Ý nghĩa các thành tựu văn hóa của thế giới cổ đại
a) Điểm lại những thành tựu văn hóa cổ đại?
b) Thử đánh giá vị trí, tác dụng, ý nghĩa của các thành tựu văn hóa thời cổ đại đối với chúng ta ngày nay?
Câu a:
Những thành tựu văn hóa của các quốc gia phương Đông cổ đại:
+ Chữ viết: Xuất hiện sớm ở Lưỡng Hà , Ai Cập (3500 năm TCN) Trung Quốc (2000 năm TCN).
+ Chữ số: Người Ấn Độ đã phát minh ra các chữ số trong đó có cả số 0.
+ Toán học: Nghĩ ra phép đếm đến 10 và rất giỏi về hình học, họ đã tính được số Pi bằng 3.1416
+ Những công trình kiến trúc : Kim tự tháp ở Ai Cập, Lưỡng Hà có thành Ba – bi – lon với cổng đền I – sơ – ta.
Câu b:
- Những thành tựu văn hóa lớn thời cổ đại đã nói lên được tài năng và sự phát triển của trình độ trí tuệ con người. Không những để phục vụ cho cuộc sống của họ mà còn làm cho sự phát triển của khoa học công nghệ sau này.
- Những thành tựu đó tạo ra cơ sở cho ngành khoa học, nghệ thuật ngày nay. Chúng ta cần sử dụng và phát triển cao hơn những thành tựu đó để tạo ra những kỳ quan,công trình phục vụ cho ngày nay.
- Những thành tựu đó đã nói lên khả năng vĩ đại của con người.
-
hãy liệt kê các thành tựu văn hóa cổ đại và nêu ý nghĩa, tác dụng của các thành tựu văn hóa đó đối với nhân loại
Thời cổ đại, khi nhà nước được hình thành, loài người bước vào xã hội văn minh. Trong buổi bình minh của lịch sử, các dân tộc phương Đông đã sáng tạo nên nhiều thành tựu văn hoá rực rỡ mà ngày nay chúng ta vẫn đang được thừa hưởng:
*Sáng tạo chữ viết:
Khi nhà nước được hình thành, do nhu cầu của việc quản lý hành chính (công văn, lưu giữ số liệu ruộng đất, thuế má…) và nhu cầu trao đổi thư từ, người ta cần ghi chép và lưu giữ nên chữ viết ra đời. Ban đầu, người phương Đông cổ đại đều dùng chữ tượng hình mô phỏng vật thật để nói lên ý nghĩ của mình.
Người ta đã tìm thấy ở Tây Á hình vẽ một con thuyền, ba Mặt Trời và ba con hươu nằm dưới chân người. Bức vẽ muốn kể lại một cuộc đi săn bằng thuyền ở ven sông trong ba ngày và săn được ba con hươu.
Về sau, để diễn tả linh hoạt, người ta đã dùng những nét tượng trưng thay cho hình vẽ và ghép các nét theo quy ước để thành chữ gọi là chữ tượng ý. Chữ tượng ý cũng chưa tách khỏi chữ tượng hình và thường được ghép với một thanh để biểu thị tiếng nói có âm sắc thanh điệu của con người.
Những chữ này được viết trên giấy làm bằng vỏ cây pa-pi-rút, trên mai rùa, trên thẻ tre hoặc trên các phiến đất sét ướt rồi đem nung hoặc phơi khô. Ở Ai Cập, người ta đã tìm được nhiều “tờ giấy” pa-pi-rút như thế, có “tờ” dài tới 40m; còn ở Lưỡng Hà, khi khai quật thành Ni-ni-vơ, người ta đã tìm được một thư viện lớn có chứa tới 22000 “cuốn sách” bằng đất nung.
Nhờ những “ văn tự” cổ còn lưu giữ lại, ngày nay chúng ta mới biết được rằng ở các quốc gia cổ đại phương Đông, các ngành khoa học như thiên văn, toán học, y học, văn học, sử học đã phát triển.
