Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Đức Phạm Hồng
Xem chi tiết
Minh Lệ
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
14 tháng 8 2023 lúc 23:52

Tham khảo

- Phạm vi của Biển Đông:

+ Biển Đông thuộc Thái Bình Dương, là biển lớn thứ 3 trong các biển trên thế giới. Biển Đông có hai vịnh lớn là vịnh Bắc Bộ và vịnh Thái Lan.

+ Diện tích Biển Đông khoảng 3447 nghìn km2, trải dài từ khoảng vĩ độ 3°N đến khoảng vĩ độ 26°B, trải rộng từ khoảng kinh độ 100°Đ đến khoảng kinh độ 121oĐ.

- Phạm vi vùng biển của Việt Nam: vùng biển Việt Nam là một phần của Biển Đông, có diện tích khoảng 1 triệu km2, bao gồm: vùng nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.

Hồng Tiên
Xem chi tiết
Diệu Huyền
6 tháng 10 2019 lúc 15:13

Câu 1:

Rừng là nguồn tài nguyên quý giá mà mẹ thiên nhiên đã ban tặng cho loài người chúng ta.Tuy nhiên,rừng cũng là một nguồn tài nguyên có hạn nên loài người phải biết khai thác một cách hợp lí.Như chúng ta đã biết,thành phần chính của rừng là cây xanh,mà cây xanh lại có tác dụng rất lớn đối với môi trường sống của con người.Không chỉ đơn thuần là tạo bóng mát,làm đẹp cho phố phường mà hơn hết cây xanh còn làm điều hòa khí hậu,giúp con người chống lại được những thiên tai,thảm họa.Không những thế rừng còn là nơi du lịch sinh thái vô cùng lí tưởng bởi vẻ đẹp hoang sơ,mộc mạc mà khó nơi nào có được.

Hiện nay,nhiều người chỉ vì lợi ích của bản thân mà không ngưng tay khai thác rừng một cách bừa bãi mặc dù hằng ngày,hằng giờ trên các phương tiện thông tin đại chúng vẫn luôn luôn tuyên truyền rộng rãi về ý thức bảo vệ môi trường để giúp môi trường xanh-sạch-đẹp.Họ chỉ biết khai thác mà không hề nghĩ đến việc mà họ làm đang khiên mẹ thiên nhiên đâu đớn và khổ sở biết nhường nào.Hằng ngày,mẹ luôn gào khóc và van xin sự giúp đỡ từ con người chúng ta trong vô vọng.Con người là nguyên nhân chính khiên môi trường từng ngày cành suy giảm như ngày hôm nay.Tại sao thay vào hành động vô ý thức kia không phải là hành động mà tất cả mọi người đều cảm thấy thán phục:đó chính là rồng rừng.trồng rừng để những tán cây xanh ngày càng vươn cao và to lớn hơn để bù đắp phần nào những mất mác và đau đớn mà "rừng"đang chịu.Còn riêng về phần chính bản thân mình-chúng ta-những học sinh hãy cố gắng hết sức để tuyên truyền cho mọi người dân địa phương mình cách khai thác rừng hợp lí,và cả cách để cùng chung tay với đồng bào cả nước bảo vệ lá phổi của Trái Đất.

Vũ Minh Tuấn
6 tháng 10 2019 lúc 17:12

Câu 1:

Rừng là một hệ sinh thái mà quần xã cây rừng giữ vai trò chủ đạo trong mối quan hệ tương tác giữa sinh vật với môi trường. Rừng có vai trò rất quan trọng đối với cuộc sống của con người cũng như môi trường: cung cấp nguồn gỗ, củi, điều hòa, tạo ra oxy, điều hòa nước, là nơi cư trú động thực vật và tàng trữ các nguồn gen quý hiếm, bảo vệ và ngăn chặn gió bão, chống xói mòn đất, đảm bảo cho sự sống, bảo vệ sức khỏe của con người…Nhưng hiện nay rừng đang bị tàn phá rất nghiêm trọng làm cho những thiên tai của thiên nhiên không được ngăn chặn khiến cho hàng nghìn, hàng vạn sinh mạng bị mất, không khí cũng bị ô nhiễm trầm trọng.Chính vì vậy chúng ta cần phải bảo vệ rừng, ngăn chặn việc phá rừng, lấy gỗ để buôn bán. Hãy chung tay giữ gìn lá phổi xanh của trái đất.

