Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
nhatminh
Xem chi tiết
minh nguyet
12 tháng 10 2021 lúc 11:05

Em tham khảo:

    Tình yêu thương là biểu hiện cao đẹp nhất cho mối quan hệ giữa người với người trong cuộc sống. Tình yêu thương là một khái niệm trừu tượng của thế giới tinh thần, được hiểu là tình cảm yêu mến, thương cảm(Từ ghép), gắn bó sâu sắc giữa người với người, thậm chí là giữa người với động vật, thực vật,… Tình yêu thương là tình cảm xuất phát từ trái tim, được biểu hiện phong phú, đa dạng thông qua hành động, cử chỉ, lời nói của con người như đồng cảm, giúp đỡ, đoàn kết, kính trọng,.... Đó có thể là tình yêu thương giữa người người thân quen, bạn bè, thầy cô,… cũng có thể là tình yêu thương giữa những con người xa lạ, những con người cùng khổ, cùng đồng cảm với nhau trong cuộc sống. Trong cuộc sống, tình yêu thương giúp con người trở nên gần gũi(Từ láy), thấu hiểu và gắn bó với nhau hơn, từ đó xây dựng một xã hội văn minh, giàu giá trị nhân văn nhân đạo. Người sống có tình yêu thương sẽ được mọi người yêu quý, kính trọng và giúp đỡ. Ngược lại, nếu ta sống vô cảm, ích kỉ, không có tình thương thì sẽ nhận lại những hậu quả thích đáng, đó là sự xa lánh, lạnh nhạt của những người xung quanh. Vì vậy, mỗi chúng ta cần hiểu rõ giá trị của tình yêu thương, bởi: “Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình”

Girl love Boy
Xem chi tiết
Doraemon
3 tháng 7 2018 lúc 13:25

Trước đây, tình yêu học đường chỉ phổ biến ở lứa tuổi trung học phổ thông, khi các em đạt đến sự phát triển khá hoàn thiện về thể chất và tâm lí, sẵn sàng bước vào cuộc đời rộng lớn.Thế nhưng ngày nay, nhiều học sinh ở cấp trung học cơ sở cũng đã có cảm giác “yêu”và muốn gắn bó thân thiết với bạn khác giới. Thậm chí, ở các lứa tuổi nhỏ hơn cũng xuất hiện hiện tượng yêu sớm này.

Việc tuổi trẻ biết yêu sớm hơn gây ra nhiều vấn đề nan giải đối với gia đình và xã hội. Trong khi, đây đang là một hiện tượng khá phổ biến, là xu hướng tất yếu của thời đại thì nhiều bậc phụ huynh vẫn chưa sẵn sàng chấp nhận và có giải pháp đối phó hiệu quả, giúp con em mình phát triển an toàn, đúng đắn.

Một trong những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này là do đời sống vật chất và tinh thần đầy đủ, tiện nghi làm cho trẻ em phát triển hơn cả thể chất lẫn tâm hồn. Các nhà khoa học đã chứng minh một khi cơ thể phát triển với dưỡng chất đầy đủ thì sự hoàn thiện cơ thể cũng xảy ra nhanh chóng, tuổi yêu cũng đến sớm hơn.

Do đời sống tinh thần phong phú, tiếp cận nhiều với thông tin sinh lí thông qua các kênh truyền thông và thế giới xung quanh làm nảy sinh tâm lí hiếu kì, tò mò muốn biết cảm giác yêu và được yêu ở học sinh. Với sự phát triển của công nghệ và phương tiện truyền thông, học sinh ngày càng có xu hướng tiếp cận sớm hơn thông tin về giới tính, tình cảm và hình ảnh về con người. Do khả năng nhận thức còn hạn chế, suy nghĩ đơn giản về tình yêu và trách nhiệm trong tình yêu nên nhiều học sinh liều lĩnh lao vào các mối quan hệ đầy rủi ro và nguy hiểm, dễ trở thành đối tượng lợi dụng của người khác.

Do không muốn thua kém bạn bè và ham thích khám phá bản thân khiến học sinh tìm kiếm cho mình một người yêu. Mặt khác, do sự biến đổi mạnh mẽ của các quan hệ xã hội dưới tác động của nền kinh tế thị trường, cùng với sự tiếp sức của các phương tiện công nghệ, kĩ thuật hiện đại như phim ảnh, internet, điện thoại di động… nên tình yêu sớm phát sinh ở tuổi học trò.

Tình yêu nam nữ trong học đường là một vấn đề phổ biến, không còn là vấn đề hiếm hoi. Tình yêu tuổi học trò không chỉ là tình yêu giữa trò và trò, mà còn có tình yêu giữa học sinh với giáo viên, thậm chí tình yêu giữa người đồng tính. Tình yêu học đường trở thành phong trào, thành một cái “mốt” mà học sinh muốn có được để “khẳng định mình” với bạn bè.

Tình yêu học đường được công khai và trở nên táo bạo hơn. Không còn che giấu, ngại ngùng, e ấp và chuyển thư kín đáo qua sách vở, qua ngăn bàn như ngày xưa; học sinh bây giờ đã thích nhau thì phải công khai nắm tay, âu yếm nhau như trong phim, thậm chí ngay trong lớp học trước mặt bạn bè thầy cô. Còn có cả những kiểu tỏ tình tốn kém và khá lạ lẫm được tung hô trên mạng.

Những vụ đánh ghen, dọa dẫm, dằn mặt lẫn nhau chỉ vì tình yêu của lứa tuổi học sinh trong những năm qua đã gây nên nhiều vấn nạn trong trường học. Một phần lớn các vụ bạo lục học đường là do tình yêu tuổi học trò gây ra khiến xã hội vô cùng bức xúc.

Doraemon
3 tháng 7 2018 lúc 13:26

Tình yêu là điều thiêng liêng và cao đẹp mà tạo hóa đã ban tặng cho loài người. Đã là con người thì ai chẳng có trái tim biết yêu thương và chia sẻ, mong muốn gắn kết giữa người và người. Cùng học tập và sinh hoạt trong một tập thể ngang tuổi nhau, lại cùng chung ước mơ lí tưởng, ngưỡng mộ, thấu hiểu nhau nên rất dễ nảy sinh tình cảm bạn bè chân thành. Từ tình bạn đến tình yêu là điều tất nhiên, chẳng có gì phải né tránh.

Tình yêu chân chính luôn luôn trong sạch, nó nằm trong tim chứ không phải ở giác quan. Tình yêu chân chính cũng  là chìa khóa quan trọng để mở những cánh cửa hạnh phúc. Một tình yêu chân chính sẽ trở thành động lực để tuổi trẻ vươn lên phấn đấu trong học tập, trong cuộc sống nhằm thực hiện ước mơ, hoài bão cao đẹp. Bởi vì không muốn thua kém và cũng để chuẩn bị cho sự nghiệp lâu dài, hơn nữa nhờ sự giúp đỡ và quan tâm của người yêu sẽ làm cho học sinh cố gắng hơn, chăm chỉ hơn. Do đó sức học vượt trội hẳn để trở thành những học sinh giỏi.

