Những câu hỏi liên quan
Trương Nguyễn Minh Khôi...
Xem chi tiết
Nguyễn Hà Giang
23 tháng 11 2021 lúc 20:25

Tham khảo!

Thơ thất ngôn bát cú gồm tám câu, mỗi câu bảy chữ. Đường luật là luật thơ có từ đời Đường (618- 907) ở Trung Quốc. Vậy tổng thể một bài thất ngôn bát cú gồm 56 chữ.. Có gieo vần (chỉ một vần) ở các chữ cuối của các câu 1, 2,4,6,8, hiệp vần bằng với nhau. Bài thơ gồm bốn phần đề - thực - luận - kết.Phần đề gồm hai câu đầu, giới thiệu chung về vấn đề cần nói tới. Hai câu 3-4 gọi là phần thực, có nhiệm vụ tả thực vấn đề. Hai câu 5-6 gọi là phần luận. Phần này cũng đối nhau, có nhiệm vụ bàn luận, mở rộng vấn đề, làm cho ý thơ sâu sắc hơn. Hai câu cuối gọi là phần kết, với nhiệm vụ kết thúc, tổng kết vấn đề. Bài thơ Đường luật gieo vần ở tiếng cuối câu 1 - 2 - 4 - 6 - 8 và là vần bằng. Bài thơ còn có niêm, câu 1 dính với câu 8; câu 2 với câu 3; câu 4 với câu 5; câu 6 với câu 7. Niêm có nghĩa là sự giống nhau về B - T theo nguyên tắc: “Nhất, tam, ngũ bất luận; Nhị, tứ, lục phân minh”. Thông thường, thơ thất ngôn bát cú Đường luật ngắt nhịp 3/4 hoặc 4/3, đôi khi ngắt nhịp theo 2/2/3 hoặc 3/2/2 tùy theo mỗi bài.  Thơ thất ngôn bát cú Đường luật ngắn gọn; hàm súc, cô đọng; giàu nhạc điệu; lời ít, ý nhiều.

Bình luận (0)
Đỗ Đức Hà
23 tháng 11 2021 lúc 20:25

 

 

Thơ thất ngôn bát cú gồm tám câu, mỗi câu bảy chữ. Đường luật là luật thơ có từ đời Đường (618- 907) ở Trung Quốc. Vậy tổng thể một bài thất ngôn bát cú gồm 56 chữ.. Có gieo vần (chỉ một vần) ở các chữ cuối của các câu 1, 2,4,6,8, hiệp vần bằng với nhau. Bài thơ gồm bốn phần đề - thực - luận - kết.Phần đề gồm hai câu đầu, giới thiệu chung về vấn đề cần nói tới. Hai câu 3-4 gọi là phần thực, có nhiệm vụ tả thực vấn đề. Hai câu 5-6 gọi là phần luận. Phần này cũng đối nhau, có nhiệm vụ bàn luận, mở rộng vấn đề, làm cho ý thơ sâu sắc hơn. Hai câu cuối gọi là phần kết, với nhiệm vụ kết thúc, tổng kết vấn đề. Bài thơ Đường luật gieo vần ở tiếng cuối câu 1 - 2 - 4 - 6 - 8 và là vần bằng. Bài thơ còn có niêm, câu 1 dính với câu 8; câu 2 với câu 3; câu 4 với câu 5; câu 6 với câu 7. Niêm có nghĩa là sự giống nhau về B - T theo nguyên tắc: “Nhất, tam, ngũ bất luận; Nhị, tứ, lục phân minh”. Thông thường, thơ thất ngôn bát cú Đường luật ngắt nhịp 3/4 hoặc 4/3, đôi khi ngắt nhịp theo 2/2/3 hoặc 3/2/2 tùy theo mỗi bài.  Thơ thất ngôn bát cú Đường luật ngắn gọn; hàm súc, cô đọng; giàu nhạc điệu; lời ít, ý nhiều.

 
Bình luận (0)
ツhuy❤hoàng♚
23 tháng 11 2021 lúc 20:25

* Thể thơ thất ngôn bát cú đường luật là bài thơ có 8 câu, mỗi câu 7 chữ. Gieo vần ở chữ cuối câu 1,2,4,6,8. Có phép đối giữa câu 3 với câu 4, câu 5 với câu 6. Có luật bằng trắc.