Chúc bạn học tốt!

kethattinhtrongmua
7 tháng 10 2019 lúc 12:35

Trung tâm khu du lịch của vườn được đặt tại xã Cúc Phương, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình gồm những địa danh du lịch

Động thực vật phong phú Các chương trình du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng Chiêm ngưỡng cảnh quan thiên nhiên đẹp Lửa trại, mạo hiểm Nghiên cứu và văn hóa lịch sử Vườn quốc gia Cúc Phương có địa hình khá phức tạp với nhiều dãy núi đá vôi cao và hang động lớn có dấu tích lâu đời Theo thống kê, vườn quốc gia Cúc Phương với diện tích bằng 1/700 diện tích miền Bắc và gần 1/1500 diện tích của cả nước nhưng có sự phong phú về sinh vật bao Có khoảng hơn 11 nghìn ha thuộc xã Cúc Phương, một phần xã Kỳ Phú, Văn Phương, Yên Quang thuộc huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình Có khoảng gần 6 nghìn ha thuộc xã Thạch Lâm, Thạch Yên, Thành Mỹ, Thành Yên thuộc huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa Khoảng 5 nghìn ha thuộc xã Lạc Thịnh, Yên Lạc, Phú Lai, Yên Trị, Ngọc Lương huyện Yên Thủy và xã Yên Nghiệp, Ân Nghĩa huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình

Tọa độ địa lý:

Từ 20°14′ tới 20°24′ vĩ bắc Từ 105°29′ tới 105°44′ kinh đông

câu 1

Rừng là nguồn tài nguyên quý giá mà mẹ thiên nhiên đã ban tặng cho loài người chúng ta.Tuy nhiên,rừng cũng là một nguồn tài nguyên có hạn nên loài người phải biết khai thác một cách hợp lí.Như chúng ta đã biết,thành phần chính của rừng là cây xanh,mà cây xanh lại có tác dụng rất lớn đối với môi trường sống của con người.Không chỉ đơn thuần là tạo bóng mát,làm đẹp cho phố phường mà hơn hết cây xanh còn làm điều hòa khí hậu,giúp con người chống lại được những thiên tai,thảm họa.Không những thế rừng còn là nơi du lịch sinh thái vô cùng lí tưởng bởi vẻ đẹp hoang sơ,mộc mạc mà khó nơi nào có được.

Hiện nay,nhiều người chỉ vì lợi ích của bản thân mà không ngưng tay khai thác rừng một cách bừa bãi mặc dù hằng ngày,hằng giờ trên các phương tiện thông tin đại chúng vẫn luôn luôn tuyên truyền rộng rãi về ý thức bảo vệ môi trường để giúp môi trường xanh-sạch-đẹp.Họ chỉ biết khai thác mà không hề nghĩ đến việc mà họ làm đang khiên mẹ thiên nhiên đâu đớn và khổ sở biết nhường nào.Hằng ngày,mẹ luôn gào khóc và van xin sự giúp đỡ từ con người chúng ta trong vô vọng.Con người là nguyên nhân chính khiên môi trường từng ngày cành suy giảm như ngày hôm nay.Tại sao thay vào hành động vô ý thức kia không phải là hành động mà tất cả mọi người đều cảm thấy thán phục:đó chính là rồng rừng.trồng rừng để những tán cây xanh ngày càng vươn cao và to lớn hơn để bù đắp phần nào những mất mác và đau đớn mà "rừng"đang chịu.Còn riêng về phần chính bản thân mình-chúng ta-những học sinh hãy cố gắng hết sức để tuyên truyền cho mọi người dân địa phương mình cách khai thác rừng hợp lí,và cả cách để cùng chung tay với đồng bào cả nước bảo vệ lá phổi của Trái Đất.

câu 2

Vườn quốc gia Cúc Phương không chỉ là một khu rừng bảo tồn thông thường. Đây là một trong những địa điểm khảo cổ nổi tiếng với những di vật của người tiền sử có niên đại khoảng 12.000 năm như:

Mồ mả Rìu đá Mũi tên đá Dao bằng vỏ sò Dụng cụ xay nghiền Nhiều hang động trong rừng đã có những dấu vết của sự sống cách đây 7000 đến 12000 năm trước

Rừng Cúc Phương đã được công nhận là khu bảo tồn vàn năm 1960. Và rừng Cúc Phương được thành lập là khu bảo vệ đầu tiên của Việt Nam theo Quyết định 72/TTg ngày 7 tháng năm 1962 với diện tích rộng khoảng 20 nghìn ha.

Ngày 8 tháng 1 năm 1966, theo quyết định số 18/QĐ-LN thì rừng Cúc Phương được chuyển hạng thành vườn quốc gia Cúc Phương. Và đến ngày 23 tháng 5 năm 1966, theo quyết định số 333/QĐ-LN quy định chức năng và trách nhiệm của Ban quản lý rừng.

Theo quyết định số 194/CT của Chính phủ Việt Nam vào ngày 9 tháng 8 năm 1986, rừng Cúc Phương được nêu trong danh sách các khu rừng đặc dụng và phân hạng quản lý là Vườn quốc gia diện tích 25 nghìn ha.

Theo quyết định số 139/CT ngày 9 tháng 5 năm 1988, luận chứng kính tế – kĩ thuật của vườn quốc gia Cúc Phương được phê duyệt.

Vườn quốc gia Cúc Phương có diện tích rộng khoảng hơn 22 nghìn ha và trải dài trên 3 địa phận tỉnh Ninh Bình, Thanh Hóa, Hòa Bình bao gồm:

Có khoảng hơn 11 nghìn ha thuộc xã Cúc Phương, một phần xã Kỳ Phú, Văn Phương, Yên Quang thuộc huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình Có khoảng gần 6 nghìn ha thuộc xã Thạch Lâm, Thạch Yên, Thành Mỹ, Thành Yên thuộc huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa Khoảng 5 nghìn ha thuộc xã Lạc Thịnh, Yên Lạc, Phú Lai, Yên Trị, Ngọc Lương huyện Yên Thủy và xã Yên Nghiệp, Ân Nghĩa huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình

Tọa độ địa lý:

Từ 20°14′ tới 20°24′ vĩ bắc Từ 105°29′ tới 105°44′ kinh đông

Với diện tích rộng nằm dài trên 3 tỉnh của nước ta nên vườn Cúc Phương có sự phong phú về các loài sinh vật.

Theo thống kê, vườn quốc gia Cúc Phương với diện tích bằng 1/700 diện tích miền Bắc và gần 1/1500 diện tích của cả nước nhưng có sự phong phú về sinh vật bao gồm:

hiếm khoảng tỷ lệ 76% số họ, 48,6% số chi và 30% số loài của miền Bắc Khoảng 68,9% số họ, 43,6% số chi và 24,6% số loài hiện có ở Việt Nam

Những loài thực vật ở vườn quốc gia Cúc phương bao gồm:

Ngành quyết thực vật có 31 họ, 57 chi, 149 loài Ngành hạt trần có 3 họ, 3 chi và 3 loài Ngành hạt kín có 154 họ, 747 chi và 1588 loài

Rừng quốc gia Cúc Phương cũng thu hút được sự chú ý của nhiều khách tham quan vì có những cây gỗ lớn như chò chỉ, chò xanh, đăng và nhiều cây thuốc quý. Theo thống kê của các nhà khoa học, nơi đây còn có khoảng hơn 2 nghìn loài thực vật có mạch thuộc 887 chi trong 221 họ thực vật như:

Đại kích Hòa thảo Đậu Thiến thảo Cúc Dâu tằm Nguyệt quế Cói Lan Ô rô

Vườn Cúc Phương cũng là khu rừng đang bảo tồn các cây xấu và cây chò xanh có độ tuổi trên dưới 1000 năm và cao 50 – 70 m. Có khoảng hơn 50 loài phong lan quý hiếm cho cả hương thơm và hoa quanh năm.

