Lịch sử xa xưa về các cuộc thi đấu Olympia của người Hy Lạp cổ đại bị phai mờ theo thời gian, tuy vậy nó vẫn sống lâu dài trong các câu chuyện truyền thuyết và thần thoại Hy Lạp.Thế vận hội Olympic ngày nay chính là sự bắt nguồn từ thể thao của Hi Lạp. Cũng 4 năm tổ chức một lần tại các thành phố lớn, thế vận hội Olympic đã trở thành thành sân chơi thể thao của cả thế giới với nhiều nội dung thi đấu phong phú và đa dạng. Olympic hiện nay là đỉnh cao của thể thao nhân loại. Năm 2004 Olympic được tổ chức tại Athens – Hi Lạp, lần đầu tiên được trở về với nơi mà hoạt động thể thao này đã ra đời từ thời cổ đại.6. Tôn giáoThời cổ đại, người Hy Lạp theo đa thần giáo. Về sau khi tiếp xúc với nền văn hóa Hy Lạp, người La Mã đã tiếp thu toàn bộ hệ thống thần thoại Hy Lạp và đổi tên gọi các vị thần Hy Lạp theo kiểu La Mã.Đến cuối thế kỉ thứ II - đầu thế kỉ thứ I – TCN, đạo Kitô ra đời ở La Mã. Trong buổi đầu, đạo Kitô là tôn giáo của những người nghèo khổ, của những người chịu nhiều áp bức trong xã hội. đạo tuyên truyền những tư tưởng bình đẳng, bác ái của con người trước Chúa, lòng tin nơi thiên đàng và lên án chế độ thống trị hà khắc của chính quyền lúc bấy giờ. Đạo có nhiều ảnh hưởng đến các tầng lớp trong xã hội và vượt ra khỏi phạm vi La Mã.Hiện nay, đạo Kitô là một trong những tôn giáo lớn của thế giới, tầm ảnh hưởng lan rộng hầu khắp các quốc gia.Thời kì trung đại, cùng với những cuộc cải cách tôn giáo đã cho ra đời tôn giáo mới trên cơ sở sự điều chỉnh và tách ra từ giáo hội Kitô: đạo Tin lành, Công giáo, Thiên chúa giáo...Đây đều là những tôn giáo lớn và có tầm ảnh hưởng đến thế giới.èTôn giáo phương Tây thời kì cổ trung đại qua các thời kì phát triển đã tác động nhiều mặt đến nền văn hóa-nghệ thuật thế giới: kiến trúc, hội họa, đieu khắc… và đời sống của con người. Hiện nay mức độ ảnh hưởng của các tôn giáo đã mang tầm thế giới. Sự ảnh hưởng của các tôn giáo hiện nay đối với thế giới là sự tác động đa chiều, nhiều mặt và phức tạp, liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau.
Thời cổ đại, khi nhà nước được hình thành, loài người bước vào xã hội văn minh. Trong buổi bình minh của lịch sử, các dân tộc phương Đông đã sáng tạo nên nhiều thành tựu văn hoá rực rỡ mà ngày nay chúng ta vẫn đang được thừa hưởng:
*Sáng tạo chữ viết:
Khi nhà nước được hình thành, do nhu cầu của việc quản lý hành chính (công văn, lưu giữ số liệu ruộng đất, thuế má…) và nhu cầu trao đổi thư từ, người ta cần ghi chép và lưu giữ nên chữ viết ra đời. Ban đầu, người phương Đông cổ đại đều dùng chữ tượng hình mô phỏng vật thật để nói lên ý nghĩ của mình.
Người ta đã tìm thấy ở Tây Á hình vẽ một con thuyền, ba Mặt Trời và ba con hươu nằm dưới chân người. Bức vẽ muốn kể lại một cuộc đi săn bằng thuyền ở ven sông trong ba ngày và săn được ba con hươu.
