Hồ Quý Ly (chữ Hán: 胡季犛; 1336 – 1407), tự Lý Nguyên, là hoàng đế sáng lập nhà Hồ Việt Nam. Ông trị vì được 1 năm thì trao ngôi cho con là Hồ Hán Thương để lên ngôi làm Thái thượng hoàng, cho đến khi ông bị bắt qua nhà Minh sau khi bị thua trận vào năm 1407.
Hồ Quý Ly trước có tên là Lê Quý Ly (黎季犛), tên tự là Lý Nguyên (理元). Ông sinh năm Ất Hợi (1335), quê ở Đại Lại, Vĩnh Lộc (nay là xã Hà Đông, huyện Hà Trung, Thanh Hóa). Về dòng dõi Hồ Quý Ly, sách Đại Việt sử ký toàn thư, quyển VII chép:[1]
...Tổ tiên Hồ Quý Ly là Hồ Hưng Dật, vốn là người Triết Giang bên Trung Quốc, thời Hậu Hán (947-950) được vua Hán cử sang làm Thái thú Châu Diễn (tức vùngDiễn Châu, Nghệ An). Đến thời loạn mười hai sứ quân, họ Hồ dời vào hương Bào Đột (nay là xã Quỳnh Lâm, Quỳnh Lưu, Nghệ An) và trở thành một trại chủ. Đến thời Lý, trong họ có người lấy công chúa Nguyệt Đích, sinh ra công chúa Nguyệt Đoan. Đời cháu thứ 12 của Hồ Hưng Dật là Hồ Liêm dời đến ở hương Đại Lại, Vĩnh Lộc, Thanh Hóa. Hồ Liêm làm con nuôi của Tuyên úy Lê Huấn rồi lấy họ Lê làm họ của mình. Hồ Quý Ly là cháu 4 đời của Lê Liêm, khi lên làm vua thì đổi lại họ Hồ...
Mẹ Hồ Quý Ly là con gái Phạm Bân, một thầy thuốc giỏi người huyện Vĩnh Lộc, là quan Thái y dưới triều Trần Anh Tông. Hồ Quý Ly còn có hai người cô trong họ làm phi tần củaTrần Minh Tông, một bà sinh ra Trần Nghệ Tông, một bà sinh ra Trần Duệ Tông.[cần dẫn nguồn]
Theo sách Việt sử tiêu án: Quý Ly tìm kín được dòng máu họ Hồ, muốn trở lại họ cũ, bèn lấy tên Hồ Cương làm người tâm phúc.[2]
Hồ Quý Ly thưở nhỏ theo học võ Nguyễn Sư Tề, sau đỗ thi Hương, rồi đỗ khoa Hoành từ.[3] Hai chị em bà cô của Hồ Quý Ly đều làm cung nhân của vua Trần Minh Tông; bà Minh Từ sinh ra Trần Nghệ Tông; bà Đôn Từ sinh ra Trần Duệ Tông. Theo Đại Việt sử ký toàn thư, vì lí do này mà vua Trần Nghệ Tông mới lên ngôi rất tín nhiệm Quý Ly, lại đem em gái mới góa chồng là công chúa Huy Ninh gả cho.[4]
Theo Minh thực lục, Li Ji-li (黎季犛 - Lê Quý Ly) vốn là con của một cựu võ quan là Li Guo-mao (黎國耄 - Lê Quốc Mạo) hoặc Li Guo-qi (黎國耆 - Lê Quốc Kỳ), sau khi cướp ngôi vua, Li Ji-li (黎季犛 - Lê Quý Ly) đổi tên thành Lê Nhất Nguyên (Li Yi-yuan - 黎一元)[5] hoặc Hồ Nhất Nguyên (胡一元).[6][7]
Trần Thái Tông (chữ Hán: 陳太宗; tên thật là Trần Cảnh, 16 tháng 6, 1218 – 1 tháng 4, 1277), là vị hoàng đế đầu tiên của nhà Trần trong lịch sử Việt Nam. Ông ở ngôi hơn 32 năm (1225 - 1258), làm Thái thượng hoàng trong 19 năm.
