn trong mâm, đậy lồng bàn lại. Đồng chí phục vụ chỉ còn việc bê cả mâm đi. Ở việc làm nhỏ đó, chúng ta càng thấy Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào người phục vụ. Về chỗ ở, năm 1941, khi Bác mới về nước là một hang đá thuộc Pắc Pó, Cao Bằng. Sau này, do rút vào hoạt động bí mật nên Bác phải ở nhà riêng nhưng rất đơn giản - nhà làm nhỏ, bốn bề với tay được vì tiết kiệm nguyên vật liệu. Đến năm 1954, Chính phủ chuyển về thủ đô Hà Nội, Bác đã chọn căn phòng nhỏ đơn sơ của người thợ điện bên ao cá để ở. Mãi cho đến năm 1958, Bác mới chuyển về ở căn nhà sàn nhỏ cho đến lúc qua đời. Nhà sàn bố trí đơn giản gồm những đồ dùng rất gần gũi với Bác: một chiếc giường đơn trải chiếu cói, cái tủ nhỏ, bộ bàn ghế, trên bàn để đèn, lọ hoa, cái máy thu thanh, cái quạt nan, mấy quyển sách cần thiết hàng ngày. Hàng năm, đến ngày sinh nhật Bác, nhiều đoàn thể cơ quan, khách trong nước, khách nước ngoài đến chúc mừng sinh nhật Bác. Khách đến Bác rất vui, nhưng sau Bác bảo sinh nhật Bác là ngày riêng cá nhân mà làm ảnh hưởng nhiều đến thời gian và tiền bạc của tập thể. Bác gặp đồng chí phụ trách công tác bảo vệ, nhờ tìm cho Bác một chỗ yên tĩnh, gần núi, làm một ngôi nhà nhỏ chỉ độ hai đến ba người làm việc, nhưng nhớ là không lấy đất trồng trọt của dân. Khi tìm được một địa điểm trên núi Ba Vì, Bác đồng ý. Thế là gần đến ngày sinh nhật, Bác “tạm lánh” lên làm việc trên đó. Dù ở đâu, lúc nào Bác cũng để lại ấn tượng tốt đẹp, phong cách mẫu mực của một lãnh tụ. Làm Chủ tịch nước, Bác nhận lấy cho mình được cái quyền sống giản dị, bằng mức sống bình thường của người dân. Thời kỳ kháng chiến, đồ dùng của Bác có chiếc va li nhỏ đựng sách, tài liệu và cái máy chữ, quần áo tư trang cho vào một túi nhỏ. Các đoàn thể tặng Bác nhiều tư trang, đồ dùng, Bác thường đem làm tặng phẩm cho cá nhân, tập thể có thành tích. Kháng chiến thắng lợi, Bác trở về thủ đô, cách ăn mặc của Bác cũng không thay đổi. Bác thường dặn các đồng chí phục vụ khi giặt áo cho Bác thấy chỗ nào rách thì vá lại cho Bác dùng. Quần áo thường ngày Bác thích màu gụ, nên khi may xong đồng chí phục vụ mang sang xí nghiệp Tô Châu nhuộm gụ. Bộ nào hơi cũ là đồng chí thay bộ khác cùng kiểu, cùng màu nên lúc đầu Bác không biết. Một thời gian sau, Bác thấy quần áo vẫn mới, Bác bèn đánh dấu rất kín và phát hiện ra là đồng chí đó đã đổi quần áo của Bác. Bác liền phê bình và từ đó rất khó thay đổi quần áo của Bác. Áo Bác dùng lâu giặt đi giặt lại nhiều lần nên cổ áo bị sờn và rách dần, khi mọi người đề nghị Bác cho thay cái khác, Bác bảo: “Cả cái áo chỉ sờn chỗ cổ mà vứt đi thì không được, chú chịu khó tháo rồi lộn trong ra ngoài, may lại vẫn lành như mới”. Chúng ta đã nghe nói về đôi dép cao su Bác dùng hơn 20 năm và hiện nay , nó hiện thân trong đời sống nhân dân như một huyền thoại. Đôi dép gắn liền với cuộc đời vĩ đại, đức tính giản dị của Người. Đôi dép của Bác được cắt từ chiếc lốp ô tô quân sự, chiến lợi phẩm của trận phục kích tại Việt Bắc. Khi về Hà Nội, Bác vẫn dùng dép cao su. Đôi dép Bác dùng lâu ngày vẹt cả đế, các quai hay bị tuột phải đóng đinh giữ. Một lần đi thăm Ấn Độ, Bác vẫn đi đôi dép thường ngày. Mọi người trong đoàn thấy thế rất ái ngại nên bàn nhau mang theo một đôi giày vải, lên máy bay nhân lúc Bác ngủ, thay đôi dép bằng đôi giày vải. Khi thức giấc, Bác hỏi dép, anh em trả lời Bác là dép để dưới khoang máy bay. Khi xuống sân bay, Bác yêu cầu lấy dép để Bác đi, Bác bảo đừng lo gì cả, đất nước Ấn Độ cũng nghèo như mình, mới có độc lập nên còn nhiều vất vả. Bác đi dép có tất bên trong là tốt rồi, họ không chê mình đâu. Nhân dịp này Bác muốn gần gũi nhân dân