Những câu hỏi liên quan
Thu Hoài
Xem chi tiết
Nguyen Thi Mai
25 tháng 4 2016 lúc 17:31
TCQPTDTòa soạn:
38A Lý Nam Đế, Hoàn Kiếm, Hà Nội
ĐT: (043)8.457.044; (069)552.364
Fax: (043)7.479.956
Email:quocphongtoandan@viettel.vntcqptcqpVấn đề chungtcqptdĐưa nghị quyết của Đảng vào cuộc sốngtcqptdTổng kết thực tiễntcqptdBình luận - Phê phántcqptdNghiên cứu - Tìm hiểutcqptdThông tin - Tư liệutcqptdTạp chí và Tòa soạn

Thứ Hai, 25/04/2016, 17:29 (GMT+7)

  Nghiên cứu - Trao đổi|Tìm hiểu truyền thống quân sự  

Nghiên cứu - Tìm hiểu Nghiên cứu - Trao đổi

QPTD -Thứ Hai, 22/07/2013, 10:49 (GMT+7)Về nghệ thuật rút lui chiến lược trong cuộc kháng chiến chống quân Mãn Thanh xâm lược năm 1788

Quang Trung đại phá quân Thanh, năm 1789 (tranh vẽ)

Trong các cuộc chiến tranh giữ nước chống xâm lược của dân tộc, rút lui chiến lược là nghệ thuật vận dụng tư tưởng “tránh chỗ mạnh, đánh chỗ yếu” của địch để giành thắng lợi. Nhưng rút lui chiến lược để cho địch “ngủ trọ một đêm”, rồi “đánh một trận sạch không kình ngạc” trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mãn Thanh năm 1788 là một nét đặc sắc về tư tưởng, nghệ thuật quân sự truyền thống của Việt  Nam.
 

Ngày 25-11-1788, đáp lại sự cầu viện của Lê Chiêu Thống, nhà Thanh đã phái Tôn Sĩ Nghị đem 29 vạn quân ồ ạt tiến công xâm lược nước ta. Với lực lượng hùng hậu cùng với sự hậu thuẫn bên trong nên chỉ sau 20 ngày đêm, quân xâm lược đã chiếm được kinh thành Thăng Long của nước Đại Việt. Thỏa mãn với thắng lợi ban đầu, quân Thanh vội nghỉ ăn mừng, đua nhau cướp bóc, ức hiếp nhân dân, canh phòng lỏng lẻo, chủ quan, khinh thường nghĩa quân Tây Sơn... Bè lũ bán nước Lê Chiêu Thống dựa thế quân giặc đã báo oán, trả thù, gây tang tóc trong dân chúng. Chính vì thế, nhân dân Bắc Hà càng nhận rõ sự tàn ác dã man của kẻ xâm lược và bộ mặt thật của bè lũ bán nước. Trong khi đó, nghĩa quân Tây Sơn ở Bắc Hà do Ngô Văn Sở và Ngô Thì Nhậm chỉ huy đã dùng mưu, kế, vừa hoãn binh, vừa tổ chức những trận đánh nhỏ, lẻ, từ biên giới về Thăng Long; đồng thời, bí mật tổ chức rút lui chiến lược về Tam Điệp (Ninh Bình) và Biện Sơn (Thanh Hóa), nơi có địa hình hiểm yếu, để củng cố, phát triển lực lượng, chặn đứng bước tiến của quân xâm lược; làm bàn đạp cho đại quân Tây Sơn phản công tiêu diệt địch, giành lại non sông, đất nước. Đây là cuộc rút lui đầy mưu lược, vừa làm cho quân địch “kiêu căng, tự phụ”, vừa bảo toàn được lực lượng, tạo thế và lực cho đại quân Tây Sơn tổ chức trận quyết chiến chiến lược vào đầu năm 1789 “đại phá quân Thanh” giành thắng lợi quyết định, kết thúc chiến tranh. Từ cuộc rút lui chiến lược năm 1788 có thể khái quát một số vấn đề nổi lên về nghệ thuật quân sự như sau:

