Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
lâm huyền trân
Xem chi tiết
Trúc Giang
18 tháng 4 2019 lúc 18:14

đặc điểm của lá non trong ngành Quyết là lá cuộn tròn

Hoàng Quốc Việt
4 tháng 5 2018 lúc 20:49

-Da khô, có vẩy sừng bao bọc \(\Rightarrow\) Ngăn cản sự thoát hơi nước của cơ thể.

-Có cổ dài \(\Rightarrow\) Phát huy được các giác quan nằm trên đầu, tạo điều kiện bắt mồi dễ dàng.

-Mắt có mi cử động, có nước mắt \(\Rightarrow\) Bảo vệ mắt, có nước mắt để màng nhĩ không bị khô.

-Màng nhĩ nằm trong một hốc nhỏ bên đầu \(\Rightarrow\) Bảo vệ màng nhĩ và hướng các dao động âm thanh vào màng nhĩ.

-Thân dài, đuôi dài \(\Rightarrow\) Động lực chính của sự di chuyển.

-Bàn chân có năm ngón có vuốt \(\Rightarrow\) Tham gia di chuyển trên cạn.

😍Đinh Hương😍
4 tháng 5 2018 lúc 20:50

Cấu tạo ngoài của thằn lằn bóng đuôi dài:

-Da khô, có vảy sừng bao bọc :ngăn cản sự thoát hơi nước của cơ thể.

-Cổ dài: Phát huy vai trò các giác quan nằm trên đầu, tạo điều kiện bắt mồi dễ dàng.

-Mắt có mi cử động, có nước mắt : Bảo vệ mắt, có nước mắt để màng mắt k bị khô.

-Màng nhĩ nằm trong 1 hốc nhỏ bên đầu: Bảo vệ màng nhĩ và hướng các dao động phát ra ngoài màng nhĩ.

-Thân dài, đuôi rất dài: Tham gia di chuyển trên cạn.

-Bàn chân có 5 ngón vuốt: Động lực chính cho sự di chuyển.

Thời Sênh
4 tháng 5 2018 lúc 20:51

- Da khô, có vảy sừng bao bọc →→ giảm sự thoát hơi nước
- Cổ dài →→ phát huy được các giác quan nằm trên đầu, tạo điều kiện bắt mồi dễ dàng
- Mắt có mi cử động, có nước mắt →→ bảo vệ mắt, có nước mắt để màng mắt không bị khô
- Màng nhĩ nằm trong 1 hốc nhỏ bên đầu →→ bảo vệ màng nhĩ và hướng các dao động âm thanh vào màng nhĩ.
- Thân, đuôi dài →→ động lực chính của sự di chuyển
- Bàn chân có 5 ngón có vuốt →→ tham gia di chuyển trên cạn

nguyen quoc anh
Xem chi tiết
Trần Thị Bích Trâm
17 tháng 4 2018 lúc 21:30

- có 4 chi ngắn, yếu vs 5 ngón chân có vuốt

- Da khô, có vảy sừng bao bọc : giảm sự thoát hơi nước
- Cổ dài có thể quay về các phía: phát huy được các giác quan nằm trên đầu, tạo điều kiện bắt mồi dễ dàng
- Mắt có mi cử động : bảo vệ mắt, có nước mắt để màng mắt không bị khô
- Màng nhĩ nằm trong 1 hốc nhỏ bên đầu: bảo vệ màng nhĩ và hướng các dao động âm thanh vào màng nhĩ.

Thời Sênh
17 tháng 4 2018 lúc 21:33
- Da khô, có vảy sừng bao bọc giảm sự thoát hơi nước
- Cổ dài phát huy được các giác quan nằm trên đầu, tạo điều kiện bắt mồi dễ dàng
- Mắt có mi cử động, có nước mắt bảo vệ mắt, có nước mắt để màng mắt không bị khô
- Màng nhĩ nằm trong 1 hốc nhỏ bên đầu bảo vệ màng nhĩ và hướng các dao động âm thanh vào màng nhĩ.
- Thân, đuôi dài động lực chính của sự di chuyển
- Bàn chân có 5 ngón có vuốt tham gia di chuyển trên cạn
Hoshizora Hotaru
2 tháng 5 2018 lúc 20:44

- Đá vôi, có vảy sừng bao bọc → Ngăn cản sự thoát hơi nước của cở thể.

- Có cổ dài → Phát huy vai trò của các giác quan nằm trên đầu, tạo điều kiện để bắt mồi dễ dàng.

- Mắt có mi cử động, có nước mắt → Bảo vệ mắt, có nước mắt để màng mắt không bị khô.

- Màng nhĩ nằm trong 1 hốc nhỏ bên đầu → Bảo vệ màng nhĩ và hướng các dao động âm thanh vào màng nhĩ.