Tình yêu chân chính cũng là nhân tố giúp rèn luyện nhân cách, nghị lực, tâm hồn trở nên mạnh mẽ. Tình yêu làm cho con người thoát khỏi sự tầm thường hướng đến sự cao thượng. Khi yêu, trái tim trở nên can đảm, thuần khiết, con người sẽ sống tốt hơn, đẹp hơn, cao thượng hơn và hướng đến những điều tốt đẹp ở tương lại, tiếp thêm sức mạnh và nguồn sống dạt dào, cho ta thêm yêu đời và tự tin vào khả năng chiến thắng của bản thân.

Con người luôn có nhu cầu chia sẻ bản thân và tìm kiếm một sự thấu hiểu, đồng cảm và tương trợ từ người khác. Khi đến với nhau bằng tình cảm thật sự, tuổi trẻ có thể thoải mái bày tỏ tình cảm, chia sẻ buồn vui, khó khăn, từ việc học đến những chuyện tế nhị của tuổi mới lớn… Một tình yêu sẽ giúp động viên rất nhiều trước những áp lực bộn bề cua cuộc sống. Tình yêu có thể an ủi được tất cả, có thể an ủi ngay chính mình những ưu phiền mà nó gây ra

Tình yêu giúp tâm hồn thăng hoa, làm ta sống lạc quan, yêu con người, yêu cuộc đời hơn. Tình yêu là sự rung cảm của một tâm hồn khi gặp một tâm hồn đồng điệu, là sự hòa nhịp của trái tim, làm cho người ta cuộc sống tươi màu, đáng sống và mạnh mẽ sống hữu ích, tốt đẹp.

Tình yêu là dấu ấn kỉ niệm không thể nào quên của tuổi học trò. Tình cảm học trò hồn nhiên, thuần khuyết, rất đáng trân trọng. Dù đắng cay hay ngọt ngào thì cũng sẽ là những kỉ niệm rất đẹp, rất đáng yêu, bởi không mang dáng dấp của kinh tế, của địa vị hay danh lợi như khi bước chân vào đời.

Bản chất của tình yêu là ở sự thánh thiện và thanh bình vươn tới một tương lai tươi sáng. Hãy hướng đến một tình yêu mà bạn mong muốn nếu bạn đã sẵn sàng cho điều đó.

Hạ Băng
3 tháng 7 2018 lúc 13:30

Bài làm

“Mối tình đầu của tôi có gì?
Chỉ một cơn mưa bay ngoài cửa lớp
Là áo người trắng cả giấc ngủ mê
Là bài thơ cứ còn hoài trong cặp
Giữa giờ chơi mang đến lại mang về.”
Trong “Chút tình đầu”, nhà thơ Đỗ Trung Quân viết về tình yêu tuổi học trò đầy thơ mộng và trong sáng. Môt mối tình thời còn ngồi ghế nhà trường có thể là kỉ niệm tươi đẹp, cũng có thể là chút tiếc nuối về những lầm lỡ đầu đời. Vậy có nên yêu ở tuổi học trò?

Để trả lời câu hỏi này ta cần hiểu tình yêu tuổi học trò là gì. Tình yêu là tình cảm yêu thương, quý trọng giữa những người khác giới, là cảm xúc đẹp đẽ và thiêng liêng của con người. Tình yêu giúp chúng ta hiểu, đồng cảm, chia sẻ và vị tha. Tuổi học trò là lứa tuổi từ mười tám đổ lại, là tuổi ngày ngày cắp sách tới trường. Con người trong độ tuổi này bắt đầu đón nhận những cảm xúc mới mẻ, mong muốn khám phá nội tâm của chính mình. Vậy tình yêu tuổi học trò là sự yêu thương, rung động giữa nam nữ học sinh. Tình cảm này có thể xuất phát từ tình bạn thân thiết, từ sự ngưỡng mộ giữa những học sinh trong lớp hay thậm chí là từ sự đua đòi, chạy theo phong trào hay chứng tỏ bản thân. Vậy, câu hỏi về tình yêu học đường không thể trả lời là “nên” hay “không nên” mà phụ thuộc vào cách yêu của mỗi người.

Không nên yêu ở tuổi học trò nếu yêu không đúng cách, vì nó có thể đem lại những ảnh hưởng tiêu cực. Tác dụng ngược đáng sợ nhất của tình yêu học đường chính là không đảm bảo việc học hành- trách nhiệm chính của người học sinh. Khi yêu, người học sinh có thể quá tập trung vào tình cảm, cảm xúc mới mẻ của tuổi mới lớn mà quên đi nhiệm vụ chính là học. Thời gian học tập sẽ bị chia ra để dành cho những mối quan tâm khác là người yêu, là hò hẹn, là nhung nhớ. Dù biết dành thời gian luyện tập hay nghe giảng, người học sinh đang yêu không dễ giữ cho tâm trí chỉ tập trung vào một việc. Hơn thế nữa, có nhiều học sinh nghỉ học, bỏ tiết để gặp gỡ người yêu – một trong những vấn đề khiến thầy cô và phụ huynh lo lắng. Đây là những ảnh hưởng khó tránh ở tuổi dễ bị cám dỗ bởi những điều lạ, chưa ý thức rõ ràng về nghĩa vụ học tập rèn luyện.

Chưa dừng lại ở đó, tình yêu không đúng cách tuổi học trò chưa chín chắn, chưa phân biệt được tình yêu đích thực. Yêu sai thời điểm đáng sợ, yêu sai người còn đáng sợ hơn. Người học trò còn quá trẻ để nhận biết và chọn lựa đối tượng phù hợp để tin tưởng, chia sẻ, đồng cảm và yêu quý. Sự thiếu chín chắn này dẫn đến việc tốn thời gian, ảnh hưởng xấu đến thói quen, nhân cách đạo đức do tác động từ người kia. Điều này còn mang lại những hệ lụy khủng khiếp hơn thế. Gần đây, “cư dân mạng” truyền tay nhau đoạn phim nhạy cảm của hai học sinh trung học mà tự tay nhân vật nam chính tung ra. Và kết quả thì ai cũng biết, nạn nhân nữ vì không chịu được chỉ trích từ dư luận đã tử tự. Phải chăng cái kết đáng buồn của nữ sinh này bắt nguồn từ sự tin tưởng, trao gửi tình cảm cho nhầm người?

Bên cạnh hai tác hại kể trên, lí do khác khiến các bậc phụ huynh cấm con yêu sớm là những trạng thái, cung bậc cảm xúc mà tuổi học trò chưa thể lường trước và “ứng phó” được. Tình yêu đem đến đủ loại tâm trạng hỉ, nộ, ái, ố. Khi yêu, người học sinh cũng không tránh được những ghen tuông, hờn giận, đau buồn. Lại là một ví dụ về các đoạn phim trên mạng. Gõ từ khóa “nữ sinh đánh ghen” vào trang tìm kiếm Google, ta sẽ thấy số lượng kết quả thật đáng ngạc nhiên. Những trường hợp học sinh nữ còn khoác áo đồng phục lao vào đánh bạn, lột đồ,.. vì lí do tình cảm cá nhân là không thiếu. Đáng sợ hơn là người trẻ thất tình. Tuổi học trò là lứa tuổi tươi vui, yêu đời, chưa quen với cảm giác hụt hẫng, buồn bã khi tình cảm bị từ chối. Chính vì thế, cảnh tượng học sinh bỏ học, bỏ ăn, thậm chí là tự tử vì thất tình mới nhiều đến vậy.