1. Lường trước thế giặc, chủ động rút lui bảo toàn lực lượng. Với dã tâm xâm lược nước ta từ trước, nhà Thanh đã ngấm ngầm chuẩn bị mọi mặt: lực lượng, lương thảo; nhòm ngó biên giới; do thám tình hình, kích động nội bộ ta chia rẽ, mất đoàn kết, sẵn sàng tiến hành chiến tranh xâm lược nước ta. Khi cơ hội đến, chúng đã sử dụng chiêu bài “phù Lê diệt Tây Sơn”, huy động lớn lực lượng, phương tiện, cử các tướng giỏi chỉ huy tiến công Đại Việt theo 4 hướng: Lạng Sơn, Cao Bằng, Tuyên Quang và Yên Quảng (Quảng Ninh). Ngoài ra, chúng còn kích động, lôi kéo khoảng 2 vạn người, chủ yếu là quan lại ở Bắc Hà – những kẻ ăn bổng lộc của Lê Chiêu Thống, công khai câu kết với địch, ủng hộ, đầu quân cho giặc, nhằm khôi phục lại địa vị đã mất. Do có chuẩn bị từ trước, lại được sự hậu thuẫn từ bên trong, nên quân Thanh đã nhanh chóng tiếp cận và tiến công vào những vị trí hiểm yếu của ta. Trong khi đó, quân Tây Sơn ở Bắc Hà chỉ có hơn 1 vạn, nhưng phải trải rộng khắp các tỉnh từ biên giới phía Bắc về Thăng Long. Đại quân chủ lực của Quang Trung lúc này đang ở Phú Xuân (Huế), cách Thăng Long gần 1.000 km. Đánh giá, phân tích kỹ tình hình và trên cơ sở kế thừa nghệ thuật quân sự của cha ông về tránh chỗ mạnh, đánh chỗ yếu của địch, Thống lĩnh Bắc Hà đã chủ trương: vừa tổ chức ngăn chặn, tiêu hao địch, vừa thực hiện rút lui chiến lược để bảo toàn lực lượng. Trong tình hình nguy cấp, trước thế giặc mạnh; lại không có sự chỉ đạo kịp thời của Bộ thống soái nghĩa quân Tây Sơn, việc quyết định rút lui chiến lược của Ngô Thì Nhậm là một chủ trương chiến lược táo bạo, đúng đắn và chính xác. Sau này, khi đưa đại quân ra Bắc đánh giặc, vua Quang Trung đã khen ngợi kế sách này và chính việc rút lui chiến lược giữ vững nơi hiểm yếu đã tạo thế và lực để nghĩa quân Tây Sơn đại phá 29 vạn quân Thanh (năm 1789) thắng lợi.

