Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Thái Nguyên , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 0
Số lượng câu trả lời 69
Điểm GP 1
Điểm SP 150

Người theo dõi (28)

Kuran Yui
Lộc Nguyễn
Serinuma Kohana

Đang theo dõi (5)


Câu trả lời:

Câu 1:

- Tiền đề của bài, tác giả khẳng định những chân lý:

+ Sự tồn tại độc lập về lãnh thổ, chủ quyền.

+ Có phong tục, tập quán.

+ Có nền văn hiến lâu đời.

+ Có lịch sử độc lập với nhiều triều đại.

→ Khẳng định sự tồn tại độc lập của quốc gia bằng lòng tự tôn, niềm tự hào dân tộc.

Câu 2:

- Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi được thể hiện qua hai câu:

Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân

Quân điếu phạt trước lo trừ bạo

- Nhân nghĩa theo quan điểm của Nguyễn Trãi có nghĩa là: yên dân, trừ bạo.

+ Nhân nghĩa là khoan dung, an dân, vì dân.

+ Nhân nghĩa là lý tưởng xây dựng lý tưởng đất nước.

+ "yên dân" là thương dân, lo cho dân

+ "trừ bạo" lo diệt trừ giặc ngoại xâm, làm đất nước độc lập (diệt giặc Minh).

→ Tư tưởng "nhân nghĩa" theo Nguyễn Trãi có nghĩa là phải yên dân, yêu thương bảo vệ nhân dân. Tư tưởng này mang tính triết lý, bao trùm toàn bộ cuộc đời và các sáng tác của ông.

Câu 3:

- Để khẳng định chủ quyền độc lập của dân tộc, tác giả dựa vào những yếu tố:

+ Nền văn hiến từ lâu đời: nền văn hiến đã lâu

+ Phong tục tập quán

+ Lịch sử hình thành và phát triển riêng

+ Chế độ nhà nước riêng, bình đẳng, ngang tầm với các triều đại Trung Quốc

- Bài thơ Sông núi nước Nam của tác giả Lý Thường Kiệt đề cập tới sự độc lập lãnh thổ và chủ quyền nước Nam- vua Nam ở.

- Tới Bình Ngô Đại cáo Nguyễn Trãi vẫn khẳng định về lãnh thổ, chủ quyền. Có mở rộng, khẳng định nền văn hiến lâu đời, phong tục, lịch sử triều đại.

+ Thể loại văn biền ngẫu giúp cho việc diễn giải ý thơ được chi tiết và kỹ càng hơn.

Câu 4:

- Nghệ thuật của đoạn trích được thể hiện qua:

+ Cách sử dụng từ ngữ: khẳng định được sự tồn tại lâu đời, hiển nhiên về nhiều phương diện.

+ Thể cáo được viết bằng lối văn biền ngẫu, có đối, các câu dài ngắn không bị gò bó, các cặp có ai vế đối nhau.

+ Lời lẽ có tính hùng biện, lập luận đanh thép, lí luận sắc bén.

+ Kết cấu chặt chẽ, mạch lạc.

Câu 5:

- Sức thuyết phục của văn chính luận Nguyễn Trãi trong đoạn này thể hiện rõ ở cách lập luận của tác giả:

+ Quan điểm, tư tưởng "nhân nghĩa" xuyên suốt các tác phẩm .

+ Khẳng định lẽ phải thuộc về ta, địch là kẻ bạo ngược, ắt sẽ bị tiêu diệt.

+ Việc tiêu diệt kẻ thù là việc tất yếu bởi đất nước ta độc lập.

+ Minh chứng cho sự độc lập: lãnh thổ, văn hiến, phong tục, triều đại.

- Lý lẽ, dẫn chứng của tác giả:

+ Dẫn ra sự thất bại thảm hại của những kẻ bạo ngược, làm điều trái nhân nghĩa: Lưu Cung, Triệu Tiết, Ô Mã, Toa Đô.

+ Lấy chứng cớ từ sử sách- điều không thể chối cãi.

+ Lời lẽ đanh thép, hùng hồn, minh chứng cho sức mạnh chính nghĩa.

+ Thể hiện niềm tự hào dân tộc

Câu 6:

- Sơ đồ khái quát trình tự lập luận của đoạn trích Nước Đại Việt ta

Soạn văn lớp 8 | Soạn bài lớp 8