Trình bày công lao của Lý Công Uẩn, Trần Cảnh ,Hồ Qúy Ly
GIÚP MK VỚI
Tìm hiểu về tiểu sử, đóng góp của: Lý Công Uẩn, Trần Cảnh, Trần Thủ Độ, Hồ Quý Ly
Hồ Quý Ly (chữ Hán: 胡季犛; 1336 – 1407), tự Lý Nguyên, là hoàng đế sáng lập nhà Hồ Việt Nam. Ông trị vì được 1 năm thì trao ngôi cho con là Hồ Hán Thương để lên ngôi làm Thái thượng hoàng, cho đến khi ông bị bắt qua nhà Minh sau khi bị thua trận vào năm 1407.
Hồ Quý Ly trước có tên là Lê Quý Ly (黎季犛), tên tự là Lý Nguyên (理元). Ông sinh năm Ất Hợi (1335), quê ở Đại Lại, Vĩnh Lộc (nay là xã Hà Đông, huyện Hà Trung, Thanh Hóa). Về dòng dõi Hồ Quý Ly, sách Đại Việt sử ký toàn thư, quyển VII chép:[1]
...Tổ tiên Hồ Quý Ly là Hồ Hưng Dật, vốn là người Triết Giang bên Trung Quốc, thời Hậu Hán (947-950) được vua Hán cử sang làm Thái thú Châu Diễn (tức vùngDiễn Châu, Nghệ An). Đến thời loạn mười hai sứ quân, họ Hồ dời vào hương Bào Đột (nay là xã Quỳnh Lâm, Quỳnh Lưu, Nghệ An) và trở thành một trại chủ. Đến thời Lý, trong họ có người lấy công chúa Nguyệt Đích, sinh ra công chúa Nguyệt Đoan. Đời cháu thứ 12 của Hồ Hưng Dật là Hồ Liêm dời đến ở hương Đại Lại, Vĩnh Lộc, Thanh Hóa. Hồ Liêm làm con nuôi của Tuyên úy Lê Huấn rồi lấy họ Lê làm họ của mình. Hồ Quý Ly là cháu 4 đời của Lê Liêm, khi lên làm vua thì đổi lại họ Hồ...
Mẹ Hồ Quý Ly là con gái Phạm Bân, một thầy thuốc giỏi người huyện Vĩnh Lộc, là quan Thái y dưới triều Trần Anh Tông. Hồ Quý Ly còn có hai người cô trong họ làm phi tần củaTrần Minh Tông, một bà sinh ra Trần Nghệ Tông, một bà sinh ra Trần Duệ Tông.[cần dẫn nguồn]
Theo sách Việt sử tiêu án: Quý Ly tìm kín được dòng máu họ Hồ, muốn trở lại họ cũ, bèn lấy tên Hồ Cương làm người tâm phúc.[2]
Hồ Quý Ly thưở nhỏ theo học võ Nguyễn Sư Tề, sau đỗ thi Hương, rồi đỗ khoa Hoành từ.[3] Hai chị em bà cô của Hồ Quý Ly đều làm cung nhân của vua Trần Minh Tông; bà Minh Từ sinh ra Trần Nghệ Tông; bà Đôn Từ sinh ra Trần Duệ Tông. Theo Đại Việt sử ký toàn thư, vì lí do này mà vua Trần Nghệ Tông mới lên ngôi rất tín nhiệm Quý Ly, lại đem em gái mới góa chồng là công chúa Huy Ninh gả cho.[4]
Theo Minh thực lục, Li Ji-li (黎季犛 - Lê Quý Ly) vốn là con của một cựu võ quan là Li Guo-mao (黎國耄 - Lê Quốc Mạo) hoặc Li Guo-qi (黎國耆 - Lê Quốc Kỳ), sau khi cướp ngôi vua, Li Ji-li (黎季犛 - Lê Quý Ly) đổi tên thành Lê Nhất Nguyên (Li Yi-yuan - 黎一元)[5] hoặc Hồ Nhất Nguyên (胡一元).[6][7]
Trần Thái Tông (chữ Hán: 陳太宗; tên thật là Trần Cảnh, 16 tháng 6, 1218 – 1 tháng 4, 1277), là vị hoàng đế đầu tiên của nhà Trần trong lịch sử Việt Nam. Ông ở ngôi hơn 32 năm (1225 - 1258), làm Thái thượng hoàng trong 19 năm.