Sau cùng, mối lo lớn trong lòng người làm cha làm mẹ, làm thầy cô khi thấy con mình yêu không đúng cách là biểu hiện tình cảm quá đà, vượt quá giới hạn. Cảnh nam, nữ sinh ôm ấp nơi công cộng – điển hình là trường học – vô cùng nhạy cảm và thiếu tế nhị, dẫn đến cái những cái nhìn khó chịu, những lời bình phẩm,… Chuyện ra ở nơi công cộng đã đáng ngại, nhưng chuyện diễn ra ở nơi không ai biết đến thì còn đáng ngại hơn bội phần. Tuổi học trò chưa học được cách kiềm chế cảm xúc, lại tò mò về giới tính; đây là nguyên nhân đằng sau cảnh những đôi nam nữ với phù hiệu trường mang trên tay áo dừng lại trước cửa…nhà nghỉ. Hậu quả của việc quan hệ tình dục trước hôn nhân hay ở tuổi vị thành niên ai cũng rõ. Ta dễ dàng thấy những dòng chữ như “Theo Hội Kế hoạch hóa gia đình Việt Nam, mỗi năm trung bình có khoảng hơn 3000 ca nạo phá thai ở tuổi vị thành niên” xuất hiện nhan nhản trên báo, trên mạng. Hay cảnh những cô gái tìm đến chuyên gia tâm lí bày tỏ nỗi tuyệt vọng vì không được gia đình, xã hội coi trọng do “lỡ” trao đi cái trân quý đời con gái từ thời ngồi ghế nhà trường. Từ những lí do kể trên, ta hiểu vì sao xuất hiện nhiều ý kiến không tán thành tình yêu học đường.

Nhưng chuyện gì cũng có hai mặt, tình yêu tuổi học trò cũng vậy – yêu đúng cách, hay phù hợp với lứa tuổi cũng có những điều tích cực. Trước hết, tình yêu học đường là những rung động ngây thơ, trong sáng và đẹp đẽ. Tình yêu ở lứa tuổi này cũng như tình yêu ở mọi lứa tuổi khác, đều đem đến cho con người ta cảm giác vui vẻ, hạnh phúc. Nên nhà thơ Chế Lan Viên mới ca ngợi tình yêu học trò: “Cái thuở ban đầu lưu luyến ấy/ Nghìn năm chưa dễ mấy ai quên” hay như Nguyễn Duy đã nói “Nỗi nhớ học trò chấp chới suốt đời nhau”. Hầu như ai cũng có một mối tình đầu ở tuổi còn ngồi ghế nhà trường với những kẻ niệm đẹp, kí ức còn mãi theo năm tháng để bồi hồi nhớ lại.

Thêm vào đó, nếu biết cách yêu, tình yêu tuổi học trò sẽ trở thành động lực để học tập. Những bạn trẻ yêu nhau có thể cùng động viên nhau học tập rèn luyện, nhắc nhở bảo ban cùng tiến bộ. Thành tích học tập tốt không chỉ để khẳng định và hoàn thiện mình trước “người bạn đặc biệt” mà còn có thể thuyết phục gia đình và thầy cô: tình yêu thời học sinh cũng có những mặt tốt. Chính vì vậy, những cặp đôi ý thức được điều này có xu hướng tổ chức những buổi học nhóm, kèm cặp để bồi đắp và bù trù cho nhau. Tóm lại, đây là một nét đẹp không thể phủ nhận của tình yêu thời hoa phượng,

Bên cạnh việc tạo nỗ lực học tập, rèn luyện, tình yêu học đường cho con người ta sự trải nghiệm, thấu hiểu bản thân. Những cảm xúc và kinh nghiệm rút ra từ mối tình đầu thơ dại tuổi mười sáu, mười bảy sẽ là bước đệm cho con đường đi tìm hạnh phúc khi trưởng thành. Khi yêu ở độ tuổi có nhiều thắc mắc, muốn tìm hiểu về con người, thế giới nội tâm, ta hiểu hơn về cảm xúc, tâm tư, giải đáp những thắc mắc chính mình đặt ra. Ngoài ra, tình yêu ở tuổi học trò giúp ta tìm hiểu về những tâm hồn khác, phát hiện ra nét đẹp nhân cách đáng quý hay những điểm khuyết cần bù đắp trong trái tim họ. Vậy, xét ở mặt này, tình yêu học trò là nên, không sai.

Chưa dừng lại ở đây, tình yêu thời học sinh chính là liều thuốc bổ cho tâm hồn, để ta sống hạnh phúc, lạc quan và cởi mở hơn. Học sinh ngày nay phải chịu áp lực lớn từ sức ép học hành; cha mẹ thúc giục, thầy cô nhắc nhở, điều này có thể tạo nên những vết thương tâm lí cho người học sinh. Chưa kể đến những chuyện không hay khác trong đời sống hàng ngày, từ gia đình, bạn bè, xã hội. Một người “bạn đặc biệt” để yêu mến, đồng cảm, sẻ chia khó khăn về tinh thần sẽ giúp ta mở lòng. Những niềm vui nho nhỏ từ tình yêu tuổi học trò cũng để ta thêm yêu cuộc sống, lạc quan và vui vẻ hơn.

Sau khi tìm hiểu về hai khía cạnh nên-không nên, biết yêu-không biết yêu của tình yêu học trò muôn màu muôn vẻ, ta rút ra bài học về khái niệm “yêu” và “biết yêu”. Đây là hai định nghĩa hoàn toàn khác nhau. Trong khi “yêu” là rung động của trái tim thì “biết yêu” là sự tỉnh táo của lí trí. Vậy như đã nói ở trên, tình yêu học đường không thể trả lời “nên” hay “không nên” cũng không phải “tốt” – “xấu”, “đúng” – “sai”. Tất cả dựa vào ý thức, nhận thức của mỗi cá nhân. Tình yêu tuổi học trò sẽ đẹp khắc cốt ghi tâm nếu được phát huy những nét tích cực, cũng có thể mất đi sự ngây thơ, trong sáng, tươi đẹp nếu không kiểm soát được các tác hại kể trên.

Vậy yêu thế nào mới đúng, mới nên? “Biết yêu” phụ thuộc vào văn hóa và nhân cách của mỗi người. Khi đã yêu, hãy suy nghĩ về lựa chọn và tình yêu của mình, rằng đối tượng mình yêu có phù hợp hay không phù hợp, tình yêu này đáng hay không đáng. Nếu đã nhất quyết nghe theo con tim, hãy giữ cho tình yêu ở tuổi ngày ngày cắp sách đến trường thật trong sáng và đẹp đẽ, phù hợp với lứa tuổi, đạo đức và khuôn phép của xã hội. Một khi đã yêu, những người học sinh vẫn phải ý thức và phát huy trách nhiệm, nghĩa vụ lớn nhất của mình là học tập, rèn luyện tốt. Để làm được điều đó, người học sinh nên lấy tình yêu làm động lực hoàn thiện bản thân. Chỉ có vậy, tình yêu tuổi học trò mới có thể trở thành kỉ niệm đẹp mỗi khi nhớ lại.