*Thiên Văn:
Qua nhiều năm cày cấy, nông dân hiểu được tính chất sinh trưởng và thời vụ của cây lúa có liên quan đến quá trình “mọc” và “lặn” của Mặt Trời và Mặt Trăng. Qua quan sát, người ta thấy cứ khoảng 30 ngày đêm là một lần trăng tròn. Đó là cơ sở để người ta tính chu kỳ thời gian và mùa. Từ đó, người phương Đông đã biết làm ra lịch, mỗi năm có 365 ngày, chia thành 12 tháng. Họ còn đo thời gian bằng bóng năng Mặt Trời, mỗi ngày có 24 giờ.
*Toán Học:
Cư dân phương Đông cũng là những người đầu tiên sáng tạo ra các chữ số. Ban đầu người Ai Cập mới chỉ biết dùng những vạch đơn giản và những kí hiệu tượng trưng cho các số 10, 100, 1000… còn hệ thống chữ số A-rập, kể cả số 0 mà chúng ta đang dùng ngày nay, là do người Ấn Độ cổ đại sáng tạo ra. Do nhu cầu thực tế, người Ai Cập xưa rất giỏi về hình học. Họ đã tính được số Pi (π) bằng 3,16 và giải được nhiều bài toán hình học phẳng phức tạp. Người Lưỡng Hà lại phát triển hơn về số học. Họ biết làm các phép tính với số thập phân.
*Kiến Trúc:
Sự phát triển của toán học đã giúp cho cư dân phương Đông có thể tính toán, xây dựng những công trình kiến trúc đồ sộ trong lịch sử. Tiêu biểu nhất của loại công trình kiến trúc này là các Kim tự tháp ở Ai Cập. Được xây dựng từ rất sớm (vào khoảng thiên niên kỉ III trước Công nguyên), các Kim tự tháp ở Ai Cập đến nay vẫn làm cho hàng triệu du khách đến đây phải choáng ngợp bởi các hình khối hùng vĩ của nó, có tháp cao gần 150m (bằng toà nhà 50 tầng); còn các tháp hình núi nhọn, cao nhiều tầng ở Ấn Độ lại làm cho người ta phải kinh ngạc bởi nghệ thuật chạm trổ tỉ mỉ trên các bức phù điêu, tạo nên một phong cách nghệ thuật kiến trúc Hinđu độc đáo.
*Văn học:
Sử thi, thần thoại, kịch thơ độc đáo
Những tri thức Thiên văn học và Lịch pháp học ra đời vào loại sớm nhất ở các quốc gia cổ đại phương Đông. Nó gắn liền với nhu cầu sản xuất nông nghiệp. Để cày cấy đúng thời vụ, những người nông dân luôn phải “trông trời, trông đất”. Dần dần, họ biết đến sự chuyển động của Mặt Trời, Mặt Trăng. Đó là những tri thức đầu tiên về thiên văn. Từ tri thức đó, người phương Đông sáng tạo ra lịch. Vì vậy, lịch của họ là nông lịch, một năm có 365 ngày được chia thành 12 tháng.
Đây cũng là cơ sở để người ta tính chu kì thời gian và mùa. Thời gian được tính bằng năm, tháng, tuần, ngày. Năm lại có mùa ; mùa mưa là mùa nước lên, mùa khô là mùa nước xuống, mùa gieo trồng đất bãi. Thời đó, con người còn biết đo thời gian bằng ánh sáng mặt trời và tính được mỗi ngày có 24 giờ.
Thiên văn học sơ khai và lịch đã ra đời như thế.
b) Chữ viết
Sự phát triển của đời sống làm cho quan hệ của xã hội loài người trở nên phong phú và đa dạng ; người ta cần ghi chép và lưu giữ những gì đã diễn ra. Chữ viết ra đời bắt nguồn từ nhu cầu đó. Chữ viết là một phát minh lớn của loài người.
