Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Lê Thị Thảo Dung
Xem chi tiết
Trương Hồng Hạnh
13 tháng 12 2016 lúc 19:19

“Anh em nào phải người xa
Cùng chung bác mẹ một nhà cùng thân
Yêu nhau như thể tay chân
Anh em hòa thuận hai thân vui vầy.”
Qua các câu ca dao trên ta thấy tình cảm anh em trong gia đình rất thiêng liêng, quý báu, gắn bó mật thiết với nhau như thể tay chân trong gia đình và từ lâu đã trở thành truyền thống của nhân dân Việt Nam ta. Và sau dây là suy nghĩ của em về tình nghĩa anh em trong gia đình.
Vậy tình nghĩa anh em trong gia đình là gì? Là sự gắn bó mật thiết, mối quan hệ huyết thống hoặc không cùng huyết thống dưới tư cách là con trong gia đình. Là sự yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống, là sự sẻ chia và cao cả hơn nữa là sự hi sinh cuộc đời và bản thân mình cho người em của mình, một tình cảm thiêng liêng xuất phát từ trái tim yêu thương của mỗi con người chứ dừng là sự giả dối. Nếu ai trong chúng ta có một hoặc nhiều anh chị thì chúng ta sẽ biết được cảm giác đó thật hạnh phúc, quan trọng biết nhường nào và sẽ luôn giữ gìn , trân trọng tình cảm đó.
Anh chị là một người quan trọng, một người luôn ân cần, chăm sóc nghững lúc ta ốm đau sau ba mẹ mình, khi gặp khó khăn, lúc vui buồn trong cuộc sống, chuyện tình cảm nếu ta ngại kể cho ba mẹ nghe thì anh chị là chỗ dựa vững chắc để ta dựa vào mà tâm sự, lúc đó ta sẽ cảm thấy nhẹ nhõm hơn hẳn và tốt hơn khi anh chị đưa ra lời khuyên cho ta và ngược lại chúng ta cũng là những chỗ dựa tinh thần của anh chị. Là người động viên khi ta vấp ngã; an ủi, dỗ dành khi ta khóc.Là một anh hùng – người mà ta luôn ngưỡng mộ khi còn nhỏ, bảo vệ ta khi bị các đứa trẻ trong xóm bắt nạt. “Anh em như thể tay chân” nếu một bộ phận cơ thể mà mất đi thì các bộ phận khác cũng sẽ bị liên lụy, anh em cũng vậy khi đứa em nhỏ của mình bị ốm thì anh chị nào có thể ngồi yên mà lúc đó sẽ lo lắng, chăm sóc không ngừng cho em mình.
“Làm anh thật khó
Nhưng mà thật vui
Ai yêu em bé
Sẽ làm được thôi.”
“Làm anh” tưởng chừng là một điều dễ dàng như khi đọc nó nhưng khi đã bắt tay vào làm thì mới thấy được những khó khăn xen lẫn niềm vui trong đó. Làm anh thì phải biết nhường nhịn, chia sẻ đồ chơi bánh kẹo cho em, làm ta bực mình, cảm thấy thiệt thòi vì sao phải cho em nhưng khi thấy em tươi cười vui vẻ vì miếng bánh hay kẹo đó thì mọi bực bội sẽ tan biến mà thay vào đó là niềm vui phấn khởi, hạnh phúc khi làm cho em vui. Những lúc em mè nheo, khóc nhè thì tự nhiên lúc đó ta cảm thấy mình cần che chở, dỗ dành cho em hơn, làm mình cảm thấy xứng đáng hơn với vai trò là anh là chị.
Không phải lúc nào anh em cũng hòa thuận, không có xung đột, cãi vã. Tuy nhiên, từ những xung đột còn tốt hơn “trời yên bể lặng”. ta hay đánh nhau, giận hờn, cãi cọ, cư xử không tốt với nhau chỉ vì miếng bánh, miếng kẹo nhưng thời gian ta vui vẻ chơi đùa ở sân sau nhà, trong công viên, trường học thì qua đó mối quan hệ anh em ta sẽ càng thắt chặt, gắn bó khăng khít với nhau hơn tạo thành mối quan hệ tốt đẹp trong tương lai. Ngược lại, những anh chị em ít chú ý đến nhau thì ít đánh nhau, nhưng mối quan hệ của chúng sẽ trở nên lạnh lùng và xa cách trong thời gian dài.
Anh em là phải giúp đỡ, yêu thương, san sẻ những khó khăn vui buồn cùng nhau và hi sinh bản thân và cuộc đời cho em mình. Tình cảm ấy ta có thể thấy và cảm nhận trực tiếp nhưng đôi lúc tình cảm ấy được bao bọc bởi vẻ ngoài khác lạ làm ta không thấy được. Anh chị có khi tỏ ra lạnh lùng, không quan tâm đến mình thì mình cho rằng anh chị không thương, không lo lắng, không xem mình là em nhưng đó chỉ là vỏ bọc. Điều ấy có lúc đúng nhưng cũng có lúc sai vì lạnh lùng chứ không có nghĩa là không quan tâm, theo dõi từng hành động của em mình, bên trong vỏ bọc ấy là một con người vô cùng ấm áp, luôn âm thầm giúp đỡ ta mà ta không hề hay biết thôi.
Bên canh những cử chỉ, tình cảm tốt đẹp đó ta cần phê phán những hành động sai trái trong quan hệ anh em và có khi chính anh em lại trở thành kẻ thù không đội trời chung với nhau. Tình nghĩa an em là yếu tố bản chất của con người làm anh chị gương mẫu nhưng có những con người làm anh làm chị không có lòng thương người, nhất là con người đáng thương ấy chính là anh em ruột thịt của mình, họ cũng lạnh lùng và xa cách làm như thể không hề quen biết, họ cũng có quyền đặt vấn đề là ai cũng có trách nhiệm với người anh em ruột thịt của mình cả, vậy tại sao chỉ mình tôi lại đứng ra chịu trận. Họ cần phải loại bỏ ngay những suy nghĩ như vậy vì chúng ta cùng lớn lên, được nuôi nấng dưới cùng một bàn tay của cha mẹ, có huyết thống với nhau thì phải giúp đỡ, đoàn kết lại đế phát triển tốt hơn chứ đừng ích kỉ, suy nghĩ cho riêng cá nhân mình mà sợ thiệt thòi bản thân.
Sự gắn giữa anh chị em của truyền thống Việt Nam đã làm người Hoa Kỳ hết sức ngưỡng mộ vào những thập niên bảy mươi hoặc tám mươi khi phong trào bảo lãnh những người than nở rộ. Không những ta bảo lãnh anh, chị, em, cô, dì, chú, bác mà còn cả cháu, chắt,.. Điều này làm người Hoa Kỳ mất rất nhiều thời gian để học hỏi truyền thống của người Việt Nam ta. Những người Hoa kỳ tự hỏi tại sao ta lại mất công bảo lãnh họ vì mối quan hệ ruột thịt, vì tình nghĩa anh em và huyết nhục truyền thống gia đình Việt Nam ta từ xưa đến nay.
Tóm lại, ta thấy tình anh em là vô cùng quý báu, nếu ta mất một chân hoặc tay thì ta có thể sống được nhưng ta sẽ không sống hạnh phúc nếu thiếu tình anh em trong gia đình. Vì vậy, tình nghĩa anh em như một triết lý và quan niệm sống lột tả chân thật, tha thiết sự gắn bó, đoàn kết của anh chị em một nhà. Là học sinh em sẽ cố gắng phát huy, trân trong tình nghĩa anh em trong gia đình mình.

