Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Alice
Xem chi tiết
Akai Haruma
31 tháng 12 2023 lúc 0:25

Bạn nên đăng câu hỏi theo đúng môn học nhé. Bài này đăng vào mục môn Địa lý bạn nhé.

Đặng Thị Phương Anh
Xem chi tiết
Trần Gia Nguyên
6 tháng 2 2016 lúc 11:03

a) Tên 3 loại đất có diện tích lớn nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long và nêu sự phân bố của chúng ở vùng này.

- 3 loại đất có diện tích lớn nhất ở đồng bằng sông Cửu Long : đất phù sa sông, đất phèn, đất mặn

- Phân bố các loại đất :

    + Đất phù sa sông phân bố dọc sông Tiền và sông Hậu

    + Đất phèn tập trung ở các vùng trúng : Đồng Tháp Mười, Hà Tiên, Cà Mau...

    + Đất mặn phân bố ở ven biển

b) Đồng bằng sông Cửu Long có nhiều đất phèn, đất mặn là do :

- Có vị trí 3 mặt giáp biển

- Địa hình thấp, nhiều vùng trũng bị ngập nước trong mùa mưa

- Khí hậu có mùa khô kéo dài dẫn đến tình trạng thiếu nước nghiêm trọng làm tăng độ chua, mặn trong đất.

- Thủy triều theo các sông lớn xâm nhập sâu vào đất liền làm cho các vùng ven biển bị nhiễm mặn.

Huyen Nguyen Phan Thao
6 tháng 2 2016 lúc 15:11

mới học lớp 6 hà . ko fải thiên thần

Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
31 tháng 3 2019 lúc 11:38

- Đất phù sa: chiếm phần lớn diện tích của đồng bằng.

- Đất lầy thụt: tập trung thành một vùng ở phía tây nam đồng bằng (Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình) và tỉnh Bắc Ninh.

- Đất mặn, phèn: phân bố thành một dải ven biển từ Hải Phòng đến Ninh Bình.

- Đất feralit: nằm ở rìa phía tây bắc và tây nam của đồng bằng.

- Đất xám trên phù sa cổ: ở tây bắc đồng bằng. (Vĩnh Phúc, Hà Nội).

Minh Lệ
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
2 tháng 8 2023 lúc 12:55

Tham khảo:
• Yêu cầu số 1:
- Một số ngành công nghiệp ở vùng Nam Bộ là: khai thác dầu mỏ; điện tử; hóa chất; chế biến nông sản; dệt may; thủy điện; nhiệt điện,…
- Vị trí phân bố:
+ Các nhà máy thủy điện tập trung chủ yếu ở khu vực Đông Nam Bộ.
+ Các nhà máy nhiệt điện tập trung chủ yếu ở: thành phố Hồ Chí Minh; thành phố Cần Thơ và tỉnh Cà Mau.
+ Ngành khai thác dầu mỏ phân bố chủ yếu ở vùng thềm lục địa.
+ Các ngành điện tử, hóa chất, dệt may tập trung chủ yếu ở các trung tâm công nghiệp như: Thành phố Hồ Chí Minh; Biên Hòa; Thủ Dầu Một.
+ Ngành chế biến nông sản tập trung chủ yếu ở các trung tâm công nghiệp như: Thành phố Hồ Chí Minh; Biên Hòa; Thủ Dầu Một; Vũng Tàu; thành phố Cần Thơ và Cà Mau.
• Yêu cầu số 2: Giải thích: Nam Bộ có nguồn nguyên liệu và lao động dồi dào, lại được đầu tư xây dựng nhiều nhà máy nên đã trở thành vùng sản xuất công nghiệp lớn nhất nước ta.

Minh Lệ
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
2 tháng 8 2023 lúc 12:57

Tham khảo:
- Kể tên:
+ Một số cây trồng chủ yếu ở vùng Nam Bộ là: cây lúa, cây ăn quả, cây cao su, cây điều và hồ tiêu…
+ Một số vật nuôi chủ yếu ở vùng Nam Bộ là: trâu, bò, lợn, gà, vịt…
- Vị trí phân bố:
+ Cây lúa và cây ăn quả phân bố chủ yếu ở khu vực Tây Nam Bộ. + Cây điều, cao su và hồ tiêu phân bố chủ yếu ở khu vực Đông Nam Bộ.
+ Trâu, bò, gà,… được nuôi nhiều ở vùng Đông Nam Bộ.
+ Lợn, bò, vịt,… được nuôi nhiều ở vùng Tây Nam Bộ.

Hường Lưu Thị Thu
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Nguyen Thi Mai
5 tháng 6 2017 lúc 16:44

- Đất phù sa: chiếm phần lớn diện tích của đồng bằng.

- Đất lầy thụt: tập trung thành một vùng ở phía tây nam đồng bằng (chủ yếu thuộc tỉnh Hà Nam).

- Đất đỏ vàng: ở ven rìa phía tây bắc và tây nam của đồng bằng.

- Đất mặn, phèn: ở ven biển, kéo dài thành vệt từ Hải Phòng đến Ninh Bình.

- Đất xám trên phù sa cổ: Ớ tây bắc đồng bằng.

Trần Nguyễn Bảo Quyên
5 tháng 6 2017 lúc 16:44

Đất ở đồng bằng sông Hồng có nhiều loại:

+ Đất phù sa có diện tích lớn nhất, là tài nguyên quý giá nhất của đồng bằng, phân bố tập trung ở vùng trung tâm, là địa bàn thâm canh nông nghiệp, sản xuất chủ yếu lương thực, thực phẩm của vùng.

