Ôn tập lịch sử lớp 9

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Sam Tiên

ai rảnh giúp dùm nhé mình sắp thi r(cảm ơn trc nhak)

1 tình hình ĐNÁ sau CTTG 2

2 ý nghĩa của asean đối với khu vực và VN

3 nguyên nhân dẫn đến sự phát triển của mỹ

4 thành tựu kinh tế của nhật bản;lý giải về sự phát triển ''thần kỳ''

5 sự ra đời của liên minh châu âu (eu)

6 biểu hiện và hậu quả của chiến tranh lạnh

7 lập bảng niên biểu diễn biến các phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc từ sau CTTG 2

8 so sánh phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á, châu Phi với khu vực Mĩ Latinh

9 bảng thống kê những sự kiện chính của lịch sử thế giới hiện đại từ 1945-2000

Bình Trần Thị
29 tháng 11 2016 lúc 18:57

4.– Từ năm 1952, kinh tế Nhật Bản có bước phát triển nhanh, nhất là từ năm 1960 đến năm 1973, thường được gọi là giai đoạn phát triển “thần kì”.
– Kinh tế Nhật Bản tăng trưởng với tốc độ cao hơn nhiều so với các nước phát triển khác, vươn lên đứng thứ hai trong thế giới tư bản (sau Mĩ).
– Từ đầu những năm 70 của thế kỉ XX, Nhật Bản trở thành một trong ba trung tâm kinh tế – tài chính lớn của thế giới.

Bình Trần Thị
29 tháng 11 2016 lúc 18:57

5.

– Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, cùng với xu thế toàn cầu hóa, khuynh hướng liên kết khu vực diễn ra mạnh mẽ trên thế giới, tiêu biểu là quá trình hình thành và phát triển của Liên minh châu Âu (EU).  – Ngày 18 – 4 – 1951, 6 nước Tây Âu (Pháp, Tây Đức, Italia, Bỉ, Hà Lan, Lúcxămbua) thành lập “Cộng đồng than – thép châu Âu” (ECSC).  – Ngày 25 – 3 – 1957, sáu nước ký Hiệp ước Roma thành lập Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu (EURATOM) và Cộng đồng kinh tế châu Âu (EEC). Ngày 1 – 7 – 1967, ba tổ chức trên hợp nhất thành Cộng đồng châu Âu (EC). Tháng 12 – 1991 các nước EC đã kí tại Hà Lan bản Hiệp ước Maxtrích, có hiệu lực từ ngày 1 – 1 – 1993, đổi tên thành Liên minh châu Âu (EU).  – Từ 6 nước ban đầu; đến năm 1995, tổ chức EU có 15 nước thành viên… Đến năm 2007, tổ chức EU có 27 thành viên…
Bình Trần Thị
29 tháng 11 2016 lúc 18:58

6.Một thời gian ngắn sau Chiến tranh thế giới thứ hai, hai cường quốc Liên Xô và Mĩ đã nhanh chóng chuyển từ đồng minh chống phát xít sang tình trạng mâu thuẫn, đối đầu nhau gay gắt. Đó là tình trạng "chiến tranh lạnh" giữa hai phe : tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa, kéo dài trên 40 năm (1945 — 1989).
- Chiến tranh lạnh là chính sách thù địch vé mọi mặt của Mĩ và các nước đế quốc trong quan hệ với Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa. Mĩ và các nước đế quốc ráo riết chạy đua vũ trang, tăng cường ngân sách quân sự, thành lập các khối quân sự, các căn cứ quân sự bao quanh Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa ; đồng thời gây ra những cuộc chiến tranh đàn áp phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
-Chiến tranh lạnh đã gây ra những hậu quả hết sức nặng nề :
+ Thế giới luôn ở trong tình trạng căng thẳng, có lúc đứng trước nguy cơ bùng nổ chiến tranh thế giới mới.
+ Các cường quốc đã chi một khối lượng khủng về tiền, của, sức người để sản xuất vũ khí hủy diệt, xây dựng căn cứ quân sự.
+ Loài người phải chịu khó khăn do nghèo đói, ô nhiễm môi trường, bệnh tật gây ra...

 

Bình Trần Thị
29 tháng 11 2016 lúc 19:00

8.

Nét khác biệt cơ bản:

 Châu Á, châu Phi đấu tranh chống bọn đế quốc thực dân và tay sai để giải phóng dân tộc và chủ quyền.

 Khu vực Mĩ Latinh đấu tranh chống lại các thế lực thân Mĩ để thành lập các chính phủ dân tộc, dân chủ, qua đó giành độc lập và chủ quyền dân tộc.

Bình Trần Thị
29 tháng 11 2016 lúc 19:00

9.

Thúy Hằng
13 tháng 12 2016 lúc 21:14

1. -Ngay sau khi Nhật đầu hàng, các nước ĐNA nổi dậy dành độc lập

-Sau đó, các nước đế quốc trở lại xâm lược, đến giữa những năm 1950, các nước ĐNA lần lượt dành được độc lập dân tộc

-Cũng từ giữa những năm 1950, các nước ĐNA có sự phân hóa trong đường lối đối ngoại: một số nước tham gia khối quân sự SEATO, trở thành đồng minh của Mĩ như Thái Lan , Philippin, một số nước thi hành chính sách hòa bình trung lập như In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Mi-an-ma

Bạn tham khảo nhé

Thúy Hằng
14 tháng 12 2016 lúc 18:39

4:

*Biểu hiện:

-Mĩ và các nước đế quốc chạy đua vũ trang, chuẩn bị cuộc "Chiến tranh tổng lực" nhằm tiêu diệt Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa

-Tăng cường ngân sách quân sự, thành lập các khối quân sự, cùng các căn cứ quân sự bao quanh Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa( NATO,SEATO,CENTO,AUZUS, khối quân sự Tây bán cầu, liên minh Mĩ-Nhật...)

-Bao vây kinh tế, cô lập chính trị đối với Liên Xô và các nước XHCN, tạo ra sự căng thẳng phức tạp trong các mối quan hệ quốc tế

-liên tiếp gây ra các cuộc chiến tranh xâm lược(Triều Tiên, Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia, Trung Đông...) hoặc can thiệp vũ trang ( CuBa,Gre-na-đa, Pa-na-ma...)

*Hậu quả:

-thế giới luôn trong tình trạng căng thẳng, thậm chí có lúc đưungs trước nguy cơ bùng nổ một cuộc chiến tranh thế giới mới

-các cường quốc đó chi một khối lượng khổng lồ tieenfcuar và sức người để sản xuất các loại vũ khí hủy diệt, xây dựng hàng ngàn căn cứ quân sự, trong khi nhân loại vẫn phải chịu bao khó khăn đói nghèo, dịch bệnh, thiên tai...

Chúc bạn hk tốt


Các câu hỏi tương tự
Kurou Nguyễn
Xem chi tiết
Trang Le
Xem chi tiết
NGUYỄN THỊ NHƯ Ý
Xem chi tiết
Trần Thị Trà My
Xem chi tiết
hop trinh
Xem chi tiết
Đình anh phạm
Xem chi tiết
Hải Hà Trần
Xem chi tiết
wary reus
Xem chi tiết
vuongnhatbac
Xem chi tiết