Bình luận (0)
Nguyễn Quốc Đạt
Xem chi tiết
Thanh An
13 tháng 9 2023 lúc 23:28

Tham khảo!

Câu

Luật bằng trắc

Niêm

Vần

Nhịp

Đối

1

-B-T-B-

B

veo

4/3

-

2

-T-B-T-

T

leo

4/3

-

3

-T-B-T-

T

-

4/3

Đối

4

-B-T-B-

B

vèo

4/3

Đối

5

-B-T-B-

B

-

4/3

Đối

6

-T-B-T-

T

teo

4/3

Đối

7

-T-B-T-

T

-

2/2/3

-

8

-B-T-B-

B

bèo

4/3

-

Bình luận (0)
Nguyễn Quốc Đạt
Xem chi tiết
Thanh An
16 tháng 9 2023 lúc 20:31

Chọn C

Bình luận (0)
Trâm Nguyễn
Xem chi tiết
Lại Thu Diệp An
13 tháng 11 2023 lúc 18:43

                              Bầu trời chưa đen tối mực

                 Cảnh quang ấm áp , tình thương ngọt bùi 

                              Mặt trời ngáp ngắn ngáp dài

               Hoàng hôn bóng mát, bước chân em về

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Thương Hoài
13 tháng 11 2023 lúc 18:51

               Lấy chồng Xa xứ 

 Hoàng hôn đã nhuộm bầu không,

Lục bình tím ngắt mênh mông nỗi buồn.

  Chiều nao ra đứng triền sông,

Ngóng về xứ mẹ hoen tròng lệ rơi!

     Tác giả Thương Hoài olm 

  

       

 

Bình luận (0)
trần đăng Khoa
Xem chi tiết
Thien Nguyen
20 tháng 4 2020 lúc 16:20

Văn học Việt Nam chịu ảnh hưởng nhiều từ văn học Trung Quốc nhưng không vì thế mà dân tộc ta không sáng tạo ra được những tác phẩm văn chương và những thể loại văn chương giá trị cao. Một trong số những sáng tác đặc biệt của nền văn học dân tộc và chính là thể thơ giản dị - lục bát.

Lục bát là một thể thơ của dân tộc ta nhưng thời điểm chính xác thơ lục bát ra đời từ bao giờ và bắt nguồn từ đâu vẫn chưa có lời giải đáp. Tuy nhiên các nghiên cứu tới thời điểm hiện tại thường nghiêng theo hướng lục bát bắt nguồn từ văn học dân gian.

Thơ lục bát ngay từ tên gọi đã cho ta biết số tiếng trong mỗi câu. Thơ gồm các cặp, mỗi cặp lục bát sẽ bao gồm hai câu, một câu sáu chữ (tiếng) và một câu tám chữ (tiếng). Về cách gieo vần, thơ lục bát vừa gieo vần chân cũng vừa gieo vần lưng. Tiếng cuối của lục sẽ vẫn với đến thứ sáu của bát và tiếng cuối của câu bát sẽ vần với tiếng cuối của câu lục bên dưới. Một bài thơ lục bát thường sẽ có số câu chẵn. Thơ lục bát có tuân thủ theo luật bằng trắc, tức có sự quy định về thanh. Giữa các tiếng 2, 4, 6 của câu lục sẽ lần lượt mang thanh (bằng – trắc- bằng), còn đối với các tiếng thứ 2, 4, 6, 8 của câu bát thường sẽ là (bằng - trắc - bằng -bằng):

“Đầu lòng (B) hai ả (T) tố nga (B)

Thúy Kiều (B) là chị (T) em là (B) Thúy Vân (B)”

(Truyện Kiều – Nguyễn Du)

Thơ lục bát có cách ngắt nhịp hết sức linh hoạt, nhưng thường sẽ ngắt nhịp chẵn, có nhiều bài thơ ngắt nhịp 2/2/2. Khi diễn tả tình cảm đau thương, buồn bã, lục bát sẽ được ngắt theo nhịp 4/4. Đôi lúc để nhấn mạnh, người ta cũng có thể đưa lục bát theo cách ngắt nhịp 3/3 đối với câu sáu chữ và 3/5 đối với câu tám chữ. Có thể thấy, đây là một thể thơ tương đối tự do và linh hoạt trong cách ngắt nhịp.

