sở dụng 5 giác quan để quan sát và tả lại bằng các câu miêu tả
Đọc các đoạn văn dưới đây (Tiếng Việt 5, tập 1, trang 62) và trả lời câu hỏi
a) – Đoạn văn tả đặc điểm gì của biển ?
- Để tả đặc điểm đó, tác giả đã quan sát những gì và vào những thời điểm nào ?
- Khi quan sát biển, tác giả đã có liên tưởng thú vị như thế nào ?
b) – Con kênh được quan sát vào những thời điểm nào trong ngày ?
- Tác giả nhận ra đặc điểm của con kênh chủ yếu bằng giác quan nào ?
- Nêu tác dụng của những liên tưởng khi quan sát và miêu tả con kênh.
a. – Đoạn văn tả sự thay đổi màu sắc của biển theo màu sắc của trời và mây.
- Để tả đặc điểm đó, tác giả đã quan sát bầu trời và mặt biển vào những thời điểm khác nhau ( khi bầu trời xanh thẳm / khi bầu trời rải mây trắng nhạt / khi bầu trời âm u mây mưa / khi bầu trời ầm ầm giông gió).
- Khi quan sát sự thay đổi màu sắc của biển, tác giả liên tưởng đến sự thay đổi tâm trạng của con người, biển như con người – cũng biết buồn vui, lúc tẻ nhạt, lạnh lùng, lúc sôi nổi, hả hê, lúc đăm chiêu, gắt gỏng.
b. – Con kênh được quan sát vào mọi thời điểm trong ngày : suốt ngày, tù lúc mặt trời mọc đến lúc mặt trời lặn, buổi sáng, giữa trưa, lúc trời chiều.
- Tác giả nhận ra đặc điểm của con kênh chủ yếu bằng thị giác – bằng mắt : để thấy nắng nơi đây đổ lửa xuống mặt đất bốn bề trống huếch trống hoác, thấy màu sắc của con kênh biến đổi như thế nào trong ngày : buổi sáng – phơn phớt màu đào ; giữa trưa – hóa thanh dòng thủy ngân cuồn cuộn lóa mắt ; về chiều – biến thành một con suối lửa.
- Tác dụng của những liên tưởng trên : giúp người đọc hình dung được cái nắng nóng dữ dội ở nơi có con kênh Mặt Trời này ; làm cho cảnh vật hiện ra cũng sinh động hơn, gây ấn tượng hơn với người đọc.
Đọc lại ba bài văn tả cây cối mới học (Sầu riêng, Bãi ngô, Cây gạo) và nhận xét :
a) Tác giả mỗi bài văn quan sát cây theo trình tự như thế nào ? Ghi dấu x vào ô trống ý em lựa chọn.
Tên bài | Trình tự quan sát: Từng bộ phận của cây | Trình tự quan sát: Từng thời kì phát triển của cây |
Sầu riêng | ||
Bãi ngô | ||
Cây gạo |
b) Các tác giả quan sát cây bằng những giác quan nào ?
- Thị giác(mắt):
+ (Bãi ngô):
+ (Cây gạo):
+ (Sầu riêng):
- Khứu giác(mũi):
+ (Bãi ngô):
+ (Cây gạo):
+ (Sầu riêng):
- Vị giác(lưỡi):
+ (Bãi ngô):
+ (Cây gạo):
+ (Sầu riêng):
- Thính giác(tai):
+ (Bãi ngô):
+ (Cây gạo):
+ (Sầu riêng):
c) Viết lại những hình ảnh so sánh và nhân hóa mà em thích trong các đoạn văn trên. Theo em, các hình ảnh so sánh và nhân hóa này có tác dụng gì ?
d) Trong ba bài văn trên, bài nào miêu tả một loài cây, bài nào miêu tả một cây cụ thể ?
e) Theo em, miêu tả một loài cây có điểm gì giống và điểm gì khác với miêu tả một cây cụ thể ?
a)
Tên bài | Trình tự quan sát: Từng bộ phận của cây | Trình tự quan sát: Từng thời kì phát triển của cây |
Sầu riêng | x | |
Bãi ngô | x | |
Cây gạo | x |
b) Các tác giả quan sát cây bằng những giác quan nào ?