lao động Ấn Độ. Hôm sau, trên các trang báo lớn của Ấn Độ đều hết lời ca ngợi đôi dép Bác Hồ là một huyền thoại. Hôm Bác đến thăm một ngôi chùa, Bác cởi dép để ở ngoài, các phóng viên được dịp quay phim, chụp ảnh đôi dép huyền thoại đó. Ở Bác, tiết kiệm là hành trang trong cuộc đời. Hành trang của một vị lãnh tụ giản dị như hành trang của một người dân bình thường. Một tờ báo Pháp đã viết về Bác: “Chủ tịch nước Việt Nam giản dị quá đỗi. Quanh năm ông chỉ mặc một bộ kaki xoàng xĩnh và khi những người cộng tác quanh ông để ý với ông rằng với địa vị ông ngày nay, nhiều khi cần phải mặc cho được trang trọng thì ông chỉ mỉm cười trả lời: “Chúng ta tưởng rằng chúng ta được quý trọng vì có áo đẹp mặc, trong khi bao nhiêu đồng bào mình trần đang rét run trong thành phố và các vùng quê?”. Như vậy, đức tính giản dị của Bác không chỉ đơn thuần là tiết kiệm mà còn thể hiện tấm lòng lo cho dân, cho nước của Người. Ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình lịch sử, khi đọc Tuyên ngôn độc lập, Bác bỗng dừng lại hỏi: “Tôi nói đồng bào nghe rõ không?”. Câu hỏi giản dị và gần gũi của Bác dường như cho ta thấy không có một khoảng cách nào giữa một vị Chủ tịch nước với những người dân bình thường. Gần dân là cuộc sống đời thường hàng ngày của Bác, là ý tưởng vĩnh cửu trong tư tưởng Bác. Suốt đời Bác chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc là giành độc lập về cho đất nước, mang tự do hạnh phúc đến nhân dân. Ngay cả đến khi sắp từ biệt thế giới này, Bác vẫn còn căn dặn: “Sau khi tôi qua đời, chớ nên tổ chức điếu phúng linh đình, để khỏi lãng phí thì giờ và tiền bạc của nhân dân”. GS Trần Văn Giàu trong bài viết về “Nhân cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh” một lần nữa khẳng định: “Khó hiếm thấy một người đã đạt tới đỉnh cao nhất của vinh quang mà vẫn giữ tính khiêm tốn, giản dị như thuở hàn vi hoạt động trong vòng bất hợp pháp. Gương sáng chói không một hạt bụi nào có thể bám được”. Mỗi lần được nghe, được biết đến những câu chuyện về Bác, lòng chúng ta xiết bao cảm động và tự so sánh, tự vấn với cuộc sống chúng ta hiện nay. Công cuộc đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo đã đạt được những thành tựu to lớn. Đảng đã vạch ra những thời cơ mới và cả những nguy cơ mới đối với sự phát triển của đất nước. Cùng với những mặt tích cực của cơ chế thị trường, của thời mở cửa, những tác động tiêu cực đang xói mòn đạo đức, đời sống văn hoá của nhân dân ta, ngay cả trong đội ngũ cán bộ, đảng viên. GS Vũ Khiêu đã đặt ra hai câu hỏi lớn để chúng ta phải suy ngẫm: Nếu như Bác còn sống tới hôm nay, Bác sẽ nghĩ như thế nào về những ông quan cách mạng mới, về những người vẫn tự nhận là đầy tớ của nhân dân, nhưng đã có cuộc sống xa hoa gấp trăm ngàn lần cuộc sống của người dân bình thường?; Khi con người chỉ còn biết có cá nhân mình, chỉ ngày đêm chăm lo cho sự giàu có của bản thân và gia đình, tìm mọi cách để ăn ngon, mặc đẹp, thoả mãn những thú vui vật chất thì làm sao còn rung động được trước những cảnh nghèo đói đau khổ của người khác? Không nghiêm khắc với bản thân mình, không thường xuyên rèn luyện, học tập, cán bộ, đảng viên nhất định sa vào những ý nghĩ tầm thường và sẽ mất dần đi những phẩm chất đạo đức của người cách mạng. Cho nên, trong hoàn cảnh hiện nay, trước hi sinh lợi ích, tham vọng của cá nhân mình, noi gương Bác, mỗi chúng ta hãy thực hành nếp sống giản dị, tiết kiệm, tránh phô trương, hình thức, xa hoa, lãng phí. Đó cũng chính là việc làm thiết thực để góp phần xây dựng đất nước ta “đàng hoàng hơn, to đẹp hơn” như lời Bác đã căn dặn.
Lê Thiên Anh
12 tháng 2 2017 lúc 22:07