Tóm lại, mọi vấn đề đều có mặt trái, mặt phải; tình yêu tuổi học trò cũng vậy. Chính vì thế, đừng yêu, nếu để lí trí bị lấn át bởi con tim, để mối tình đầu khiến ta ngậm ngùi nuối tiếc khi nhắc tới. Hãy yêu, nếu trái tim biết nghe theo lí trí, giữ cho những rung động đầu đời thuần khiết và ý nghĩa để “Một lần giở lại trang lưu bút/ Lòng em vấn vương chút ngọt ngào."

lê tùng lâm
Xem chi tiết
Kậu...chủ...nhỏ...!!!
5 tháng 9 2021 lúc 7:55

tham khảo:

Tình bạn là mối quan hệ không thể thiếu trong đời sống của tất cả chúng ta. Vậy tình bạn là gì? Thiếu nó, cuộc sống của ta sẽ ra sao? Trong cuộc đời mỗi chúng ta ai cũng có những tình bạn, đó là sự gắn bó giữa hai hoặc nhiều người trên cơ sở tương đồng về sở thích, tính cách hay lí tưởng. Một tình bạn trở nên đẹp đẽ và cao quý khi ta dành cho đối phương sự tôn trọng, đồng cảm và sẻ chia; không quản ngại hi sinh, vất vả để giúp đỡ lẫn nhau. Giữa dòng đời với biết bao bon chen, xô đẩy, có được một tình bạn chân thành là điều vô cùng may mắn. Bởi đó là niềm vui, là chỗ dựa lớn lao đem đến cho ta sức mạnh vượt qua mọi khó khăn, gian khổ. Đồng thời, “học thầy không tày học bạn”, từ họ ta có thể nhìn ra thiếu sót của bản thân, từ đó mà phấn đấu, nỗ lực để hoàn thiện hơn. Tuy nhiên, không phải ai cũng tìm được cho riêng mình những người tri âm tri kỉ như Lưu Bình – Dương Lễ, Bá Nha – Tử Kì hay Nguyễn Khuyến – Dương Khuê… Một chút tham lam ích kỉ hay ghen ghét đố kị cũng có thể khiến người gọi là “bạn” kia lợi dụng hay phản bội hòng trục lợi từ ta. Thêm nữa, là bạn tốt không đồng nghĩa với việc bao che, đồng tình với những hành động sai trái của đối phương mà phải mạnh dạn thẳng thắn giúp bạn nhận ra sai lầm và quay lại với con đường đúng đắn. Vì vậy, tất cả chúng ta cần đối xử với những người bạn của mình bằng tất cả sự chân thành và không ngừng giúp đỡ nhau vươn lên trong cuộc sống. Bởi đúng như Ralph Waldo Emerson từng nói: “Cách duy nhất để có một người bạn là hãy làm một người bạn.

lương quang dương
Xem chi tiết
DAM HA PHUONG
8 tháng 5 2023 lúc 21:21

DRRWWEW6RIFEF

Đào Văn Minh
8 tháng 5 2023 lúc 21:46

Ngày nay, cùng với sự phát triển vượt bậc của công nghệ, điện thoại di động đang là phương tiện giao tiếp, giải trí khá phổ biến. Tuy nhiên điện thoại di động ngoài những mặt có lợi thì cũng không tránh được những tác hại để lại hệ luỵ không hề nhỏ.

Điện thoại di động còn được gọi là điện thoại cầm tay, kết nối sóng (không dây) nên điện thoại di động thực hiện trao đổi thông tin khi đang di chuyển. Chiếc điện thoại được thay đổi từng ngày, không ngừng phát triển theo hướng nhỏ gọn hơn trước và tích hợp nhiều chức năng hơn trước như: báo thức, ghi âm, ghi chú,… chứ không chỉ nghe và gọi. Ngoài các chức năng trên, điện thoại được coi là dụng cụ giải trí hữu ích, phương tiện giúp ta giải stress hoặc một cuốn sách nhỏ gọn nhưng bao gồm tất cả các thông tin trên đời. Hay cho dù có cách nhau nửa vòng Trái đất thì ta vẫn có thể gọi điện, nhắn tin hay thậm chí là nhìn thấy nhau qua điện thoại.

Ngoài ra điện thoại có thể giúp ta tự học hay cùng trao đổi ý kiến về bài tập với các người bạn, truy cập các trang web giải trí hay dùng để nghe nhạc, chơi game,… Hay ngay khi đang ở cơ quan làm việc hoặc trường học vẫn có thể biết được ta đã tắt điều hoà, ngắt cầu dao điện, xem camera nhà mình có trộm hay không.

Ngoài những mặt tốt thì điện thoại di động không thể tránh khỏi những tác lại to lớn mà nó đã gây ra. Vì chiếc điện thoại thông minh có quá nhiều tính năng giải trí nên làm cho người ta chẳng bao giờ muốn rời bỏ chiếc điện thoại của mình. Những học sinh khi đến lớp bị phân tâm bởi lúc thì mở lên xem có ai nhắn tin, lúc mở lên xem facebook có tin gì mới và hàng trăm lý do khiến chúng ta không muốn buông chiếc điện thoại khỏi tay.

Hiện nay nếu hỏi các học sinh hay sinh viên đang sử dụng điện thoại cho việc gì thì chắc chắn sẽ nhận được câu trả lời rằng dùng để liên lạc với gia đình, trao đổi bài vở với thầy cô hay bạn bè. Nhưng những việc đó chiếm rất ít trong mục đích mà họ sử dụng điện thoại là để đua đòi cho bằng bạn bè , lạm dụng việc giải trí để “cày game”,…

Từ khi xuất hiện điện thoại di động thì tinh thần tự giác học tập, rèn luyện bài tập của học sinh dường như là “mất tích “vì khi thầy cô cho bài tập, chỉ cần lên Google kiếm bài giải là được. Có những người còn truy cập vào các trang web đen, tìm những hình ảnh đồi truỵ, những nội dung phim thiếu lành mạnh. Hoặc có những trò đùa ác ý như chụp ảnh “dìm”, những khoảnh khắc hớ hênh của người khác rồi đưa lên mạng xã hội. Thậm chí còn dùng điện thoại để gian lận trong các kỳ thi hay kiểm tra. Trường hợp sử dụng điện thoại trong lớp luôn luôn xảy ra, có lúc các giáo viên phải dừng bài giảng lại để nhắc nhở những trường hợp đó.

