Phân biệt dị bội thể và đa bội thể
Phân biệt hiện tượng dị bội thể và thể dị bội, Thể đa bội và đa bội thể?
Phân biệt tự đa bội và dị đa bội. Thế nào là thể song nhị bội?
* Phân biệt tự đa bội và dị đa bội:
- Đột biến tự đa bội là dạng đột biến làm tăng bộ NST đơn bội của một loài và lớn hơn 2n. Cơ thể sinh vật mang bộ NST bất thường như 3n, 4n, 5n, 6n, 7n, 8n….
- Dị đa bội là hiện tượng làm gia tăng số bộ NST đơn bội của hai loại khác nhau trong một tế bào. Loại đột biến này chỉ được phát sinh ở các con lai khác loài. Nếu ở con lai xảy ra đột biến đa bội làm tăng gấp đôi số lượng cả 2 bộ NST của hai loài khác nhau thì sẽ tạo ra thể dị tứ bội.
* Thể song nhị bội: Hiện tượng ở con lai xảy ra đột biến đa bội làm tăng gấp đôi số lượng cả 2 bộ NST của hai loài khác nhau thì sẽ tạo ra thể dị tứ bội (còn được gọi là thể song nhị bội).
Phân biệt thể đa bội và thể dị bội. Khái niệm về các dạng, vai trò, cơ thể?
cho e hỏi là phân biệt thể da bội và thể dị bội???
thể dị bội:là cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng có 1 hoặc 1 số cặp NST bị thay đổi theo hướng thêm hoặc mất NST
Các dạng dị bội thể:
(2n+1): Thêm 1 NST
(2n-1): mất 1 NST
(2n-2): mất 1 cặp NST
- Có thể gặp ở thực vật, động vật và con người
-Gây thay đổi kiểu hình ở một số bộ phận nào đó trên cơ thể, gây ra các bệnh di truyền( bệnh Đao, bệnh tớt nơ)
+THể đa bội: là cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng có số NST là số bội của n (>2n)
- Các dạng đa bội thể:
Thể tam bội (3n)
thể tứ bội (4n)
thể lục bội (6n)
thể cửu bội (9n)
thể thập nhị bội (12n)
- Chỉ thấy thể đa bội ở thực vật, không thấy ở động vật bậc cao và con người, vì bị chết ngay sau khi phát sinh
-Thực vật đa bội thường có cơ quan sinh dưỡng to, sinh trưởng mạnh và chống chịu tốt
Thể đa bội | Thể dị bội |
Bộ nhiễm sắc thể trong tế bào sinh dưỡng tăng theo bội số của n và lớn hơn 2n (3n, 4n, 5n,....) |
Bộ nhiễm sắc thể trong tế bào sinh dưỡng thừa hoặc thiếu một hay một số chiếc NST (2n + 1, 2n - 1) |
Là thể đột biến | Là thể đột biến |
Do trong giảm phân có một hay một số cặp NST không phân li | Do trong phân bào, NST nhân đôi nhưng không phân li được vì không hình thành thoi vô sắc |
Cơ thể dị bội thường có kiểu hình không bình thương, bị giảm sức sống và thường vô sinh | Cơ thể đa bội tìm thấy ở thực vật có các cơ quan sinh dưỡng lớn, sinh trưởng nhanh, phát triển mạnh. Thể đa bội lẻ không có khả năng sinh sản |
Có một hay một số cặp NST tương đồng nào đó, số NST khác 2 | Ở mỗi nhóm nhiễm sắc thể tương đồng đều có số chiếc lớn hơn 2 |
Câu 2: Phân biệt tự đa bội và dị đa bội. Thế nào là thể song nhị bội
Tự đa bội là hiện tượng tăng một số nguyên lần bộ NST đơn bội của cùng 1 loài lớn hơn 2n còn dị đa bội là hiện tượng tăng nguyên lần bộ NST đơn bội của 2 loài khác nhau. Nếu ở con lai xảy ra đột biến đa bội làm tăng gấp đôi số lượng cả 2 bộ NST của hai loài khác nhau thì sẽ tạo ra thể dị đa bội.
Tự đa bội là hiện tượng tăng một số nguyên lần bộ NST đơn bội của cùng 1 loài lớn hơn 2n còn dị đa bội là hiện tượng tăng nguyên lần bộ NST đơn bội của 2 loài khác nhau.