Về sau, để diễn tả linh hoạt, người ta đã dùng những nét tượng trưng thay cho hình vẽ và ghép các nét theo quy ước để thành chữ gọi là chữ tượng ý. Chữ tượng ý cũng chưa tách khỏi chữ tượng hình và thường được ghép với một thanh để biểu thị tiếng nói có âm sắc thanh điệu của con người.
Những chữ này được viết trên giấy làm bằng vỏ cây pa-pi-rút, trên mai rùa, trên thẻ tre hoặc trên các phiến đất sét ướt rồi đem nung hoặc phơi khô. Ở Ai Cập, người ta đã tìm được nhiều “tờ giấy” pa-pi-rút như thế, có “tờ” dài tới 40m; còn ở Lưỡng Hà, khi khai quật thành Ni-ni-vơ, người ta đã tìm được một thư viện lớn có chứa tới 22000 “cuốn sách” bằng đất nung.
Nhờ những “ văn tự” cổ còn lưu giữ lại, ngày nay chúng ta mới biết được rằng ở các quốc gia cổ đại phương Đông, các ngành khoa học như thiên văn, toán học, y học, văn học, sử học đã phát triển.
*Thiên Văn:
Qua nhiều năm cày cấy, nông dân hiểu được tính chất sinh trưởng và thời vụ của cây lúa có liên quan đến quá trình “mọc” và “lặn” của Mặt Trời và Mặt Trăng. Qua quan sát, người ta thấy cứ khoảng 30 ngày đêm là một lần trăng tròn. Đó là cơ sở để người ta tính chu kỳ thời gian và mùa. Từ đó, người phương Đông đã biết làm ra lịch, mỗi năm có 365 ngày, chia thành 12 tháng. Họ còn đo thời gian bằng bóng năng Mặt Trời, mỗi ngày có 24 giờ.
*Toán Học:
Cư dân phương Đông cũng là những người đầu tiên sáng tạo ra các chữ số. Ban đầu người Ai Cập mới chỉ biết dùng những vạch đơn giản và những kí hiệu tượng trưng cho các số 10, 100, 1000… còn hệ thống chữ số A-rập, kể cả số 0 mà chúng ta đang dùng ngày nay, là do người Ấn Độ cổ đại sáng tạo ra. Do nhu cầu thực tế, người Ai Cập xưa rất giỏi về hình học. Họ đã tính được số Pi (π) bằng 3,16 và giải được nhiều bài toán hình học phẳng phức tạp. Người Lưỡng Hà lại phát triển hơn về số học. Họ biết làm các phép tính với số thập phân.
*Kiến Trúc:
Sự phát triển của toán học đã giúp cho cư dân phương Đông có thể tính toán, xây dựng những công trình kiến trúc đồ sộ trong lịch sử. Tiêu biểu nhất của loại công trình kiến trúc này là các Kim tự tháp ở Ai Cập. Được xây dựng từ rất sớm (vào khoảng thiên niên kỉ III trước Công nguyên), các Kim tự tháp ở Ai Cập đến nay vẫn làm cho hàng triệu du khách đến đây phải choáng ngợp bởi các hình khối hùng vĩ của nó, có tháp cao gần 150m (bằng toà nhà 50 tầng); còn các tháp hình núi nhọn, cao nhiều tầng ở Ấn Độ lại làm cho người ta phải kinh ngạc bởi nghệ thuật chạm trổ tỉ mỉ trên các bức phù điêu, tạo nên một phong cách nghệ thuật kiến trúc Hinđu độc đáo.
*Văn học:
Sử thi, thần thoại, kịch thơ độc đáo
Những tri thức Thiên văn học và Lịch pháp học ra đời vào loại sớm nhất ở các quốc gia cổ đại phương Đông. Nó gắn liền với nhu cầu sản xuất nông nghiệp. Để cày cấy đúng thời vụ, những người nông dân luôn phải “trông trời, trông đất”. Dần dần, họ biết đến sự chuyển động của Mặt Trời, Mặt Trăng. Đó là những tri thức đầu tiên về thiên văn. Từ tri thức đó, người phương Đông sáng tạo ra lịch. Vì vậy, lịch của họ là nông lịch, một năm có 365 ngày được chia thành 12 tháng.
