Những câu hỏi liên quan
Nguyên Thị Thu trang
Xem chi tiết
Hoàng Nguyên Vũ
26 tháng 3 2017 lúc 12:13

a) Sàn đá hoa rất nhẵn và phẳng vậy nên đi trên nó ma sát có ít mà sàn đá hoa mới lau thì lực ma sát càng ít vì có nước góp phần như một thứ dầu bôi trơn trên nó ở đây tăng lực ma sát thì có lợi.

b) Bùn cũng rất trơn nên khi ô tô đi trên nó dễ bị trượt và sa lầy do ma sát nhỏ tăng ma sát lúc này giúp cho ô tô khó bị trượt.

c) Giày đi trên đường thì cọ sát với mặt đường và lực ma sát lúc cọ sát làm cho đế giày mòn đi giảm lực ma sát sẽ giúp đế giày lâu bị mòn.

d) Khi lốp ô tô lăn trên đường có lực ma sát lăn tác dụng vào lốp ô tô, tuy lực ma sát lăn là nhỏ nhưng không phải không có nên vẫn sẽ làm lốp bị mòn đi mà xe vận tải phải đi đường rất nhiều và chở hàng rất nặng nên phải khía lốp xe sâu hơn xe đạp để giảm ma sát.

e) Nhựa thông khi khô lại thì nhẵn và mịn nên có tác dụng làm giảm ma sát tác dụng lên cây cung kéo đàn giúp nó lâu bị mòn và sử dụng được lâu.

Bình luận (0)
phan thị hương giang
Xem chi tiết
Kẹo dẻo
9 tháng 7 2016 lúc 7:11

Truyền thuyết “Sơn Tinh – Thủy Tinh” là câu chuyện xoay quanh hai nhân vật chính, đó là Sơn Tinh, tức là thần núi và Thủy Tinh- thần nước. Các tác giả dân gian đã thể hiện được ý niệm của mình thông qua việc xây dựng tình huống truyện độc đáo, đặt hai nhân vật có nguồn gốc thần kì này vào một hoàn cảnh thú vị, đó là đi hỏi vợ. Và mọi mâu thuẫn cũng bắt nguồn từ việc hỏi vợ này, bởi cả hai đều tài giỏi, có thể nói là “ngang tài ngang sức” nhưng một người lấy được vợ vì mang sính lễ đến trước, còn người mang sính lễ đến sau không lấy được vợ mà mang lòng thù hận, gây ra một trận chiến lớn nhằm mục đích “cướp vợ”. Và cuộc chiến này cũng chính là cuộc chiến của nhân dân Việt Nam xưa với thiên tai, thời tiết bất thường.

Truyền thuyết không chỉ là nơi các tác giả dân gian gửi gắm những khát vọng về những lẽ công bằng, về những mẫu hình lí tưởng của người anh hùng dân tộc chống ngoại xâm, người anh hùng văn hóa. Truyền thuyết còn là nơi mà các tác giả dân gian giải thích các truyền thống, các phong tục tập quán cũng như những đặc điểm tự nhiên trong cuộc sống. Truyền thuyết “Sơn Tinh- Thủy Tinh” là một câu chuyện như thế, qua câu chuyện về Sơn Tinh và Thủy Tinh, các tác giả đã lí giải cho thế hệ hậu thế cũng như cho các độc giả về hiện tượng lũ lụt, cũng như qua đó thể hiện được sức mạnh cũng như khát vọng của người dân trong cuộc chiến với thiên tai, thời tiết.

Không chỉ những vấn đề về tự nhiên mà truyền thuyết này còn thể hiện được những đặc trưng về văn hóa của dân tộc ta dưới thời các vua Hùng, đó là tục thách cưới. Các nội dung này được đan cài vào nhau tạo ra cho câu chuyện một sự hấp dẫn đến lạ kì. Phong tục văn hóa và truyền thống chinh phục tự nhiên của người Việt được thể hiện một cách tài tình, khéo léo trong một câu chuyện có dung lượng tương đối ngắn này, chưa tìm hiểu tác phẩm mà chỉ nhìn ở phần hình thức thôi ta cũng thấy được sự tài năng của các tác giả dân gian xưa.

