Những câu hỏi liên quan
Yến Trần Thị Lê
Xem chi tiết
Nguyễn Việt Dũng
30 tháng 10 2023 lúc 21:27

1.Vùng Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long là hai khu vực nông nghiệp phát triển mạnh của Việt Nam. Sự phát triển này có những nguyên nhân và đặc điểm sau:

- Đất đai phù sa: Đồng bằng sông Cửu Long có đất đai phù sa màu mỡ, phù hợp cho nhiều loại cây trồng như lúa, cây ăn trái, và rau màu. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển nông nghiệp.

- Mạng lưới tưới tiêu và động lực nước: Khu vực này có mạng lưới tưới tiêu và hệ thống động lực nước tốt, giúp duy trì sản xuất nông nghiệp quanh năm.

- Khí hậu ấm áp và mưa đều đặn: Vùng Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long thường có khí hậu ấm áp, với mùa mưa và mùa khô rõ ràng, tạo điều kiện cho trồng nhiều loại cây trồng.

Bình luận (0)
Nguyễn Việt Dũng
30 tháng 10 2023 lúc 21:28

2. Sự phát triển ngành dịch vụ của vùng Đông Nam Bộ và Điều kiện thuận lợi:

- Ngành du lịch và vận tải: Vùng Đông Nam Bộ có các thành phố lớn như Thành phố Hồ Chí Minh và Vũng Tàu, cùng với các điểm du lịch nổi tiếng như biển Vũng Tàu và Cần Giờ. Điều kiện địa lý và mạng lưới giao thông phát triển tạo điều kiện thuận lợi cho ngành dịch vụ du lịch và vận tải phát triển.

- Thương mại và tài chính: Vùng Đông Nam Bộ là trung tâm thương mại quốc gia và quốc tế với cảng biển lớn như cảng Sài Gòn và cảng Cái Mép - Thị Vải. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của ngành thương mại và tài chính.

- Giáo dục và y tế: Vùng này có nhiều trường đại học và bệnh viện hàng đầu của Việt Nam, thu hút nhiều sinh viên và bệnh nhân từ khắp cả nước. Điều này thúc đẩy phát triển ngành giáo dục và y tế.

Bình luận (0)
Nguyễn Việt Dũng
30 tháng 10 2023 lúc 21:30

3. Sự phân bố công nghiệp và cây trồng chính trong vùng Đông Nam Bộ:

- Trung tâm công nghiệp: Các trung tâm công nghiệp quan trọng ở vùng Đông Nam Bộ bao gồm Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai và Vũng Tàu. Đây là nơi tập trung nhiều ngành công nghiệp như sản xuất điện tử, dệt may, và chế biến thực phẩm.

- Các ngành công nghiệp trọng điểm: Vùng này chủ yếu phát triển các ngành công nghiệp như công nghiệp chế biến thực phẩm, dệt may, cơ khí, và xây dựng.

- Tỉnh trồng cây chính: Các tỉnh phát triển cây trồng chính bao gồm Bình Phước (cao su), Bình Định (điều), và Đắk Nông (cà phê). Sự phân bố này phụ thuộc vào điều kiện đất đai và khí hậu phù hợp cho từng loại cây trồng.

Bình luận (0)
Tràa Giangg Nguyễn Quỳnh
Xem chi tiết
Nguyễn Việt Dũng
29 tháng 10 2023 lúc 10:01
Sự phát triển nghành nông nghiệp của Đông Nam Bộ và đồng bằng Sông Cửu Long

- Đông Nam Bộ: Khu vực này chủ yếu tập trung vào việc sản xuất cây công nghiệp như cao su, cà phê, và hồ tiêu.
Đồng bằng Sông Cửu Long: Đây là "cồn nghiệp lúa" của Việt Nam, với việc sản xuất lúa gạo đứng đầu cả nước. Khu vực này cũng phát triển ngành nuôi trồng thủy sản, như tôm và cá tra.

Giải thích sự phát triển:

- Đất đai màu mỡ: Sự giàu có của các loại đất đai đã giúp phát triển nghành nông nghiệp.

- Hệ thống sông ngòi: Các sông lớn như sông Mê Kông cung cấp nguồn nước dồi dào.

- Chính sách ưu đãi: Các chính sách về thuế và đầu tư đã khuyến khích sự phát triển của nghành nông nghiệp.

Bình luận (0)
Nguyễn Việt Dũng
29 tháng 10 2023 lúc 10:02
Sự phát triển nghành dịch vụ của vùng Đông Nam Bộ

Sự Phát Triển:

- Du lịch: Với các địa điểm nổi tiếng như Vũng Tàu, Phan Thiết.

- Dịch vụ tài chính, ngân hàng: Nhiều trụ sở của các ngân hàng và công ty tài chính đặt tại TP.HCM.

