Những câu hỏi liên quan
Vũ Thu Hiền
Xem chi tiết
✿✿❑ĐạT̐®ŋɢย❐✿✿
5 tháng 2 2021 lúc 9:21

Bạn tham khảo :

Vứt rác bừa bãi là vứt rác không đúng nơi quy định, không đúng chỗ. Gây nên ô nhiễm môi trường.cổng sân vận động Mỹ Đình ngập ngụa rác với hàng nghìn vỏ túi nilong, chai lọ ngổn ngang, thậm chí cả những chiếc băng rôn in dòng chữ tự hào “Việt Nam vô địch” cũng bị nằm la liệt dưới đất. Điều này chính là hồi chuông cảnh báo về hành vi thiếu ý thức của một bộ phận người hâm mộ nói riêng và người dân nói chung.chính vì thế khi chúng ta đi ngoài đường sẽ không thiếu những vỏ kẹo, túi nilon, vỏ hoa quả… được vứt bừa bãi khắp mọi nơi. Ngay ở trường học cũng vậy. Mặc dù các em học sinh luôn được tuyên truyền tác hại của việc xả rác bừa bãi nhưng vẫn còn rất nhiều em thiếu ý thức. Có những bạn ăn kẹo hoặc ăn sáng xong vô tư vứt rác xuống ngay chân mình mà chẳng hề quan tâm nó có phải thùng rác hay khôngCác bạn hãy hình dung những danh lam, thắng cảnh của đất nước chúng ta nơi mọi người đến tham quan, nghỉ mát, chiêm ngưỡng vẻ đẹp mà có rác thải ngổn ngang, có những người ngồi hóng mát trên bờ hồ rồi vứt rác xuống hồ, dù là hồ nước đẹp và trong đến đâu chăng nữa. Họ đâu nghĩ rằng hồ nước là môi trường sống của cá, tôm.Hãy bảo vệ môi trường !

  
Bình luận (0)
Trịnh Long
5 tháng 2 2021 lúc 9:37

Trong xã hội phát triển như hiện nay, ý thức giữ gìn, bảo vệ môi trường của con người đang có dấu hiệu tiêu cực, mà biểu hiện thường thấy nhất đó là hiện tượng một bộ phận người dân vứt rác ra đường và nơi công cộng. Tình trạng này xảy ra ở rất nhiều nơi, tại các trung tâm thành phố, nơi đông người qua lại. Mặc dù các tuyến đường đều được sắp xếp thùng rác với những khẩu hiệu tuyên truyền, nhắc nhở người dân vứt rác đúng nơi quy định, thế nhưng hình ảnh những chiếc túi nilong, cốc nhựa, chai nhựa, thức ăn thừa,… nằm lăn lóc trên vỉa hè, dưới lòng đường vẫn xuất hiện. Ngày 06/12/2018, sau trận bóng giữa đội tuyển Việt Nam và Philippines, cổng sân vận động Mỹ Đình ngập ngụa rác với hàng nghìn vỏ túi nilong, chai lọ ngổn ngang, thậm chí cả những chiếc băng rôn in dòng chữ tự hào “Việt Nam vô địch” cũng bị nằm la liệt dưới đất. Điều này chính là hồi chuông cảnh báo về hành vi thiếu ý thức của một bộ phận người hâm mộ nói riêng và người dân nói chung. Hành vi vứt rác ra đường và nơi công cộng không chỉ gây mất mĩ quan mà còn gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Chính vì vậy, thế hệ trẻ chúng ta cần quyết liệt ngăn chặn hiện tượng này, tăng cường tuyên truyền, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho cộng động.