Bên cạnh những thể thơ lục bát truyền thống còn có những thể thơ lục bát biến thể, tức có sự biến đổi nhất định về âm tiết hay về cách hiệp vần. Thơ lục bát là một thể thơ giản dị và dễ tiếp nhận đối với mỗi người, đây cũng là một thể thơ diễn đạt được hầu hết những cung bậc cảm xúc của con người. Những tác phẩm lớn của dân tộc đều được làm bằng thể thơ này như Truyện Kiều hay truyện Lục Vân Tiên. Một số tác giả văn học hiện đại cũng rất ưa chuộng thể thơ này như Tố Hữu, Nguyễn Bính,...

Những bài thơ được làm theo thể thơ lục bát rất gần gũi và gắn bó với nhân dân, dễ dàng tiếp cận, rất dễ để thuộc, để nhớ đối với những tầng lớp nhân dân có trình độ học vấn chưa cao. Chính vì vậy, đây là một thể thơ phổ biến trong đời sống nhân dân lao động.

Dù có sự ra đời cũng như du nhập của rất nhiều những thể loại văn học khác, nhưng thơ lục bát sẽ vẫn sẽ giữ được vị trí quan trọng của nó trong lòng mỗi người. Điều đó được khẳng định là bởi mỗi dịp lễ tết, thông thường chúng ta sẽ luôn được nghe rất nhiều những bài thơ tự sáng tác bởi những người dân làm theo thể thơ này. Mỗi chúng ta cần trân quý, gìn giữ, phát huy thể thơ này bởi đó là một thể thơ mang bản sắc và dấu ấn của dân tộc Việt Nam.

Bình luận (0)
trần đăng Khoa
20 tháng 4 2020 lúc 16:39

8-10câu

Bình luận (0)
Trần Mai Quyên
20 tháng 4 2020 lúc 18:07

Trong các thể thơ nổi tiếng của nước nhà phải kể đến thể thơ lục bát.(1) Thơ lục bát đặc trưng dễ nhận ra đó là cau đầu sáu (câu lục) và câu sau tám (câu bát). (2) Bài thơ lục bát mở đầu bằng câu lục và kết thúc bài thơ bằng câu bát.(3) Trong bài thơ sẽ không bị giới hạn cứng nhắc như các thể thơ khác. (4) Thơ lục bát có thể hai bốn hoặc sáu câu.(5) Trong thơ lục bát cách gieo vần khá đặc biệt, trong bài thơ Lục bát câu thơ cuối trong câu lục phải vần với câu thơ thứ sáu trong câu bát.(6) Tương tự như vậy câu cuối câu bát cần phải hiệp vần với câu cuối câu lục bên dưới.(7) Có thể thấy cách gieo vần có điểm độc đáo riêng không giống với các thể thơ khác. (8) Về thanh điệu thơ Lục bát, tiếng hiệp vần thường mang thanh bằng.(9) Thanh bằng trong thơ lục bát chính là điểm nhấn.(10) Thanh bằng kết hợp cùng vần /ay/ gợi lên cảm giác đau xót cho người nghe.(11) Thơ lục bát còn có đặc điểm riêng đó là sự phối hợp bổng trầm, chuyển đổi bổng trầm của tiếng thứ sáu và tiếng thứ tám trong bát.(12) Với sự chuyển đổi linh hoạt giúp âm điệu bài thơ trở nên thanh thoát. (13) Thơ lục bát chính là tinh hoa của nước nha, thể thơ có sự phóng khoáng chứ không quá nghiêm ngặt như thơ Đường luật.(14) Song vẫn đảm bảo các yếu tố cơ bản nhằm giúp chuyển tải nội dung bài thơ đến người đọc. (15) Thơ lục bát cũng là thể thơ dễ đọc dễ nhớ vì vậy rất phổ biến và được nhiều tác giả sử dụng trong các tác phẩm văn học.(16)

_________Qúa tay, thành ra 15 câu đck?__________________

Bình luận (0)
Trâm Nguyễn
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Thương Hoài
13 tháng 11 2023 lúc 20:11

                     Tâm sáng

        Sương còn mờ tựa phù vân,                

    Nắng vàng bẽn lẽn xua dần bóng đêm.

         Hương khuya rớt nhẹ bên thềm,

   Bình minh e thẹn hôn lên mắt hường.

