Những câu hỏi liên quan
Sam Tiên
Xem chi tiết
Bình Trần Thị
29 tháng 11 2016 lúc 18:57

4.– Từ năm 1952, kinh tế Nhật Bản có bước phát triển nhanh, nhất là từ năm 1960 đến năm 1973, thường được gọi là giai đoạn phát triển “thần kì”.
– Kinh tế Nhật Bản tăng trưởng với tốc độ cao hơn nhiều so với các nước phát triển khác, vươn lên đứng thứ hai trong thế giới tư bản (sau Mĩ).
– Từ đầu những năm 70 của thế kỉ XX, Nhật Bản trở thành một trong ba trung tâm kinh tế – tài chính lớn của thế giới.

Bình luận (0)
Bình Trần Thị
29 tháng 11 2016 lúc 18:57

5.

– Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, cùng với xu thế toàn cầu hóa, khuynh hướng liên kết khu vực diễn ra mạnh mẽ trên thế giới, tiêu biểu là quá trình hình thành và phát triển của Liên minh châu Âu (EU).  – Ngày 18 – 4 – 1951, 6 nước Tây Âu (Pháp, Tây Đức, Italia, Bỉ, Hà Lan, Lúcxămbua) thành lập “Cộng đồng than – thép châu Âu” (ECSC).  – Ngày 25 – 3 – 1957, sáu nước ký Hiệp ước Roma thành lập Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu (EURATOM) và Cộng đồng kinh tế châu Âu (EEC). Ngày 1 – 7 – 1967, ba tổ chức trên hợp nhất thành Cộng đồng châu Âu (EC). Tháng 12 – 1991 các nước EC đã kí tại Hà Lan bản Hiệp ước Maxtrích, có hiệu lực từ ngày 1 – 1 – 1993, đổi tên thành Liên minh châu Âu (EU).  – Từ 6 nước ban đầu; đến năm 1995, tổ chức EU có 15 nước thành viên… Đến năm 2007, tổ chức EU có 27 thành viên…
Bình luận (0)
Bình Trần Thị
29 tháng 11 2016 lúc 18:58

6.Một thời gian ngắn sau Chiến tranh thế giới thứ hai, hai cường quốc Liên Xô và Mĩ đã nhanh chóng chuyển từ đồng minh chống phát xít sang tình trạng mâu thuẫn, đối đầu nhau gay gắt. Đó là tình trạng "chiến tranh lạnh" giữa hai phe : tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa, kéo dài trên 40 năm (1945 — 1989).
- Chiến tranh lạnh là chính sách thù địch vé mọi mặt của Mĩ và các nước đế quốc trong quan hệ với Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa. Mĩ và các nước đế quốc ráo riết chạy đua vũ trang, tăng cường ngân sách quân sự, thành lập các khối quân sự, các căn cứ quân sự bao quanh Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa ; đồng thời gây ra những cuộc chiến tranh đàn áp phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
-Chiến tranh lạnh đã gây ra những hậu quả hết sức nặng nề :
+ Thế giới luôn ở trong tình trạng căng thẳng, có lúc đứng trước nguy cơ bùng nổ chiến tranh thế giới mới.
+ Các cường quốc đã chi một khối lượng khủng về tiền, của, sức người để sản xuất vũ khí hủy diệt, xây dựng căn cứ quân sự.
+ Loài người phải chịu khó khăn do nghèo đói, ô nhiễm môi trường, bệnh tật gây ra...

 

Bình luận (0)
Sam Tiên
Xem chi tiết
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
19 tháng 10 2018 lúc 16:00

- Tiếp giáp các biển: Andaman, Araphura; các đại dương: Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương.

- Ý nghĩa: Có điều kiện thuận lợi để phát triển tổng hợp kinh tế biển, giao lưu giữa các nước trong khu vực và giữa khu vực với thế giới bằng đường biển.

Bình luận (0)
meo nami
Xem chi tiết
qlamm
18 tháng 12 2021 lúc 10:19

C

Bình luận (0)
Thanh niên của năm !
18 tháng 12 2021 lúc 10:21

c

Bình luận (0)
Vân Phan
Xem chi tiết
qwerty
7 tháng 9 2016 lúc 20:31

1. Hai nhóm nước bao gồm: các nước phát triển và các nước đang phát triển.
2. Cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế bao gồm: khu vực I, II và III. (tương ứng: khu vực nông nghiệp, công nghiệp - xây dựng và dịch vụ).
3. Nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt giữa cơ cấu kinh tế của hai nhóm nước, trong cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế nội bộ các nhóm nước:
- Đặc điểm tự nhiên (vị trí, địa hình, khí hậu, nguồn nước, khoáng sản, rừng), dân cư, xã hội và trình độ phát triển kinh tế khác nhau.
- Lịch sử phát triển đất nước khác nhau.