Đây cũng là cơ sở để người ta tính chu kì thời gian và mùa. Thời gian được tính bằng năm, tháng, tuần, ngày. Năm lại có mùa ; mùa mưa là mùa nước lên, mùa khô là mùa nước xuống, mùa gieo trồng đất bãi. Thời đó, con người còn biết đo thời gian bằng ánh sáng mặt trời và tính được mỗi ngày có 24 giờ.
Thiên văn học sơ khai và lịch đã ra đời như thế.
b) Chữ viết
Sự phát triển của đời sống làm cho quan hệ của xã hội loài người trở nên phong phú và đa dạng ; người ta cần ghi chép và lưu giữ những gì đã diễn ra. Chữ viết ra đời bắt nguồn từ nhu cầu đó. Chữ viết là một phát minh lớn của loài người.
Các cư dân phương Đông là người đầu tiên phát minh ra chữ viết. Vào khoảng thiên niên kỉ IV TCN, chữ viết đã xuất hiện ở Ai Cập và Lưỡng Hà.
Lúc đầu, chữ viết chỉ là hình vẽ những gì mà họ muốn nói, sau đó họ sáng tạo thêm những kí hiệu biểu hiện khái niệm trừu tượng. Chữ viết theo cách đó gọi là chữ tượng hình. Người Trung Hoa xưa vẽ để chỉ ruộng, vẽ để chỉ cây và vẽ để chỉ rừng.
Người Ai Cập xưa vẽ để chỉ nhà, vẽ chỉ móm, vẽ để chỉ Mặt Trời...
Sau này, người ta cách điệu hoá chữ tượng hình thành nét và ghép các nét theo quy ước để phản ánh ý nghĩ của con người một cách phong phú hơn gọi là chữ tượng ý. Chữ tượng ý chưa tách khỏi chữ tượng hình mà thường được ghép với một thanh để phản ánh tiếng nói, tiếng gọi có âm sắc, thanh điệu của con người.
Nguyên liệu được dùng để viết của người Ai Cập là giấy làm bằng vỏ cây papirút. Người Su-me ở Lưỡng Hà dùng một loại cây sậy vót nhọn làm bút viết lên trên những tấm đất sét còn ướt rồi đem phơi nắng hoặc nung khô. Người Trung Quốc lúc đầu khắc chữ trên xương thú hoặc mai rùa, về sau họ đã biết kết hợp một số nét thành chữ và viết trên thẻ tre hay trên lụa.
c) Toán học
Do nhu cầu tính toán lại diện tích ruộng đất sau khi ngập nước, tính toán trong xây dựng, nên Toán học xuất hiện rất sớm ở phương Đông.
Lúc đầu, cư dân phương Đông biết viết chữ số từ 1 đến 1 triệu bằng những kí hiệu đơn giản. Người Ai Cập cổ đại rất giỏi về hình học. Họ tính được số Pi (71) bằng 3,16 ; tính được diện tích hình tròn, hình tam giác, thể tích hình cầu v.v... Còn người Lưỡng Hà giỏi về số học. Họ có thể làm các phép cộng, trừ, nhân, chia cho tới một triệu. Chữ số mà ta dùng ngày nay, quen gọi là chữ số A-rập, kể cả số 0, là thành tựu lớn do người Ấn Độ tạo nên.
Những hiểu biết về toán học của người xưa đã để lại nhiều kinh nghiệm quý, chuẩn bị cho bước phát triển cao hơn ở thời sau.
d) Kiến trúc
Trong nền văn minh cổ đại phương Đông, nghệ thuật kiến trúc phát triển rất phong phú.
Nhiều di tích kiến trúc cách đây hàng nghìn năm vẫn còn lưu lại như Kim tự tháp ở Ai Cập, những khu đền tháp ở Ấn Độ, thành Ba-bi-lon ở Lưỡng Hà ...
Những công trình cổ xưa này là những kì tích về sức lao động và tài năng sáng tạo của con người.