         Tâm thanh giữa chốn vô thường,

 Vầng dương sáng tỏa đoạn trường xá chi!

         Tác giả Thương Hoài olm

       

              

 

 

       

Bình luận (0)
hà đăng khoa
13 tháng 11 2023 lúc 20:11
ÌNH minh đã rạng thỏa thê lòng Biển dứt cơn cuồng nộ bão phong Kẻ muốn mưa tàn yên lặng sóng Thuyền mơ nắng rạng thả xuôi dòng Đời ly biệt tủi thương chờ ngóng Kiếp rẽ phân sầu hận nhớ mong Viễn xứ từng đêm thầm khát vọng Về bên gối Mẹ trĩu lưng còng   Về bên gối Mẹ trĩu lưng còng Ước nguyện bao ngày khắc khoải mong Hớn hở căng buồm lên vượt sóng Mừng vui bẻ lái chạy theo dòng Làng xưa gió nhẹ lay hàng liễu Xóm cũ mây vờn đảo rặng phong Tỉnh giấc công hầu mê hão vọng Bình mình đã rạng thỏa thê lòng.
Bình luận (0)
Nguyễn Ngọc Cẩm	Hà
13 tháng 11 2023 lúc 20:14

                                         Bình Minh

                             Giọt sương lấp lánh cành đa

                     Chim muông thức giấc, hát ca chào mừng

                            Nghe tiếng gọi của khu rừng

                      Mặt trời thức giấc dậy cùng mùa xuân

Bình luận (0)
Nguyễn Quốc Đạt
Xem chi tiết
Người Già
27 tháng 12 2023 lúc 0:21

Đặc điểm thể thơ lục bát được thể hiện qua bài thơ là:

- Bài thơ gồm các cặp câu lục bát

- Về cách gieo vần:

+ Tiếng thứ sáu của dòng lục vần với tiếng thứ sáu của dòng bát kế nó: bìm-tìm, ngư-hờ, sai-vài, dim-chim, gầy-đầy, tơ-nhờ

+ Tiếng thứ tám dòng bát vần với tiếng thứ sáu của dòng lục kế theo: thơ-ngơ, gai-sai, chim-dim, mây-gầy

- Về ngắt nhịp: ngắt nhịp chẵn câu lục ngắt nhịp 2/2/2, câu bát ngắt nhịp 4/4

- Về thanh điệu: có sự phối hợp giữa các tiếng trong một cặp câu lục bát: các tiếng ở vị trí 2,4,6,8 đều tuân thủ chặt chẽ theo quy định: tiếng thứ 2 là thanh bằng, tiếng thứ 4 thanh trắc, tiếng thứ 6 và 8 là thanh bằng.

Bình luận (0)
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
26 tháng 12 2023 lúc 22:50

* Bài viết tham khảo:

     Nước Việt Nam là một trong những nước có nền văn hóa dân gian đặc sắc, ngoài việc biểu hiện qua các câu hát dân gian thì còn thể hiện qua các trò chơi nhảy dây.

     Nhảy dây được xem chính là một trò chơi dân gian vô cùng quen thuộc, đặc biệt là ở những vùng quê, vùng nông thôn ở Việt Nam. Ta dường như cũng giống như trò chơi chi chi chành chành hay chơi xóc hòn thì trò nhảy dây ở đây cũng vô cùng đơn giản. Bạn cũng chỉ cần một sợi dây là mọi người có thể tham gia. Một trong những đặc trưng riêng biệt của các trò chơi dân gian đó chính là tính cộng đồng cao. Có lẽ cũng chính bởi vậy mà bất kể trò chơi dân gian nào cũng đòi hỏi sự tham gia của cả tập thể, nó cũng đã giúp gắn kết quan hệ giữa người với người trong một cộng đồng. Trò chơi này dường như cũng sẽ mang tính giải trí cao bởi thời gian lễ hội diễn ra các trò chơi dân gian thường là vào khoảng thời gian nông nhàn rỗi nhất là trong sản xuất nông nghiệp. Đặc biệt vào cuối những mùa vụ, khi những người nông dân đã hoàn thành công tác mùa vụ, đang trong thời gian chờ bước vào mùa vụ mới tiếp theo.