Sinh ra dưới thời kỳ nhà Lý còn tại vị, Trần Cảnh cùng tuổi với vị Nữ hoàng nhà Lý lúc bấy giờ là Lý Chiêu Hoàng. Ông được Chiêu Hoàng yêu mến, hay gọi vào vui đùa, Trần Cảnh khi ấy không nói năng gì nhưng khi về đều nói lại với chú họ là Trung Vũ đại vương Trần Thủ Độ. Bằng sự sắp xếp của mình, cuối cùng Trần Thủ Độ đưa được Trần Cảnh lên Hoàng vị thông qua việc sắp đặt hôn nhân giữa Trần Cảnh và Lý Chiêu Hoàng. Sự kiện đó xảy ra vào năm 1225, chấm dứt triều đại nhà Lý đã tồn tại hơn 200 năm.
Năm 1237, Trần Thủ Độ ép Trần Cảnh phế Lý hoàng hậu (tức Lý Chiêu Hoàng) vì không sinh được người kế vị, lập chị của Hoàng hậu là Thuận Thiên công chúa lên thay. Công chúa vốn là vợ của anh trưởng Thái Tông là Hoài vương Trần Liễu, khi ấy đang có thai với Trần Liễu 3 tháng. Việc này khiến Trần Liễu làm loạn ở sông Cái, cuối cùng bị thất thế, đổi làm An Sinh vương(安生王) và tập ấm ở vùng đất mà bây giờ là tỉnh Quảng Ninh.
Khoảng năm 1257 - 1258, đội quân Mông Cổ do Ngột Lương Hợp Thai lãnh đạo vào cướp Đại Việt, với ý định mở đường cho Đế quốc Mông Cổ ở vùng phía Nam. Thái Tông hoàng đế cùng Thái sư Trần Thủ Độ đã chỉ huy quân đội Đại Việt, cùng hiệp sức với các thân vương, đánh tan tác quân đội Mông Cổ tại trận Đông Bộ Đầu. Công lao sáng ngời sử sách, Thái Tông hoàng đế được đánh giá là vị Minh quân của nhà Trần.
Thái Tông hoàng đế ngoài thông tuệ chính sự, cũng là một người sùng Phật giáo, thơ văn, với những tác phẩm về thiền nhưThiền tông chỉ nam ca, Chú giải Kinh Kim cương Tam muội, Lục thì sám hối khoa nghi. Tất cả đều được ghi lại trong sách Khóa hư lục, một tác phẩm Phật học quan trọng do Trần Cảnh viết vào thời gian ông làm Thái thượng hoàng. Thơ của ông không nhiều, chỉ gói gọn trong Trần Thái Tông thi tập, lời thơ được đánh giá thanh nhã, dùng từ trau chuốt, nhưng nay đã thất lạc.
Trần Thái Tông (chữ Hán: 陳太宗; tên thật là Trần Cảnh, 16 tháng 6, 1218 – 1 tháng 4, 1277), là vị hoàng đế đầu tiên của nhà Trần trong lịch sử Việt Nam. Ông ở ngôi hơn 32 năm (1225 - 1258), làm Thái thượng hoàng trong 19 năm.
Sinh ra dưới thời kỳ nhà Lý còn tại vị, Trần Cảnh cùng tuổi với vị Nữ hoàng nhà Lý lúc bấy giờ là Lý Chiêu Hoàng. Ông được Chiêu Hoàng yêu mến, hay gọi vào vui đùa, Trần Cảnh khi ấy không nói năng gì nhưng khi về đều nói lại với chú họ là Trung Vũ đại vương Trần Thủ Độ. Bằng sự sắp xếp của mình, cuối cùng Trần Thủ Độ đưa được Trần Cảnh lên Hoàng vị thông qua việc sắp đặt hôn nhân giữa Trần Cảnh và Lý Chiêu Hoàng. Sự kiện đó xảy ra vào năm 1225, chấm dứt triều đại nhà Lý đã tồn tại hơn 200 năm.