Việc ai ai cũng “chúi đầu” vào chiếc điện thoại làm cho tình cảm trong gia đình dần dần nhạt phai, làm cho chúng ta bị cô lập, gò bó trong thế giới ảo. Sử dụng điện thoại thông minh chính là con dao hai lưỡi đối với tất cả mọi người. Ngoài những lợi ích mà chiếc điện thoại thông minh mang lại thì tác hại của nó cũng không thể làm ngơ. Vì vậy nếu muốn trang bị điện thoại cho con em thì ta nên trang bị những điện thoại với chức năng nghe, gọi là chính.

Thời gian là vàng bạc. Lãng phí thời gian tuổi trẻ là sự lãng phí lớn nhất của con người. Thế nên, ta đừng nên lãng phí thời gian vào những việc vô ích. Chúng ta phải biết sử dụng điện thoại đúng cách, không lạm dụng điện thoại di động.

Charlotte Yun Amemiya
Xem chi tiết
Nguyễn Trang
Xem chi tiết
︵✰Ah
2 tháng 2 2021 lúc 10:13

Hiện nay nhà nước ta có những chính sách rất lớn để ưu tiên cho ngành giáo dục và cũng đã có những biện pháp cụ thể để nâng cao chất lượng đào tạo cho đội ngũ học sinh, sinh viên trong cả nước. Chúng ta chưa bàn đến vấn đề học kiến thức học văn hóa và điều mà chúng ta quan tâm trước chính là vấn đề giáo dục đạo đức của cho các em học sinh. Ngày xưa cha ông ta đã từng có câu “chim khôn nói tiếng rảnh rang, người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe”, hay “học ăn, học nói, học gói, học mở”… tuy nhiên hiện nay vấn đề lời ăn tiếng nói của các bạn học sinh đang không được xem trọng. Chúng ta có thể để ý khi nghe các nhóm học sinh tụ tập nói chuyện với nhau thì sẽ thấy được những ngôn từ mà các em sử dụng, dù trong bất cứ hoàn cảnh nào các em cũng có thể nói ra được những từ ngữ không mất tốt đẹp như vậy. Và rất nhiều bạn học sinh cho rằng đó chính là ngôn ngữ teen, ngôn ngữ của giới trẻ nhưng không biết được rằng trào lưu này ảnh hưởng rất lớn đến các em. Những từ ngữ này không một môi trường giáo dục nào dạy các em và khuyến khích các em sử dụng những từ ngữ như vậy.

@Anh so sad
2 tháng 2 2021 lúc 10:13

                                                         Dàn ý

 

I. Mở bài:

- Cùng với quá trình hội nhập thế giới, sự giao thoa văn hóa xã hội đòi hỏi ngôn ngữ phải có những thay đổi để đáp ứng các nhu cầu giao tiếp mới. Vì thế từ khi nước ta bắt đầu hội nhập thì ngôn ngữ cũng dần dần xuất hiện những hiện tượng mới mẻ. Những từ ngữ mới, cách diễn đạt mới được hình thành để thêm vào những khái niệm, ngữ nghĩa mà trong vốn tiếng Việt trước đó còn thiếu vắng. Cùng với mặt tích cực ấy, mặt tiêu cực cũng biểu hiện với không ít các cách nói, cách viết “khác lạ” trong giới trẻ làm mất đi hoàn toàn bản sắc vốn có của tiếng Việt.

II. Thân bài:

* Giải thích

- Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người và xã hội loài người, đảm bảo một mặt truyền đạt và hiểu biết lẫn nhau của các thành viên xã hội. Ngôn ngữ không chỉ truyền đạt thông tin mà còn tác động đến nhân cách, hình thành nhân cách và biến đổi theo chiều hướng tốt hoặc xấu.

- Ngôn ngữ không chỉ là tấm gương phản chiếu thụ động đời sống xung quanh mà còn can thiệp vào bức tranh thế giới nhân cách, và văn hóa ngôn ngữ của nó, đặt vào nó nhãn quan thế giới, chỉnh sửa, làm biến đổi nhân cách một cách hợp lý.

* Thực trạng văn hóa ngôn ngữ giao tiếp ở giới trẻ hiện nay

- Trào lưu, “mốt” sử dụng tiếng lóng, ngoại ngữ, ngôn ngữ @ để giao tiếp trở thành yếu tố để muốn tự khẳng định đẳng cấp của mình đang xâm nhập và lan tỏa ở giới trẻ hiện nay.

- Xu hướng lệch chuẩn văn hóa ngôn ngữ trong giao tiếp của giới trẻ biểu hiện dưới các dạng:

+ Lạm dụng quá nhiều tiếng lóng, từ địa phương cũng như vay mượn từ nước ngoài.

+ Những hiện tượng biến đổi ngôn ngữ Tiếng Việt như: gọi đơn vị tiền tệ bằng “k”, chê người khác là “cùi bắp”, hoặc nhại âm, cắt âm…có biểu hiện lệch chuẩn.

+ Ngôn ngữ “Chat” có nhiều kiểu viết tối nghĩa, hoặc biến âm, hoặc biến nghĩa cẩu thả.

+ Hiện tượng nói tục chửi bậy đã trở nên phổ biến mở mọi lớp người, nhưng đặc biệt nghiêm trọng trong thế hệ trẻ.

* Hậu quả

- Trước hết, không thể phủ nhận rằng, việc sử dụng tiếng lóng, ngôn ngữ nước ngoài cũng có tác dụng nhất định như: khả năng truyền đạt thông tin nhanh, tiết kiệm thời gian (chủ yếu dùng ký hiệu, viết tắt), có những yếu tố sáng tạo… làm cho hoạt động giao tiếp cũng phong phú hơn.

- Tuy nhiên, lạm dụng tiếng lóng, tiếng nước ngoài hiện nay ở giới trẻ khiến cho tiếng Việt có nguy cơ bị xâm hại xét về phương diện văn hóa ngôn ngữ.

+ Làm cho ngôn ngữ dân tộc bị méo mó, mất giá trị văn hóa của tiếng Việt, mất bản sắc văn hóa ngôn ngữ nước nhà.

+ Làm mất đi sự trong sáng của Tiếng Việt và gây ảnh hưởng nguy hại đối với văn hóa ứng xử của con người.

* Nguyên nhân

- Sự bùng nổ của công nghệ thông tin là mảnh đất để lệch chuẩn văn hóa ngôn ngữ có cơ hội phát triển (Internet, điện thoại…).

- Sự buông lỏng, thiếu sự quản lý chặt chẽ các trang báo mạng xã hội, các thông tin quảng cáo và kiểm duyệt các phương tiện thông tin đại chúng, nhất là truyền hình:

+ Các phương tiện thông tin đại chúng trong xã hội gây ảnh hưởng lớn đối với sự hình thành các giá trị, thế giới quan, đạo đức của thế hệ trẻ. Việc tiếp cận các văn hóa phẩm lệch lạc dễ dàng khiến cho giới trẻ mất kiểm soát bản thân.

+ Một số báo cũng đang ra sức cổ xúy cho sự lệch lạc văn hóa ngôn ngữ ở giới trẻ qua những bài viết lạm dụng một cách có ý thức nhằm câu khách, gây ấn tượng đối với độc giả trẻ. Đặc biệt là hiện tượng ăn theo sự kiện, vụ lợi của các kênh truyền hình vô tình biến một hình tượng lệch lạc trở thành trào lưu nóng, thu hút giới trẻ quan tâm và bắt chước.