Các cư dân phương Đông là người đầu tiên phát minh ra chữ viết. Vào khoảng thiên niên kỉ IV TCN, chữ viết đã xuất hiện ở Ai Cập và Lưỡng Hà.
Lúc đầu, chữ viết chỉ là hình vẽ những gì mà họ muốn nói, sau đó họ sáng tạo thêm những kí hiệu biểu hiện khái niệm trừu tượng. Chữ viết theo cách đó gọi là chữ tượng hình. Người Trung Hoa xưa vẽ để chỉ ruộng, vẽ để chỉ cây và vẽ để chỉ rừng.
Người Ai Cập xưa vẽ để chỉ nhà, vẽ chỉ móm, vẽ để chỉ Mặt Trời...
Sau này, người ta cách điệu hoá chữ tượng hình thành nét và ghép các nét theo quy ước để phản ánh ý nghĩ của con người một cách phong phú hơn gọi là chữ tượng ý. Chữ tượng ý chưa tách khỏi chữ tượng hình mà thường được ghép với một thanh để phản ánh tiếng nói, tiếng gọi có âm sắc, thanh điệu của con người.
Nguyên liệu được dùng để viết của người Ai Cập là giấy làm bằng vỏ cây papirút. Người Su-me ở Lưỡng Hà dùng một loại cây sậy vót nhọn làm bút viết lên trên những tấm đất sét còn ướt rồi đem phơi nắng hoặc nung khô. Người Trung Quốc lúc đầu khắc chữ trên xương thú hoặc mai rùa, về sau họ đã biết kết hợp một số nét thành chữ và viết trên thẻ tre hay trên lụa.
c) Toán học
Do nhu cầu tính toán lại diện tích ruộng đất sau khi ngập nước, tính toán trong xây dựng, nên Toán học xuất hiện rất sớm ở phương Đông.
Lúc đầu, cư dân phương Đông biết viết chữ số từ 1 đến 1 triệu bằng những kí hiệu đơn giản. Người Ai Cập cổ đại rất giỏi về hình học. Họ tính được số Pi (71) bằng 3,16 ; tính được diện tích hình tròn, hình tam giác, thể tích hình cầu v.v... Còn người Lưỡng Hà giỏi về số học. Họ có thể làm các phép cộng, trừ, nhân, chia cho tới một triệu. Chữ số mà ta dùng ngày nay, quen gọi là chữ số A-rập, kể cả số 0, là thành tựu lớn do người Ấn Độ tạo nên.
Những hiểu biết về toán học của người xưa đã để lại nhiều kinh nghiệm quý, chuẩn bị cho bước phát triển cao hơn ở thời sau.
d) Kiến trúc
Trong nền văn minh cổ đại phương Đông, nghệ thuật kiến trúc phát triển rất phong phú.
Nhiều di tích kiến trúc cách đây hàng nghìn năm vẫn còn lưu lại như Kim tự tháp ở Ai Cập, những khu đền tháp ở Ấn Độ, thành Ba-bi-lon ở Lưỡng Hà ...
Những công trình cổ xưa này là những kì tích về sức lao động và tài năng sáng tạo của con người.
Ý nghĩa của các thành tựu về văn hóa của các quốc gia cổ đại phương Tây?
- Góp phần vào sự phát triển của nền khoa học tư nhiên, khoa học xã hội và triết học của văn minh phương tây.
- Nhờ các kiến thức trong các lĩnh vực, cư dân Hi Lạp, Rô-ma có thể áp dụng để xây dựng nên các công trình lớn, đồ sộ.
- Gây ảnh hưởng sâu rộng, mạnh mẽ đến nền văn hóa, văn minh của các quốc gia xung quanh.
Dựa vào thông tin, tư liệu và các hình trong mục a:
- Nêu những thành tựu tiêu biểu của nền văn minh Ai Cập thời cổ đại. Giới thiệu về một trong số các thành tựu đó.
