Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Lan Hương
Xem chi tiết
Phan Tố Uyên
Xem chi tiết
igr8e8e72fifuf
Xem chi tiết
Lê Tuyến
Xem chi tiết
Mạnh=_=
16 tháng 3 2022 lúc 18:42

tham khảo

- Dưới thời Lê sơ nền giáo dục của Đại Việt rất phát triển. Trong vòng một thế kỉ, nhà Lê sơ đã tổ chức được 26 khoa thi tiến sĩ, lấy đỗ 989 tiến sĩ, 20 trạng nguyên. 

- Ngay sau khi lên ngôi, vua Lê Thái Tổ đã cho dựng lại Quốc tử giám ở Thăng Long, mở trường học ở các lộ. Ở các đạo, phủ đều có trường công.

- Nội dung thi cử là các sách của đạo Nho.

Giáo dục và thi cử phát triển là cơ sở đào tạo nhân tài cho đất nước. Qua đó, trình độ dân trí được nâng cao. Số trường học ngày càng tăng lên. Giáo dục mở rộng cho nhiều đối tượng do đó tỉ lệ mù chữ ngày càng giảm.

 

 

Hoàng Ngọc Tài
Xem chi tiết
Minh Hồng
7 tháng 1 2022 lúc 19:41

Tham khảo

Thời Lý:

undefined

Đặng Thị Cẩm Tú
Xem chi tiết
Trần Ngọc Định
22 tháng 12 2016 lúc 18:38

3/ Trình bày nội dung cải cách của Hồ Quý Ly.

 

Ngay từ khi còn là một đại thần, đặc biệt sau khi lên ngôi vua, Hồ Quý Ly đã thực hiện những cải cách trên nhiều lĩnh vực.
- Về chính trị, ông cải tổ hàng ngũ võ quan, thay thế dần các võ quan cao cấp do quý tộc tôn thất nhà Trần nắm giữ bằng những người không phải
họ Trần nhưng có tài năng và thân cận với mình.
Hồ Quý Ly cho đổi tên một số đơn vị hành chính cấp trấn và quy định cụ thể, rõ ràng cách làm việc của bộ máy chính quyền các cấp.
Hồ Quý Ly đặt lệ cử các quan ở triều đình về các lộ thăm hỏi đời sống nhân dân và tìm hiểu tình hình làm việc của quan lại để thăng hay giáng chức.
-Về kinh tế tài chính, Hồ Quý Ly cho phát hành tiền giấy thay thế tiền đồng, ban hành chính sách hạn điền, quy định lại biểu thuế đinh, thuế ruộng.
- Về xã hội, Hồ Quý Ly ban hành chính sách hạn chế số nô tì được nuôi của các vương hầu, quý tộc, quan lại.


Những năm có nạn đói, nhà Hồ lệnh cho các quan địa phương đi khám xét, bắt nhà giàu thừa thóc phải bán cho dân đói và tổ chức nơi chữa bệnh cho dân.
- về văn hoá, giáo dục, Hồ Quý Ly bắt các nhà sư chưa đến 50 tuổi phải hoàn tục, cho dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm để dạy cho vua Trần và phi tần, cung nữ. Ông cũng sửa đổi cả chế độ thi cử, học tập.
- Về quân sự, để đề phòng giặc ngoại xâm, Hồ Quý Ly đã thực hiện một số biện pháp nhằm tăng cường củng cố quân sự và quốc phòng.

Em có nhận xét và đánh giá gì về nội dung cải cách đó

Trước tình trạng suy sụp của nhà Trần và cuộc khủng hoảng xã hội cuối thế kỉ XIV, Hồ Quý Ly đã thực hiện cuộc cải cách khá toàn diện để đưa nước ta thoát khỏi tình trạng khủng hoảng, điều đó chứng tỏ ông là một nhà cải cách có tài và là người yêu nước thiết tha.
Những cải cách của Hồ Quý Ly ít nhiều góp phần hạn chế tệ tập trung ruộng đất của giai cấp quý tộc, địa chủ, làm suy yếu thế lực của quý tộc tôn thất nhà Trần, tăng nguồn thu nhập của nhà nước và tăng cường quyền lực của nhà nước quân chủ trung ương tập quyền, cải cách văn hoá, giáo dục có nhiều tiến bộ.
Tuy nhiên, một số chính sách chưa triệt để (gia nô, nô tì chưa được giải phóng thân phận), chưa phù hợp với tình hình thực tế. Chính sách cải cách cũng chưa giải quyết được những yêu cầu bức thiết của cuộc sống đông đảo nhân dân.