- Thân dài, đuôi rất dài → Động lực chính của sự di chuyển

- Bàn chân có 5 ngón có vuốt → Tham gia di chuyển trên cạn

nguyen thi hai van
Xem chi tiết
Lê Đức Anh
29 tháng 11 2017 lúc 21:39

cơ thể sâu bọ gồm 3 phần : đầu ngực bụng

Phần đầu có : 1 đôi râu

Phần ngực có: 3 đôi chân và 2 đôi cánh

Hô hấp qua hệ thống ống khí

Hoàng Jessica
29 tháng 11 2017 lúc 21:42

1. Đặc điểm chung

- Cơ thể gồm 3 phần: đầu, ngực, bụng

- Phần đầu có 1 đôi râu, ngực có 3 đôi chân và 2 đôi cánh

- Hô hấp bằng ống khí

Nguyễn Ngô Minh Trí
29 tháng 11 2017 lúc 21:43

1) Đặc điểm chung
- Cơ thể sâu bọ có ba phần: đầu, ngực và bụng.
- Phần đầu có một đôi râu, phần ngực cò ba đôi chân và hai đôi cánh.
- Sâu bọ hô hấp bằng hệ thống ống khí.
- Sâu bọ có nhiều hình thức phát triển, biến thái khác nhau.

happy time
Xem chi tiết
Nguyễn Trần Thành Đạt
10 tháng 4 2017 lúc 16:07

- Thụ tinh là quá trình giao tử đực (tinh trùng) kết hợp vs giao tử cái (trứng) tạo thành hợp tử. (lớp 6 trả lời vậy là được).

- Hoa thụ phấn nhờ gió có đặc điểm: Hoa thường ở ngọn cây hay ngọn cành, chỉ nhị dài, hạt phấn nhiều nhỏ, nhẹ. Hạt phấn to, dính và thường có gai, đầu nhụy có chất dính.

Trịnh Ánh Ngọc
10 tháng 4 2017 lúc 17:39

- Thụ Tinh là : Quá trình giao tử đực kết hợp với giao tử cái tạo thành tế bào mới gọi là HỢP TỬ.

- Hoa thụ phấn nhờ gió có đặc điểm:

+ Hoa thường ở đầu ngọn cây, ngọn cành.

+ Chỉ nhị dài, hạt phấn nhiều nhỏ nhẹ.

+ Hạt phấn to, dính và thường có gai.

+ Đầu nhụy thường có chất dính.

Hiiiii~
10 tháng 4 2017 lúc 16:07

Các đặc điểm: Hoa ở ngọn cây giúp cho hạt phấn dễ được thổi phát tán đi xa để gặp nhụy của các hoa khác. Bao hoa thường tiêu giảm, đầu hoặc vòi nhụy thường có lông dính giúp hạt phấn dễ dính vào thụ phấn cho hoa.

Love~Hate~Cry~Smile
Xem chi tiết
Ngọc Hnue
23 tháng 7 2018 lúc 16:53

- Hàn đới khoảng từ hai vòng cực đến hai cực.

- Ở đây có khí hậu vô cùng khắc nghiệt. Mùa đông rất dài, ít khi thấy Mặt Trời, thường xuyên xảy ra bão tuyết dữ dội kèm theo cái lạnh cắt da, nhiệt độ trung bình luôn dưới -10⁰C, thậm chí xuống tới -50⁰C.

- Mùa hạ chỉ dài 2-3 tháng, Mặt Trời di chuyển là suốt ngày đêm ở đường chân trời, có nơi kéo dài đến 6 tháng. Trong thời gian này, nhiệt độ có tăng nhưng cũng ít khi vượt quá 10⁰C.

Lượng mưa trung bình năm rất thấp(khoảng dưới 500mm) và chủ yếu mưa ở dạng tuyết rơi (trừ mùa hạ). Mặt đất đóng băng quanh năm, chỉ tan một lớp mỏng trên khi mùa hạ đến.

- Gió ở đây thổi chủ yếu là gió Đông cực

Chúc em học tốt!

Lê Thị Hồng Vân
23 tháng 7 2018 lúc 8:34

Trả lời :

Là khu vực có góc chiếu của ánh sáng mặt trời rất nhỏ. sổ giờ chiếu sáng trong ngày có sự giao động rất lớn giữa các mùa. Vì thế, đây là khu vực giá lạnh, băng tuyết quanh năm. Lượng mưa trung bình dưới 500 mm/năm. Gió chủ yếu trong đới này là gió Đông cực.


Nanami-Michiru
24 tháng 7 2018 lúc 14:53

Đặc điểm của khí hậu hàn đới:

Là khu vực có góc chiếu của ánh sáng mặt trời rất nhỏ. sổ giờ chiếu sáng trong ngày có sự giao động rất lớn giữa các mùa. Vì thế, đây là khu vực giá lạnh, băng tuyết quanh năm. Lượng mưa trung bình dưới 500 mm/năm. Gió chủ yếu trong đới này là gió Đông cực.


Vy Suu Pham
Xem chi tiết
Pham Thi Linh
26 tháng 2 2018 lúc 15:57

1. * Cây là một thể thống nhất vì:

- Có sự thống nhất về cấu tạo và chức năng ở mỗi cơ quan

- Có sự thống nhất giữa chức năng ở các cơ quan

- Tác động đến 1 cơ quan sẽ ảnh hưởng đến các cơ quan khác và toàn bộ cây

* Cây sống được ở môi trường nước:

- Trên mặt nước: lá có phiến rộng, thân xốp, nhẹ

- Chìm trong nước: lá hình kim ...