Năm 1237, Trần Thủ Độ ép Trần Cảnh phế Lý hoàng hậu (tức Lý Chiêu Hoàng) vì không sinh được người kế vị, lập chị của Hoàng hậu là Thuận Thiên công chúa lên thay. Công chúa vốn là vợ của anh trưởng Thái Tông là Hoài vương Trần Liễu, khi ấy đang có thai với Trần Liễu 3 tháng. Việc này khiến Trần Liễu làm loạn ở sông Cái, cuối cùng bị thất thế, đổi làm An Sinh vương(安生王) và tập ấm ở vùng đất mà bây giờ là tỉnh Quảng Ninh.
Khoảng năm 1257 - 1258, đội quân Mông Cổ do Ngột Lương Hợp Thai lãnh đạo vào cướp Đại Việt, với ý định mở đường cho Đế quốc Mông Cổ ở vùng phía Nam. Thái Tông hoàng đế cùng Thái sư Trần Thủ Độ đã chỉ huy quân đội Đại Việt, cùng hiệp sức với các thân vương, đánh tan tác quân đội Mông Cổ tại trận Đông Bộ Đầu. Công lao sáng ngời sử sách, Thái Tông hoàng đế được đánh giá là vị Minh quân của nhà Trần.
Thái Tông hoàng đế ngoài thông tuệ chính sự, cũng là một người sùng Phật giáo, thơ văn, với những tác phẩm về thiền nhưThiền tông chỉ nam ca, Chú giải Kinh Kim cương Tam muội, Lục thì sám hối khoa nghi. Tất cả đều được ghi lại trong sách Khóa hư lục, một tác phẩm Phật học quan trọng do Trần Cảnh viết vào thời gian ông làm Thái thượng hoàng. Thơ của ông không nhiều, chỉ gói gọn trong Trần Thái Tông thi tập, lời thơ được đánh giá thanh nhã, dùng từ trau chuốt, nhưng nay đã thất lạc.
Tìm hiểu thêm về tiểu sử , đóng góp của các nhân vật lịch sử như : Lý Công Uẩn , Trần Cảnh , Trần Thụ Độ , Hồ Quý Ly .
bạn có thể tra trên mạng hơcj là đọc trg sách y, nó sẽ có 1 số ý
Lý Công Uẩn (974 - 1028), người làng Cổ Pháp, tức làng Đình Bảng, phủ Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Ông là vị vua sáng nghiệp của nhà Lý và cũng là người sáng lập kinh đô Thăng Long - một trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá trường tồn của đất nước.Dưới triều nhà Tiền Lê, ông làm quan đến chức Điện tiền chỉ huy sứ (殿前指揮使), là một chức quan võ chỉ huy quân đội bảo vệ kinh đô Hoa Lư bấy giờ. Năm 1005, Lê Trung Tông bị em trai là Lê Long Đĩnh sát hại, ông ôm Trung Tông khóc, Long Đĩnh cho rằng ông là tôi trung, bèn cho giữ chức quan Cận vệ. Đến năm 1009, Long Đĩnh qua đời, con trai còn nhỏ, ông được lực lượng của Đào Cam Mộc và sư Vạn Hạnh tôn làm Hoàng đế.
- Đóng góp:
Dưới triều đại của mình, ông dành nhiều thời gian để đánh dẹp các nơi phản loạn, vì cơ bản nước Đại Cồ Việt vẫn chưa thu phục được lòng tin của các tộc người vùng biên cương. Triều đình trung ương dần được củng cố, các thế lực phiến quân bị đánh dẹp, kinh đô được dời từ Hoa Lư về thànhĐại La vào tháng 7 năm 1010, và thành này được đổi tên thành Thăng Long, mở đầu cho sự phát triển lâu dài của nhà Lý tồn tại hơn 200 năm.
Đây là Lý Công Uẩn nha minh
1) Kể tên những công trình kiến trúc nổi tiếng thời Lý, Trần ? Công trình nào được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới ?
2) Trình bày nội dung cải cách của Hồ Qúy Ly ? Em có nhận xét, đánh giá gì ?
NÊU NỘI DUNG NGẮN GỌN NHA
1) Kể tên những công trình kiến trúc nổi tiếng thời Lý, Trần ?
- Văn Miếu Quốc Tử Giám
- Chùa Một Cột
- Chuông Quy Điền
- Tháp Báo Thiên
Công trình nào được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới ?
- Văn Miếu Quốc Tử Giám
- Chùa Một Cột
2) Trình bày nội dung cải cách của Hồ Qúy Ly ?