Nguyễn Ngọc Kim Liên
13 tháng 12 2016 lúc 19:31

Tình cảm hoà thuận, yêu thương lẫn nhau của anh em trong gia đình là vô cùng quý giá. Một bài ca dao trong chương trình Ngữ văn 7 đã nói lên điều đó:

Anh em nào phải người xa

Cùng chung bác mẹ một nhà cùng thân

Yêu nhau như thể tay chân

Anh em hoà thuận hai thân vui vầy

Bài ca dao trên như một lời nhắc nhở: anh em trong gia đình phải hoà thuận với nhau. Anh em chứ "nào phải người xa". Điệp từ "cùng" được lặp lại hai lần đã thể hiện được tình anh em máu mủ ruột thịt "cùng vhung cha mẹ một nhà cùng thân". Hai câu sau một lần nữa khẳng định tình anh em thân thiết gắn bó:

Yêu nhau như thể tay chân

Anh em hoà thuận hai thân vui vầy

Chân với tay là hai bộ phận không thể tách rời nhau trên cơ thể con người. Tác giả sử dụng hình ảnh so sánh anh em với chân tay là muốn nhấn mạnh tình anh em đậm đà, thân thiết, gắn bó, không gì có thể tách rời. Anh em trong gia đình phải sống thật hoà thuận, trên kính dưới nhường. Có thế cha mẹ mới vui, gia đình mới hạnh phúc.

 