Bên cạnh sự phong phú về loài thực vật, nơi đây cũng có sự đa dạng về nhiều loài động vật. Đây cũng là nơi sinh sống của một số loài động vật đang có nguy cơ tuyệt chủng cao như Voọc đùi trắng, Cầy vằn, Báo hoa mai.

Vườn quốc gia Cúc Phương có địa hình khá phức tạp với nhiều dãy núi đá vôi cao và hang động lớn có dấu tích lâu đời

Vườn quốc gia Cúc Phương là một trong những khu rừng có số lượt khách tham quan lớn hàng năm. Vì du khách đến đây có thể khám phá được những:

Động thực vật phong phú Các chương trình du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng Chiêm ngưỡng cảnh quan thiên nhiên đẹp Lửa trại, mạo hiểm Nghiên cứu và văn hóa lịch sử

Trung tâm khu du lịch của vườn được đặt tại xã Cúc Phương, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình gồm những địa danh du lịch

Những trung tâm bảo tồn ở rừng quốc gia Cúc Phương bao gồm:

Vườn thực vật Cúc Phương được xây dựng nhằm sưu tập gây trồng các loài cây quý hiếm của Cúc Phương Trung tâm du khách Cúc Phương được xây dựng do tổ chức AusAid và FFI tài trợ Trung tâm cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật có nhiệm vụ cứu hộ, bảo tồn và phát triển các loài động thực vật hoang dã quý hiếm đang bị đe dọa nguy cấp ở Việt Nam Trung tâm cứu hộ thú Linh Trưởng Cúc Phương có nhiệm vụ cứu hộ từng cá thể các loài thú Linh Trưởng quý hiếm (Voọc mông trắng, Voọc Hà Tình, Voọc đen tuyền, Voọc Lào, Voọc Cát Bà, Voọc Chà vá chân xám…) Chương trình Bảo tồn Thú ăn thịt và Tê tê hoạt động nhằm góp phần bảo tồn quần thể thú ăn thịt và tê tê hoang dã bị đe dọa ở Việt Nam Chương trình bảo tồn rùa chăm sóc hơn 600 cá thể của 19 loài trên tổng số 25 loài rùa cạn và rùa nước ngọt của Việt Nam Bảo tàng Cúc Phương là địa điểm nghiên cứu, tham khảo mẫu vật quan trọng cho học sinh, sinh viên, các chuyên gia về bảo tồn, thực vật, động vật tham quan và học tập Các hang động lớn Động người xưa Hang con moong Hang mang chiêng Động trăng khuyết Động sơn cung Động phò mã Động thủy tiên Các cây gỗ quý lâu đời Cây đăng cổ thụ Cây chò ngàn năm Cây sấu cổ thụ

Như vậy chúng tôi đã chia sẻ những kiến thức bổ ích về vườn quốc gia Cúc Phương và những địa danh du lịch nổi tiếng. Hi vọng với những thông tin bổ ích ở bài viết trên sẽ giúp mọi người có thêm những hiểu biết về vườn Cúc Phương.

Minh Lệ
Xem chi tiết

Đặc điểm tự nhiên khu vực Bắc Á:

- Địa hình: 3 khu vực chính (Đồng bằng Tây Xi-bia, cao nguyên Trung Xi-bia và miền núi Đông và Nam Xi-bia).

- Khí hậu: ôn đới lục địa.

- Sông ngòi: mạng lưới dày đặc, nhiều sông lớn (Lê-na, I-ê-nít-xây, Ô-bi,...) chảy từ nam lên bắc, đóng băng mùa mùa đông, lũ trùng vào mùa xuân.

- Các đới thiên nhiên chính: cực và cận cực, ôn đới.

Đặc điểm tự nhiên khu vực Trung Á:

- Địa hình: có các hệ thống núi bao bọc xung quanh.

- Khí hậu: mang tính chất ôn đới lục địa gay gắt.

- Sông ngòi: có 1 số con sống lớn (sông Xưa Đa-ri-a, sông A-mu Đa-ri-a).

- Các đới thiên nhiên chính: ôn đới và cận nhiệt.