Ngay từ khi còn là một đại thần, đặc biệt sau khi lên ngôi vua, Hồ Quý Ly đã thực hiện những cải cách trên nhiều lĩnh vực.
- Về chính trị, ông cải tổ hàng ngũ võ quan, thay thế dần các võ quan cao cấp do quý tộc tôn thất nhà Trần nắm giữ bằng những người không phải
họ Trần nhưng có tài năng và thân cận với mình.
Hồ Quý Ly cho đổi tên một số đơn vị hành chính cấp trấn và quy định cụ thể, rõ ràng cách làm việc của bộ máy chính quyền các cấp.
Hồ Quý Ly đặt lệ cử các quan ở triều đình về các lộ thăm hỏi đời sống nhân dân và tìm hiểu tình hình làm việc của quan lại để thăng hay giáng chức.
-Về kinh tế tài chính, Hồ Quý Ly cho phát hành tiền giấy thay thế tiền đồng, ban hành chính sách hạn điền, quy định lại biểu thuế đinh, thuế ruộng.
- Về xã hội, Hồ Quý Ly ban hành chính sách hạn chế số nô tì được nuôi của các vương hầu, quý tộc, quan lại.
Những năm có nạn đói, nhà Hồ lệnh cho các quan địa phương đi khám xét, bắt nhà giàu thừa thóc phải bán cho dân đói và tổ chức nơi chữa bệnh cho dân.
- về văn hoá, giáo dục, Hồ Quý Ly bắt các nhà sư chưa đến 50 tuổi phải hoàn tục, cho dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm để dạy cho vua Trần và phi tần, cung nữ. Ông cũng sửa đổi cả chế độ thi cử, học tập.
- Về quân sự, để đề phòng giặc ngoại xâm, Hồ Quý Ly đã thực hiện một số biện pháp nhằm tăng cường củng cố quân sự và quốc phòng.
Em có nhận xét, đánh giá gì ?
Trước tình trạng suy sụp của nhà Trần và cuộc khủng hoảng xã hội cuối thế kỉ XIV, Hồ Quý Ly đã thực hiện cuộc cải cách khá toàn diện để đưa nước ta thoát khỏi tình trạng khủng hoảng, điều đó chứng tỏ ông là một nhà cải cách có tài và là người yêu nước thiết tha.
Những cải cách của Hồ Quý Ly ít nhiều góp phần hạn chế tệ tập trung ruộng đất của giai cấp quý tộc, địa chủ, làm suy yếu thế lực của quý tộc tôn thất nhà Trần, tăng nguồn thu nhập của nhà nước và tăng cường quyền lực của nhà nước quân chủ trung ương tập quyền, cải cách văn hoá, giáo dục có nhiều tiến bộ.
Tuy nhiên, một số chính sách chưa triệt để (gia nô, nô tì chưa được giải phóng thân phận), chưa phù hợp với tình hình thực tế. Chính sách cải cách cũng chưa giải quyết được những yêu cầu bức thiết của cuộc sống đông đảo nhân dân.
So sánh cách lên ngôi của Lý Công Uẩn với Trần Cảnh. Những thuận lợi của mỗi cách lên ngôi.
GIÚP MK NHANH NHÉ!!!!!!!!!!!!!! THANKS NHÌU
1) Kể tên những công trình kiến trúc nổi tiếng thời lý, trần ? Công trình nào được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới ?
2) Trình bày nội dung cải cách của Hồ Qúy Ly ? Em có nhận xét, đánh giá gì ?
HEPL ME
2. Trước những yêu cầu khách quan của xã hội thời Trần với mong muốn cứu vãng tình thế Hồ Quý Ly đã tiến hành cuộc cải cách toàn diện trên các lĩnh vực: chính trị quân sự, kinh tế -xã hội và văn- hóa giáo dục….
1. Trên lĩnh vực chính trị- quân sự :
Hồ Quý Ly đã cho cải tổ lại bộ máy chỉ huy quân sự lúc bấy giờ:tổ chức các kì thi xác hạch nhân tài, tìm cách chấn chỉnh và tăng cường quân đội như đưa vào đội ngũ những người khỏe mạnh và giảm bớt người yếu
Năm 1375 Hồ Quý Ly đã đề nghị “chọn các viên quan người nào có tài năng luyện tập võ nghệ thông hiểu thao lược thì không cử là tôn thất, đều cho làm tương coi quân”
Năm 1397 thay đổi một số lộ trấn trấn và quy định về cơ chế làm việc: “lộ coi phủ,phủ coi châu, châu coi huyện”.