- Nêu ý nghĩa những thành tựu của văn minh Ai Cập thời cổ đại.
Yêu cầu số 1: Các thành tựu văn minh tiêu biểu của Ai Cập cổ đại
- Các thành tựu tiêu biểu:
+ Chữ viết: người Ai Cập cổ đại sáng tạo ra chữ tượng hình, chữ được viết trên giấy làm từ vỏ cây Pa-pi-rút.
+ Toán học: phát minh ra phép đểm lấy số 10 làm sơ sở; giỏi về hinh học; tính được số Pi bằng 3,16.
+ Về kiến trúc và điêu khắc: cư dân Ai Cập cổ đại đã xây dựng những công trình kiến trúc, điêu khắc đồ sộ, như kim tự tháp, tượng Nhân sự,...
+ Ngoài ra, cư dân Ai Cập cổ đại còn có nhiều thành tựu văn minh trên các lĩnh vực khác, như: Lịch pháp, Thiên văn học, Văn học, Y học
- Giới thiệu về Tượng nhân sư canh giữ Kim tự tháp Kê-ốp:
+ Tượng Nhân sư khổng lồ được làm bằng đá vôi, tạc hình dáng đầu người, thân sư tử nằm trong tư thế phủ phục canh gác cho Kim tự tháp kê-ốp, trên cao nguyên Giza, bờ Tây sông Nin của Ai Cập.
+ Đây là bức tượng nguyên khối lớn nhất thế giới, dài 73,5 mét và cao 20,22 m.
+ Theo quan niệm của người Ai Cập, tượng nhân sư (có phần đầu là nam giới, phần thân là sư tử) tượng trưng cho trí tuệ và sức mạnh.
=> Tượng Nhân sư đã cho thấy sự tinh tế, bài tay tài hoa và sự miệt mài sáng tạo nghệ thuật của của người Ai Cập cổ đại.
Yêu cầu số 2: Ý nghĩa những thành tựu văn minh:
- Để lại cho nhân loại nhiều thành tựu to lớn, rực rỡ.
- Là sản phẩm của trí tuệ, sự lao động sáng tạo của cư dân Ai Cập cổ đại.
- Nhiều thành tựu văn minh của Ai Cập cổ đại đã đóng góp cho sự phát triển của các lĩnh vực trong nền văn minh thế giới và vẫn được sử dụng cho tới hiện nay. Ví dụ: phép đếm lấy số 10 làm cơ sở…
* Bảng những thành tựu văn hóa thời cổ đại (phương Đông và phương Tây)
| Phương Đông | Phương Tây |
Về chữ viết, chữ số | - Tạo ra chữ tượng hình. - Phép đếm đến 10, tính được số pi bằng 3,16. | - Hệ chữ cái a, b, c. |
Về các khoa học | - Thiên văn học: sáng tạo ra lịch (Âm lịch), biết làm đồng hồ đo thời gian.
| - Thiên văn học: sáng tạo ra lịch (Dương lịch). - Đạt được nhiều thành tựu trong các lĩnh vực toán học, thiên văn, vật lí, triết học, lịch sử, địa lí,... với những nhà khoa học nổi tiếng như Ta-let, Pi-ta-go, Ơ-cơ-lít, … - Văn học: có những bộ sử thi nổi tiếng như I-li-at, Ô-đi-xê của Hô-me, những vở kịch thơ độc đáo Ô-re-xti, Ơ-đíp làm vua, ... |
Về các công trình nghệ thuật | Kim tự tháp cổ ở Ai Cập, thành Ba-bi-lon ở Lưỡng Hà,... | Đền Pác-tê-nông ở A-ten, tượng thần Vệ nữ ở Mi-lô,.. |
Nêu các thành tựu văn hóa cổ đại phương Đông và Tây. Nêu giá trị, ý nghĩa.