Bình luận (0)
Quyen Nguyen Tran Thuc
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Hoài
Xem chi tiết
Nguyễn đăng long
14 tháng 12 2020 lúc 20:54

Nói chuyện riêng trong lớp còn tạo ra thói quen xấu cho bản thân. Các em có biết để tạo ra một thói quen tốt và từ bỏ một thói quen xấu là rất khó, nhưng làm nên một thói quen xấu lại rất dễ. Hơn nữa thói quen nói chuyện riêng trong lớp lại gây ấn tượng không tốt trước bạn bè và thầy cô. Các em thử nghĩ mà xem khi bạn mình đang chăm chú nghe giảng còn mình lại đang thao thao nói chuyện thì bạn ấy sẽ rất khó chịu. Thầy cô đang giảng bài mà phải dừng lại vì một số học sinh nói chuyện riêng thì không chỉ mất thời gian cho bài giảng mà còn gây ức chế, nản lòng và ấn tượng không tốt của thầy cô với mình, với lớp mình.Nói chuyện riêng trong lớp lúc đầu chỉ là dăm ba câu chuyện tầm phào, nhưng dần chuyển sang bàn tán nói “xấu người khác sau lưng”. Các em nghĩ thế nào khi nếu bạn mình vô tình biết được nội dung câu chuyện đó hoặc bạn mình cũng nói về mình như thế?Nói chuyện riêng trong lớp chỉ đem lại kết quả xấu đúng không các em? Nó không chỉ ảnh hưởng đến mình, bạn mình, lớp mình và cả uy tín của nhà trường nữa. Thế mà nhiều em chưa nhận ra, có những em đã nhận ra nhưng vẫn cố tình mắc phải. Có một bạn học sinh nói với rằng: “ Ai nói chuyện riêng trong lớp là thiếu tôn trọng thầy cô, bạn bè và chính bản thân mình”. Cô nghĩ câu nhận xét này của bạn khiến những ai hay nói chuyện riêng trong lớp cần phải suy nghĩ lại.Vậy để loại bỏ hiện tượng nói chuyện riêng trong lớp chúng ta phải làm như thế nào? Đầu tiên mỗi học sinh cần nêu cao tinh thần trách nhiệm của mình về nhiệm vụ học tập của học sinh. Thứ hai chúng ta cần phải rèn luyện từ bỏ thói quen xấu bằng cách chú ý nghe giảng, hăng hái phát biểu xây dựng bài học. Còn nữa tất cả các em cần hỗ trợ thầy cô giảng dạy bộ môn, cô giáo chủ nhiệm, cán bộ lớp và cả bản thân kiên quyết loại trừ hiện tượng nói chuyện riêng trong lớp. Nếu làm được như vậy thì chúng ta sẽ có những giờ học hiệu quả hơn."