Bác Hồ, lãnh tụ vĩ đại của dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới. Người đi vào lòng dân với bao nét tinh hoa đẹp đẽ của dân tộc Việt Nam, được hoà quyện và nâng cao thêm bởi tinh hoa của văn hoá thế giới.Bác có một lối sống vô cùng giản dị và thanh bạch. Trong ăn mặc, sinh hoạt thường ngày, Bác Hồ giản dị thế nào ta hằng biết và truyền tụng. Ăn thì vẫn cà pháo, tép đồng kho, rau muống luộc; lúc ăn Bác không để rơi vãi một hạt cơm,ăn xong , cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại thì được sắp xếp tươm tất.Ở việc làm nhỏ đó, chúng ta càng thấy Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người va kính trọng như thế nào người phục vụ. Mặc thì, đại lễ có bộ ka-ki, ngày thường bộ bà ba mầu nâu lụa Hà Ðông, đi guốc gỗ hay dép cao-su.Cái nhà sàn của Bác tiện nghi thì rất ít, đơn sơ thì nhiều. Căn nhà sàn chỉ vẻn vẹn ba phòng ,và trong lúc tâm hồn của bác lộng gió thời đại,thì cái nhà nhỏ đó luôn luôn lộng gió và ánh sáng,phảng phất hương thơm của hoa vườn, một đời sống như vậy thanh bạch và tao nhã biết bao!Còn lúc tiếp xúc với quần chúng, Người gần gũi, thân tình như người bác, người cha, người ông, không hề có sự phân cách giữa lãnh tụ và nhân dân, Bác tặng kẹo cho trẻ thơ, tặng luạ cho cụ già, vỗ tay cất nhịp cùng hát bài kết đoàn...Bác suốt đời làm việc, suốt ngày làm việc,từ việc rất lớn : cứu nước,cứu dân đến việc rất nhỏ,trồng cây trong vườn ,viết thưcho các đồng chí,nói chuyện với các cháu miền nam,đi thăm nhà tập thể của công nhân, từ nơi làm việc đến phòng ngủ, nhà ăn. Trong đời sống của mình,việc gì Bác cũng tự làm được thì không cần người giúp,cho nên bên cạnh bác người giúp việc và phục vụ có thể đếm trên đầu ngón tay,và Bác đã đặt cho số đồng chí đó những cái tên mà gộp lại là ý chí chiến đấu vŕ chiến thắng: Trýờng, Kì, Kháng, Chiến, Nhất, Định, Thắng, Lợi! Nhưng chớ hiểu lầm rằng Bác sống khắc khổ theo lối nhà tu hành,thanh tao theo kiểu nhà hiền triết ẩn dật.Bác Hồ sống giản dị,thanh bạch như vậy, bởi vì Người sống sôi nổi,phong phú đời sống và cuộc đấu tranh gian khổ và ác liệt của quần chúng nhân dân . Đời sống vật chất giản dị càng hoà hợp với đời sống tâm hồn phong phú,với những tư tưởng,tình cảm,những giá trị tinh thần cao đẹp nhất.Đó la đời sống thực sự văn minh mà Bác Hồ nêu gương sáng trong thế giới ngày nay. Bác là người thông tuệ, không chỉ ngôn ngữ dân tộc mà còn biết nhiều ngôn ngữ trên thế giới. Bác là nhà chính trị, ngoại giao sắc sảo, là nhà văn, nhà thơ lớn đã từng viết những áng văn tuyệt tác như Tuyên ngôn Độc lập, những vần thơ Nhật ký trong tù, sắc nét của Đường thi. Nhưng bao giờ Bác cũng lấy sự giản dị, trong sáng làm đầu. Bác lấy sự học làm đầu và rất khiêm tốn học hỏi. Suy cho cùng chân lí,những chân lí lớn của nhân dân ta cũng như của thời đại là giản dị:”Không có gì quý hơn độc lập,tự do”,”Nước Việt Nam là một,dân tộc Việt Nam là một,sông có cạn,núi có thể mòn,song chân lí ấy không bao giờ thay đổi”…Những chân lí giản dị mà sâu sắc đó lúc thâm nhập vào quả tim và bộ óc của hàng triệu con người đang chờ đợi nó, thì đó là sức mạnh vô địch, đó là chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Tại sao Bác giản dị đến nhường ấy? Bởi con người Bác là sự kết tinh của nhiều nền văn hóa. Bác làm chủ hoàn toàn được mình về trí tuệ, tình cảm, bởi Bác sống "như trời đất của ta", hiểu được lẽ Trời Ðất, thiên mệnh, sống hòa nhịp với con người, với thời gian hiện tại nhưng lại hướng về tương lai, nghĩa là Người là biểu tượng của nhân loại ở thời kỳ "từ vương quốc của tất yếu sang vương quốc của Tự do". Nhắc lại vài nét về nếp sống cần kiệm, giản dị, khiêm tốn của lãnh tụ vĩ đại để mỗi chúng ta cùng suy ngẫm, tự nhìn lại mình, cố gắng thực hiện những điều Bác dạy, góp phần đưa Nghị quyết Đại hội X của Đảng vào cuộc sống, xây dựng đất nước ta đàng hoàng, to đẹp hơn trong thời hội nhập như Bác Hồ hằng mong muốn.