Đặc điểm tự nhiên khu vực Đông Á:

- Địa hình: 2 bộ phận.

+ Phần lục địa: phía tây Trung Quốc là các hệ thống núi, sơn nguyên đồ sộ và các bồn địa; phía đông là các vùng đồi núi thấp xen các đồng bằng rộng.

+ Phần hải đảo: các quần đảo và đảo.

- Khí hậu: phía nam có khí hậu cận nhiệt, phía đông phần lục địa và hải đảo chịu ảnh hưởng của gió mùa.

- Sông ngòi: Phần đất liền có 3 con sông lớn (A-mua, Hoàng Hà và Trường Giang).

- Các đới thiên nhiên chính: ôn đới.

Minhduc
Xem chi tiết
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
25 tháng 3 2019 lúc 8:22

HƯỚNG DẪN

- Việt Nam nằm trên đường hàng hải và hàng không quốc tế với nhiều cảng biển (Cái Lân, Hải Phòng, Đà Nẵng, Sài Gòn...; các sân bay quốc tế: Nội Bài, Đà Nẵng, Tân Sơn Nhất...), cùng các tuyến đường bộ, đường sắt xuyên Á, đường hàng hải, hàng không tạo thuận lợi cho cho việc giao lưu với các nước trong khu vực và trên thế giới. Đồng thời, nước ta còn là cửa ngõ ra biển thuận tiện cho Lào, Đông Bắc Thái Lan và Campuchia, Tây Nam Trung Quốc.

- Vị trí liền kề cùng nhiều nét tương đồng về lịch sử, văn hóa - xã hội và mối giao lưu lâu đời đã tạo điều kiện thuận lợi cho nước ta chung sống hòa bình, hợp tác hữu nghị và cùng phát triển với các nước láng giềng và các nước trong khu vực Đông Nam Á.

Cậu Bé Ngu Ngơ
Xem chi tiết
Minh Lệ
Xem chi tiết
Anh Lê Quốc Trần
6 tháng 8 2023 lúc 10:31

Thông tin về thành cổ Baku

- Thành phố Baku được xây dựng trên một ngọn đồi cao kiểu nhà hát vòng tròn La Mã với ba lớp tường thành bao quanh, mặt nước biển ở dưới chân và gối đầu lên dãy núi Caucasus.

- Tất cả các công trình xây dựng trong thành cổ này đều có chức năng phòng thủ, là biểu tượng của lòng yêu nước và là niềm tự hào lớn lao của quốc gia. Những chữ viết trên vách đá ở Absheron và Gobustan, những văn bản trên đá của August Guy Octavi nói về các doanh trại mà Hoàng đế Pompeii và Lukul thời La Mã đã cho dựng nên để chiếm đóng vùng Caucasus thế kỷ I trước Công nguyên đã khẳng định Baku có lịch sử hơn 5.500 năm tuổi.

- Baku từng là thủ phủ của nước Shirvanshahs (thế kỷ XII), nước Safavid (thế kỷ XVI), đế chế Ottoman (thế kỷ XVII) và công quốc Baku (thế kỷ XVIII). Hàng loạt công trình độc đáo bao gồm cung điện, pháo đài, đền tháp, những tàn tích của các khu nhà trọ và phòng tắm hơi... tạo nên danh sách dài di sản từ thời trung cổ của Baku.

- Năm 2000, thành cổ Baku, cùng với cung điện Shirvanshahs và tháp Maiden đã trở thành địa điểm đầu tiên ở Azerbaijan được UNESCO xếp hạng Di sản thế giới. Điểm xuyết cho những công trình cổ là những con ngõ cong hẹp cùng những căn nhà có mái bằng hoặc mái vòm, cửa sổ nhỏ khiến du khách như lạc trôi về quá khứ.

- Baku vào thế kỷ XIX và thế kỷ XX là một trong những trung tâm sản xuất dầu chính của thế giới. Dầu mỏ là thế mạnh và cũng là nguồn kinh tế chủ yếu của thành cổ Baku. Nhiều tòa nhà lớn được xây dựng hoành tráng chứng tỏ sự giàu có của thành phố này.

Mai Bảo Lâm
Xem chi tiết