2/ Kể tên những công trình kiến trúc nổi tiếng thời Lý,, Trần?

- Văn Miếu Quốc Tử Giám

- Chùa Một Cột

- Chuông Quy Điền

- Tháp Báo Thiên

- Tháp Phổ Minh

Công trình nào được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới

- Chùa Một Cột

- Văn Miếu Quốc Tử Giám

1/ Nêu những thành tựu về kinh tế-văn hóa thời Lý, Trần

Xin Lỗi câu này mk k bik lm - sr bn nhìu nha

 

Đặng Thị Cẩm Tú
22 tháng 12 2016 lúc 18:13

Nguyen Quang Trung

Bình Trần Thị

Nguyễn Thị Mai

Trần Ngọc Định

Nguyễn Trần Thành Đạt

Phan Thùy Linh

Silver bullet

Trần Việt Linh

Lê Nguyên Hạo

Ai học qua rồi chỉ em với ạ

e ngu sử lắm

Lê Dương Chí Quy
Xem chi tiết
Tăng Ngọc Đạt
25 tháng 8 2023 lúc 20:15

Thời kỳ Trần (1225-1400) là một giai đoạn quan trọng trong lịch sử Việt Nam, với nền kinh tế phát triển và ổn định. Dưới triều đại Trần, nông nghiệp tiếp tục là ngành kinh tế chủ đạo, đồng thời cũng có sự phát triển của các ngành công nghiệp như chăn nuôi, thủ công nghiệp, và thương mại.

Nông nghiệp: Nông nghiệp đã được chăm sóc và phát triển trong thời Trần. Cải cách hệ thống canh tác đất đai và sử dụng công cụ nâng cao hiệu suất đã đóng góp vào sự phát triển của sản xuất nông nghiệp. Các loại cây trồng như lúa, mía, ngô và đậu tương được trồng rộng rãi, đáp ứng nhu cầu nội địa và xuất khẩu.

Chăn nuôi: Chăn nuôi cũng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế thời Trần. Người Trần đã khuyến khích việc nuôi trồng gia súc như trâu, bò, lợn, gà, vịt và cá để cung cấp thực phẩm và nguyên liệu cho các ngành công nghiệp khác.

Công nghiệp và thủ công nghiệp: Dưới triều đại Trần, các ngành công nghiệp và thủ công nghiệp đã phát triển mạnh. Chế tạo vũ khí và công cụ, sản xuất gốm sứ, làm giấy, dệt lụa và bào đá là các ngành nghề thịnh vượng. Nghề luyện đồng và chế tạo các sản phẩm từ gỗ cũng đã được phát triển.

Thương mại: Thương mại trong thời Trần đã phát triển sôi động. Các đường hàng hải và đường bộ kết nối các vùng miền và quốc gia lân cận, tạo điều kiện thuận lợi trong việc trao đổi hàng hóa. Các thành phố như Thăng Long (nay là Hà Nội) và Đại Việt (nay là Huế) trở thành trung tâm thương mại quan trọng của khu vực.

Tổng quan, kinh tế thời Trần đã có sự phát triển ổn định và đa dạng hóa với nông nghiệp, chăn nuôi, công nghiệp và thương mại phát triển. Sự phát triển này đã góp phần vào sự giàu có của nhà nước Trần và đem lại lợi ích cho dân chúng.

Minh Lệ
Xem chi tiết

- Trong nông nghiệp: chính sách “ngụ binh ư nông”. Binh lính thay nhau về làm ruộng, có tác dụng phát triển sản xuất nông nghiệp, sức lao động không bị thiếu. Binh sĩ thay nhau nghỉ 1 tháng 1 lần về cày ruộng tự cấp. 

- Chú trọng việc trị thủy, đắp đê, nhất là vùng châu thổ sông Hồng.

=> Nước Đại Việt có thế đứng và phát triển khá vững chắc, đời sống nhân dân tương đối ổn định. 