Phạm Xuân Toàn
Xem chi tiết
nthv_.
6 tháng 10 2021 lúc 22:05

Tham khảo:

Nội dung: Vạch trân bộ mặt tàn ác, bất nhân của xã hội phong kiến đương thời khi đề ra những thứ thuế vô lí cho người dân nông dân vô tội. Đồng thời ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ nông dân, vừa giàu tình yêu thương vừa có sức sống tiềm tàng mạnh mẽ.

Nghệ thuật:

- Tình huống truyện đặc sắc, có kịch tính cao.

- Cách kể chuyện, miêu tả nhân vật chân thực, sinh động. Nghệ thuật tương phản làm nổi bật tính cách nhân vật

- Ngòi bút hiện thực sinh động, ngôn ngữ đối thoại đặc sắc.

QUY LUẬT: Có người áp bức tức sẽ có người đứng dậy đấu tranh để chống lại sự áp bức ấy.

minh nguyet
6 tháng 10 2021 lúc 22:05

Em tham khảo:

Nội dung: Vạch trân bộ mặt tàn ác, bất nhân của xã hội phong kiến đương thời khi đề ra những thứ thuế vô lí cho người dân nông dân vô tội. Đồng thời ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ nông dân, vừa giàu tình yêu thương vừa có sức sống tiềm tàng mạnh mẽ.

Nghệ thuật:

Tình huống truyện đặc sắc, có kịch tính cao.

Cách kể chuyện, miêu tả nhân vật chân thực, sinh động. Nghệ thuật tương phản làm nổi bật tính cách nhân vật

Ngòi bút hiện thực sinh động, ngôn ngữ đối thoại đặc sắc.

Quy luật: Mọi vật đều có giới hạn của nó, một khi giới hạn đó bị vượt quá, con người ta sẵn sàng đứng lên để chống lại thế mạnh đã làm ảnh hưởng đến ta.

Nguyễn Ngọc Anh
Xem chi tiết