Bình luận (0)
Nguyễn Văn Trưởng
Xem chi tiết
Đố Biết
Xem chi tiết
Minh Cao
28 tháng 12 2020 lúc 20:24

nó có vị trí chiến lược quan trọng vì là khu vực tiếp giáp giữa ba châu lục: châu á, châu âu và châu phi

Bình luận (0)
Phan Quỳnh Như
Xem chi tiết
Phương Dung
24 tháng 12 2020 lúc 21:47

I. Nước Mĩ 

Về kinh tế

* Giai đoạn 1945-1973: phát triển mạnh mẽ

Giá trị tổng sản lượng công nghiệp của Mĩ chiếm hơn một nửa công nghiệp thế giới (56,5%) (1948).Giá trị sản lượng nông nghiệp Mĩ bằng 2 lần giá trị  tổng sản lượng nông nghiệp của 5 nước Anh, Pháp, Đức, Italia, Nhật Bản (1949).50% tàu bè đi lại trên mặt biển là của Mĩ, 3/4 dự trữ vàng của thế giới tập trung ở Mĩ (1949).Mĩ chiếm gần 40% giá trị tổng sản phẩm kinh tế thế giới.

– Trong khoảng 20 năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ trở thành trung tâm kinh tế – tài chính duy nhất trên thế giới.

– Những nhân tố  thúc đẩy sự phát triển kinh tế Mĩ:

Lãnh thổ nước Mĩ rộng lớn, tài nguyên thiên nhiên phong phú.Có nguồn nhân lực dồi dào, trình độ kĩ thuật cao.Mĩ tham gia chiến tranh thế giới thứ hai muộn hơn, tổn thất ít hơn so với nhiều nước khác; hơn nữa, Mĩ còn lợi dụng chiến tranh để bán vũ khí thu nhiều lợi nhuận.Mĩ là nước khởi đầu cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại; áp dụng thành công những tiến bộ khoa học – kĩ thuật để nâng cao năng xuất lao động, hạ giá thành sản phẩm và điều chỉnh hợp lí cơ cấu sản xuất.Trình độ tập trung tư bản và  sản xuất rất cao, các tổ hợp công nghiệp –  quân sự, các công ti và các tập đoàn tư bản lũng đoạn Mĩ có sức sản xuất, cạnh tranh lớn và hiệu quả.

– Các chính sách và biện pháp điều tiết của nhà nước có vai trò quan trọng thúc đẩy kinh tế Mĩ phát triển.

* Giai đoạn 1973 –  1991: suy thoái.

Năm 1973, do tác động của cuộc khủng hoảng năng lượng thế giới, kinh tế Mĩ lâm vào khủng hoảng, suy thoái kéo dài đến năm 1982. Năng suất lao động giảm, hệ thống tài chính bị rối loạnNăm 1983, nền kinh tế  bắt đầu phục hồi. Tuy vẫn là nước đứng đầu thế giới về kinh tế – tài chính, nhưng tỷ  trọng kinh tế Mĩ trong nền kinh tế thế  giới giảm hơn so với trước.

* Giai đoạn 1991 – 2000:

Phát triển xen kẽ suy thoái ngắn, nhưng vẫn là nước đứng đầu thế giới.Mĩ tạo ra được 25 % giá trị tổng sản phẩm trên toàn thế giới và có vai trò  chi phối hầu hết các tổ chức kinh tế – tài chính quốc tế như WTO, WB, IMF.

Nhật Bản

Kinh tế

* Giai đoạn 1945 – 1952

– Sự thất bại của Nhật trong Chiến tranh thế giới thứ hai để lại cho Nhật Bản hậu quả hết sức nặng nề (3 triệu người chết và mất tích; cơ sở vật chất bị phá huỷ nặng nề; 13 triệu người thất nghiệp); thảm hoạ đói rét đe doạ cả nước; là nơi Mĩ đóng quân từ năm 1945 đến năm 1952.