- Mặt khác, các nhạc phẩm của các ban nhạc, lời của các bài hát sử dụng từ ngữ thiếu chuẩn mực, chạy theo thời thượng.

* Giải pháp

- Về phía gia đình: Bố mẹ phải làm gương trong việc sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ cũng như tiếng nước ngoài; những lệch lạc trong văn hóa ngôn ngữ (viết, nói, giao tiếp) trẻ tiếp thu, bắt chước rất nhanh.

- Về phía nhà trường, xã hội:

+ Giáo dục học sinh ý thức bảo vệ sự trong sáng tiếng Việt khi giao tiếp qua điện thoại, mạng xã hội; tự trau dồi và làm phong phú vốn ngôn ngữ cả tiếng Việt và tiếng nước ngoài để nâng tầm văn hóa trong giao tiếp và tư duy; dạy đúng chuẩn tiếng Việt; không sử dụng tiếng lóng khi giao tiếp với học sinh… Không sử dụng sách giáo khoa, từ điển kém chất lượng và có nhiều sai sót; nghiêm cấm các hành vi chửi bậy, nói bậy trong nhà trường.

+ Phải có những biện pháp cứng rắn để bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt. Kiên quyết loại bỏ những chương trình phát sóng trên truyền hình không đảm bảo chất lượng và trái với thuần phong mỹ tục của dân tộc. Kiểm soát chặt chẽ thông tin mạng, sàng lọc thông tin kỹ lưỡng trước khi người đọc tiếp cận.

- Mỗi học sinh tự trau dồi và rèn luyện tiếng mẹ đẻ và tiếng nước ngoài để có vốn từ phong phú và sử dụng đúng chuẩn mực. Không nên chạy theo lối giao tiếp dễ dãi, lệch lạc mà làm mất đi văn hóa giao tiếp của chính mình.

* Bài học nhận thức và hành động

- Nhận thức: giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt là trách nhiệm, nghĩa vụ của mọi công dân nước Việt, đặc biệt là thế hệ trẻ - những chủ nhân tương lai của đất nước, cũng là đối tượng nhạy cảm nhất với cái mới – càng cần tỉnh táo, bản lĩnh trước thời hội nhập, để góp phần giữ vững bản sắc ngôn ngữ dân tộc mình.

- Hành động:

+ Luôn ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, rèn luyện ngôn ngữ giao tiếp, vận dụng đúng đắn các phương tiện giao tiếp trong cuộc sống cũng như trong học tập.

+ Luôn cập nhật, tiếp thu có chọn lọc những giá trị mới của thời hiện đại; hòa nhập nhưng vẫn giữ được phẩm chất trong sáng của người học sinh.

III. Kết bài:

Vấn đề văn hóa ngôn ngữ và giáo dục văn hóa ngôn ngữ cho thế hệ trẻ trong giai đoạn hiện nay đã trở thành vấn đề cấp bách, cần sự chung tay của các lực lượng xã hội. Là chủ thể của nhận thức và hành động, giới trẻ đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc góp phần giữ gìn sự trong sáng và giàu đẹp của tiếng Việt trên cơ sở “kế thừa và phát huy truyền thống đi đôi với việc sáng tạo những giá trị mới phù hợp với tinh thần thời đại…”.

Nghị luận về ngôn ngữ giao tiếp của học sinh hiện nay - Mẫu 1

Cùng với quá trình hội nhập thế giới, sự giao thoa văn hóa xã hội đòi hỏi ngôn ngữ phải có những thay đổi để đáp ứng các nhu cầu giao tiếp mới. Vì thế, từ khi nước ta bắt đầu hội nhập thì ngôn ngữ cũng dần dần xuất hiện những hiện tượng mới mẻ. Đặc biệt là đối với lứa tuổi học sinh. Tuy nhiên, bên cạnh những từ ngữ mới, tiến bộ thì không ít những từ ngữ tối nghĩa, tục tĩu cũng xuất hiện. Kèm với nó là thái độ giao tiếp của học sinh hiện nay cũng xuống cấp trầm trọng đến mức báo động. Ngôn ngữ giao tiếp của học sinh ngày nay là vấn đề cần phải quan tâm sâu sắc.

Ngôn ngữ là hệ thống tín hiệu đồng thời là phương tiện để con người tư duy và giao tiếp, thiết lập các mối quan hệ trong xã hội. Một định nghĩa khác coi ngôn ngữ là một hệ thống hình thức của các dấu hiệu được điều chỉnh bởi các quy tắc kết hợp theo ngữ pháp để truyền tải ý nghĩa. Định nghĩa này nhấn mạnh rằng ngôn ngữ con người có thể được mô tả như hệ thống kết cấu khép kín. Hệ thống này bao gồm các quy tắc ánh xạ các dấu hiệu đặc biệt tới các ý nghĩa đặc biệt.

Giao tiếp là một quá trình hoạt động trao đổi thông tin giữa người nói và người nghe nhằm đạt được một mục đích nào đó. Mục đích của giao tiếp là nhằm thiết lập và củng cố các mối quan hệ xã hội. Hoạt động giao tiếp có thể tiến hành bằng ngôn ngữ hoặc bằng các hệ thống ký hiệu khác. Trong đó, giao tiếp bằng ngôn ngữ là hoạt động giao tiếp chủ đạo trong đời sống con người.

Hiện nay, nảy sinh vấn đề lệch chuẩn trong ngôn ngữ trong giao tiếp của học sinh. Xu hướng lệch chuẩn văn hóa ngôn ngữ biểu hiện dưới nhiều dạng khác nhau. Một thực trạng cho thấy ngày nay năng lực sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp của học sinh rất kém. Tình trạng này còn biểu hiện cả trong học tập. Không những sử dụng không đúng chức năng ngôn ngữ mà lối giao tiếp còn bộc lộ sự thô lỗ, thiếu lịch sự tế nhị.

Học sinh ngày nay làm dụng quá nhiều tiếng lóng, tiếng bồi trong giao tiếp. Điều này trước đây ít thấy hoặc không thấy xuất hiện. Việc giao tiếp kém còn thể hiện cả trong hành vi và lối sống.

Không thể đổ lỗi cho quá trình hội nhập quốc tế hay sự phát triển công nghệ thông tin. Trước đây, khi nền văn hóa phương Tây ồ ạt xâm nhập vào nước ta thông qua các nhà truyền giáo, người Pháp hay người Mỹ, có làm cho ngôn ngữ giao tiếp nước ta thay đổi nhưng theo chiều hướng tích cực. Nó bổ sung vào hệ thống từ vựng và làm trong sáng thêm Tiếng Việt dựa trên các nguyên tắc chuẩn mực. Còn ngày nay, với ý thức sử dụng ngôn ngữ tùy tiện, cẩu thả, thiếu trách nhiệm của giới trẻ làm cho ngôn ngữ giao tiếp bị xáo trộn, tối nghĩa, dung tục.