* Cây sống trên cạn

- Nơi khô, nóng (đồi trống): thân thấp, phân nhiều cành, rễ ăn sâu hoặc nông và lan rộng, lá có phủ lớp sáp hoặc lông

- Nơi rừng rậm: thân vươn cao, lá tập trung ở ngọn

* Môi trường đặc biệt:

- Đầm lầy: có rễ chống giúp cây đứng vững

- Sa mạc: có rễ ăn sâu, thân mọng nước, lá biến thành gai ...

Pham Thi Linh
26 tháng 2 2018 lúc 15:59

2.

- Đặc điểm túi bào tử của rêu: nằm ở ngọn cây rêu trưởng thành, có nắp túi để giải phóng bào tử khi chín

- Rêu sinh sản bằng bào tử

- Cây rêu con mọc trực tiếp từ bào tử

3.

- Đặc điểm túi bào tử cây dương xỉ: nằm ở mặt dưới của lá, có vòng cơ dày để giải phóng bào tử

- Dương xỉ sinh sản bằng bào tử

- Cây dương xỉ con mọc ra từ nguyên tản

Little Red Riding Hood
Xem chi tiết
Pham Thi Linh
23 tháng 10 2017 lúc 9:28

Câu 1: Đặc điểm chung của ngành động vật nguyên sinh

- Cơ thể có kích thước hiển vi, chỉ là một tế bào nhưng đảm nhiệm mọi chức năng sống

- Phần lớn dị dưỡng

- Di chuyển bằng chân giả, lông bơi, roi bơi hay tiêu giảm

- Sinh sản vô tính theo kiểu phân đôi

2. Các bước xử lí và mổ giun đất

- Xử lí mẫu

+ Rửa sạch đất ở cơ thể giun

+ Làm giun chết trong hơi ete hay cồn loãng

+ Để giun lên khay mổ và quan sát

- Mổ giun: em xem trong SGK trang 57

Câu 3:

Thủy tức Sứa
Cấu tạo ngoài

- Cơ thể hình trụ dài

- Phần dưới là đế, bám vào giá thể

- Phần trên có lỗ miệng có tua miệng tỏa ra, trên tua miệng có tế bào gai để tự vệ và tấn công

- Cơ thể hình dù

- Có miệng nằm ở dưới trên có tua miệng chứa tế bào gai

Di chuyển - Di chuyển nhờ tua miệng theo kiểu sâu đo hoặc lộn đầu - Di chuyển bằng cách co bóp dù

Pham Thi Linh
23 tháng 10 2017 lúc 9:40

Câu 4: Giun tròn có đặc điểm tiến hóa hơn giun dẹp là

- Bắt đầu có khoang cơ thể chưa chính thức

- Ống tiêu hóa bắt đầu phân hóa thành các bộ phân khác nhau như: miệng, hầu, hậu môn

Câu 5: Trùng roi di chuyển nhờ roi bằng cách xoáy roi vào nước giúp cơ thể di chuyển về phía trước

Câu 6: Đặc điểm của sán lá gan thích nghi với đời sống kí sinh

- Giác bám phát triển: bám chặt được vào nơi kí sinh ở cơ thể vật chủ

- Cơ dọc, cơ vòng phát triển: chun dãn, phồng dẹp chui rúc, luồn lách trong cơ thể kí sinh

- Hầu có cơ khỏe: hút được nhiều chất dinh dưỡng ở nơi kí sinh

- Ruột phân nhiều nhánh nhỏ: hấp thụ được nhiều chất dinh dưỡng

- Đẻ nhiều trứng và trải qua nhiều vật chủ trung gian: phát tán ấu trùng và đảm bảo được số lượng ấu trùng kí sinh trong cơ thể vật chủ

Câu 7:

  Trùng sốt rét Trùng kiết lị
Dinh dưỡng Kí sinh trong hồng cầu, hấp thụ chất dinh dưỡng có trong hồng cầu qua bề mặt cơ thể Nuốt hồng cầu
Di chuyển Ko có cơ quan di chuyển, di chuyển nhờ hồng cầu Di chuyển bằng chân giả
Cấu tạo Kích thước nhỏ, ko có bộ phận di chuyển và các ko bào Giống trùng biến hình, có chân giả ngắn
Sinh sản Vô tính bẳng cách phân đôi Vô tính bằng cách phân đôi
     

Câu 8:

- Tác hại của giun đũa: Kí sinh ở ruột non người, nhất là trẻ em

+ Gây đau bụng

+ Đôi khi tắc ruột và tắc ống mật

- Biện pháp:

+ Ăn chín uống sôi

+ Rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh

+ Vệ sinh cơ thể, môi trường, nhà cửa ... sạch sẽ

+ Uống thuốc tẩy giun định kì 2 lần / năm