- Thị giác(mắt):
+ (Bãi ngô): Cây, lá, búp, hoa, bắp ngô, bướm trắng, bướm vàng
+ (Cây gạo): cây, cành, hoa, quả gạo, chim chóc
+ (Sầu riêng): hoa, trái, dáng, thân, cành lá
- Khứu giác(mũi):
+ (Sầu riêng): hương thơm của trái rầu riêng
- Vị giác(lưỡi):
+ (Sầu riêng): vị ngọt của trái sầu riêng
- Thính giác(tai):
+ (Bãi ngô): tiếng tu hú
+ (Cây gạo): tiếng chim hót
c)
Bài “sầu riêng”
- So sánh :
+ Hoa sầu riêng ngan ngát như hương cau, hương bưởi.
+ Trái lủng lẳng dưới cành trông như tổ kiến.
Bài “Bãi ngô ”
- So sánh : + Cây ngô lúc nhỏ lấm tấm như mạ non.
+ Búp nhu kết bằng nhung và phấn.
+ Hoa ngô xơ xác như cỏ may.
- Nhân hóa :
+ Búp ngô non núp trong cuống lá.
+ Bắp ngô chờ tay người đến bẻ.
Bài “Cây gạo”
- So sánh
+ Cảnh hoa gạo đỏ rực quay tít như chong chóng.
+ Quả hai đầu thon vút như con thoi.
+ Cây như treo rung rinh hàng ngàn nồi cơm gạo mới.
- Nhân hóa :
+ Các múi bông gạo nở đều, như nồi cơm chín đội vung mà cười.
- Cây gạo già mỗi nàm trở lại tuổi xuân.
+ Cây gạo trở về với dáng vẻ trầm tư. Cây đứng im cao lớn, hiền lành.
* Trên đây là những hình ảnh được tác giả dùng biện pháp so sánh, nhân hóa trong miêu tả. Học sinh lựa chọn một số hình ảnh mà em thích.
Về tác dụng, các hình ảnh so sảnh và nhân hóa trên làm cho bài vản miêu tả thêm hấp dẫn, sinh động và gần gũi với người đọc.d)
Hai bài Sầu riêng và Bãi ngô miêu tả một loài cây, bài Cây gạo miêu tả một cây cụ thể.
e) - Giống nhau : Đều phải quan sát kĩ và sử dụng mọi giác quan, tả các bộ phận của cây, tả khung cảnh xung quanh cây, dùng các biện pháp so sánh, nhân hóa để khắc họa sinh động chính xác các đặc điểm của cây, bộc lộ tình cảm của người miêu tả.
- Khác nhau: Tả cả loài cây cần chú ý đến các đặc điểm phân biệt loài cây này với các loài cây khác. Tả một cái cây cụ thể phải chú ý đến đặc điểm riêng của cây đó - đặc điểm làm nó khác biệt với các cây cùng loài.
Quê em nằm ở Long Khánh , nơi có nhiều hải sản và có nhiều cánh đồng bát ngát lúa thơm.
Mời mọi người hãy ghé thăm quê em, thị xã ...... với những cánh đồng làng sản xuất lúa một năm ba vụ, nơi phát triển ngành nghề tiểu thủ công mĩ nghệ xuất khẩu. Mọi người hãy dạo chơi ở phố, băng qua chợ ...... để cảm nhận làn gió mát từ sông thổi vào khu phố chợ. Cảnh phố, cảnh quê hoà hợp như tấm lòng mộc mạc của những nông dân và ngư dân miền biển.. Bãi tắm ở đây phô triền cát trắng, tiếp giáp với vùng biển xanh mênh mông. Em rất yêu và tự hào về cảnh đẹp của quê em.
thế nào là so sánh? đọc câu văn sau và trả lời câu hỏi? Trong đầm thì đẹp bằng sen, lá xanh băng trắng lại tren nhị vàng, nhị vàng bông trắng lá xanh, gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.
a) em hãy chỉ ra câu thơ dùng biện pháp so sánh và phân tích tác dụng của phép so sánh đó?
b) em hãy chỉ ra các câu thơ tác giả dùng giác quan để quan sát và miêu tả? Cho biết đó là giác quan nào? xác định trình tự miêu tả của các câu thơ đó?
c) câu thơ nào sự dụng liên tưởng, tưởng tượng?