Có thể đưa ra một vài minh chứng rõ ràng về hiện tượng này. Thay vì nói “đồng ý” họ lại dùng “oke”, “tình yêu” thành “tềnh iu”, biến đơn vị nghìn trong tiền tệ thành “k”. Chê bai ai thì gọi là “cùi bắp”, “cục gạch”, “sến”. Lại còn lối bắt chước thành ngữ tạo nên những cụm từ vô nghĩa như: “chán như con gián”, “ghét như con bọ chét”, “nhỏ như con thỏ”, “chán như con gián”… Hay lối chơi chữ dung tục, khiếm nhã như: “tốc độ bàn thờ” (tốc độ chết người), “báo lá cải” (tờ báo tự phát), “tin vịt” (không đáng tin cậy), “óc chó” (ngu ngóc), “hại não” (khó hiểu), “thiếu muối” (ngu dốt),…

Lại còn có kiểu ghép từ nửa tây nửa ta hết sức khập khiễng: “Ugly tiger” (xấu hổ), “bye nhé” (tạm biệt), “4U” (For you – cho bạn), “2NT” (Tonight – tối nay), “G92U” (Good night to you). “y2k” (thế hệ năm 2000)…

Không những thế, học sinh ngày nay còn nảy sinh lối viết tắt hết sức buồn cười: “dzạy là zui ròi đó”, “bjo mk di dau”, “vk ck vs nhau ko nen to tieng”, “m wen no tu bjo”,…

Việc sử dụng ngôn ngữ lệch lạc trong giao tiếp của học sinh hiện nay gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Nhiều kiểu nói và viết như vậy dần làm mất đi sự trong sáng của Tiếng Việt. Hiện tượng ấy còn gây ảnh hưởng nguy hại đối với văn hóa ứng xử của con người. Có thể nói trong những năm gần đây, Tiếng Việt đã đánh mất đi sức mạnh biểu đạt của mình. Nhiều từ ngữ tốt đẹp không còn được sử dụng nữa. Thay vào đó là lớp từ ngữ mới có kết cấu ngữ pháp lỏng lẻo. Ý nghĩa lời nói thiếu rõ ràng, trong sáng. Cách sử dụng ngôn ngữ cẩu thả, tùy tiện không phù hợp với hình thức giao tiếp. Từ đó hàm nghĩa cũng không mấy tích cực.

Tiếng Việt đang bị nhiễm bẩn bởi nói tục, chửi bậy. Hiện tượng nói tục thì quốc gia nào cũng có. Nhưng nước ta có lẽ chiếm tỷ lệ cao nhất. Nói tục trở thành thói quen, nhu cầu, sự “khoái khẩu” ở mọi đối tượng, trừ trẻ chưa biết nói. Đặc biệt là trong lứa tuổi học sinh, vấn đề nói tục chửi thề đang bị lạm dụng đến mức đáng báo động. Họ lợi dụng những từ ngữ mới đểu trêu đùa hay xúc phạm nhau một cách quá đáng. Chẳng hạn như “đm”, “v*”, “đm*”, “sm*”, “tđ*”,… Hàm nghĩa của từ mới này chưa được xác nhận nên việc hiểu nó đối với người khác khá hạn chế.

Nói bậy, chửi thề có thể do giới trẻ thấy người xung quanh nói nhiều, lại không được ai nhắc nhở rằng việc đó là sai trái, nên cứ quen miệng học theo. gần như, giới trẻ hiện nay đã miễn nhiễm với hiện tượng này. Họ thấy nó quen tai, thấy thú vị, cũng muốn làm theo.

Việc sử dụng ngôn ngữ thiếu chuẩn mực trong giao tiếp làm nảy sinh bạo lực trong xã hội .Chỉ vì lời nói mà làm nảy sinh mâu thuẫn ,dẫn đến nhiều cuộc xung đột quyết liệt để lại hậu quả đáng tiếc. Theo thống kê của các cơ quan chức năng, hơn 60 số vụ đánh nhau hiện nay có liên quan đến vấn đề lời nói.

Tóm lại, trước trào lưu sử dụng tiếng lóng, lạm dụng tiếng nước ngoài hiện nay ở giới trẻ khiến tiếng Việt đang có nguy cơ bị xâm hại xét về phương diện văn hóa ngôn ngữ. Tuy nhiên cũng phải thừa nhận rằng, việc sử dụng tiếng lóng cũng có tác dụng nhất định đối với giới trẻ như: khả năng truyền đạt thông tin nhanh, tiết kiệm thời gian (chủ yếu dùng ký hiệu, viết tắt), có những yếu tố sáng tạo…làm cho hoạt động giao tiếp cũng phong phú hơn.

Nguyên nhân sử dụng ngôn ngữ tùy tiện trong giao tiếp của giới trẻ chính là do sự phát triển của các phương tiện thông tin đại chúng. Trước hết là truyền hình. Đây là loại phương tiện thông tin đại chúng phổ biến nhất trong xã hội. Truyền hình ảnh hưởng lớn nhất đối với sự hình thành các giá trị, thế giới quan, đạo đức của thế hệ trẻ. Các kênh truyền hình góp phần phát tán các trường hợp lệch chuẩn trong giao tiếp ngôn ngữ. Mục đích là tạo ra sự khác lạ để thu hút người xem. Việc tiếp cận các văn hóa phẩm lệch lạc dễ dàng khiến cho giới trẻ mất kiểm soát bản thân. Từ đó, có những hành vi lệch chuẩn sau một thời gian tiếp cận nó.

Một số tờ báo cũng đang ra sức cổ xúy cho sự lệch lạc văn hóa ngôn ngữ ở giới trẻ qua những bài viết lạm dụng một cách có ý thức nhằm câu khách, gây ấn tượng đối với độc giả trẻ. Đặc biệt là hiện tượng ăn theo sự kiện, vụ lợi của các kênh truyền hình vô tình biến một hình tượng lệch lạc trở thành trào lưu nóng, thu hút giới trẻ quan tâm và bắt chước.

Mặt khác, các nhạc phẩm của các ban nhạc, lời của các bài hát có khả năng gây sosk ở bất kỳ một người có học vấn nào. Các nhà quảng cáo bán hàng cũng lợi dụng tiếng lóng, tiếng bồi, tiếng ghép để thu hút người tiêu dùng. Đó là nguyên nhân chủ yếu tạo nên xu thế ngôn ngữ lệch chuẩn này.

Sự buông lỏng, thiếu sự quản lý chặt chẽ các trang báo mạng xã hội và các thông tin quảng cáo khiến cho việc tiếp nhận ngôn ngữ của học sinh ngày càng lệch lạc hơn. Người tham gia không cần biết người đối thoại là ai. Họ sẵn sàng văng lời tục tĩu, thô thiển để thóa mạ, dìm “hàng” người khác.

Sự bùng nổ của công nghệ thông tin là mảnh đất để lệch chuẩn văn hóa ngôn ngữ có cơ hội phát triển (Internet, điện thoại…). Bởi giao tiếp gián tiếp nên người nói rất mạnh miệng, không hề nể sợ, tôn trọng hay giữ phép lịch sự đúng mức nên ngôn ngữ có phần quá đáng.