Sự xuất hiện của Sơn Tinh và Thủy Tinh gắn liền với một sự kiện, đó là lễ kén rể của vua Hùng “ Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái tên là Mị Nương, người đẹp như hoa, tính nết dịu hiền….muốn kén cho một người chồng thật xứng đáng”. Có lẽ ngay phần mở đầu, các tác giả đã lí giải phần nào nguyên nhân dẫn đến cuộc chiến sau này của Sơn Tinh và Thủy Tinh, bởi công chúa Mị Nương là một người xinh đẹp, dịu hiền. Đây chính là mẫu người lí tưởng để lấy về làm vợ. Chẳng những thế mà ngay sau khi vua Hùng thông báo kén rể thì ngay lập tức có hai chàng trai đến cầu hôn. Cả hai người này đều có tài, mang những sức mạnh kì lạ mà người thường không thể làm được.

Sơn Tinh là người ở vùng Tản Viên, có tài lạ “vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi, vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi”, còn Thủy Tinh là người đến từ miền biển, xét về tài năng thì không hề thua kém Sơn Tinh “ gọi gió, gió đến; hô mưa, mưa về”. Cũng chính vì sự ngang tài ngang sức, cân xứng về tài năng này mà vua Hùng vô cùng “băn khoăn”, không biết lựa chọn ai, từ chối ai vì ai cũng đều xứng đáng với vai trò là người con rể của Hùng Vương, chồng của cồng chúa Mị Nương. Và cuối cùng, để lựa chọn ra một người xứng đáng nhất, Hùng Vương đã ra một lời giao hẹn, đó là những lễ vật để cầu hôn, nếu ai mang đến sớm nhất thì có thể cưới Mị Nương về làm vợ.

Lễ vật mà Hùng Vương đưa ra gồm “ Một trăm ván cơm nếp, một trăm tệp bánh chưng và voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi”. Chi tiết sính lễ này cũng thể hiện được phong tục thách cưới của người Việt ta xưa kia, theo đó thì những chàng trai khi muốn lấy cô gái về làm vợ thì phải làm theo những vật thách cưới mà bố mẹ cô gái yêu cầu. Đây là một truyền thống xa xưa, mang đặc trưng cho văn hóa Việt Nam. Và trong “cuộc chiến” để lấy được Mị Nương, Sơn Tinh đã là người chiến thắng, vì ngay sáng sớm ngày hôm sau thì chàng đã mang đầy đủ lễ vật đến trước, rước Mị Nương về núi. Thủy Tinh đến sau, vì không lấy được vợ mà đùng đùng nổi giận, đem quân đi cướp lại Mị Nương.

Thủy Tinh “hô mưa, gọi gió làm thành dông bão rung chuyển cả đất trời, dâng nước sông lên cuồn cuộn đánh Thủy Tinh”. Để đáp trả những hành động khiêu chiến của Thủy Tinh, Sơn Tinh không hề nao núng, chàng “dùng phép lạ bốc từng quả núi, dời từng dãy núi, dựng thành lũy đất, ngăn chặn dòng nước lũ”. Cuộc chiến diễn ra vô cùng ác liệt khi “nước sông dâng lên bao nhiêu đồi núi cao lên bấy nhiêu”, hai bên đánh nhau ròng rã đến mấy tháng. Một lần nữa chiến thắng đã thuộc về Sơn Tinh “Sơn Tinh vẫn vững vàng mà sức Thủy Tinh đã kiệt”.

Sơn Tinh Thủy Tinh là câu chuyện mà các tác giả dân gian lí giải hiện tượng lũ lụt hàng năm “ Oán nặng, thù sâu, hàng năm Thủy Tinh làm mưa gió, bão lụt dâng nước đánh Sơn Tinh”. Vì là nước nông nghiệp nên dân ta vô cùng coi trọng những yếu tố về thời tiết. Và muốn sản xuất thì dân ta đã tìm mọi cách để khắc phục tự nhiên, chinh phục tự nhiên. Trong câu chuyện này thể hiện được rõ nét khát vọng chinh phục, khát vọng chiến thắng tự nhiên đó “…Nhưng năm nào cũng vậy, Thần nước đánh mỏi mệt, chan schee vẫn không thắng nổi thần Núi, đàn rút quân về”. Như vậy nên có thể nói hình ảnh của Sơn Tinh chính là biểu tượng cho sức mạnh và khát vọng của nhân dân trong chinh phục tự nhiên.