+ Đất đỏ vàng (feralit đỏ vàng) và đất xám trên phù sa cổ có diện tích không lớn phân bố ở các vùng rìa phía bắc, phía tây và tây nam của đồng bằng, tuy độ phì lém nhưng có giá trị để trồng cây công nghiệp, cây ăn quả.

+ Đất mặn, đất phèn có diện tích nhỏ, phân bố ở vùng ven biển, được sử dụng để trồng cói, nuôi trồng thủy sản, làm muối, trồng rừng phòng hộ ven biển (rừng ngập mặn).

+ Đất lấy thụt có diện tích khá lớn, phân bố ở các vùng trũng, tập trung ở phía nam đồng bằng (các tỉnh Hà Nam, Ninh Bình, Nam Định), được cải tạo dần để trồng lúa, nuôi thủy sản.

Tuyết Nhi Melody
5 tháng 6 2017 lúc 16:45

Đất ở đồng bằng sông Hồng có nhiều loại:

+ Đất phù sa có diện tích lớn nhất, là tài nguyên quý giá nhất của đồng bằng, phân bố tập trung ở vùng trung tâm, là địa bàn thâm canh nông nghiệp, sản xuất chủ yếu lương thực, thực phẩm của vùng.

+ Đất đỏ vàng (feralit đỏ vàng) và đất xám trên phù sa cổ có diện tích không lớn phân bố ở các vùng rìa phía bắc, phía tây và tây nam của đồng bằng, tuy độ phì lém nhưng có giá trị để trồng cây công nghiệp, cây ăn quả.

+ Đất mặn, đất phèn có diện tích nhỏ, phân bố ở vùng ven biển, được sử dụng để trồng cói, nuôi trồng thủy sản, làm muối, trồng rừng phòng hộ ven biển (rừng ngập mặn).

+ Đất lấy thụt có diện tích khá lớn, phân bố ở các vùng trũng, tập trung ở phía nam đồng bằng (các tỉnh Hà Nam, Ninh Bình, Nam Định), được cải tạo dần để trồng lúa, nuôi thủy sản.

Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
14 tháng 3 2019 lúc 14:08

- Đất phù sa ngọt : phân bố thành dài dọc sông Tiền, sông Hậu.

- Đất phèn: phân bố chủ yếu ở Đồng Tháp Mười, Hà Tiên, vùng trũng ở Cà Mau.

- Đất mặn: phân bố thành vành đai ven biển đông, vịnh Thái Lan.

giúp nha
Xem chi tiết
lạc lạc
14 tháng 12 2021 lúc 21:30

TK

- Cây công nghiệp nhiệt đới:

+ Trồng trong các đồn điền, chuyên môn hóa, nhằm mục đích xuất khẩu.

+ Phân bố: ca cao (phía Bắc vịnh Ghi-nê), cà phê (phía tây và phía đông châu Phi), cọ dầu (ven vịnh Ghi-nê và những nơi có khí hậu nhiệt đới). Ngoài ra, có lạc, cao su, bông, thuốc lá,...

- Cây ăn quả cận nhiệt:

+ Nho, cam, oliu, chanh,...

+ Phân bố: cực Bắc và cực Nam châu Phi.

- Cây lương thực:

+ Hình thức canh tác nương rẫy phổ biến, kĩ thuật lạc hậu, chủ yếu dựa vào sức người.

+ Sản lượng không đáp ứng được nhu cầu.

+ Phân bố: kê (trồng phổ biến nhưng năng suất, sản lượng thấp), lúa mì và ngô (Nam Phi, các nước ven Địa Trung Hải), lúa gạo (Ai Cập).

Ngành chăn nuôi

- Kém phát triển, chăn thả là hình thức phổ biến nhất.

- Một số nước ngành chăn nuôi phát triển: Xu-đăng, Ê-ti-ô-pi-a, Tan-da-ni-a,...

- Phân bố: cừu, dê (đồng cỏ trên cao nguyên và các vùng nửa hoang mạc), lợn (các quốc gia Trung, Nam Phi), bò (Ê-ti-ô-pi-a, Ni-giê-ri-a,...).

lê mai
14 tháng 12 2021 lúc 21:31

tham khảo:

- Cây công nghiệp nhiệt đới:

+ Trồng trong các đồn điền, chuyên môn hóa, nhằm mục đích xuất khẩu.

+ Phân bố: ca cao (phía Bắc vịnh Ghi-nê), cà phê (phía tây và phía đông châu Phi), cọ dầu (ven vịnh Ghi-nê và những nơi có khí hậu nhiệt đới). Ngoài ra, có lạc, cao su, bông, thuốc lá,...

- Cây ăn quả cận nhiệt:

+ Nho, cam, oliu, chanh,...

+ Phân bố: cực Bắc và cực Nam châu Phi.

- Cây lương thực:

+ Hình thức canh tác nương rẫy phổ biến, kĩ thuật lạc hậu, chủ yếu dựa vào sức người.

+ Sản lượng không đáp ứng được nhu cầu.

+ Phân bố: kê (trồng phổ biến nhưng năng suất, sản lượng thấp), lúa mì và ngô (Nam Phi, các nước ven Địa Trung Hải), lúa gạo (Ai Cập).

Ngành chăn nuôi

- Kém phát triển, chăn thả là hình thức phổ biến nhất.

- Một số nước ngành chăn nuôi phát triển: Xu-đăng, Ê-ti-ô-pi-a, Tan-da-ni-a,...

- Phân bố: cừu, dê (đồng cỏ trên cao nguyên và các vùng nửa hoang mạc), lợn (các quốc gia Trung, Nam Phi), bò (Ê-ti-ô-pi-a, Ni-giê-ri-a,...).