2. Nghệ thuật tổ chức rút lui chiến lược linh hoạt, sáng tạo. Thực hành xâm lược nước ta với sự trợ giúp đắc lực của tập đoàn bán nước Lê Chiêu Thống nên quân Thanh hiểu tương đối rõ nội tình Đại Việt. Vì vậy, tổ chức lực lượng chặn đánh địch đã khó, thực hành rút lui bảo toàn lực lượng để địch không nghi ngờ lại càng khó hơn. Thực hiện mục tiêu đó, quân Bắc Hà đã xây dựng và triển khai kế hoạch rút lui chiến lược chu toàn, bí mật và rất sáng tạo ở chỗ: chủ động tổ chức nhiều bộ phận nhỏ, lẻ, dựa vào địa thế hiểm yếu đánh liên tục vào hai bên sườn, phía sau, nhằm tiêu hao, tiêu diệt sinh lực địch, gây cho chúng những căng thẳng về tâm lý trong suốt dọc đường tiến quân. Nhưng, nếu chỉ có như vậy, kẻ địch sẽ nghi ngờ về lực lượng chủ lực ở Bắc Hà và kế hoạch rút lui của ta sẽ khó giữ được bí mật. Để giải quyết vấn đề này, cùng với tổ chức tác chiến nhỏ, lẻ, quân ta đã chủ động tổ chức một bộ phận khoảng 1.000 quân tinh nhuệ, bố trí ở khu vực núi Tam Tằng (bờ Bắc sông Cầu) thực hiện phòng ngự, cản phá làm chậm bước tiến công của địch, bảo đảm cho bộ phận rút lui có đủ thời gian cơ động về Tam Điệp - Biện Sơn an toàn. Do đó, yêu cầu đặt ra cho bộ phận này là phải tính toán thời gian, tổ chức một trận “quyết chiến”, ghìm chân, ngăn chặn địch, nhưng phải giữ gìn, bảo toàn lực lượng, khi đạt được yêu cầu đề ra thì nhanh chóng “bỏ phòng tuyến”, phá hủy cầu, đường, giấu thuyền bè và rút về nơi quy định. Như vậy, với việc tổ chức trận “quyết chiến” này, quân Bắc Hà đã đạt nhiều mục đích: tạo điều kiện cho lực lượng lớn của ta rút lui về Tam Điệp - Biện Sơn an toàn; khéo bộc lộ lực lượng để địch lầm tưởng rằng quân ta ít, không thiện chiến và thiếu quyết tâm chiến đấu; từ đó, làm cho địch càng thêm kiêu căng, tự phụ dẫn đến chủ quan, sơ hở thiếu phòng bị. Cùng với đó, Ngô Văn Sở và Ngô Thì Nhậm còn khôn khéo sử dụng hình thức, biện pháp đấu tranh ngoại giao và quân sự để lừa, dụ địch, như: viết thư gửi tướng giặc với lời lẽ thể hiện sự sợ hãi và cầu xin làm cho địch mắc sai lầm trong đánh giá về ta. Một nét nghệ thuật độc đáo nữa là, trước khi rút lui, hai ông còn tổ chức một cuộc duyệt binh lớn bên bờ sông Hồng, nhằm biểu dương lực lượng và thể hiện quyết tâm chiến đấu chống quân xâm lược, tạo ra dư luận “thực hư” lẫn lộn đã làm cho quân địch ngộ nhận: mặc dù quân Đại Việt tổ chức đánh liên tục, thậm chí còn sử dụng một lực lượng lớn chặn đánh “quyết liệt” ở trận tuyến sông Cầu, nhưng không thể “chống cự” nổi trước sức tiến công như vũ bão của chúng. Đến ngày 17-12-1788, quân Thanh cùng với đội quân của bè lũ Lê Chiêu Thống đã vào được Thăng Long và cũng là thời điểm quân của Ngô Văn Sở và Ngô Thì Nhậm về đến Tam Điệp - Biện Sơn an toàn. Với nghệ thuật tổ chức rút lui chiến lược sáng tạo, linh hoạt và kế nghi binh, khích tướng tài giỏi, quân ta không những bảo toàn được lực lượng, mà còn làm “kiêu lòng” giặc. Quân địch đang trong thế đánh đâu thắng đó, từ biên giới về Thăng Long hầu như chưa phải đánh một trận nào quyết liệt, khí thế tiến công đang cao, nhưng do mắc mưu quân Bắc Hà, chủ tướng địch đã tuyên bố dừng tiến công, chuẩn bị ăn “Tết”. Vậy là, vô hình chung địch đã bị nghĩa quân Tây Sơn “điều khiển” chuyển từ thế công sang thế thủ. Đây là thời cơ thuận lợi cho quân Tây Sơn củng cố, phát triển lực lượng, chuẩn bị tổ chức phản công chiến lược giành thắng lợi quyết định.