Nếu ở con lai xảy ra đột biến đa bội làm tăng gấp đôi số lượng cả 2 bộ NST cùa hai loài khác nhau thì sẽ tạo ra thể dị đa bội.
Phân biệt thể đa bội với thể lưỡng bội trong cùng loài. Trình bày phương pháp tạo ra và nhận biết thể đa bội đó?
tham khảo
Thể lưỡng bội |
| Thể đa bội |
– Bộ NST là 2n | – Bộ NST tăng lên theo bội số của n, lớn hơn 2n (3n,4n,..) | |
– Là thể bình thường | – Là thể đột biến | |
– Được tạo từ quá trình phân ly bình thường của các NST trong phân bào | – Do trong phân bào NST nhân đôi nhưng không phân ly vì thoi vô sắc không hình thành | |
– NST luôn có từng cặp đồng dạng | – ở mỗi nhóm NST tương đồng đều có số chiếc lớn hơn 2 | |
– Thể lưỡng bội có hình thái, cấu tạo, sinh trưởng và phát triển bình thường | – Thể đa bội có cơ quan sinh dưỡng lớn, sinh trưởng, phát triển mạnh. |
Phân biêt :
Phương pháp tạo thể đa bội : Cho cơ thể vật thí nghiệm tiếp xúc vs tác nhân gây đột biến như consixin,.... làm cho thoi phân bào ko hình thành -> tất cả các NST ko ply tạo ra thể đa bội
Nhận biết : bn dựa theo tính chất ở trên bảng trên để nhận biết
tham khảo
Thể lưỡng bội |
| Thể đa bội |
– Bộ NST là 2n | – Bộ NST tăng lên theo bội số của n, lớn hơn 2n (3n,4n,..) | |
– Là thể bình thường | – Là thể đột biến | |
– Được tạo từ quá trình phân ly bình thường của các NST trong phân bào | – Do trong phân bào NST nhân đôi nhưng không phân ly vì thoi vô sắc không hình thành | |
– NST luôn có từng cặp đồng dạng | – ở mỗi nhóm NST tương đồng đều có số chiếc lớn hơn 2 | |
– Thể lưỡng bội có hình thái, cấu tạo, sinh trưởng và phát triển bình thường | – Thể đa bội có cơ quan sinh dưỡng lớn, sinh trưởng, phát triển mạnh. |
Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về thể dị đa bội?
(1) Thể dị đa bội có vai trò quan trọng trong quá trình hình thành loài mới.
(2) Thể dị đa bội có thể sinh trưởng, phát triển và sinh sản hữu tính bình thường.
(3) Thể dị đa bội thường gặp ở động vật, ít gặp ở thực vật.
(4) Thể dị đa bội được hình thành do lai xa kết hợp với đa bội hoá
A.l
B.2
C.3
D 4
Đáp án C.
Các phát biểu đúng: (1), (2), (4).
Cho các phát biểu sau về đột biến đa bội:
(1) Thể tự đa bội chỉ được tạo ra nhờ quá trình nguyên phân.
(2) Sự không phân li toàn bộ bộ NST của hợp tử trong lần nguyên phân đầu tiên luôn tạo ra thể tự đa bội chẵn.
(3) Thể tự đa bội lẻ thường bất thụ.
(4) Thể dị đa bội có thể được hình theo con đường lai xa và đa bội hóa.
Trong các phát biểu trên, các phát biểu sai là
A. (2), (4)
B. (1), (2)
C. (1)
D. (2), (3)
Đáp án C
Cho các phát biểu sai về đột biến đa bội:
(1) Thể tự đa bội chỉ đư ợc tạo ra nhờ quá trình nguyên phân.
Cho các phát biểu sau về đột biến đa bội:
(1) Thể tự đa bội chỉ được tạo ra nhờ quá trình nguyên phân.
(2) Sự không phân li toàn bộ bộ NST của hợp tử trong lần nguyên phân đầu tiên luôn tạo ra thể tự đa bội chẵn.
(3) Thể tự đa bội lẻ thường bất thụ.
(4) Thể dị đa bội có thể được hình theo con đường lai xa và đa bội hóa. Trong các phát biểu trên, các phát biểu sai là
A. (2), (4).
B. (1), (2).
C. (1)
D. (2), (3).
Đáp án C
Cho các phát biểu sai về đột biến đa bội:
(1) Thể tự đa bội chỉ được tạo ra nhờ quá trình nguyên phân