Những tri thức Thiên văn học và Lịch pháp học ra đời vào loại sớm nhất ở các quốc gia cổ đại phương Đông. Nó gắn liền với nhu cầu sản xuất nông nghiệp. Để cày cấy đúng thời vụ, những người nông dân luôn phải “trông trời, trông đất”. Dần dần, họ biết đến sự chuyển động của Mặt Trời, Mặt Trăng. Đó là những tri thức đầu tiên về thiên văn. Từ tri thức đó, người phương Đông sáng tạo ra lịch. Vì vậy, lịch của họ là nông lịch, một năm có 365 ngày được chia thành 12 tháng.
Đây cũng là cơ sở để người ta tính chu kì thời gian và mùa. Thời gian được tính bằng năm, tháng, tuần, ngày. Năm lại có mùa ; mùa mưa là mùa nước lên, mùa khô là mùa nước xuống, mùa gieo trồng đất bãi. Thời đó, con người còn biết đo thời gian bằng ánh sáng mặt trời và tính được mỗi ngày có 24 giờ.
Thiên văn học sơ khai và lịch đã ra đời như thế.
b) Chữ viết
Sự phát triển của đời sống làm cho quan hệ của xã hội loài người trở nên phong phú và đa dạng ; người ta cần ghi chép và lưu giữ những gì đã diễn ra. Chữ viết ra đời bắt nguồn từ nhu cầu đó. Chữ viết là một phát minh lớn của loài người.
Các cư dân phương Đông là người đầu tiên phát minh ra chữ viết. Vào khoảng thiên niên kỉ IV TCN, chữ viết đã xuất hiện ở Ai Cập và Lưỡng Hà.
Lúc đầu, chữ viết chỉ là hình vẽ những gì mà họ muốn nói, sau đó họ sáng tạo thêm những kí hiệu biểu hiện khái niệm trừu tượng. Chữ viết theo cách đó gọi là chữ tượng hình. Người Trung Hoa xưa vẽ để chỉ ruộng, vẽ để chỉ cây và vẽ để chỉ rừng.
Người Ai Cập xưa vẽ để chỉ nhà, vẽ chỉ móm, vẽ để chỉ Mặt Trời...
Sau này, người ta cách điệu hoá chữ tượng hình thành nét và ghép các nét theo quy ước để phản ánh ý nghĩ của con người một cách phong phú hơn gọi là chữ tượng ý. Chữ tượng ý chưa tách khỏi chữ tượng hình mà thường được ghép với một thanh để phản ánh tiếng nói, tiếng gọi có âm sắc, thanh điệu của con người.
Nguyên liệu được dùng để viết của người Ai Cập là giấy làm bằng vỏ cây papirút. Người Su-me ở Lưỡng Hà dùng một loại cây sậy vót nhọn làm bút viết lên trên những tấm đất sét còn ướt rồi đem phơi nắng hoặc nung khô. Người Trung Quốc lúc đầu khắc chữ trên xương thú hoặc mai rùa, về sau họ đã biết kết hợp một số nét thành chữ và viết trên thẻ tre hay trên lụa.
c) Toán học
Do nhu cầu tính toán lại diện tích ruộng đất sau khi ngập nước, tính toán trong xây dựng, nên Toán học xuất hiện rất sớm ở phương Đông.
Lúc đầu, cư dân phương Đông biết viết chữ số từ 1 đến 1 triệu bằng những kí hiệu đơn giản. Người Ai Cập cổ đại rất giỏi về hình học. Họ tính được số Pi (71) bằng 3,16 ; tính được diện tích hình tròn, hình tam giác, thể tích hình cầu v.v... Còn người Lưỡng Hà giỏi về số học. Họ có thể làm các phép cộng, trừ, nhân, chia cho tới một triệu. Chữ số mà ta dùng ngày nay, quen gọi là chữ số A-rập, kể cả số 0, là thành tựu lớn do người Ấn Độ tạo nên.