Trào lưu, “mốt” sử dụng tiếng lóng, tiếng nhại, ngoại ngữ, ngôn ngữ @ để giao tiếp trở thành yếu tố để muốn tự khẳng định đẳng cấp của mình đang xâm nhập và lan tỏa ở giới trẻ hiện nay.

Giải pháp khắc phục hiện tượng sử dụng ngôn ngữ tùy tiện trong giao tiếp của giới trẻ: Trước hết, bố mẹ phải làm gương trong việc sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ cũng như tiếng nước ngoài. Những lệch lạc trong văn hóa ngôn ngữ khiến trẻ tiếp thu, bắt chước rất nhanh.

Nhà trường giáo dục học sinh thức bảo vệ sự trong sáng tiếng Việt khi giao tiếp qua điện thoại, mạng xã hội. Học sinh tự trau dồi và làm phong phú vốn ngôn ngữ cả tiếng Việt và tiếng nước ngoài để nâng tầm văn hóa trong giao tiếp và tư duy. Dạy và học đúng chuẩn tiếng Việt. Thầy cô giáo không sử dụng tiếng lóng khi giao tiếp với học sinh… Không sử dụng sách giáo khoa, từ điển kém chất lượng và có nhiều sai sót. Đồng thời, nghiêm cấm các hành vi chửi bậy, nói bậy trong nhà trường.

Ngành Giáo dục và Đào tạo phải có những biện pháp cứng rắn để bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt. Cơ quan quản lý văn hóa phải kiên quyết loại bỏ những chương trình phát sóng trên truyền hình không đảm bảo chất lượng và trái với thuần phong mỹ tục của dân tộc. Kiểm soát chặt chẽ thông tin mạng, sàng lọc thông tin kỹ lưỡng trước khi người đọc tiếp cận.

Và trên hết là mỗi học sinh phải biết tự trau dồi và rèn luyện tiếng mẹ đẻ. Bên cạnh đó tiếp thu tiếng nước ngoài để có vốn từ phong phú và sử dụng đúng chuẩn mực. Không nên chạy theo lối giao tiếp dễ dãi, lệch lạc mà làm mất đi văn hóa giao tiếp của chính mình.

Nhiều học sinh dù được nhắc nhở nhiều nhưng vẫn cố chấp sử dụng Tiếng Việt lệch chuẩn, thiếu trong sáng trong giao tiếp. Họ xem việc nói tục chửi thề, tiếng lóng, tiếng ngoại là bình thường. Họ vận dụng những kiểu nhại âm, cắt âm một cách tối nghĩa trong giao tiếp. Điều đó làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt và lệch lạc trong giao tiếp. Những người như thế thật đáng chê trách.

Luôn rèn luyện ngôn ngữ giao tiếp. Luôn vận dụng đúng đắn các phương tiện giao tiếp để bảo vệ sự trong sáng của Tiếng Việt. Đặc biệt là đối với lứa tuổi học sinh. Khi nhân cách chưa định hình thì cần phải rèn luyện bản thân theo những chuẩn mực tốt đẹp. Tránh lệch lạc nhân cách dẫn đến các hành vi sai trái.

Như vậy, vấn đề văn hóa ngôn ngữ và giáo dục văn hóa ngôn ngữ cho thế hệ trẻ nhất là cho học sinh, sinh viên trong giai đoạn hiện nay trở thành vấn đề cấp bách, cần sự chung tay của các lực lượng xã hội. Trong đó bản thân giới trẻ – chủ thể của nhận thức và hành động đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc góp phần giữ gìn sự trong sáng và giàu đẹp của tiếng Việt trên cơ sở “kế thừa và phát huy truyền thống đi đôi với việc sáng tạo những giá trị mới phù hợp với tinh thần thời đại…”

                                                      Bài làm
︵✰Ah
2 tháng 2 2021 lúc 10:13

Trong xã hội ngày nay, học sinh là những người tiến bước cho thế hệ tương lai thì cần phải có cách ứng xử tốt lịch sử với mọi người. Bên cạnh đó còn có vài người đi ngược với điều đó. Vậy ứng xử là gì ? Ứng xử là quá trình giao tiếp, xử lí, giải quyết vấn đề trước mắt mình và nói năng với người khác trong cộng đồng. Ứng xử phải có lòng tự trọng , lịch sự và khiểm tốn để vừa lòng người nghe vừa dễ chịu lời mình nói. Trong học sinh hiện nay, có một số học sinh ứng xứ rất tốt. Thầy cô đến là các học sinh khoanh tay chào và nói chuyện rất lễ phép. Bạn bè trong trường nói năng hòa đồng, cởi mở lẫn nhau. Thế nhưng trong trường lại có những bạn nói năng, ứng xử khiến chúng ta không hài lòng. Một số bạn dùng những từ nói tục chửi thề, nói như đánh vào tai, ăn nói vô cùng bất lịch sự, gây mất đoàn kết với mọi người xung quanh Ứng xử chính là thước đo của người học sinh. Người học sinh ứng xử tốt luôn được bạn bè thương yêu, thầy cô trân trọng và mọi người quý trọng. Người không ứng xử tốt sau này sẽ không có ai bên cạnh, trở thành người không có ích cho xã hội. Vì vậy, chúng ta phải biết cách dùng từ ngữ và xử lí cho tốt và tránh xa những lời nói bất lịch sự, hành động không thể chấp nhận để mọi người có thể gần nhau hơn Ứng xử của học sinh rất cần cho chúng ta ngay bây giờ. Chúng ta phải ra sức rèn luyện cách ứng xử với mọi người, ăn nói dễ nghe, cùng nhau học tập để trở thành những người công dân có ích cho xã hội.

Trần Minh Anh
Xem chi tiết
phúc lê
Xem chi tiết
Lê Phương Mai
26 tháng 4 2022 lúc 19:29

viết cả 3 ạ???

Nhi Cấn Ngọc Tuyết
Xem chi tiết
minh nguyet
23 tháng 11 2021 lúc 8:06

Em tham khảo:

Đối với tôi, bà là một trong những người có tầm quan trọng và ảnh hưởng tích cực đến cuộc đời tôi. Bà không chỉ dành cho tôi biết bao tình yêu thương mà còn dạy bảo cho tôi biết bao những bài học làm người tốt đẹp làm tôi nhớ mãi. Tôi vẫn luôn nhớ bài học về lòng kiên trì mà bà dạy cho tôi. Để có thể thành công, con người buộc phải kiên trì và nỗ lực bền bỉ. Bà bảo rằng, không một ai trên đời này có thể thành công sau ngày một ngày hai mà đó phải là quá trình cố gắng lâu dài, không được từ bỏ và ngừng nghỉ. Chắc chắn sẽ có những lúc khó khăn đến nhường nào nhưng ta cần học cách vượt qua được chính thử thách đó hay cũng chính là vượt qua giới hạn của bản thân. Em vẫn mãi mãi khắc ghi bài học đó bà dạy em để có thể luôn luôn thành công và đạt được nhiều thành tựu trên con đường của chính mình. 

Câu chứa yếu tố NL: In đậm nghiêng