Sinh ra dưới thời kỳ nhà Lý còn tại vị, Trần Cảnh cùng tuổi với vị Nữ hoàng nhà Lý lúc bấy giờ là Lý Chiêu Hoàng. Ông được Chiêu Hoàng yêu mến, hay gọi vào vui đùa, Trần Cảnh khi ấy không nói năng gì nhưng khi về đều nói lại với chú họ là Trung Vũ đại vương Trần Thủ Độ. Bằng sự sắp xếp của mình, cuối cùng Trần Thủ Độ đưa được Trần Cảnh lên Hoàng vị thông qua việc sắp đặt hôn nhân giữa Trần Cảnh và Lý Chiêu Hoàng. Sự kiện đó xảy ra vào năm 1225, chấm dứt triều đại nhà Lý đã tồn tại hơn 200 năm.
Năm 1237, Trần Thủ Độ ép Trần Cảnh phế Lý hoàng hậu (tức Lý Chiêu Hoàng) vì không sinh được người kế vị, lập chị của Hoàng hậu là Thuận Thiên công chúa lên thay. Công chúa vốn là vợ của anh trưởng Thái Tông là Hoài vương Trần Liễu, khi ấy đang có thai với Trần Liễu 3 tháng. Việc này khiến Trần Liễu làm loạn ở sông Cái, cuối cùng bị thất thế, đổi làm An Sinh vương(安生王) và tập ấm ở vùng đất mà bây giờ là tỉnh Quảng Ninh.
Khoảng năm 1257 - 1258, đội quân Mông Cổ do Ngột Lương Hợp Thai lãnh đạo vào cướp Đại Việt, với ý định mở đường cho Đế quốc Mông Cổ ở vùng phía Nam. Thái Tông hoàng đế cùng Thái sư Trần Thủ Độ đã chỉ huy quân đội Đại Việt, cùng hiệp sức với các thân vương, đánh tan tác quân đội Mông Cổ tại trận Đông Bộ Đầu. Công lao sáng ngời sử sách, Thái Tông hoàng đế được đánh giá là vị Minh quân của nhà Trần.
Thái Tông hoàng đế ngoài thông tuệ chính sự, cũng là một người sùng Phật giáo, thơ văn, với những tác phẩm về thiền nhưThiền tông chỉ nam ca, Chú giải Kinh Kim cương Tam muội, Lục thì sám hối khoa nghi. Tất cả đều được ghi lại trong sách Khóa hư lục, một tác phẩm Phật học quan trọng do Trần Cảnh viết vào thời gian ông làm Thái thượng hoàng. Thơ của ông không nhiều, chỉ gói gọn trong Trần Thái Tông thi tập, lời thơ được đánh giá thanh nhã, dùng từ trau chuốt, nhưng nay đã thất lạc.
Trần Thái Tông (chữ Hán: 陳太宗; tên thật là Trần Cảnh, 16 tháng 6, 1218 – 1 tháng 4, 1277), là vị hoàng đế đầu tiên của nhà Trần trong lịch sử Việt Nam. Ông ở ngôi hơn 32 năm (1225 - 1258), làm Thái thượng hoàng trong 19 năm.
Sinh ra dưới thời kỳ nhà Lý còn tại vị, Trần Cảnh cùng tuổi với vị Nữ hoàng nhà Lý lúc bấy giờ là Lý Chiêu Hoàng. Ông được Chiêu Hoàng yêu mến, hay gọi vào vui đùa, Trần Cảnh khi ấy không nói năng gì nhưng khi về đều nói lại với chú họ là Trung Vũ đại vương Trần Thủ Độ. Bằng sự sắp xếp của mình, cuối cùng Trần Thủ Độ đưa được Trần Cảnh lên Hoàng vị thông qua việc sắp đặt hôn nhân giữa Trần Cảnh và Lý Chiêu Hoàng. Sự kiện đó xảy ra vào năm 1225, chấm dứt triều đại nhà Lý đã tồn tại hơn 200 năm.