- Giúp mình nhaaaaaaaaaaaaaa
- hết hôm nay nộp bàiiiiiiiii rồiiiiiiiiiiiiiiiiiiiii
- mìnhhhhh cần gấppppppppppppp
- aiiiii nhanhhh mình tick
So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
- So sánh là đối chiếu sự vật , sự việc này với sự vật , sự việc khác có nét tương đồng để tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt .
a , Câu thơ có sử dụng phép so sánh là : Trong đầm gì đẹp bằng sen .
Tác dụng : nhằm tăng sức gợi hình , gợi cảm cho sự diễn đạt .
b , Các câu thơ sử dụng giác quan :
+ Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng . \(\rightarrow\) dùng mắt quan sát .
+ Nhị vàng bông trắng lá xanh . \(\rightarrow\) dùng mắt quan sát , miêu tả .
+ Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn . \(\rightarrow\) dùng mũi quan sát , miêu tả .
c , Câu thơ sử dụng liên tưởng , tưởng tượng là :
Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng
Nhị vàng bông trắng lá xanh .
+ Bởi vì khi nhắc đến hoa sen , con người ta sẽ nghĩ ngay đến hình dạng của bông hoa đó , đó là : nhị vàng , bông trắng , lá xanh .
Bạn tham khảo bài nhé !!
so sanh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng với nhau nhằm tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt
Câu so sánh là: Trong đầm gì đẹp bằng sen
Tác dụng: Gợi ra vẻ đẹp của sen
b, Câu thơ dùng biện giacs quan mắt: lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng, Nhị vàng bông trắng lá xanh
Câu thơ dùng giác quan mũi và miêu tả: gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.
Trình tự miêu tả từ sự quan sát, phân tích đến liên tưởng.
c, Câu thơ dùng liên tưởng là: lá xanh bông tráng lại chen nhị vàng. Nhị vàng bông trắng lá xanh. Câu này giúp người đọc hình dung được hình dáng, màu sắc của sen
Quan sát các bộ phận của một con vật mà em yêu thích và tìm những từ ngữ miêu tả đặc điểm của các bộ phận đó.
Con vật em chọn để quan sát, miêu tả : ...........
Các bộ phận | Những đặc điểm chính (từ ngữ miêu tả) |
Con vật em chọn để quan sát, miêu tả : con mèo.
Các bộ phận | Những đặc điểm chính (từ ngữ miêu tả) |
- thân hình | - lớn hơn con chuột một chút |
- màu lông | - màu xám nâu sầm |
- đuôi | - to sù nhu bông, uốn cong cong duyên dáng |
- mõm | - tròn, xinh xắn |
- ria mép | - dài |
- hai tai | - nhỏ xíu như tai chuột |
- mắt | - đen, tròn như mắt thỏ |
- chân | - hai chân trước bé hơn hai chân sau, nhỏ xíu, xinh xắn |
Nhận xét về cách quan sát và miêu tả bức tranh ngày hè của Nguyễn Trãi (chú ý cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh, huy động các giác quan,...).
- Toàn bài thơ không câu nào nhắc đến từ “hè” mà câu nào cũng toát lên màu sắc, hình ảnh, âm thanh, hương vị của mùa hè:
+ Câu 1: “ngày trường”
+ Câu 2: “hòe lục”
+ Câu 3: “thạch lựu”
+ Câu 4: “hồng liên”
+ Câu 5: Chợ cá sinh hoạt nhộn nhịp cho thấy đây là mùa hè trời êm biển lặng nên người dân đánh cá nhộn nhịp
+ Câu 6: “cầm ve”
+ Câu 7+8: khúc nhạc Nam phong
Từ bài học về cách quan sát, miêu tả của Nguyễn Tuân và bằng trải nghiệm của em. Hãy viết đoạn văn khoảng 5-7 câu miêu tả một khung cảnh ( cảnh một cơn mưa, hoàng hôn hoặc bình minh mà em có dịp quan sát). S.O.S giúp mik vs ạ!