Bình luận (1)
Phát Đoàn Mạnh
4 tháng 5 2022 lúc 22:16

I. Mở bài:
Môi trường học đường của chúng ta hiện nay đang đứng trước nhiều thói hư tật xấu như: bạo lực học đường, gian lận trong thi cử, nói tục chửi thề, gian lận trong thi cử, bệnh thành tích trong giáo dục… Một trong những vấn đề thách thức hàng đầu hiện nay đó chính là hiện tượng học sinh “nói tục chửi thề”. Đây là một hiện tượng xấu có nhiều tác hại mà ta cần lên án và loại bỏ.
II. Thân bài:
1. Giải thích:
Trước hết ta cần hiểu “nói tục chửi thề” là gì ? Nói tục chửi thề là hiện tượng học sinh dùng những từ ngữ thiếu văn hóa, thiếu chuẩn mực để giao tiếp với nhau hằng ngày.
2. Biểu hiện:
Biểu hiện của hiện tượng này, là việc học sinh dùng những từ ngữ thô tục để lăng mạ, xúc phạm nhân phẩm người khác hoặc đôi khi chỉ nói quen miệng nhưng gây nên sự phản cảm lớn đối với người nghe.
3. Tác hại:
– Theo cách giải thích ở trên, ta thấy hiện tượng nói tục chửi thề là hiện tượng có nhiều tác hại, ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhân cách, đạo đức của thế hệ học sinh nói riêng và xã hội hiện nay nói chung:
+ “Nói tục chửi thề” làm đạo đức và nhân cách của người học sinh bị suy đồi. Biến con người mình thành kẻ thiếu học thức, bị đánh giá là vô văn hóa, bị mọi người xa lánh, ghê tởm như căn bệnh. Việc nói tục chửi thề làm cho kĩ năng giao tiếp của học sinh trở nên yếu kém vì những phát ngôn lệch chuẩn. Từ đó khiến cho các cuộc giao tiếp trở nên thiếu lịch sự, đôi khi trở thành “thảm họa”.
+ Không chỉ vậy, việc nói tục, chửi thề còn ảnh hưởng rất lớn đến người khác. Nhất là trong các trường hợp nói tục chửi thề với mục đích lăng mạ, sỉ nhục người đối diện. Hành động đó làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh dự, lòng tự trọng của người bị lăng mạ. Nếu việc này lặp đi lặp lại xảy ra nhiều lần, có thể gây ra tâm lý bức bối, ức chế, không kiểm soát được bản thân, có những hành động có thể gây hậu quả nghiêm trọng. Thực sự đã có nhiều vụ bạo lực học đường đau lòng xảy ra cũng chỉ vì một lời nói tục, một cái nhìn đểu.
+ Nguy hiểm hơn nữa là việc, nếu không ngăn chặn thói xấu này, dần dà sẽ tạo nên một hệ lụy khôn lường. Một người nói tục, cả bàn nói tục, cả lớp nói tục, cả trường nói tục… lan ra cả ngoài xã hội. Khi đó xã hội văn minh sẽ biến mất mà thay vào đó là một xã hội thiếu văn hóa trầm trọng.
4. Nguyên nhân:
– Từ việc phân tích tác hại đã nêu ở trên, ta cần tìm ra nguyên nhân. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến “nói tục chửi thề” nhưng chủ yếu là những nguyên nhân sau:
+ Nhiều học sinh xuất thân trong gia đình có bố mẹ, anh chị làm nghề tự do. Do có mối quan hệ xã hội phức tạp nên đôi khi mang những lời nói tục tĩu về nhà. Từ đây, việc học cái tốt thì rất khó, nhưng học điều xấu thì lại rất dễ bởi “nghe quen tai, nói quen miệng” . Chắc chắn lời nói của người lớn sẽ ảnh hưởng rất lớn đến ngôn ngữ của giới trẻ.
+ Cũng một phần do học sinh tiếp xúc với nhiều phần tử xấu trong xã hội hoặc học sinh cá biệt. Cũng có thể là do nói quen miệng, khi trở thành thói quen rất khó bỏ.
+ Phía nhà trường chưa có những sự tác động tích cực đến việc giáo dục học sinh.
5. Ý kiến đánh giá, bình luận:
– Từ tác hại và những nguyên nhân trên, ta thấy cần phải có những biện pháp để khắc phục tình trạng nói tục chửi thề này. Trước hết là trong gia đình, cha mẹ phải cẩn trọng với từng lời nói của mình. Phải giáo dục trẻ, để trẻ không giao du với các thành phần xấu. Trong trường lớp thì cần phải tổ chức thêm nhiều hoạt động Đoàn, Đội lành mạnh để các em vui chơi, giao lưu học hỏi những điều tốt đẹp. Bản thân mỗi người cần rèn luyện nhân cách phẩm giá của mình để tránh xa những thói hư tật xấu.
– Từ đó mỗi người cần rút ra cho mình bài học để không dính vào những tác hại ở trên. Như rèn luyện nhân cách, bản lĩnh; tham gia vào các sinh hoạt văn hóa lành mạnh. Trau dồi ngôn ngữ chuẩn mực. Học tập lối sống lành mạnh, văn mình. Ăn nói lịch sự, đối xử hòa nhã với bạn bè. Đặc biệt là có ý thức giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt.
III. Kết bài:
Tóm lại, nói tục chửi thề là một hiện tượng xấu, có nhiều tác hại ảnh hưởng lớn đến môi trường học đường và đời sống xã hội. Mỗi cá nhân và tập thể cần lên án, đấu tranh và loại bỏ thói xấu ấy ra khỏi môi trường sống của chúng ta. Vì một môi trường học đường văn minh, tất cả hãy nói KHÔNG với “Nói tục chửi thề”