- Thương mại: Các trung tâm thương mại lớn, siêu thị, và các khu buôn bán sầm uất.

Điều Kiện Thuận Lợi:

- Cơ sở hạ tầng tốt và giao thông thuận tiện.

- Nguồn nhân lực dồi dào và chất lượng.

- Thị trường tiêu dùng lớn.

Bình luận (0)
Nguyễn Việt Dũng
29 tháng 10 2023 lúc 10:02

- Trung tâm công nghiệp: TP.HCM, Biên Hòa, Vũng Tàu.
- Nghành công nghiệp trọng điểm: Cơ khí, chế tạo, hóa dầu, thực phẩm.
- Tỉnh trồng nhiều cao su, hồ tiêu, điều: Bình Phước, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu.

Giải thích sự phân bố:

- Đất đai phù hợp và khí hậu thuận lợi cho việc trồng các loại cây này.

- Các trung tâm công nghiệp thường tập trung ở những khu vực có cơ sở hạ tầng tốt và nguồn nhân lực chất lượng.

Bình luận (0)
chang chang
Xem chi tiết
Phạm Thị Hồng Hoa
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Anh
18 tháng 9 2016 lúc 16:34

Thuận lợi:

+ Vị trí địa lí: là giao điểm của con đường giao thông quốc tế, từ Bắc xuống Nam, từ Đông sang Tây. Là cầu nối giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, lục địa Á - Âu và ÚC -> thuận lợi cho việc phát triển các mối quan hệ, giao lưu buôn bán quốc tế, Đông Nam Á là khu vực có tầm quan trọng hàng đầu trên thế giới.

+ Hệ thống sông ngòi dày đạc : sông Mê Công, sông Hồng, sông Mô Nam, sông I-ra- oa-đi... tạo nên những vùng đồng bằng châu thổ màu mỡ phì nhiêu, lưu lượng nước lớn, hàm lượng phù sa cao... Đây là điều kiện thuận lợi cho sự quần cư, sinh tụ, phát triển nông nghiệp của cư dân Đông Nam Á từ thời cổ xưa.

+ Khí hậu gió mùa : khí hậu nóng, ẩm, mưa nhiều làm cho hệ động thực vật ở Đông Nam Á rất phong phú và đa dạng. Nhiệt độ cao, độ ẩm lớn là điều kiện cho cây cối quanh năm xanh tốt, phát triển nông nghiệp. Người Đông Nam Á từ xa xưa đã biết trồng lúa và các loại cây ăn quả.

+ Biển : vừa là đường giao thông quan trọng, vừa là nguồn cung cấp tài nguyên biển như hải sản, khoáng sản..là điều kiện để phát triển các ngành kinh tế biển như khai thác dầu mỏ, đánh bắt, nuôi trồng thuỷ sản, giao thông biển và du lịch biển.

+ Tài nguyên thiên nhiên : Hệ sinh vật ở Đông Nam Á tương đối phong phú, là quê hương của nhiều loại động thực vật quý hiếm. Ngoài ra, tài nguyên khoáng sản giàu có cũng là nguồn cung cấp nguyên liệu, nhiên liệu cho các ngành công nghiệp.

-  Khó khăn :

+ Địa hình bị chia cắt mạnh —> không có những đồng bằng lớn, khó khăn cho giao thông đường bộ.

+ Sự phức tạp của gió mùa đã gây ra nhiều thiên tai như bão lụt, hạn hán, sương muối và mưa đá.

+ Vị trí địa lí là trung tâm của đường giao thông quốc tế cũng khiến cho Đông Nam Á ngay từ rất sớm đã bị các nước bên ngoài nhóm ngó, xâm lược.


 

Bình luận (1)
Ngô Thị Yến Nhi
18 tháng 9 2016 lúc 21:40

Điều kiện tự nhiên của Đông Nam Á tác động đối với sự phát triển kinh tế và lịch sử của khu vực :

—Thuận lợi:

+ Vị trí địa lí: là giao điểm của con đường giao thông quốc tế, từ Bắc xuống Nam, từ Đông sang Tây. Là cầu nối giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, lục địa Á - Âu và ÚC -> thuận lợi cho việc phát triển các mối quan hệ, giao lưu buôn bán quốc tế, Đông Nam Á là khu vực có tầm quan trọng hàng đầu trên thế giới.

+ Hệ thống sông ngòi dày đạc : sông Mê Công, sông Hồng, sông Mô Nam, sông I-ra- oa-đi... tạo nên những vùng đồng bằng châu thổ màu mỡ phì nhiêu, lưu lượng nước lớn, hàm lượng phù sa cao... Đây là điều kiện thuận lợi cho sự quần cư, sinh tụ, phát triển nông nghiệp của cư dân Đông Nam Á từ thời cổ xưa.