3. Nghệ thuật chọn khu vực rút lui chiến lược hiểm yếu, tạo không gian, thời gian chiến lược cho nghĩa quân Tây Sơn phản công giành thắng lợi. Tam Điệp - Biện Sơn là địa hình rừng núi hiểm trở, hiểm yếu, thuận lợi cho quân ta củng cố, phát triển lực lượng và bố trí, triển khai đội hình chiến đấu; khó khăn đối với địch, vì địa hình hẹp, một bên là núi cao, một bên là biển, con đường độc đạo có nhiều đường ngang nên dễ bị ta mai phục... Đây còn là địa bàn đông dân, nhiều của; nhân dân giàu lòng yêu nước, có truyền thống chống giặc ngoại xâm, nên chỉ trong thời gian ngắn đã tình nguyện cung cấp cả lực lượng, phương tiện, vật chất cho nghĩa quân. Chính vì thế, nơi đây đã trở thành địa bàn chiến lược bảo đảm tiến có thế đánh, lui có thế giữ và rất thuận lợi cho tác chiến tiến công, phòng thủ trước đối tượng mạnh như quân Thanh. Hơn nữa, địa bàn Tam Điệp - Biện Sơn còn là khu vực án ngữ con đường Thiên lý từ Bắc vào Nam, tạo ra một không gian chiến lược thuận lợi cho nghĩa quân Tây Sơn cơ động, mộ thêm quân, huấn luyện và triển khai đội hình chiến đấu trên các hướng cả trên bộ và trên biển. Thực tiễn lịch sử đã chứng minh, vào mùa Xuân năm Kỷ Dậu (1789), tại phòng tuyến Tam Điệp – Biện Sơn, vua Quang Trung đã tổ chức hội quân và triển khai 5 hướng tiến công (cả đường bộ và đường thủy) đánh vào tất cả các mục tiêu trọng yếu của quân Thanh; thậm chí cánh quân của Đô đốc Lộc còn bí mật triển khai lực lượng, phương tiện vượt biển, cơ động lên vùng Phượng Nhãn (Bắc Giang) để chặn đường rút của địch làm cho chúng bàng hoàng, sửng sốt. Cũng nhờ thế trận chiến lược Tam Điệp - Biện Sơn vững chắc đã tạo cho nghĩa quân Tây Sơn sức mạnh tổng hợp liên tục tiến công đột phá trong các trận: Hạ Hồi, Ngọc Hồi, Khương Thượng, Đống Đa - Thăng Long và giành thắng lợi vang dội; buộc Sầm Nghi Đống phải thắt cổ tự tử, Tôn Sĩ Nghị phải bỏ quân sĩ để tháo chạy thoát thân. Đây là chiến thắng có một không hai trong lịch sử, chỉ trong vòng một tuần lễ quân ta đã quét sạch 29 vạn quân Thanh xâm lược (khi chúng còn nguyên vẹn) trong một trận quyết chiến chiến lược. Chiến thắng này một lần nữa khẳng định nghệ thuật quân sự tài tình, sáng tạo của cha ông ta trong lịch sử giữ nước của dân tộc; trong đó, cuộc rút lui chiến lược năm 1788 với nét nghệ thuật đặc sắc là một trong những nhân tố quan trọng tạo nên chiến thắng mùa Xuân Kỷ Dậu (1789) của dân tộc.

Sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc hiện nay đòi hỏi chúng ta phải phát huy sức mạnh tổng hợp của cả nước, của khối đại đoàn kết toàn dân tộc... dưới sự lãnh đạo của Đảng. Bằng tất cả khả năng của mình, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đã và đang ra sức ngăn ngừa nguy cơ chiến tranh, xung đột. Trong những thập kỷ tới, dù khó có thể xảy ra chiến tranh đối với nước ta, song chúng ta cũng không loại trừ hoàn toàn. Và nếu nó xảy ra, đó sẽ là cuộc chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc phát triển ở trình độ cao. Xét dưới góc độ quân sự, ở phạm vi chiến lược, chúng ta sẽ thực hiện kết hợp nghệ thuật quân sự truyền thống và hiện đại, với các loại hình phòng thủ chiến lược, phản công chiến lược, tiến công chiến lược được vận dụng phổ biến. Rút lui chiến lược sẽ không còn được vận dụng thực hiện, nhưng không vì thế mà chúng ta không coi trọng nghiên cứu. Nghiên cứu cuộc rút lui chiến lược năm 1788 một cách hệ thống có ý nghĩa về nhiều mặt, nhất là về phương pháp tư duy quân sự; để trên cơ sở đó, vận dụng vào các hình thức tác chiến chiến lược khác một cách hiệu quả trong chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc.