Bình luận (0)
Trandinhtrung
Xem chi tiết
☞Tᖇì  ᑎGâᗰ ☜
10 tháng 5 2022 lúc 21:23

Chúng ta không nên xả rác bừa bãi.Nếu không nó sẽ ảnh hưởng tới môi trường sống của chúng ta.Hãy tưởng tượng thử đi,nếu mỗi ngày chúng ta đều xả rác ra sông ,gồ ,ao,suối thì điều gì sẽ xảy ra?Tất nhiên ,nó sẽ vừa làm ô nhiễm hết nước ngọt nước sạch,vừa khiến chúng ta không có nước để dùng.Vì thế,để tránh tình trạng này chúng ta cần chung tay bảo vệ môi trường.Không nên xả rác bừa bãi ,tuyên truyền cho những người thân,bạn bè chúng ta về việc "không xả rác bừa bãi",...

Bình luận (1)
thảo nguyễn
Xem chi tiết
31 Trần Bảo Yến Nhi 7a8
Xem chi tiết
kieuanhk505
23 tháng 9 2021 lúc 15:44

Đã đến giờ chúng em học online rồi, nhưng dịch quá!Chúng em không thể đi học được vì dịch covid, chúng em đành phải học online. Ngoài chúng em ra tất cả người khác đều vì dịch mà không thể đi làm, nuôi sống gia đình và bản thân. khi học online chúng em có khả năng không thể theo kịp được bài học, các cô giáo, thầy giáo cũng không thể dạy học chúng em sát xao được. Vì dịch nên luật pháp cũng ra quy định nghiêm ngặt hơn, các chú công an đứng ở chốt và quản mọi người cho ra đường. Khiến mọi người thường trốn ra ngoài đi làm kiếm tiền. Vì dịch nên trong cuộc sống xã hội cũng trở nên khó khăn hơn.

Bình luận (0)
nthv_.
23 tháng 9 2021 lúc 15:46

Tham khảo:

Đại dịch Covid-19 khiến chúng ta nhớ lại Ebola, SARS bởi hậu quả mà nó để lại thật sự rất khó lường. Nó khiến hàng quán phải đóng cửa, giao thông bị phong tỏa, kinh tế rơi vào trạng thái bất ổn định,... và cùng với đó là việc học sinh, sinh viên không được tới trường - một trong những điều đáng lo ngại nhất. Có người cho rằng, việc cho học sinh, sinh viên nghỉ học quá lâu sẽ gây ra tình trạng hổng kiến thức nhưng cũng có những ý kiến đồng tình vì sức khỏe chung của cộng đồng. Thực chất, việc cho học sinh, sinh viên nghỉ học là điều tất yếu phải làm trong tình hình dịch bệnh căng thẳng và mỗi cá nhân cần có ý thức tự học. Việc chúng ta có bảo đảm kiến thức hay không hoàn toàn tùy thuộc vào ý thức tự học bởi cho dù có đến trường nhưng lại lơ đễnh, lười nhác thì hoàn toàn không đem lại hiệu quả, thậm chí dịch bệnh còn lây lan, khó kiểm soát. Chúng ta hãy coi đây là "thời cơ" để bản thân tự tổng hợp, ôn luyện lại những kiến thức trong suốt quá trình học vừa qua, hiện nay, sở giáo dục và đào tạo đã tổ chức chương trình học trên truyền hình, chúng ta hoàn toàn có thể tự trang bị kiến thức cho mình ngay tại nhà. Tự học cũng chính là biện pháp tốt để chúng ta đẩy lùi dịch bệnh, giảm thiểu, hạn chế nguy cơ lây lan của vi-rút. "Người lạc quan sẽ thấy cơ hội trong thách thức, sẽ thấy thuận lợi trong cả khó khăn. Vậy nên hãy tranh thủ thời gian để ta tự học và rèn luyện, đồng thời cùng chung tay đẩy lùi dịch bệnh.