Hinamori Amu
Xem chi tiết
Trần Việt Linh
8 tháng 10 2016 lúc 21:13

Người Việt Nam chúng ta rất coi trọng tình cảm gia đình . Vì thế, trong kho tàng văn học dân gian đã có biết bao tiếng hát, lời ru, câu chuyện … khuyên nhủ mọi người hãy nâng niu, gìn giữ tình cảm cha con, anh em đầm ấm hạnh phúc . Một trong những lời khuyên đó là : 
Anh em như thể tay chân
Rách lành đùm bọc khó khăn đỡ đần
Câu ca dao đã so sánh tình anh em với một hình ảnh cụ thể và dễ hiểu để lời khuyên thấm vào lòng người . Ai chẳng biết tay, chân là những bộ phận trên cùng cơ thể con người . Tuy mỗi thứ có một chức năng, nhiệm vụ riêng nhưng giữa chúng luôn có mối liên hệ khăng khít, bổ sung, hỗ trợ cho nhau . Anh em trong gia đình cũng vậy . Tuy mỗi người là một cá thể độc lập nhưng đều cùng bố mẹ sinh ra, cùng sống dưới một mái nhà, cùng chơi, cùng học, cùng lớn lên . Anh em có quan hệ gắn bó một cách tự nhiên : Máu chảy ruột mềm , tay đứt ruột xót. Vì thế, anh em ruột thịt phải thương yêu, nâng đỡ nhau trên mỗi bước đường đời : Rách lành đùm bọc, khó khăn đỡ đần 
Rách, lành tượng trưng cho những hoàn cảnh sống khác nhau . Rách là cảnh sống khó khăn, khổ sở ; còn lành là cảnh sống thuận lợi, sung túc . Hợp nghĩa lại, rách lành chỉ sự nghèo đói hay ấm no của con người trong cuộc đời. Nhưng đã là anh em thì đói khi no ,lúc đủ lúc thiếu …. Cũng phải quan tâm đến nhau, không nên so đo tính toán thiệt hơn . Hoàn cảnh sống có thể thay đổi nhưng tình anh em trước sau như một . Anh em là giọt máu sẻ đôi . Tình cảm anh em là tình cảm ruột rà cho nên sự đùm bọc lẫn nhau cũng là việc làm tự nhiên , tất yếu .
Đùm bọc có nghĩa là giúp đỡ , che chở , san sẻ cho nhau mọi nỗi buồn vui, mọi điều sướng khổ . Câu ca dao đã nêu lên một cách cư xử hợp lí , hợp tình trên nền tảng đạo đức là lòng nhân ái .
Quan tâm săn sóc lẫn nhau còn là trách nhiệm , bổn phận của mỗi người anh, người em trong gia đình . Sự tích trầu cau là câu chuyện xúc động về tình anh em thắm thiết . Hai anh em họ Cao mồ côi cha mẹ , cùng đến học ở nhà thầy đồ họ Lưu . Họ đã nhường nhau bát cháo duy nhất, khiến cô con gái thầy đồ cảm động, đem lòng yêu mến và thành vợ người anh . Thế rồi, chỉ vì một sự hiểu lầm mà người em xấu hổ phải ra đi . Anh thương em cũng bỏ nhà đi tìm … Tình nghĩa anh em sâu nặng đã khiến đất trời thương xót, biến anh thành cây cau, em thành hòn đá vôi, mãi mãi bên nhau trong tục ăn trầu của người Việt . Còn nhân vật người anh tham lam, độc ác trong truyện Cây khế đã bị người đời lên án và dành cho hắn một kết cục bi thảm là bỏ xác giữa biển khơi .
Bài học đạo đức từ câu ca dao trên có ý nghĩa sâu sắc , thấm thía . Ngày nay, bài học đó càng có ý nghĩa giáo dục to lớn hơn khi trong xã hội vẫn còn tồn tại không ít những cảnh tượng ngang trái, đau lòng, vì quyền lợi cá nhân ích kỷ mà người ta sẵn sàng dứt bỏ tình nghĩa anh em ruột thịt .