     Có thể thấy được rằng chính trò chơi dân gian nhảy dây cũng có rất nhiều phiên bản và nhiều hình thức chơi. Cũng chính bởi ở những nơi khác nhau thì con người lại có xu hướng chơi những hình thức mà mình cho là thú vị nhất, phù hợp nhất với mình. Trước hết, ta có thể thấy được nói đến trò nhảy dây truyền thống, đây chính là trò chơi đòi hỏi sự nhạy bén, tinh tế và sự khéo léo của đôi chân. Theo đó, ta dường như thấy được sợi dây sẽ dùng trong trò chơi dân gian này chính là dây thừng, hay đó có thể chính là dây chão và dường như đây đều là những thứ rất dễ tìm trong cuộc sống xưa vì chính nó là thứ dùng để trói, buộc đồ đạc của người nông dân.

     Lúc này đây thì chính người chơi sẽ bao gồm từ năm đến mười người, chia ra làm hai nhóm, một nhóm sẽ đảm nhận nhiệm vụ quất dây. Và ta như có thể thấy được chính nhiệm vụ này cần có hai người, mỗi người đứng ở một đầu của sợi dây và cũng như cùng ăn ý cùng quất sợi dây theo hướng xuôi kim đồng hồ. Quả thật thoạt nghe thì lại có vẻ dễ dàng nhưng nhiệm vụ này đòi hỏi sự nhịp nhàng của bàn tay, sự ăn ý của đồng đội, bởi nếu như mà một người quất nhanh, một người quất chậm thì sợi dây thừng sẽ bị rối và đương nhiên rằng chính người chơi sẽ không thể nhảy vào sợi dây được. Và khi sợi dây thừng được quất lên sẽ tạo thành một vòng cung, nó phải có bán kính cao hơn đầu một người, bởi chỉ có như vậy người chơi mới có thể nhảy vào sợi dây, tương tác cùng với nó.

     Đây là một trò chơi dân gian hết sức gần gũi với chúng ta, và nó không chỉ mang được tinh thần rèn luyện sức khỏe mà còn nói lên được sự đoàn kết, tinh thần đồng đội của chúng ta.

Bình luận (0)
Lee Vincent
Xem chi tiết
Hoàng Thị Thái Hòa
7 tháng 12 2017 lúc 19:54

       Mẹ là cơn gió mùa thu

Cho con mát mẻ lời ru năm nào

       Mẹ là đêm sáng trăng sao

Soi đường chỉ lối con vào bến mơ

       Mẹ luôn mong mỏi đợi chờ

Cho con thành tựu được nhờ tấm thân

       Mẹ thường âu yếm ân cần

Bảo ban chỉ dạy những lần con sai

       Mẹ là tia nắng ban mai

Sưởi con ấm lại đêm dài giá băng

       Lòng con vui sướng nào bằng

Mẹ luôn bênh cạnh ...nhọc nhằn trôi đi

      Mẹ ơi con chẳng ước gì

Chỉ mong có Mẹ chuyện gì cũng qua

      Vui nào bằng có Mẹ Cha

Tình thâm máu mủ ruột rà yêu thương

       Cho con dòng sữa ngọt đường

Mẹ là ánh sáng vầng dương dịu kỳ

       Xua đêm tăm tối qua đi

Mang mùa xuân đến thầm thì bên con.

Bình luận (0)
Nguyễn Quốc Đạt
Xem chi tiết
Người Già
13 tháng 9 2023 lúc 22:30

- Bố cục: 2 phần

+ Phần 1 (6 câu thơ đầu): Cảnh mùa thu ở vùng quê Bắc bộ.

+ Phần 2 (2 câu thơ cuối): Hình ảnh, tâm trạng của nhân vật trữ tình.

- Về niêm: Chữ thứ 2 của câu 2 và 3 (chiếc – biếc), câu 4 và câu 5 (vàng – mây), câu 6 và 7 (trúc – gối), câu 1 và câu 8 (thu – đâu) cùng thanh.

- Về luật bằng trắc: Bài thơ luật bằng. (Do chữ thứ 2 của câu thứ nhất “thu” thanh bằng).

- Vần và nhịp: Bài thơ gieo vần “eo” ở các chữ cuối của các câu 1,2,4,6,8 (veo – teo – vèo – teo – bèo). Chủ yếu ngắt nhịp 4/3,… 

- Về đối: Đối ở 2 câu thực (câu 3,4) và 2 câu luận (câu 5,6)

 

Bình luận (0)