Hồ Quý Ly cho xây dựng một kinh thành ở An Tôn (Vĩnh Phúc, Thanh Hóa) còn gọi là Thành Nhà Hồ
Tăng cường củng cố sức mạnh quân sự quốc phòng Hồ Quý Ly đã cho cải tiến các loại vũ khí tiêu biểu là Hồ Nguyên Trừng (con của Hồ Quý Ly ) đã chế tạo ra súng thần cơ, thuyền chiến cổ lâu đi biển.
Hồ Quý Ly đặt lệ cử quan ở Tam quán và Nội nhân , đi về các lộ thăm hỏi cuộc sống nhân dân và tình hình quan lại để thăng giáng cho hợp lý (năm1400).
2. Trên lĩnh vực tài chính- kinh tế và xã hội
2.1 Tài chính:
Năm 1396, Hồ Quý Ly cho ban hành tiền giấy thu hồi hết các loại tiền đồng gọi là “thông bảo hội sao” có 7 loại hình vẽ khác nhau. Nhà nước quy định làm giả phải tội chết, 1 quan tiền đồng đổi được 1 quan 2 tiền giấy, ai dùng tiền đồng bị bắt cung bị tội như làm giả. Trước phản ứng của nhân dân, năm 1403 nhà Hồ ban điều luật về tội không tiêu tiền giấy, nâng giá hàng và đóng cửa hàng, đặt chức thi giám, ban mẫu về công thước thương đấu.
Năm 1402 Hồ Quý Ly cho định lại thuế đinh và thuế ruộng. Thuế đinh chỉ đánh vào những người có ruộng được chia, còn không phải đóng thuế đinh đó là người không ruộng,trẻ mồ côi, đàn bà góa. Và thuế được đánh theo lũy tiến : người có 5 sào ruộng nộp 5 tiền, có trên 2 mẫu 6 sào nộp 3 quan..
2.2 Về kinh tế :
Hồ Quý Ly đặt ra phép hạn điền vào năm 1397. Tất cả mọi người từ quý tộc cho đến thứ dân, đều bị hạn chế số ruộng tư (tối đa:10 mẫu) trừ đại vương và trưởng công chúa. Người nào nhiều ruộng thì được phép lấy ruộng chuột tội còn ruộng thừa thì sung công.
Năm 1398 Hồ Quý Ly đã cho quan về địa phương làm lại sổ ruộng đất với mục đích là để kiểm tra việc thực hiện chủ trương hạn điền. Những ai có ruộng tư thi phải kê khai rõ số ruộng và phải cắm thẻ ghi tên của mình trên mảnh ruộng đó. Nếu sau 5 năm ruộng nào không có ai nhận thì nhà nước sung công.
2.3 Về xã hội:
Hồ Quý Ly chú trọng đến phép hạn nô. Năm 1401 Hồ Quý Ly quy định các quan lại , quí tộc theo các phẩm cấp chỉ được nuôi một số nô tì, nông nô nhất định số thừa ra sẽ sung công. Nhà nước đền bù 5 quan tiền cho 1 gia nô trừ loại mới nuôi với gia nô nước ngoài , các gia nô còn lại thị phải ghi dấu hiệu ở trên trán theo tước hiệu của chủ. Cho làm lại sổ hộ và biên hết tên những người từ 2 tuổi trở lên những dân phiêu tán thì không được ghi vào sổ còn các dân kinh thành sống ở các phiên trấn phải trở về quê quán.
Nhà Hồ đã đưa những người có của mà không có ruộng biên vào quân ngũ ở lại trấn giữ lâu đài khi đánh chiếm được vùng đất Hóa Châu đến Cổ Lũy vào năm 1403 và sau đó gọi nhà giàu nộp tâu vào đây.