 
Lê Dung
8 tháng 10 2016 lúc 21:15
“ Anh em như thể tay chân
Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần.”
Vâng! Từ xa xưa cha ông ta đã hiểu rõ về vai trò và tình cảm yêu thương, gắn bó của những người con cùng sống với nhau dưới một mái nhà. Bên cạnh tình mẫu tử vô cùng thiêng liêng, cao đẹp thì tình nghĩa anh em cũng được xem là tình cảm thắm thiết, sâu sắc và là nguồn cảm hứng vô tận trong âm nhạc và thi ca.
Tình nghĩa anh em trong gia đình là gì? Đó là một hình ảnh, khái niệm quen thuộc trong cuộc sống nhưng lại ít ai quan tâm đề cập đến. Tình cảm anh em là tình cảm giữa những người con cùng một huyết thống, cùng máu thịt, cùng sống chung một mái nhà và cùng được nuôi dưỡng bằng một nguồn suối yêu thương có những tình cảm thiêng liêng, gắn bó và giúp đỡ nhau trong cuộc sống. Tình cảm anh em còn được hiểu như khi không còn cha mẹ, người thân thì anh em phải biết thương yêu, che chở, đùm bọc cho nhau trước những khó khăn, hoạn nạn. Từ thuở bé, ta vẫn thường được đọc hay nghe kể những câu chuyện cổ tích cảm động về tình cảm anh em như “Hoa dâm bụt”, “ Sự tích trầu cau”,.… Tuy mỗi câu chuyện đều mang một nội dung và sắc thái khác nhau nhưng cùng chung một điểm nổi bật mà người xưa muốn gửi gắm, đó là tô đậm tình yêu thương giữa những người anh em trong một nhà. Bên cạnh đó cũng có rất nhiều truyện phê phán anh em không biết yêu thương mà tranh giành, ghen tị với em mình như “Ăn khế trả vàng”, Hà rầm hà bạc”,…
Thử nghĩ xem, nếu ngoài tình mẫu tử, tình phụ tử, tình cảm bạn bè mà không có một thứ tình cảm đẹp như tình anh em thì cuộc đời này sẽ rất vô vị, tẻ nhạt. Khi ta gặp một chuyện buồn hay những khó khăn, cha mẹ đôi khi không thể lắng nghe chia sẻ thấu đáo vì ít nhiều cũng có khoảng cách về tuổi tác. Những khi ấy ta tìm thấy một bến bờ khác cùng thế hệ, một người bạn trong nhà có thể chia sẻ, dễ dàng cảm thông và tâm sự cùng ta mọi chuyện vui buồn, khó khăn trong cuộc sống – anh chị em. Những khi ta bế tắc hay gặp hoạn nạn, không còn gì cả thì bạn bè có thể rời bỏ ta, nhưng anh chị em thì vẫn còn mãi bên ta, bởi lẽ những người thân trong nhà biết yêu thương nhau thì sẽ luôn khuyến khích tinh thần, làm mọi điều tốt đẹp cho nhau và giúp ta vượt qua vì dù gì đi nữa vẫn là ruột thịt. Có một câu nói rất hay: “Cảm ơn những lần lạc mất, để ta biết mình còn có ai”. Vâng! Khi gặp sóng gió, ta mới thực sự cảm nhận người thân trong gia đình là quan trọng nhất luôn yêu thương mình. Trong cuộc sống, có rất nhiều tấm gương tốt về anh em yêu thương lẫn nhau. Kho tàng văn học dân gian đã có rất nhiều thành ngữ tục ngữ, ca dao như: “Một giọt máu đào hơn ao nước lã, “Chị ngã em nâng”, “ Khôn ngoan đối đáp người ngoài, Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau”…
Thế nhưng trong cuộc sống đây đó vẫn còn nhiều người chưa hiểu được ý nghĩa của tình cảm cao quý này. Họ mải mê theo đuổi tiền tài, danh vọng, kết thân và hết lòng sẵn sàng làm mọi việc vì người ngoài mà lãng quên người anh em đang cần ta giúp đỡ. Trên mặt báo hằng ngày vẫn có bao nhiêu chuyện đau lòng khi anh em giết nhau hay đánh nhau chỉ vì tranh chấp hay mâu thuẫn nhỏ nhặt… Hay trong đời sống, nhiều gia đình anh em không thuận hòa, mỗi khi gặp mặt là cãi vã hay xung đột khiến cha mẹ rất buồn phiền… 
Nhận thức được tầm quan trọng của tình anh em, ta cần phải xây dựng một mối quan hệ gần gũi, gắn bó giữa anh chị em trong nhà. Đó là luôn biết nhường nhịn, sẻ chia, yêu thương và đùm bọc lẫn nhau để cùng nhau sống tốt hơn. Đôi khi, những người anh chị em cùng ngồi lại lắng nghe nhau, “anh giận thì em bớt lời” để tránh gây chuyện cãi vã, xích mích. Và nhất là, không để cho lòng vị kỷ lấn át tình thương...! Tình cảm anh chị em trong nhà cũng sẽ được vun đắp hơn qua những hoạt động nhỏ nhoi mà ta ít khi chú ý: bữa cơm sum họp đầm ấm hay những buổi dã ngoại với nhau, cùng nhau đi mua sắm, ăn uống,tham gia vào những công việc học tập hay đi làm của nhau…
Tóm lại, tình cảm anh em vô cùng quan trọng và quý giá. Tình cảm ấy là sức mạnh vô biên giúp chúng ta vượt qua được những thác ghềnh trong cuộc sống, là bến đỗ bình yên khi ta gặp phải những sóng gió của cuộc đời. Tuổi trẻ chúng ta hãy sớm nhận thức được điều ấy để không lãng phí những giây phút ấm áp và đáng nhớ bên cạnh những người mình yêu thương .  
Lê Dung
8 tháng 10 2016 lúc 21:15
Dàn bài.

a. Mở bài.

- Giới thiệu chung về nét đẹp tình cảm gia đình của dân tộc Việt Nam.

- Trích dẫn câu ca dao. 

b. Thân bài.

* Giải thích ý nghĩa của câu ca dao.

- Hình ảnh so sánh: Anh em như thể chân tay.

+ Tay - Chân: Hai bộ phận trên cơ thể con người có quan hệ khăng khít, hỗ trợ cho nhau trong mọi hoạt động.

+ So sánh cho thấy mối quan hệ gắn bó anh em.

- Rách , lành là hình ảnh tượng trưng cho nghèo khó, bất hạnh và thuận lợi, đầy đủ.

Từ đó câu ca dao khuyên : Giữ gìn tình anh em thắm thiết dù hoàn cảnh sống thay đổi.

* Vì sao phải giữ gìn tình anh em?

- Anh em cùng cha mẹ sinh ra dễ dàng thông cảm giúp đỡ nhau.

- Anh em hoà thuận làm cha mẹ vui.

- Đó là tình cảm nhưng cũng là đạo lý.

- Là trách nhiệm, bổn phận của mỗi con người.