– Bộ chỉ huy tối cao lực lượng Đồng minh (SCAP) thực hiện ba cuộc cải cách lớn: 1- Thủ tiêu chế độ kinh tế tập trung, 2- Cải cách ruộng đất, 3- Dân chủ hoá lao động.

– Dựa vào viện trợ Mĩ, Nhật bản nỗ lực khôi phục kinh tế, đạt mức trước chiến tranh.

* Giai đoạn 1952 – 1973

– Từ năm 1953 đến năm 1960 có bước phát triển nhanh, từ năm 1960 đến năm 1973, kinh tế Nhật Bản bước vào giai đoạn phát triển “thần kì”, tốc độ tăng trưởng cao liên tục, nhiều năm đạt tới hai con số (1960 – 1969 là 10,8%). Nhật Bản trở thành một siêu cường kinh tế (sau Mĩ).

– Tới năm 1968, vươn lên là vương quốc kinh tế tư bản thứ hai sau Mĩ. Từ đầu những năm 70 trở đi, Nhật Bản trở thành một trong ba trung tâm kinh tế – tài chính lớn nhất thế giới (cùng Mĩ và Liên minh châu Âu).

– Nguyên nhân của sự phát triển kinh tế:

Coi trọng yếu tố con người: được đào tạo chu đáo, có ý thức tổ chức kỉ luật, được trang bị kiến thức và nghiệp vụ, cần cù và tiết kiệm, ý thức cộng đồng…; được xem là vốn quí nhất, là “công nghệ cao nhất”, là nhân tố quyết định hàng đầu.Vai trò lãnh đạo, quản lí có hiệu quả của Nhà nước và  các công ty Nhật Bản (như thông tin và dự  báo về tình hình kinh tế thế giới; áp dụng các tiến bộ khoa học, kĩ thuật vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất và sức cạnh tranh hàng hóa, tín dụng…).Các công ty của Nhật Bản năng động, có tầm nhìn xa, quản lý tốt nên có tiềm lực và sức cạnh tranh cao.Luôn áp dụng các thành tựu khoa học – kĩ thuật hiện đại, không ngừng nâng cao năng suất, cải tiến mẫu mã, hạ giá thành sản phẩm.Chi phí cho quốc phòng ít nên có điều kiện tập trung cho phát triển kinh tế.Tận dụng tốt các  điều kiện bên ngoài như nguồn viện trợ Mĩ, các cuộc Chiến tranh Triều Tiên (1950 – 1953) và  Việt Nam (1954 – 1975) để làm giàu.
Bình luận (0)
Nguyễn Minh Hằng
Xem chi tiết
Dương Việt Anh
17 tháng 2 2016 lúc 16:45

a) Sự kiện đáng chú ý:

Xảy ra các cuộc chiến tranh giữa các dân tộc, tôn giáo, giữa các giáo phái Hồi giáo, hình thành các phong trào li khai, nạn khủng bố ở nhiều quốc gia.

b) ở Tây Nam Á, diễn ra 1 cách dai dẳng nhất chính là mâu thuẫn giữa Ixraen và Palextin, Ixraen với các nước Ả rập, và chiến tranh với Mĩ

c) Nguyên nhân:

- Do tranh chấp quyền  lợi về đất đai, nguồn nước, tài nguyên khác

- Do sự khác biệt về tư tưởng, định kiến về tôn giáo, dân tộc và nguồn gốc lịch sử

- Do sự can thiệp của các thế  lực bên ngoài nhằm vụ lợi.

d) Hậu quả

- Sự bất ổn về chính trị ở khu vực này không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển kinh tế và đời sống nhân dân, mà còn ảnh hưởng tới tài nguyên môi trường ở khu vực và trên phạm vi toàn cầu.

- Ảnh hưởng tới giá dầu trên bình diện toàn thế giới, đe dọa cuộc khủng hoảng năng lượng

e) Giải pháp

Cần giải quyết triệt để các nguyên nhân gây mất ổn định, như:

- Xóa bỏ mâu thuẫn về quyền lợi đất đai, nguồn nước, dầu mỏ, tài nguyên.

- Xóa bỏ định kiến về dân tộc, tôn giáo, văn hóa và các vấn đề về lịch sử

- Xóa bỏ sự can thiệp vụ lợi của các thế lực bên ngoài để có được sự giúp đỡ của cộng đồng quốc tế một cách công bằng.

- Nâng cao sự bình đẳng, dân chủ và mức sống của người dân.

Bình luận (0)