Bình luận (0)
Minh Huy
Xem chi tiết
BEBH
17 tháng 5 2022 lúc 19:17

Cuộc sống con người có rất nhiều tình cảm thiêng liêng đáng quý, đáng trân trọng nhưng có lẽ tình cảm đẹp đẽ nhất không gì sánh bằng chính là tình mẫu tử. Tình mẫu tử là tình cảm yêu thương, sự nâng niu, quan tâm chăm sóc bằng cả tấm lòng mà mẹ dành cho con đồng thời là tình yêu thương, sự biết ơn, kính trọng mà người con dành cho mẹ mình. Mẹ là người mang nặng đẻ đau, đem ta đến với thế giới này, trao cho ta sự sống và tình yêu thương. Từ tình yêu thương đó, mẹ dành hết tâm huyết để chăm sóc, dạy dỗ ta nên người, hun đúc cho ta những tình cảm cao quý khác với một mong ước ta trở thành người có ích cho xã hội và có một tấm lòng lương thiện. Từ ý nghĩa cao đẹp đó, mỗi người con cần có trách nhiệm yêu thương mẹ, tích cực học tập, trau dồi kiến thức để trở thành một người hiền tài giúp ích cho đất. Bên cạnh đó, chúng ta cần phải luôn khắc ghi công lao to lớn của mẹ và đền đáp công ơn ấy bằng hành động thiết thực, xứng đáng. Tình mẫu tử không chỉ là cội nguồn của những tình cảm khác mà đây còn là tình cảm theo con người đến suốt cuộc đời, góp phần làm cho xã hội này ấm áp hơn. Không gì thay thế được tình mẹ, không gì quý giá hơn tình mẹ, chính những nghĩa cử cao đẹp đó mà tình mẹ đã đi vào thơ ca từ lâu đời và nổi bật là câu thơ: “Tình mẹ bao la như biển Thái Bình dạt dào.

Môi trường là một phần thiết yếu trong cuộc sống của chúng ta. Một môi trường sạch rất cần thiết cho một cuộc sống yên bình và khỏe mạnh. Môi trường giúp con người, động vật và những sinh vật sống khác lớn lên và phát triển một cách tự nhiên. Nhưng hiện nay, môi trường của chúng ta đang bị rối loạn bằng nhiều cách khác nhau. Bất cứ hình thức làm rối loạn sự cân bằng tự nhiên nào cũng đều ảnh hưởng đến toàn bộ môi trường. Điều này không chỉ phá hủy cuộc sống của con người mà còn ảnh hường đến tất cả mọi sinh vật sống. Chúng ta có thể bảo vệ môi trường của chúng ta bằng các hành động nhỏ của mọi người trên Trái Đất. Chúng ta nên giàm lượng rác thải, chỉ bỏ rác đúng nơi quy định… và nhiều cách đơn giản khác. Bảo vệ môi trường cho sự sinh tồn của nhân loại là điều rất quan trọng. Khi chúng ta bảo vệ môi trường, chúng ta đang bảo vệ chính bản thân mình và cả tương lai của chúng ta nữa.Hãy chung tay vì một môi trường xanh-sạch- đẹp. Các bạn có thích 1 thế giới ko có rác thải ko nhỉ?

Bình luận (1)
Dinh Thi Hienn
Xem chi tiết
minh nguyet
4 tháng 3 2023 lúc 21:45

Gợi ý cho em các ý để em viết nhé: 

Mở đoạn: Nêu lên vấn đề cần bàn luận: (Ví dụ: Đối với học sinh, một trong những việc quan trọng nhất là học tập...) 

Thân đoạn: 

Bàn luận: 

Nêu khái niệm học tập là gì? 

Vai trò của việc học: 

+ Giúp cho mỗi học sinh có thêm kiến thức văn hóa, xã hội 

+ Có cái nhìn tốt đẹp về cuộc sống, con người 

+ Giúp cho xã hội có nhiều nhân tài, xã hội ngày càng phát triển 

... 

Dẫn chứng:  

Ví dụ: La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp đã từng nói: ''Ngọc không mài không thành đồ vật, người không học không biết rõ đạo'' để nói lên vai trò của việc học. 

Mở rộng vấn đề: 

Trái ngược với những người coi trọng việc học? 

Bản thân em đã làm gì để thể hiện vai trò của việc học đối với bản thân? 

Kết đoạn. 

Trình bày một lần nữa vai trò của việc học. 

_mingnguyet.hoc24_ 

Bình luận (0)
Trần Thị Thu Thảo
Xem chi tiết