- Là truyền thống dân tộc.

* Làm thế nào để giữ được tình cảm anh em?

- Quan tâm đến nhau từ lúc còn nhỏ cho đến khi đã lớn.

- Quan tâm giúp đỡ nhau về mọi mặt: Vật chất, tinh thần.

- Giữ hoà khí khi xảy ra xung khắc, bất đồng.

- Nghiêm khắc nhưng vị tha khi anh, chị em mắc sai lầm.

c. Kết bài.

- Khẳng định tính đúng đắn của câu ca dao.
  
Hoàng Minh Khôi
Xem chi tiết
Nguyễn Minh Sơn
Xem chi tiết
Mặt Trăng
1 tháng 12 2021 lúc 7:10

Tham khảo!

Khi vừa được học câu tục ngữ này, em cảm thấy nó vô cùng sâu sắc và thấm thía. Đã là anh em một nhà, theo em, không phải trợ giúp anh em của mình về "tất cả mọi mặt", mà câu tục ngữ này chỉ ra cho chũng ta rằng trong bất kì hoàn cảnh hay trường hợp nào cũng không được quên mất ng anh em, và lúc nào cần thì chúng ta hãy sẵn lòng mở lòng mình và giúp đỡ. Trong nhiều gia đình, rất nhiều trường hợp anh em họ ghen ghét, ghen tức với hoàn cảnh hoặc công việc hoặc bất kì cái j của ng anh em của mình, họ cảm giác mình kém cỏi hơn, vì vậy anh em một nhà lại hóa "người dưng". Vì vậy, câu tục ngữ sâu sắc này được cha ông ta truyền lại có rất nhiều ý nghĩa sâu sắc mà ta cần phải ghi nhớ, rút ra cho bản thân mình:Tránh vì món lợi của cá nhân bản thân, hay vì ghen tức với người anh em của mình, để mà từ người quen, người thân thiết với mình, bỗng trở thành người dưng.

Minh Anh
1 tháng 12 2021 lúc 7:11

 

TK

Khi vừa được học câu tục ngữ này, em cảm thấy nó vô cùng sâu sắc và thấm thía. Đã là anh em một nhà, theo em, không phải trợ giúp anh em của mình về "tất cả mọi mặt", mà câu tục ngữ này chỉ ra cho chũng ta rằng trong bất kì hoàn cảnh hay trường hợp nào cũng không được quên mất ng anh em, và lúc nào cần thì chúng ta hãy sẵn lòng mở lòng mình và giúp đỡ. Trong nhiều gia đình, rất nhiều trường hợp anh em họ ghen ghét, ghen tức với hoàn cảnh hoặc công việc hoặc bất kì cái j của ng anh em của mình, họ cảm giác mình kém cỏi hơn, vì vậy anh em một nhà lại hóa "người dưng". Vì vậy, câu tục ngữ sâu sắc này được cha ông ta truyền lại có rất nhiều ý nghĩa sâu sắc mà ta cần phải ghi nhớ, rút ra cho bản thân mình:Tránh vì món lợi của cá nhân bản thân, hay vì ghen tức với người anh em của mình, để mà từ người quen, người thân thiết với mình, bỗng trở thành người dưng.

PHAN TUẤN DŨNG
1 tháng 12 2021 lúc 7:25

câu ca dao 
Đủ 5 câu nhá:)
Anh em như thể tay chân, Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần (5 mẫu) - Phát biểu cảm nghĩ về câu ca dao Anh em như thể tay chân lớp 7 - VnDoc.com

 

Nguyễn Thanh Trúc Linh
Xem chi tiết
dream
Xem chi tiết
minh nguyet
15 tháng 12 2021 lúc 19:51

Em tham khảo:

Khi vừa được học câu tục ngữ này, em cảm thấy nó vô cùng sâu sắc và thấm thía. Đã là anh em một nhà, theo em, không phải trợ giúp anh em của mình về "tất cả mọi mặt", phải tốt từ hành động đến lời ăn tiếng nói(thành ngữ) hằng ngày, mà câu tục ngữ này chỉ ra cho chũng ta rằng trong bất kì hoàn cảnh hay trường hợp nào cũng không được quên mất ng anh em, và lúc nào cần thì chúng ta hãy sẵn lòng mở lòng mình và giúp đỡ. Trong nhiều gia đình, rất nhiều trường hợp anh em họ ghen ghét, ghen tức với hoàn cảnh hoặc công việc hoặc bất kì cái j của ng anh em của mình, họ cảm giác mình kém cỏi hơn, vì vậy anh em một nhà lại hóa "người dưng". Vì vậy, câu tục ngữ sâu sắc này được cha ông ta truyền lại có rất nhiều ý nghĩa sâu sắc mà ta cần phải ghi nhớ, rút ra cho bản thân mình:Tránh vì món lợi của cá nhân bản thân, hay vì ghen tức với người anh em của mình, để mà từ người quen, người thân thiết với mình, bỗng trở thành người dưng. 