Nhà Hồ đã cho quan địa phương khám xét nhà giàu có thừa thóc, bắt phải bán thóc cho dân đói theo thời giá, khi nạn đói xảy ra năm 1403 đồng thời đặt quản tế thự để chữa bệnh cho nhân dân
3. Trên lĩnh vực văn hóa-giáo dục :
Hồ Quý Ly đã cho chấn chỉnh lại Phật giáo và Nho giáo đề cao Nho giáo và hạn chế Phật giáo, Đạo giáo. Năm 1396 Hồ Quý Ly đã cho sa thải các tăng đạo dưới 50 tuổi bắt họ phải Hồ Quý Ly hoàn tục vị nho giáo thực dụng chống giáo điều kết hợp với tinh thần pháp gia. Năm 1392 soạn sách” minh đạo” bàn về Nho giáo, phê phán thói giáo điều của Nho Hàn Dũ , Chu Đôn Di, Trình Hiệu La “trộm Nho” và đề Cao Chu Công. Ngăn cấm và xử phạt nặng những người làm nghề thương thuật.
Người có ý thức đề cao chữ Nôm, từ đó cho nên ông đã tự mình dịch “Thiên Vô Dật” để dạy cho vua Trần Nhuận Tông và dịch sách Kinh thi để cho các nữ quan dạy các phi tần, cung nữ.
Hồ Quý Ly rất quan tâm đến giáo dục và thi cử. Năm 1396, Hồ Quý Ly cho sửa lại chế độ thi cử đặt kỳ thi hương ở địa phương và thi hội ở kinh thành. Những người đã thi hội thì phải làm thêm một bài văn do vua đề ra để định vị thứ bậc. Ông đã bỏ trường thi ám tả cổ văn thay bằng thi kinh nghĩa trong 4 trường thi. Ông đã đặt thêm trường thứ 5 thi viết chữ và toán.
Ngay sau khi mới lên ngôi ông mở khoa thi hội lấy đỗ 20 người trong đó có Nguyễn Trãi Nhà sử học Ngô Thời Sĩ “phép khoa cử đến đây mới đủ văn tự 4 trường, đến nay còn theo , không thay đổi được”. Năm 1397, Hồ Quý Ly đã đề nghị đặt học quan ở các lộ Sơn Nam, Kinh Bắc, Hải Đông.
Thời gian | Sự kiện | Đáp án |
1.Năm 1010 | a. Hồ Qúy Ly lên ngôi nhà Hồ thành lập | |
2.Năm 1258-1288 | b. Lý Công Uẩn dòi đô về Đại La đổi tên thành Thăng Long | |
3.Năm 1400 | c.Kháng chiến chống quân Minh của nhà Hồ | |
4.Năm 1406-1407 | d. Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông-Nguyên |
Câu 15: Nối
Câu 1: Tại sao Lý Công Uẩn quyết định dời đô từ Hoa Lư về Đại La? Từ khi Lý Công Uẩn dời đô đến nay, Hà Nội đã có những sự phát triển như thế nào? Qua đó, hãy nhận xét về quyết định dời đô của Lý Công Uẩn.
Câu 2: Nhà Trần được thành lập như thế nào? Nêu vài nét về chính sách quân đội của nhà Trần, nhận xét về chính sách đó.
Câu 3: Nêu những cải cách về kinh tế, xã hội, văn hóa của Hồ Qúy Ly. Nhận xét về nhân vật này.
Câu 4: Giới thiệu về Văn miếu Quốc Tử Giám ở Hà Nội. Những chính sách phát triển giáo dục thời Lý để lại bài học gì cho công cuộc đổi mới gaio dục hiện nay?
2.- Từ cuối thế kỉ 12, nhà Lý suy yếu, chính quyền không chăm lo đời sống nhân dân, quan lại ăn chơi sa doạ. Kinh tế khủng hoảng, mất mùa, nông dân li tán. Một số thế lực phong kiến địa phương nổi dậy, nhà Lý buộc phải dựa vào thế lực họ Trần để chống lại các lực lượng nổi loạn.
- Tháng 12 năm Ất Dậu (đầu năm 1226), Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh. Nhà Trần được thành lập.
3.-Về kinh tế tài chính, Hồ Quý Ly cho phát hành tiền giấy thay thế tiền đồng, ban hành chính sách hạn điền, quy định lại biểu thuế đinh, thuế ruộng.
- Về xã hội, Hồ Quý Ly ban hành chính sách hạn chế số nô tì được nuôi của các vương hầu, quý tộc, quan lại.