Những hiểu biết về toán học của người xưa đã để lại nhiều kinh nghiệm quý, chuẩn bị cho bước phát triển cao hơn ở thời sau.
d) Kiến trúc
Trong nền văn minh cổ đại phương Đông, nghệ thuật kiến trúc phát triển rất phong phú.
Nhiều di tích kiến trúc cách đây hàng nghìn năm vẫn còn lưu lại như Kim tự tháp ở Ai Cập, những khu đền tháp ở Ấn Độ, thành Ba-bi-lon ở Lưỡng Hà ...
Những công trình cổ xưa này là những kì tích về sức lao động và tài năng sáng tạo của con người.
Đọc thông tin và quan sát các hình từ 6 đến 8, nêu những thành tựu tiêu biểu của nền văn minh Ấn Độ thời cổ đại - trung đại. Những thành tựu đó có ý nghĩa như thế nào?
Những thành tựu của văn minh Ấn Độ cổ - trung đại:
- Về chữ viết: cư dân Ấn Độ sớm tạo ra chữ viết, điển hình là chữ Phạn.
- Về văn học: tiêu biểu là Kinh Vê-đam sử thi Ma-ha-bha-ra-ta và Ra-ma-y-a-na.
- Về tôn giáo: là nơi ra đời của nhiều tôn giáo lớn như Hin-đu giáo, Phật giáo, là nơi du nhập, phát triển Đạo hồi.
- Về kiến trúc và điêu khắc: phổ biến là những công trình được khoét trong núi đá. Gắn liền với những ngôi chùa là những pho tượng Phật được tạc bằng đá rất tinh xảo.
- Về toán học: sáng tạo ra hệ thống chữ số tự nhiên, đặc biệt là phát minh ra chữ số 0. Tính được căn bậc 2, căn bậc 3.
Ý nghĩa của những thành tựu văn minh đó: Phản ánh trình độ tư duy cao của người dân Ấn Độ ảnh hưởng đến nhiều quốc gia khác, các công trình kiến trúc vừa thể hiện ảnh hưởng tôn giáo tới nghệ thuật, vừa thể hiện trình độ phát triển cao của con người. Nhiều thành tựu nghệ thuật Ấn Độ đã trở thành di sản văn hóa có giá trị lớn của nhân loại.
Những thành tựu văn hóa cổ đại còn tồn tại đén ngày nay? Theo em thành tựu nào có ý nghĩa quan trọng nhất? Vì sao?
Thiên văn ,hệ chữ cái abc,số pi,các tác phẩm văn học nghệ thuật,các kì quan thế giới,lịch âm dương
Tất cả đều quan trọng
- Lịch:biết làm và sử dụng lịch dương.
- Chữ viết:sáng tạo ra chữ cái a, b, c [chữ la tinh]
- Các ngành khoa học:số học, hình học, thiên văn học,...rất phát triển.
Lịch- dc phát minh bởi người Ai Cập & dc chỉnh sửa thành lịch dương bởi người Roma. Kịch- dc phát minh bởi người Hy Lạp.Đấu trường Coloseum ở Roma ( hay Cô li dê) dc xây dựng bởi hoàng đế Vespasian & hoàn thành dưới thời hoàng đế Titus, kim tự tháp lăng mộ của các pharaoh thời cổ và trung vương quốc ở Ai Cập, đền Parthenon ( pác tê nông) ở Hy Lạp, đền Abu Simbel ở Ai Cập dc xây dọc theo bờ Tây sông Nile & dc UNESCO cứu thoát khỏi lũ lụt, tượng thư lại ngồi xếp bằng của Ai Cập, thung lũng vua - lăng mộ của các Pharaoh Ai Cập thời Tân Vương Quốc, lăng mộ Tutankhamun,... thôi, cứ làm sao nó bám sát chương trình là dc còn mk tìm hiểu sâu 1 chút trong sách vở í mà