+ Khí hậu gió mùa : khí hậu nóng, ẩm, mưa nhiều làm cho hệ động thực vật ở Đông Nam Á rất phong phú và đa dạng. Nhiệt độ cao, độ ẩm lớn là điều kiện cho cây cối quanh năm xanh tốt, phát triển nông nghiệp. Người Đông Nam Á từ xa xưa đã biết trồng lúa và các loại cây ăn quả.

+ Biển : vừa là đường giao thông quan trọng, vừa là nguồn cung cấp tài nguyên biển như hải sản, khoáng sản..là điều kiện để phát triển các ngành kinh tế biển như khai thác dầu mỏ, đánh bắt, nuôi trồng thuỷ sản, giao thông biển và du lịch biển.

+ Tài nguyên thiên nhiên : Hệ sinh vật ở Đông Nam Á tương đối phong phú, là quê hương của nhiều loại động thực vật quý hiếm. Ngoài ra, tài nguyên khoáng sản giàu có cũng là nguồn cung cấp nguyên liệu, nhiên liệu cho các ngành công nghiệp.

-  Khó khăn :

+ Địa hình bị chia cắt mạnh -> không có những đồng bằng lớn, khó khăn cho giao thông đường bộ.

Bình luận (0)
Vũ Phương Anh
Xem chi tiết
minh nguyet
26 tháng 3 2021 lúc 19:57

Câu 1:

 

Những điều kiện thuận lợi để Đông Nam Bộ trở thành vùng sản xuất cây công nghiệp lớn của cả nước:

- Điều kiện tự nhiên:

+ Địa hình và đất: có diện tích lớn đất ba dan, đất xám phân bố tập trung thành vùng lớn trên địa hình thoải thuận lợi để hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn.

+ Khí hậu nóng ẩm quanh năm, nguồn nhiệt ẩm dồi dào.

+ Nguồn nước: hệ thống sông Đồng Nai và nguồn nước ngầm cung cấp nước cho các vùng chuyên canh cây công nghiệp.

- Điều kiện kinh tế - xã hội:

+ Nguồn lao động dồi dào, có nhiều kinh nghiệm trồng, chăm sóc cây công nghiệp.

+ Cơ sở hạ tầng - cơ sở vật chất kĩ thuật:

Đã hình thành nhiều cơ sở chế biến, góp phần nâng cao giá trị nông sản, thúc đẩy sản xuất phát triển.

Hệ thống thủy lợi được đầu tư xây dựng , nổi bật là hồ Dầu Tiếng (hồ thủy lợi lớn nhất nước ta), hồ Trị An, cung cấp nước tưới cho các vùng chuyên canh cây công nghiệp.

+ Thị trường tiêu thụ rộng lớn và ổn định (trong nước, nước ngoài).

+ Có chính sách khuyến khích phát triển của Nhà nước.


Câu 2:

Đông Nam Bộ là vùng có tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp lớn nhất cả nước vì vùng có nhiều điều kiện thuận lợi về vị trí địa lí, tự nhiên và kinh tế - xã hội:

- Về vị trí địa lí:

+ Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam; có TP. Hồ Chí Minh là đầu mối giao thông vận tải lớn nhất ở miền Nam ⟶ rất thuận lợi cho hoạt động vận chuyển nguyên nhiên liệu, sản phẩm.

+ Nằm gần các cảng biển lớn và thông ra vùng biển phía Đông, có ý nghĩa giao lưu quốc tế vô cùng quan trọng (cảng TP. Hồ Chí Minh, Bà Rịa Vũng Tàu).

+ Nằm gần các vùng giàu có về nguyên, nhiên liệu (Tây Nguyên, đồng bằng sông Cửu Long), Đông Nam Bộ cũng là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn nhất cả nước.

- Về tự nhiên: khí hậu nhiệt đới, địa hình đồng bằng rộng lớn bằng phẳng thuận lợi để xây dựng các nhà máy xí nghiệp; nguồn nước dồi dào.

- Về kinh tế - xã hội:

+ Là nơi có dân cư tập trung đông đúc nhất cả nước, có trình độ dân trí cao và năng động. Đây vừa là lực lượng sản xuất vừa là thị trường tiêu thụ lớn.

+ Là thành phố đô thị từ lâu nên cơ sở vật chất kí thuật, cơ sở hạ tầng khá hoàn thiện, có sức hút mạnh các nguồn đầu tư trong và ngoài nước.

+ Nhà nước đang thực hiện chính sách ưu tiên phát triển công nghiệp thành phố lớn này. Đây cũng là nơi đầu tiên được áp dụng các thành quả công nghệ hiện đại nhất.

+ Là trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị lớn của cả nước.