1. Nhận xét về cách quan sát và miêu tả bức tranh ngày hè của Nguyễn Trãi (chú ý cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh, huy động các giác quan,...).
Phương pháp giải:
- Đọc toàn bộ văn bản.
- Chú ý cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh, huy động các giác quan,...
Lời giải chi tiết:
Cách quan sát và miêu tả bức tranh ngày hè của Nguyễn Trãi đi từ cảnh thiên nhiên đến cảnh sinh hoạt, từ đó nói lên niềm tha thiết lớn với đời.
- Các từ đùn đùn (dồn dập tuôn ra), giương (giương rộng ra), phun, tiễn (ngát, nức) gợi tả sức sống căng đầy chất chứa từ bên trong tạo vật, tạo nên những hình ảnh mới lạ, gây ấn tượng.
- Tác giả không chỉ cảm nhận bức tranh ngày hè bằng thị giác mà còn bằng thính giác và khứu giác.
Cách quan sát và miêu tả bức tranh ngày hè của Nguyễn Trãi đi từ cảnh thiên nhiên đến cảnh sinh hoạt, từ đó nói lên niềm tha thiết lớn với đời.
- Các từ đùn đùn (dồn dập tuôn ra), giương (giương rộng ra), phun, tiễn (ngát, nức) gợi tả sức sống căng đầy chất chứa từ bên trong tạo vật, tạo nên những hình ảnh mới lạ, gây ấn tượng.
- Tác giả không chỉ cảm nhận bức tranh ngày hè bằng thị giác mà còn bằng thính giác và khứu giác.
Chọn 1 trong 2 đề dưới đây.
Đề 1: Miêu tả một con vật mà em đã chăm sóc và gắn bó.
Đề 2: Miêu tả một con vật mà em đã được quan sát trên ti vi hoặc trong phim ảnh.
1. Chuẩn bị.
a. Lựa chọn con vật để miêu tả.
b. Quan sát hoặc nhớ lại kết quả đã quan sát.
c. Lựa chọn trình tự miêu tả.
2. Lập dàn ý.
3. Chỉnh sửa.
- Lựa chọn được các đặc điểm nối bật của con vật.
- Các ý trong phần thân bài được sắp xếp hợp lí.
- Lựa chọn con vật để miêu tả: Chú gà trống
- Nhớ lại kết quả đã quan sát
- Lựa chọn trình tự miêu tả: miêu tả đặc điểm ngoại hình và hoạt động thói quen.
1. Mở bài
Mẹ em có nuôi một chú gà trống được khá lâu rồi.
2. Thân bài
- Tả bao quát hình dáng chú gà trống:
+ Màu sắc: lông màu đen pha chút màu trắng, xanh và màu đỏ tía.
+ Hình dáng: to.
- Tả chi tiết:
+ Bộ lông: màu đen xanh, hai cánh to, úp sát vào thân hình. Lông ở cánh óng mượt, cứng và óng ánh sắc vàng đỏ.
+ Đầu to, oai vệ. Mắt tròn, đen. Mỏ gà màu vàng sậm, cứng, mổ thóc nhanh nhẹn. Mào gà đỏ chót, xoăn như đóa hoa đỏ.
+ Đùi gà to, mập mạp, chắc nịch.
+ Chân có cựa sắc, vảy sừng màu vàng cứng.
+ Đuôi cong vồng, lông óng mượt, pha lẫn nhiều màu sắc rất đẹp.
- Hoạt động và thói quen:
+ Mỗi buổi sáng, chú đều gáy to gọi cả nhà dậy.
+ Chú đi loanh quanh trong vườn mổ thóc, bới giun.
3. Kết bài
Em rất yêu chú gà. Em coi chú gà như một người bạn của em.
Em lựa chọn các đặc điểm nổi bật nhất của con vật để miêu tả. Sắp xếp các ý trong phần thân bài từ tả bao quát đến tả chi tiết, sau đó tả hoạt động và thói quen của chú gà.