Những năm có nạn đói, nhà Hồ lệnh cho các quan địa phương đi khám xét, bắt nhà giàu thừa thóc phải bán cho dân đói và tổ chức nơi chữa bệnh cho dân.
- về văn hoá, giáo dục, Hồ Quý Ly bắt các nhà sư chưa đến 50 tuổi phải hoàn tục, cho dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm để dạy cho vua Trần và phi tần, cung nữ. Ông cũng sửa đổi cả chế độ thi cử, học tập.
Câu 3:
a) Tài chính, kinh tế:
- Phát hành tiền giấy, thay cho tiền đồng.
- Ban hành chính sách hạn điền.
- Quy định lại biểu thuế đinh, thuế ruộng.
b) Xã hội:
- Ban hành chính sách hạn nô.
- Năm đói kéo dài, bắt nhà giàu phải bán thóc cho dân.
c) Văn hóa, giáo dục:
- Quy định tuổi với nhà sư.
- Dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm.
- Quy định chế độ thi cử, học tập.
Mk nghĩ là như vậy. :)
Chúc bn học tốt!!!
1/ Nêu những thành tựu về kinh tế-văn hóa thời Lý, Trần
2/ Kể tên những công trình kiến trúc nổi tiếng thời Lý,, Trần? Công trình nào được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới
3/ Trình bày nội dung cải cách của Hồ Quý Ly. Em có nhận xét và đánh giá gì về nội dung cải cách đó
3/ Trình bày nội dung cải cách của Hồ Quý Ly.
Ngay từ khi còn là một đại thần, đặc biệt sau khi lên ngôi vua, Hồ Quý Ly đã thực hiện những cải cách trên nhiều lĩnh vực.
- Về chính trị, ông cải tổ hàng ngũ võ quan, thay thế dần các võ quan cao cấp do quý tộc tôn thất nhà Trần nắm giữ bằng những người không phải
họ Trần nhưng có tài năng và thân cận với mình.
Hồ Quý Ly cho đổi tên một số đơn vị hành chính cấp trấn và quy định cụ thể, rõ ràng cách làm việc của bộ máy chính quyền các cấp.
Hồ Quý Ly đặt lệ cử các quan ở triều đình về các lộ thăm hỏi đời sống nhân dân và tìm hiểu tình hình làm việc của quan lại để thăng hay giáng chức.
-Về kinh tế tài chính, Hồ Quý Ly cho phát hành tiền giấy thay thế tiền đồng, ban hành chính sách hạn điền, quy định lại biểu thuế đinh, thuế ruộng.
- Về xã hội, Hồ Quý Ly ban hành chính sách hạn chế số nô tì được nuôi của các vương hầu, quý tộc, quan lại.
Những năm có nạn đói, nhà Hồ lệnh cho các quan địa phương đi khám xét, bắt nhà giàu thừa thóc phải bán cho dân đói và tổ chức nơi chữa bệnh cho dân.
- về văn hoá, giáo dục, Hồ Quý Ly bắt các nhà sư chưa đến 50 tuổi phải hoàn tục, cho dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm để dạy cho vua Trần và phi tần, cung nữ. Ông cũng sửa đổi cả chế độ thi cử, học tập.
- Về quân sự, để đề phòng giặc ngoại xâm, Hồ Quý Ly đã thực hiện một số biện pháp nhằm tăng cường củng cố quân sự và quốc phòng.
Em có nhận xét và đánh giá gì về nội dung cải cách đó
Trước tình trạng suy sụp của nhà Trần và cuộc khủng hoảng xã hội cuối thế kỉ XIV, Hồ Quý Ly đã thực hiện cuộc cải cách khá toàn diện để đưa nước ta thoát khỏi tình trạng khủng hoảng, điều đó chứng tỏ ông là một nhà cải cách có tài và là người yêu nước thiết tha.
Những cải cách của Hồ Quý Ly ít nhiều góp phần hạn chế tệ tập trung ruộng đất của giai cấp quý tộc, địa chủ, làm suy yếu thế lực của quý tộc tôn thất nhà Trần, tăng nguồn thu nhập của nhà nước và tăng cường quyền lực của nhà nước quân chủ trung ương tập quyền, cải cách văn hoá, giáo dục có nhiều tiến bộ.