- Thủ công nghiệp thời Lý là bộ phận kết hợp với nông nghiệp, được làm trong các hộ gia đình, chủ yếu đáp ứng nhu cầu của sản xuất tiểu nông.

- Hoạt động buôn bán trong nước thuận lợi. 

- Ngoại thương: chỉ cho phép thương nhân nước ngoài buôn bán ở một số điểm nhất định, chịu sự kiểm soát của triều đình.

Võ Thị Mạnh
Xem chi tiết
Chuu
27 tháng 3 2022 lúc 16:24

THAM KHẢO:

- Nông nghiệp: Được phục hồi và phát triển nhanh chóng nhờ những chính sách tích cực của nhà nước (Cử lính về quê làm ruộng thời bình, đặt một số chức quan chuyên lo về nông nghiệp như Hà đê sứ, Khuyến nông sứ,...).

- Thủ công nghiệp: Phát triển với những nghề thủ công truyền thống (đan nón, dệt lụa,...), nhiều làng thủ công chuyên nghiệp nổi tiếng ra đời, nhất là Thăng Long.

- Thương nghiệp: Chợ búa được khuyến khích mở để lưu thông hàng hóa trong nước và nước ngoài.

=> Nhờ những biện pháp tích cực, tiến bộ của nhà Lê mà nền kinh tế Đại Việt được phục hồi nhanh chóng và tiếp tục phát triển một cách thịnh vượng.

sky12
27 tháng 3 2022 lúc 16:22

Tham khảo:

- Nguồn:Loigiaihay

Mục a

a) Nông nghiệp:

- Vua Lê tiến hành nhiều biện pháp để khôi phục và phát triển nông nghiệp.

+ Cho quân lính về quê sản xuất.

+ Kêu gọi nhân dân phiêu tán trở về quê làm ruộng.

+ Đặt ra các chức quan lo sản xuất nông nghiệp: Khuyến nông sứ, Hà đê sứ, Đồn điền sứ.

+ Thực hiện phép quân điền, bảo vệ sức kéo nông nghiệp.

+ Chú trọng công tác thủy lợi.

=> Sản xuất nông nghiệp được phục hồi và phát triển, đời sống của nhân dân được cải thiện.

Mục b, c

b) Thủ công nghiệp

- Phát triển nhiều ngành nghề thủ công truyền thống ở làng xã, kinh đô Thăng Long.

- Nhiều làng nghề thủ công chuyên nghiệp ra đời.

- Các xưởng thủ công nhà nước gọi là cục Bách tác, chuyên sản xuất đồ dùng cho nhà vua, vũ khí, đóng thuyền, đúc tiền,..

- Nghề khai mỏ được đẩy mạnh.

=> TCN phát triển.

c) Thương nghiệp

- Trong nước: khuyến khích lập chợ, họp chợ.

- Ngoại thương: buôn bán với nước ngoài được duy trì, tuy nhiên được kiểm soát chặt chẽ.

=> Kinh tế: ổn định, phát triển hưng thịnh.

 

Nguyễn Hà Tuấn Hưng 7A14
11 tháng 5 2022 lúc 9:18

Nông nghiệp:

+ Cho 25 vạn lính về quê làm ruộng

+ Kêu gọi nhân dân phiêu tán về quê làm ruộng.

+ Đặt lại một số chức quan chuyên trách 

+ Cấm giết trâu bò để bảo vệ sức kéo.

+ thực hiện phép quân điền

--> khuyến khích và bảo vệ sản xuất nông nghiệp, nền sản xuất nông nghiệp được phục hồi và phát triển.

- Thủ công nghiệp:

+ Các nghề thủ công cổ truyền trong nhân dân như: kéo tơ, dệt lụa, đúc đồng, đồ gốm,... ngày càng phát triển, nhiều làng thủ công chuyên nghiệp ra đời

+ Các xưởng thủ công nhà nước (cục bách tác) được mở rộng

- Thương nghiệp:

+ Trong nước: chợ được nhà nước khuyến khích lập mới, họp chợ.

+ Ngoài nước: buôn bán vẫn được duy trì, thuyền bè một số nước láng giềng qua lại buôn bán ở một số cửa khẩu

(bạn có thể tham khảo)banhqua

Mizuki Kangdaki
Xem chi tiết