Năm 1237, Trần Thủ Độ ép Trần Cảnh phế Lý hoàng hậu (tức Lý Chiêu Hoàng) vì không sinh được người kế vị, lập chị của Hoàng hậu là Thuận Thiên công chúa lên thay. Công chúa vốn là vợ của anh trưởng Thái Tông là Hoài vương Trần Liễu, khi ấy đang có thai với Trần Liễu 3 tháng. Việc này khiến Trần Liễu làm loạn ở sông Cái, cuối cùng bị thất thế, đổi làm An Sinh vương(安生王) và tập ấm ở vùng đất mà bây giờ là tỉnh Quảng Ninh.
Khoảng năm 1257 - 1258, đội quân Mông Cổ do Ngột Lương Hợp Thai lãnh đạo vào cướp Đại Việt, với ý định mở đường cho Đế quốc Mông Cổ ở vùng phía Nam. Thái Tông hoàng đế cùng Thái sư Trần Thủ Độ đã chỉ huy quân đội Đại Việt, cùng hiệp sức với các thân vương, đánh tan tác quân đội Mông Cổ tại trận Đông Bộ Đầu. Công lao sáng ngời sử sách, Thái Tông hoàng đế được đánh giá là vị Minh quân của nhà Trần.
Thái Tông hoàng đế ngoài thông tuệ chính sự, cũng là một người sùng Phật giáo, thơ văn, với những tác phẩm về thiền nhưThiền tông chỉ nam ca, Chú giải Kinh Kim cương Tam muội, Lục thì sám hối khoa nghi. Tất cả đều được ghi lại trong sách Khóa hư lục, một tác phẩm Phật học quan trọng do Trần Cảnh viết vào thời gian ông làm Thái thượng hoàng. Thơ của ông không nhiều, chỉ gói gọn trong Trần Thái Tông thi tập, lời thơ được đánh giá thanh nhã, dùng từ trau chuốt, nhưng nay đã thất lạc.
Lý Thái Tổ ( Lý Công Uẩn)(chữ Hán: 李太祖, 8 tháng 3, 974 – 31 tháng 3, 1028), là vị Hoàng đế sáng lập nhà Lý trong lịch sử Việt Nam, trị vì từ năm 1009 đến khi qua đời vào năm 1028.
Dưới triều nhà Tiền Lê, ông làm quan đến chức Điện tiền chỉ huy sứ (殿前指揮使), là một chức quan võ chỉ huy quân đội bảo vệkinh đô Hoa Lư bấy giờ. Năm 1005, Lê Trung Tông bị em trai là Lê Long Đĩnh sát hại, ông ôm Trung Tông khóc, Long Đĩnh cho rằng ông là tôi trung, bèn cho giữ chức quan Cận vệ. Đến năm 1009, Long Đĩnh qua đời, con trai còn nhỏ, ông được lực lượng của Đào Cam Mộc và sư Vạn Hạnh tôn làm Hoàng đế.
Dưới triều đại của mình, ông dành nhiều thời gian để đánh dẹp các nơi phản loạn, vì cơ bản nước Đại Cồ Việt vẫn chưa thu phục được lòng tin của các tộc người vùng biên cương. Triều đình trung ương dần được củng cố, các thế lực phiến quân bị đánh dẹp, kinh đô được dời từ Hoa Lư về thành Đại La vào tháng 7 năm 1010, và thành này được đổi tên thành Thăng Long, mở đầu cho sự phát triển lâu dài của nhà Lý tồn tại hơn 200 năm.
Trần Thủ Độ (chữ Hán: 陳守度, 1194 - 1264), là một trọng thần của giai đoạn chuyển giao Lý Trần, người chiếm thực quyền lớn nhất suốt thời kỳ 1224 - 1264.