Bình luận (0)
phan thị hương giang
9 tháng 7 2016 lúc 18:09

bn co the tra loi do hon dc k

 

Bình luận (2)
phan thị hương giang
10 tháng 7 2016 lúc 21:29

Lạc đề

 

Bình luận (0)
Lê Tài Bảo Châu
Xem chi tiết
Jung kook
6 tháng 6 2019 lúc 20:32

??????

Bình luận (0)

=\(\frac{1}{1}-\frac{1}{2}_{ }+\frac{1}{2}-\frac{1}{3}+...+\frac{1}{99}-\frac{1}{100}\)

=\(\frac{1}{1}-\frac{1}{100}=\frac{99}{100}\)

hỏi câu đấy thì khó quá biết trả lời sao bây giờ hả anh?

Bình luận (0)
xKraken
6 tháng 6 2019 lúc 20:37

\(\frac{1}{1.2}+\frac{1}{2.3}+\frac{1}{3.4}+...+\frac{1}{99.100}\)

\(=1-\frac{1}{100}\)

\(=\frac{99}{100}\)

Chúc bạn học tốt !!!

Bình luận (0)
datcoder
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
21 tháng 9 2023 lúc 20:13

Hiện tượng cây “mắc cỡ” cụp lá khi chạm vào

Rất nhiều người có tuổi thơ thú vị với loại cây mắc cỡ này, chỉ cần chạm nhẹ vào lá của nó, cây mắc cỡ sẽ lập tức thể hiện ngay sự “e lệ” của mình bằng cách khép những cánh lá lại. Phải chăng cây mắc cỡ có cảm xúc mắc cỡ thật khi bị trêu ghẹo? Dưới đây là cơ chế cụp lá của cây mắc cỡ.

Cây mắc cỡ hay còn gọi là cây trinh nữ

Cây mắc cỡ nhiều vùng còn gọi cây xấu hổ có tên khác nữa là cây trinh nữ. Hiện tượng lá cây mắc cỡ cụp lá lại không phải là chúng cảm giác được mà là nhờ vào “tác dụng phình ép” của lá

“Tác dụng phình ép” là gì?

Trong phần gốc của cuống là có một tổ chức tế bào thành mỏng, phần đầu chứa đầy nước , gọi là bọng lá.

Khi bạn vừa chạm tay vào cây, chúng sẽ bị kích thích, lượng nước trong tế bào ở phần dưới phiến là lập tức chảy tràn lên trên và hai bên.

Việc này dẫn đến phần phía dưới phiến lá giống như quả bóng bị xì hết hơi, còn phía trên giống như như trái banh được thôi căng, cuống lá lúc này sẽ rũ xuống khép lại.

Khi một lá khép lại tác động lan truyền sinh ra điện và lập tức nó dẫn đến các lá khác, khiến các lá còn lại cũng lần lượt theo cơ chế trên mà khép theo.

Sau khi tác dụng kích thích này hết thì dưới phiến lá sẽ lại dần dần đầy nước, lá lại mở ra trở lại hình thái ban đầu.

Đặc tính sinh lý này của cây mắc cỡ là loại thích ứng đối với điều kiện tự nhiên, rất có lợi cho sinh trưởng của nó.

Ở miền Nam thường gặp phải những cơn mưa và gió mạnh. Chính điều kiện thời tiết đã tạo nên đặc tính cỏ lá của cây mắc cỡ nhằm bảo vệ các lá non.

Tác dụng chữa bệnh của cây mắc cỡ

Ngoài ra, có một đặc điểm mà rất ít người biết đến ở cây mắc cỡ là nó không chỉ dùng làm hàng rào mà còn có công dụng chữa bệnh hiệu quả.

Theo đông y, hầu hết các bộ phận của cây hoa mắc cỡ đều được dùng làm thuốc.

Trong đó cành và lá cây hoa mắc cỡ có vị ngọt, hơi đắng, tính lạnh, hơi độc có tác dụng thanh can hỏa, an thần, tiêu tích, giải độc, thường dùng trong các bài thuốc dưỡng tâm, an thần, giải độc cho cơ thể.

Rễ cây mắc cỡ có vị chát, hơi đắng, tính ấm, có độc tố với tác dụng chỉ khái, hóa đàm, hoạt lạc, hòa vị, tiêu tích, xương khớp.

Thiên nhiên còn rất nhiều điều thú vị và cây mắc cỡ là một trong những minh chứng chống lại những suy nghĩ rằng thực vật thì không có sự sống và không có suy nghĩ. Càng nghiên cứu về thực vật học chúng ta sẽ càng ngỡ ngàng về các hoạt động sống của chúng như cơ chế bắt động vật của cây bắt ruồi, hoặc mới đây khoa học cũng chứng minh rằng giữa các cây có cơ chế liên lạc với nhau.