Nguyễn Thủy Nhi
Xem chi tiết
Thảo Phương
23 tháng 9 2016 lúc 21:32

THAM KHẠN NHé BẠN

Ca dao Việt Nam thật vô vàn ý nghĩa, nó thể hiện kinh nghiệm của cha ông trong mọi mặt của đời sống mà còn thể hiện tình cảm giữa cha mẹ và con cái, giữa con cháu với cha ông, giữa vợ với chồng… mà còn dành nhiều lời thơ cho tình cảm anh em. Bài ca dao sau tiêu biểu cho đề tài đó: 

"Anh em nào phải người xa 

Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân 

Yêu nhau như thể tay chân 

Rách làm đùm bọc dở hay đỡ đần."

Mở đầu bài ca dao đã đưa ra nhận định: “Anh em nào phải người xa”, bài ca dao ngầm khẳng định: anh em với nhau là một mối quan hệ rất gần gũi, gắn bó. Gần gũi, gắn bó với anh em tuy hai nhưng cũng là một. Điều này thể hiện tình cảm anh em không gì có thể thay thế được. Anh em là những người “Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân”- cùng một cha mẹ sinh ra, đã cùng chung sống “một nhà”, đã cùng chung buồn vui, sướng khổ. Chính bởi đã “cùng”, đã chung nhau những yếu tố thiêng liêng về quan hệ nguồn gốc, môi trường sống, tác giả dân gian đưa ra lời khuyên về cách sống, cách đối xử của anh em trong gia đình: 

Yêu nhau như thể tay chân 

Rách làm đùm bọc dở hay đỡ đần. 

Bài ca dao như một lời khuyên, lời răn dạy của cha ông cho những người làm anh em trên cuộc đời này, cần phải biết yêu thương lẫn nhau, đùm bọc nhau những lúc dở hay bất thường. Quan hệ anh em còn được ví với hình ảnh chân – tay, đó là những bộ phận gắn bó khăng khít trên một cơ thể thống nhất, cùng được nuôi chung bởi một dòng máu huyết thống của gia đình. Hình ảnh đó nói lên tình nghĩa và sự gắn bó thiêng liêng của anh em.

Ngày nay khi xã hội phát triển tình cảm anh em có những ảnh hưởng của xã hội. ngày càng nhiều những vụ án, những vụ xung đột của anh em ruột với nhau. Không ít vụ án anh em vi tranh chấp tài sản mà sát hại nhau, thậm chí chỉ vì mâu thuẫn nhỏ cũng có thể hại cả gia đình người anh em của mình. Phải chăng đạo đức xã hội đã xuống cấp, hay giá trị đạo đức đã thay đổi? Đó chỉ là một bộ phận những người có nhận thức kém trong xã hội, vì lợi ích trước mắt mà hành động nông nổi, để lại hậu quả đáng tiếc cho người thân của mình.

Bài ca dao là lời khuyên lời nhắn nhủ tới thế hệ chúng ta, đã là anh em một nhà, cùng do cha mẹ sinh ra chúng ta phải hòa thuận, phải biết nương tựa lẫn nhau thì gia đình mới ấm êm, cha mẹ mới vui lòng. Có như vậy chúng ta mới báo hiếu được cha mẹ, xã hội mới yên bình và phát triển được.

ɣ/ղ✿ʑคภg✿♄ồ‿
Xem chi tiết
Hermione Granger
12 tháng 10 2021 lúc 11:56

Tham khảo:

Nếu cha mẹ cho ta hình hài, nuôi dưỡng ta lớn lên, dạy dỗ ta nên người thì anh em cho ta thêm đôi cánh, cho ta thêm sức mạnh. Bài ca dao đã nhắc đến một tình thân vô cùng đáng quý – tình cảm anh em trong gia đình.

Anh em nào phải người xa

Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân

Đó là những người cùng mẹ cha sinh ra, cùng chung sống dưới một mái nhà. Điệp từ “cùng” đã nhấn mạnh nguồn gốc của anh em, một mối quan hệ vô cùng thân mật, gần gũi, thiêng liêng và cao quý, đâu phải “người xa”. Bởi vậy, bài ca dao đã ra lời khuyên:

Yêu nhau như thể tay chân

Anh em hòa thuận, hai thân vui vầy

Cách ví von của dân gian tuy giản dị nhưng có ý nghĩa vô cùng. Tay và chân là hai bộ phận trên cơ thể không thể tách rời, tay có thuận chân mới bước theo và cơ thể mới khỏe mạnh. Cơ thể ấy là gia đình, là những người sinh thành ra ta. Sâu xa hơn là mong muốn của cha ông ta gửi qua lời nhắn nhủ: anh em trong gia đình có thân thiết, hòa thuận, tương trợ nhau như tay với chân thì cha mẹ mới có thể vui lòng. Đó là mong ước của mẹ cha nhưng cũng chính là bổn phận của kẻ làm con, luôn giữ hòa khí vui vẻ trong gia đình, báo hiệu với cha mẹ. Bài học làm người ấy tuy đơn giản nhưng thật ý nghĩa, bởi có nhiều mối quan hệ rồi sẽ phai nhạt theo thời gian nhưng tình anh em thân thiết không bao giờ thay đổi. Đã có nhiều câu ca dao sử dụng lối so sánh này:

Anh em như thể tay chân

Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần

Có hạnh phúc nào lớn lao hơn là mang đến niềm vui và hạnh phúc cho những người thân yêu bên ta? Cuộc sống ngoài kia dù gian nan, trắc trở, nhưng sau cánh cửa gia đình là tình yêu thương của những người cùng chung máu mủ, luôn yêu thương và che chở cho ta trong cuộc đời này. Đó là một lời răn dạy ý nghĩa, sâu sắc về tình thân. Bài học ấy cũng chính là truyền thống đạo lí cao đẹp của dân tộc ta vốn trọng tình, trọng nghĩa, hiếu thuận với cha mẹ vàanh em trong gia đình.

Khách vãng lai đã xóa
Ga
12 tháng 10 2021 lúc 12:14

Bạn tham khảo ạ :

B1 : 

Nếu cha mẹ cho ta hình hài, nuôi dưỡng ta lớn lên, dạy dỗ ta nên người thì anh em cho ta thêm đôi cánh, cho ta thêm sức mạnh. Bài ca dao đã nhắc đến một tình thân vô cùng đáng quý – tình cảm anh em trong gia đình.

Anh em nào phải người xa

Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân

Đó là những người cùng mẹ cha sinh ra, cùng chung sống dưới một mái nhà. Điệp từ “cùng” đã nhấn mạnh nguồn gốc của anh em, một mối quan hệ vô cùng thân mật, gần gũi, thiêng liêng và cao quý, đâu phải  “người xa”. Bởi vậy, bài ca dao đã ra lời khuyên:

Yêu nhau như thể tay chân

Anh em hòa thuận, hai thân vui vầy

Cách ví von của dân gian tuy giản dị nhưng có ý nghĩa vô cùng. Tay và chân là hai bộ phận trên cơ thể không thể tách rời, tay có thuận chân mới bước theo và cơ thể mới khỏe mạnh. Cơ thể ấy là gia đình, là  những người sinh thành ra ta. Sâu xa hơn là mong muốn của cha ông ta gửi qua lời nhắn nhủ: anh em trong gia đình có thân thiết, hòa thuận, tương trợ nhau như tay với chân thì cha mẹ mới có thể vui lòng. Đó là mong ước của mẹ cha nhưng cũng chính là bổn phận của kẻ làm con, luôn giữ hòa khí vui vẻ trong gia đình, báo hiệu với cha mẹ. Bài học làm người ấy tuy đơn giản nhưng thật ý nghĩa, bởi có nhiều mối quan hệ rồi sẽ phai nhạt theo thời gian nhưng tình anh em thân thiết không bao giờ thay đổi. Đã có nhiều câu ca dao sử dụng lối so sánh này:

Anh em như thể tay chân

Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần

Có hạnh phúc nào lớn lao hơn là mang đến niềm vui và hạnh phúc cho những người thân yêu bên ta? Cuộc sống ngoài kia dù gian nan, trắc trở, nhưng sau cánh cửa gia đình là tình yêu thương của những người cùng chung máu mủ, luôn yêu thương và che chở cho ta trong cuộc đời này.  Đó là một lời răn dạy ý nghĩa, sâu sắc về tình thân. Bài học ấy cũng chính là truyền thống đạo lí cao đẹp của dân tộc ta vốn trọng tình, trọng nghĩa, hiếu thuận với cha mẹ vàanh em trong gia đình.

Khách vãng lai đã xóa
Cao Tùng Lâm
12 tháng 10 2021 lúc 11:47

Nếu cha mẹ cho ta hình hài, nuôi dưỡng ta lớn lên, dạy dỗ ta nên người thì anh em cho ta thêm đôi cánh, cho ta thêm sức mạnh. Bài ca dao đã nhắc đến một tình thân vô cùng đáng quý – tình cảm anh em trong gia đình.

Anh em nào phải người xa

Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân

Đó là những người cùng mẹ cha sinh ra, cùng chung sống dưới một mái nhà. Điệp từ “cùng” đã nhấn mạnh nguồn gốc của anh em, một mối quan hệ vô cùng thân mật, gần gũi, thiêng liêng và cao quý, đâu phải  “người xa”. Bởi vậy, bài ca dao đã ra lời khuyên:

Yêu nhau như thể tay chân

Anh em hòa thuận, hai thân vui vầy

Cách ví von của dân gian tuy giản dị nhưng có ý nghĩa vô cùng. Tay và chân là hai bộ phận trên cơ thể không thể tách rời, tay có thuận chân mới bước theo và cơ thể mới khỏe mạnh. Cơ thể ấy là gia đình, là  những người sinh thành ra ta. Sâu xa hơn là mong muốn của cha ông ta gửi qua lời nhắn nhủ: anh em trong gia đình có thân thiết, hòa thuận, tương trợ nhau như tay với chân thì cha mẹ mới có thể vui lòng. Đó là mong ước của mẹ cha nhưng cũng chính là bổn phận của kẻ làm con, luôn giữ hòa khí vui vẻ trong gia đình, báo hiệu với cha mẹ. Bài học làm người ấy tuy đơn giản nhưng thật ý nghĩa, bởi có nhiều mối quan hệ rồi sẽ phai nhạt theo thời gian nhưng tình anh em thân thiết không bao giờ thay đổi. Đã có nhiều câu ca dao sử dụng lối so sánh này:

Anh em như thể tay chân

Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần

Có hạnh phúc nào lớn lao hơn là mang đến niềm vui và hạnh phúc cho những người thân yêu bên ta? Cuộc sống ngoài kia dù gian nan, trắc trở, nhưng sau cánh cửa gia đình là tình yêu thương của những người cùng chung máu mủ, luôn yêu thương và che chở cho ta trong cuộc đời này.  Đó là một lời răn dạy ý nghĩa, sâu sắc về tình thân. Bài học ấy cũng chính là truyền thống đạo lí cao đẹp của dân tộc ta vốn trọng tình, trọng nghĩa, hiếu thuận với cha mẹ vàanh em trong gia đình.

Khách vãng lai đã xóa
Diễm Nguyễn
Xem chi tiết
Nguyen Thi Mai
27 tháng 10 2016 lúc 18:23

Bạn tham khảo nhé

Ca dao Việt Nam thật vô vàn ý nghĩa, nó thể hiện kinh nghiệm của cha ông trong mọi mặt của đời sống mà còn thể hiện tình cảm giữa cha mẹ và con cái, giữa con cháu với cha ông, giữa vợ với chồng… mà còn dành nhiều lời thơ cho tình cảm anh em. Bài ca dao sau tiêu biểu cho đề tài đó:

"Anh em nào phải người xa

Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân

Yêu nhau như thể tay chân

Rách làm đùm bọc dở hay đỡ đần."

Mở đầu bài ca dao đã đưa ra nhận định: “Anh em nào phải người xa”, bài ca dao ngầm khẳng định: anh em với nhau là một mối quan hệ rất gần gũi, gắn bó. Gần gũi, gắn bó với anh em tuy hai nhưng cũng là một. Điều này thể hiện tình cảm anh em không gì có thể thay thế được. Anh em là những người “Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân”- cùng một cha mẹ sinh ra, đã cùng chung sống “một nhà”, đã cùng chung buồn vui, sướng khổ. Chính bởi đã “cùng”, đã chung nhau những yếu tố thiêng liêng về quan hệ nguồn gốc, môi trường sống, tác giả dân gian đưa ra lời khuyên về cách sống, cách đối xử của anh em trong gia đình:

Yêu nhau như thể tay chân

Rách làm đùm bọc dở hay đỡ đần.

Bài ca dao như một lời khuyên, lời răn dạy của cha ông cho những người làm anh em trên cuộc đời này, cần phải biết yêu thương lẫn nhau, đùm bọc nhau những lúc dở hay bất thường. Quan hệ anh em còn được ví với hình ảnh chân – tay, đó là những bộ phận gắn bó khăng khít trên một cơ thể thống nhất, cùng được nuôi chung bởi một dòng máu huyết thống của gia đình. Hình ảnh đó nói lên tình nghĩa và sự gắn bó thiêng liêng của anh em.

Ngày nay khi xã hội phát triển tình cảm anh em có những ảnh hưởng của xã hội. ngày càng nhiều những vụ án, những vụ xung đột của anh em ruột với nhau. Không ít vụ án anh em vi tranh chấp tài sản mà sát hại nhau, thậm chí chỉ vì mâu thuẫn nhỏ cũng có thể hại cả gia đình người anh em của mình. Phải chăng đạo đức xã hội đã xuống cấp, hay giá trị đạo đức đã thay đổi? Đó chỉ là một bộ phận những người có nhận thức kém trong xã hội, vì lợi ích trước mắt mà hành động nông nổi, để lại hậu quả đáng tiếc cho người thân của mình.

Bài ca dao là lời khuyên lời nhắn nhủ tới thế hệ chúng ta, đã là anh em một nhà, cùng do cha mẹ sinh ra chúng ta phải hòa thuận, phải biết nương tựa lẫn nhau thì gia đình mới ấm êm, cha mẹ mới vui lòng. Có như vậy chúng ta mới báo hiếu được cha mẹ, xã hội mới yên bình và phát triển được.

Linh Phương
27 tháng 10 2016 lúc 19:01

4) nếu được viết lại " cuộc chia tay của nhưng con bup bê " em viết kết của bài trong khi người em chạy vào nhà để 2 con bup bê gần nhau với dòng tâm sự nhắn nhủ với người anh khi người mẹ lên gác gọi thì tình cờ nghe thấy nhưng điều đó và cả cha. Họ đã thay đổi suy nghĩ của bản thân.... Vì em muốn câu chuyện này đáp ứng được và bài học cho mọi người. Tuổi như Thành và Thủy thì cần tình yêu thương hơn là bị chia lìa.