nêu ý nghĩa nhan đề bài thơ viếng lăng Bác
nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ Viếng lăng Bác . Theo em ,dùng từ "viếng"trong nhan đề , tác giả đã thể hiên được cảm xúc j?
Bài thơ được viết vào tháng 4 năm 1976, khi cuộc kháng chiến chống Mĩ kết thúc thắng lợi, đất nước nước thống nhất, lăng Bác Hồ mới được khánh thành, Viễn phương ra Bắc thăm Bác, nhà thơ đã viết bài thơ này và được in trong tập “Như mây mùa xuân” năm 1978
Nhan đề dùng từ viếng theo đúng nghĩa đen khẳng định một sự thật: Bác đã đi xa.
Tham khảo :
Hoàn cảnh sáng tác :
- Bài thơ được viết vào tháng 4 năm 1976, khi cuộc kháng chiến chống Mĩ kết thúc thắng lợi, đất nước nước thống nhất, lăng Bác Hồ mới được khánh thành, Viễn phương ra Bắc thăm Bác, nhà thơ đã viết bài thơ này và được in trong tập “Như mây mùa xuân” năm 1978 .
- Bài thơ thể hiện một niềm tôn kính lớn lao của tác giả với Bác Hồ đồng thời cũng thể hiện sự đau thương, mất mát khi Bác đã ra đi cùng những cảm xúc mãnh liệt trong tim tác giả.
- Hoàn cảnh sáng tác: Vào tháng 4 năm 1976, cuộc kháng chiến chống Mĩ kết thúc thắng lợi, đất nước nước thống nhất, lăng Bác Hồ mới được khánh thành, Viễn phương ra Bắc thăm Bác.
- Dùng từ viếng ở đây là ngầm khẳng định Bác đã đi xa, tác giả đã thể hiện được lòng thành kính, xót thương, biết ơn vô hạn của mình đối với Bác
Ý nghĩa của bài thơ “Viếng lăng Bác” là gì?
- Bài thơ "Viếng lăng Bác" đã để lại trong lòng bạn đọc những cảm xúc sâu lắng và tha thiết. Với những hình ảnh ẩn dụ độc đáo và những biện pháp tu từ đặc sắc, Viễn Phương đã thể hiện một hồn thơ rất riêng. Qua bài thơ, Viễn Phương đã thay nhân dân miền Nam nói riêng và nhân dân cả nước nói chung dâng lên Bác niềm cảm xúc chân thành, lòng tôn kính thiêng liêng.
- Bài thơ sẽ tiếp tục sống trong lòng người đọc, gợi nhắc cho những thế hệ kế tục thành quả rực rỡ của cách mạng cách sống sao cho xứng đáng với sự hi sinh của một con người vĩ đại mà giản dị- Chủ tịch Hồ Chí Minh, người đã sống trọn một đời:
"Chỉ biết quên mình cho hết thảy
Như dòng sông chảy nặng phù sa"
Trong bài thơ "Viếng lăng Bác" ở khổ cuối bài thơ cũng có 2 câu thơ nói về hình ảnh hàng tre, hãy chép chính xác 2 câu thơ đó và nêu ý nghĩa của mỗi câu thơ
tham khảo:
"Ôi!hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng"
Hình ảnh đầu tiên mà nhà thơ bắt gặp đầu tiên và cũng là hình ảnh ấn tượng nhất mà nhà thơ bắt gặp đó là hình ảnh hàng tre trong sương sớm. Cụm từ Đã Thấy cùng với cảm thán Ôi nói lên niềm tự hào và nhạc nhiên của nhà thơ đã bắt gặp một hình ảnh rất quen thuộc đối với mỗi làng quê Việt Nam ngay chính trong lăng Người .Từ nói nhà thơ liên tưởng tới đất nước, con người Việt Nam qua hình ảnh ẩn dụ " hàng tre xanh xanh Việt Nam". Thành ngữ " Bão Táp Mưa Sa" chỉ những khó khăn trường kỳ dựng nước và giữ nước. Hình ảnh" đứng thẳng hàng" chỉ tinh thần đoàn kết từ đó chỉ tinh thần hiên ngang dũng cảm của con người Việt Nam. hai câu thơ cuối nhà thơ muốn ca ngợi sức sống bền bỉ bất khuất của dân tộc ta dưới sự lãnh đạo của bác Hồ kính yêu.
chỉ ra những hình ảnh ẩn dụ chỉ bác Hồ trong bài thơ Viếng Lăng Bác và nêu ý nghĩa của những hình ảnh ấy Tại sao nhà thơ lại lựa chọn những hình ảnh đó để nói về Bác
Hình ảnh ẩn dụ của Bác:
''Thấy một mặt trời trong Lăng rất đỏ''
''Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân…''
''Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền''
Ý nghĩa: Hình ảnh ẩn dụ của Bác cho thấy tình cảm yêu mến, kính trọng của nhà thơ đối với Bác. Cho thấy sự lớn lao, vĩ đại của Người.
Nhà thơ chọn những hình ảnh này để nói về Bác vì đây là những hình ảnh bình dị, gắn với người dân Việt Nam. Đồng thời cho thấy tình yêu thương của đồng bào dành cho Người.
Ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh cây tre trong bài thơ Viếng lăng Bác là:
A. Hình ảnh con người Việt Nam kiên cường, bất khuất, bền bỉ
B. Phẩm chất trung – hiếu tiêu biểu của con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam
C. Cả a và b
Giải thích nhan đề bài Viếng lăng bác
Em tham khảo các ý này nhé:
“Viếng lăng Bác” là một bài thơ đầy ý nghĩa của Viễn Phương. Ý nghĩa nhan đề bài thơ Viếng lăng Bác ngắn gọn, đơn giản cùng dễ hiểu nhưng đó là khi ta chỉ nhìn bề nổi ý nghĩa của nó.
Viếng là đến chia buồn với thân nhân người đã mất.
Thăm là đến gặp gỡ, hỏi han trò chuyện với người còn sống.
Ý nghĩa nhan đề Viếng lăng Bác được hiểu theo đúng nghĩa đen khẳng định một sự thật Bác đã đi xa.
\(tham khảo\)
Nhan đề bài thơ không chỉ là một lời thông báo về việc nhân vật trữ tình hay chính là tác giả ra Hà Nội, đến với lăng Bác để bày tỏ lòng mình, mà trong đó còn là tình cảm sâu nặng, là tấm lòng hướng về vị Cha già dân tộc của tác giả nói riêng, của những người dân miền Nam nói chung.
\(tham khảo :
\)
Viếng lăng Bác của Viễn Phương là một trong những bài thơ gây xúc động nhất viết về Bác sau ngày Bác đi xa.
Bài thơ ra đời trong không khí xúc động của nhân dân ta lúc công trình lăng Bác được hoàn thành sau ngày miền Nam giải phóng, đất nước thống nhất, đồng bào miền Nam có thể thực hiện ước nguyện được ra viếng lăng Bác.
Bài thơ là tiếng lòng thành kính, xót thương, biết ơn vô hạn của nhà thơ cũng như của đồng bào miền Nam đối với vị lãnh tụ – người cha già kính yêu của dân tộc.
- Viếng là đến chia buồn với thân nhân người đã mất.
- Thăm là đến gặp gỡ, hỏi han trò chuyện với người còn sống.
Việc lặp lại hình ảnh “hàng tre” ở câu kết bài thơ “Viếng lăng Bác” có ý nghĩa gì?
Hình ảnh cây tre cuối bài lặp lại theo cấu trúc đối ứng như một sự khẳng định trung hiếu là phẩm chất cốt lõi của con người trong thời kì đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Đó cũng là ấn tượng sâu sắc của tác giả về hình ảnh hàng tre quanh lăng Bác. Ở đây, hình ảnh cây tre đã mang nét nghĩa mới so với hình ảnh cây tre ở khổ thơ thứ nhất. Trong phần mở đầu, hình ảnh hàng tre xuất hiện với dáng đứng thẳng cho dù phải đương đầu với bão táp mưa sa. Thì tới cuối bài thơ tác giả lại khao khát trở thành cây tre trung hiếu để có thể được đứng canh gác cho Người, đây chính là ước nguyện chân thành, tha thiết của tác giả Viễn Phương.
Nêu xuất xứ của bài thơ “Viếng lăng Bác”.
- Xuất xứ: Bài thơ được in trong tập thơ “Như mây mùa xuân” (1978)
Viết đoạn văn nêu suy nghĩ về Bác hồ quả bài thơ Viếng Lăng Bác
tham khảo:
Càng đến gần lăng bác, cảm xúc của nhà thơ lại dâng lên khi nhìn thấy hình ảnh dòng người vào lăng viếng Bác:
"Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân"
Nhà thơ rất tài tình khi xây dựng 4 câu thơ thành 2 cặp câu có cấu trúc tương ứng. Câu trên tả thực, câu dưới ẩn dụ. Ở cặp câu trên, tác giả đã sử dụng hình ảnh ẩn dụ. Ở cặp câu trên, tác giả sử dụng một hình ảnh ẩn dụ rất đẹp là mặt trời trong lăng rất đỏ để ca ngợi tôn vinh công lao vị lãnh tụ HCM. Nếu mặt trời của thiên nhiên mạng đến sự sống cho muôn loài thì Bác là vị cứu tinh của nhân dân VN, đưa nhân dân thoát khỏi nô lệ, để được độc lập tự do, hạnh phúc, cặp câu dưới ông lặp lại từ ngày ngày theo phép điệp ngữ để nhấn mạnh dòng người vào lăng viếng Bác cứ lặp đi lặp lại hết ngày này đến ngày khác. Dòng người nối nhau dài tưởng như không bao giờ dứt. Cùng với đó tác giả tạo nhiều hình ảnh ẩn dụ đẹp "kết tràng hoa", "bảy mươi chín mùa xuân". Dòng người vào lăng viếng Bác và ra liên tục khiến cho nhà thơ liên tưởng đến tràng hoa mà cả dân tộc đang kính dâng lên Bác. Cuộc đời của bác đã dành trọn vẹn 79 tuổi đời cho dân cho nước nên cuộc đời ấy, 79 tuổi đời ấy đẹp như mùa xuân. Khổ thơ này Viễn Phương đã thể hiện sâu sắc tấm lòng thành kính của dân tộc ta đối với công lao của bác.