Tuy nhiên, một số chính sách chưa triệt để (gia nô, nô tì chưa được giải phóng thân phận), chưa phù hợp với tình hình thực tế. Chính sách cải cách cũng chưa giải quyết được những yêu cầu bức thiết của cuộc sống đông đảo nhân dân.
2/ Kể tên những công trình kiến trúc nổi tiếng thời Lý,, Trần?
- Văn Miếu Quốc Tử Giám
- Chùa Một Cột
- Chuông Quy Điền
- Tháp Báo Thiên
- Tháp Phổ Minh
Công trình nào được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới
- Chùa Một Cột
- Văn Miếu Quốc Tử Giám
1/ Nêu những thành tựu về kinh tế-văn hóa thời Lý, Trần
Xin Lỗi câu này mk k bik lm - sr bn nhìu nha
Nguyen Quang Trung
Bình Trần Thị
Nguyễn Thị Mai
Trần Ngọc Định
Nguyễn Trần Thành Đạt
Phan Thùy Linh
Silver bullet
Trần Việt Linh
Lê Nguyên Hạo
Ai học qua rồi chỉ em với ạ
e ngu sử lắm
cho biết lý công uẩn lên ngôi vua trong hoàn cảnh nào. tại sao lý công uẩn quyết định dời đô từ hoa lư ra đại la
trình bày về tổ chức bộ máy chính quyền ở trung ương và địa phương dưới thời lý
Lý Công Uẩn lên ngôi trong hoàn cảnh là Lê Hoàn có nhiều con và ông đã trao ngôi cho con cả nhưng ít lâu sau con cả chết, sau đó ông ko truyền ngôi cho ai nữa và chết luôn. Các người con của ôn tranh giành quyền lực, ngai vàng. Một người con thắng, lên ngôi vua được 3 ngày rồi bị Lê Long Đĩnh sát hại. Lê Long Đĩnh lên ngôi vua. Vua suốt ngày chỉ ăn chơi sa đọa, hoang dâm vô độ rồi bị bệnh chết ( do quá dâm ). Triều thần chán ghét Tiền Lê nên cho Lý Công Uẩn - là người cực có tài lên làm vua
Lý Công Uẩn quyết định rời đô từ Hoa Lư ra Đại La vì Hoa lư có địa hình hiểm trở, xung quanh toàn núi non, rừng cây um tùm, chỉ thích hợp cho việc phòng ngự. Còn Đại La được thế rồng cuộn hổ ngồi, thế đất sáng sủa, phía trước có núi, phía sau có sông rất tiện lợi. Nhân dân không bị khổ vì thiên tai mà lại còn di chuyển dễ, là nơi thích hợp để phát triển kinh tế, khắp nơi màu mỡ là nơi thích hợp để ngự trị suốt đời
mk mún giúp bạn ý 2 lắm mà mk ko bít vẽ hình trong cái web này.
- Vào năm 1005, Lê Hoàn mất, Lê Long Đĩnh lên ngôi vua. Cuối năm 1009, Lê Long Đĩnh qua đời. Triều thần chán ghét nhà Tiền Lê vì vua ăn chơi sa đọa, không quan tâm đến dân, Lý Công Uẩn được tôn lên ngôi vua. Từ đó thì nhà Lý được thành lập.
+ Vì kinh đô Hoa Lư xa và hẻo lánh, trong khi đó, Đại La có nhiều ưu điểm hơn: Vị trí: Địa thế thuận lợi, là trung tâm của đất nước.
- Về việc tổ chức bộ máy chính quyền ở trung ương: Vua đứng đầu nhà nước, nắm giữ mọi quyền hành. Vua ở ngôi theo chế độ cha truyền con nối. Các chức vụ quan trọng, nhà vua đều cử những người thân cận nắm giữ. Giúp vua lo việc nước có các đại thần, các quan văn, võ.
+ Về việc tổ chức bộ máy chính quyền ở địa phương: Nhà Lý đã chia cả nước thành 24 lộ, phủ (Ở miền Bắc gọi là Châu), đặt ra các chức Tri Phủ, Tri Châu, giao cho con cháu nhà vua hoặc các đại thần cai quản. Dưới lộ, phủ là huyện, hương và xã .
* LƯU Ý: Bạn có thể vẽ theo sơ đồ nếu thầy/cô giáo yêu cầu nhé !