Câu 3:

Đồng bằng sông Cửu Long là đồng bằng châu thổ lớn nhất nước ta, với diện tích gần 4 triệu ha, chiếm khoảng 11,9% diện tích toàn quốc.Ở đây, trên nền nhiệt đới ẩm, tính chất cận xích đạo của khí hậu thể hiện hết sức rõ rệt
-Đất đai phì nhiêu đã tạo điều kiện đặc biệt thuận lợi cho phát triển ngành nông nghiệp sản xuất lương thực, thực phẩm. Điều kiện tự nhiên ưu đãi cùng với sự quy hoạch của nhà nước, biến khu vực này thành vựa lúa lớn của cả nước đã làm cho hoạt động sản xuất lương thực thực phẩm ở đồng bằng Sông Cửu Long trở thành hoạt động chủ yếu, thường xuyên.Lượng nước trung bình hàng năm của sông này cung cấp vào khoảng 4.000 tỷ m³ nước
-Vùng đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam được hình thành từ những trầm tích phù sa và bồi dần qua những kỷ nguyên thay đổi mực nước biển

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
11 tháng 6 2017 lúc 14:48

a) Đồng bằng sông Cửu Long là vùng sản xuất lương thực, thực phẩm lớn nhất nước ta

-Là vùng trọng điểm lúa lớn nhất của cả nước

+Điện tích và sản lượng lúa chiếm trên 50% của cả nước+

+Lúa được trồng chủ yêu ở các tỉnh: Kiên Giang, An Giang, Long An, Đồng Tháp, Sóc Trăng, Tiền Giang

+Bình quân lương thực theo đầu người toàn vùng đạt 1.066,3 kg, gấp 2,3 lần trung bình cả nước (năm 2002)

+Là vùng xuất khẩu gạo chủ lực của nước ta

-Nhiều địa phương đang đẩy mạnh trồng rau đậu

-Là vùng trồng cây ăn quả lớn nhất cả nước với nhiều loại hoa quả nhiệt đới: xoài, dừa, cam, bưởi,...

-Nghề nuôi vịt đàn phát triển mạnh, nhất là ở các tỉnh Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng, Vĩnh Long, Trà Vinh

-Trong tổng sản lượng thuỷ sản cả nước, Đồng bằng sông Cửu Long chiếm hơn 50%, nhiều nhất là các tỉnh Kiên Giang, Cà Mau, An Giang. Nghề nuôi trồng thuỷ sản, đặc biệt nghề nuôi tôm, cá xuất khẩu, đang phát triển mạnh

b) Ý nghĩa của việc đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm đối với sản xuất nông nghiệp của vùng Đồng bằng sông Cửu Long

-Góp phần nâng cao giá trị và chất lượng sản phẩm, đồng thời giúp sử dụng và bảo quản sản phẩm được lâu dài, đa dạng hoá sản phẩm lương thực, thực phẩm

-Giúp cho sản phẩm lương thực, thực phẩm mở rộng ra thị trường quốc tế

-Làm cho nền nông nghiệp của vùng dần tiến tới mô hình sản xuất liên kết nông - công nghiệp

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Thùy Trang
Xem chi tiết
Đào Thị Hương Lý
13 tháng 2 2016 lúc 20:18

- Thuận lợi : 

    + Khí hậu nhiệt đới nóng ẩm

    + Có nhiều loại đất thích hợp với nhiều loại cây công nghiệp, có thể phát triển thành các vùng cây công nghiệp tập trung

    + Nguồn lao động dồi dào

    + Đã có mạng lưới các cơ sở chế biến nguyên liệu cây công nghiệp

- Khó khăn :

     + Thị trường thế giới có nhiều biến động 

     + Sản phẩm cây công nghiệp của nước ta chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường khó tính

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
29 tháng 6 2019 lúc 17:05

Hướng dẫn: Đánh giá các điều kiện về tự nhiên: đất, khí hậu, nước, ...

Trả lời:

   - Tài nguyên khí hậu: Cận xích đạo nóng ẩm: giàu nhiệt ẩm, tạo điều kiện cho cây trồng sinh trưởng nhanh, phát triển quanh năm. Số giờ nắng cao thuận lợi cho phơi sấy.

   - Tài nguyên đất: Tập trung diện tích đất badan, đất xám lớn thích hợp để trồng cây công nghiệp lâu năm.

   - Tài nguyên sinh vật: Rất phong phú, là cơ sở để thuần dưỡng và chọn giống.

b. Khó khăn:

   - Tài nguyên nước: thiếu nước vào mùa khô.

   - Đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp.

 

Bình luận (0)
Trần Hương Giang
Xem chi tiết
lạc lạc
3 tháng 3 2022 lúc 15:53

 undefined

Bình luận (1)