Bình luận (0)
Nguyễn Anh Thư
Xem chi tiết

sự cọ xát mạnh giữa những giọt nước trong luồng không khí bốc lên cao là một trong những nguyên nhân tạo thành các đám mây dông bị nhiễm điện.Khi đó giữa các đám mây này hoặc giữa chúng với mặt đất xuất hiện tia lửa điện phát ánh chớp chói lòa. Do nhiệt độ cao của tia lửa điện , không khí giãn nở đột ngột ,phát ra tiếng nổ gọi là tiếng sấm hoặc tiếng sét.

Bình luận (0)
Hoàng Đức Long
Xem chi tiết
Vũ Thành Nam
22 tháng 7 2018 lúc 13:29

Chọn đáp án D

+ Điều kiện x ảy ra phát quang à bước sóng ánh sáng kích thích không thể lớn hơn bước sóng ánh sáng phát quang.

+ Vậy nếu có 1 ánh sáng không phát quang thì đó 1à ánh sáng có bước sóng nhỏ nhất, đó 1à ánh sáng đỏ

Bình luận (0)
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Kiều Sơn Tùng
16 tháng 9 2023 lúc 0:58

a. Từ tượng thanh: “uôm uôm” => Mô phỏng tiếng kêu của ếch

b. Nghĩa tường minh: Mô phỏng tiếng kêu của ếch vào tuổi tối và mực nước của ao chuôm

Nghĩa hàm ẩn: ám chỉ về thời tiết, khi mà lúc ếch kêu uôm uôm thì ắt hẳn trời sẽ mưa và mưa lớn khiến cho ao chuôm để ngoài trời có thể đầy nước. Đồng thời răn dạy con cháu biết cách tích trữ nước để phục vụ việc sinh hoạt

Bình luận (0)
Nguyên Phạm Phương
Xem chi tiết

A. Đây là ma sát có hại. Khi đi dép đôi khi còn khiến ta hay bị trượt vì độ ma sát thấp

B. Đây là ma sát có lợi. Vì nó làm độ ma sát tăng khiến giảm tốc độ.

C. Đây là ma sát có lợi. Nó giúp xe di chuyển đc với 1 tốc độ nhanh

Bình luận (0)
Trần Lê Hữu Vinh
11 tháng 9 2016 lúc 16:05

A. các loại giày dép có ma sát thấp sẽ làm ta dễ bị ngã((ma sát có hại)

B.bóp thắng tạo ra lục ma sát giúp xe giảm tốc(ma sát có lợi)

C.giúp xe di chuyển dễ dàng trên đường(ma sát có lợi)

Bình luận (0)
Nguyễn Mai Khánh Huyề...
Xem chi tiết
Nguyen Thi Mai
19 tháng 1 2017 lúc 20:21

- Khi chải các sợi vải thì các sợi vải bị nhiểm điện do cọ xát nên các sợi vải có thể hút nhau nên bị rối.

- Biện pháp khắc phục:

+ Người ta dùng bộ phận chải các sợi vãi được cấu tạo bằng chất liệu có tác dụng khi sợi vải chạy qua thì không bị nhiễm điện nữa.

+ Ngâm cuộn len vào trong nước và vẩy mạnh.

Bình luận (0)
Hoàng Sơn Tùng
19 tháng 1 2017 lúc 20:22

Bình thường sợi vải thô còn nhiều xơ vải khi chúng gần nhau sẽ dễ bị rối , do vậy biện pháp chải sợi sẽ có 2 tác dụng chính để sợi vải không bị rối đó là :
- Làm sợi chỉ mất các sợi xơ nhỏ đi,sợi chỉ sẽ suôn và bóng hơn => ít rối hơn và tăng chất lượng sợi
- Khi chải thì sợi chỉ bị nhiễm điện do cọ xát. Và các sợi này sẽ nhiễm điện cùng dấu. Do vậy chính sẽ đẩy nhau => không bị dính => chống rối rất hiệu quả.

Bình luận (0)
Phan Thị Kim Xuyến
20 tháng 1 2017 lúc 19:34

Các sợi vải đã nhiễm điện , ta có thể trải các sợi vải ở dưới nền gạch.

Bình luận (0)