Chúc bn hok tốt

Bình luận (0)
Phan Như Ý
10 tháng 3 2017 lúc 15:42

tiến quân thần tốc, tấn công bất ngờ, tổ chức đánh quyết liệt.

Bình luận (0)
Nguyễn Hiệp Thành
Xem chi tiết
zero
7 tháng 5 2022 lúc 15:29

refer

Nghệ thuật quân sự của cuộc kháng chiến chống quân Xiêm

-Biết lựa chọn địa hình để mai phục giặc

-Đồng lòng đoàn kết được nhân dân để đánh giặc

-Mưu kế giả thua để dụ giặc vào bẫy

Nghệ thuật quân sự của cuộc kháng chiến chống  Thanh :

- Lối đánh bất ngờ, thần tốc, khiến cho quân địch không kịp trở tay

- Quang Trung tuyển binh và duyệt binh nhanh chóng

 

- Chờ đến đêm Tết cho giặc ăn uống no say, không đề phòng, cảnh giác thì tấn công bất ngờ.

Bình luận (0)
Lê Minh Tú
Xem chi tiết
Lãnh Hàn Thiên Zii
Xem chi tiết

Tức là vào giai đoạn mà Tây Sơn mới làm chủ được vùng lãnh thổ phía nam Tổ quốc, sự câu kết giữa quân xâm lược Xiêm với quân bán nước Nguyễn Ánh làm cho so sánh lực lượng có lợi cho địch và bất lợi cho nghĩa quân. Trước sức tiến công mãnh liệt của 5 vạn quân Xiêm, quân ta đã thực hiện phương thức vừa đánh chặn, vừa rút lui, vừa tiêu hao và làm chậm bước tiến của địch, vừa bảo toàn lực lượng của mình. Cuộc lui quân chiến lược này đã tạo ra thời gian cần thiết khiến kẻ thù lộ rõ bản chất, bộc lộ rõ mạnh yếu, tạo điều kiện cho sự chuyển hóa thế trận theo chiều hướng có lợi để di quân phản công chiến lược.

Nghĩa quân Tây Sơn thực hành phản công, tiến công khi quân Xiêm đang trong thế tiến công, tuy về chính trị, thế của chúng đang mất dần. Chính vì vậy mà quân Xiêm không ngờ được Nguyễn Huệ sẽ quyết chiến với chúng ở ngay trên sông Tiền Giang, khi ông vừa hành quân từ Quy Nhơn vào. Nguyễn Huệ chọn đoạn sông Tiền từ Rạch Gầm đến Xoài Mút làm địa bàn tác chiến chiến lược. Đó là nơi rất thuận lợi cho việc ém quân, giấu pháo, đồng thời tiện cho việc cơ động lực lượng tiêu diệt địch khi chúng dấn thân vào trận địa phục kích. Không chỉ sáng suốt trong lựa chọn địa bàn tác chiến, Nguyễn Huệ và nghĩa quân còn giỏi trong nghi binh, tạo thời cơ và chọn thời điểm tiến công thích hợp. Thoạt đầu, Nguyễn Huệ mở một vài trận tập kích nhỏ, vừa để thăm dò, vừa khiến cho quân giặc tưởng lầm rằng lực lượng của Tây Sơn nhỏ yếu mà thêm chủ quan. Nguyễn Huệ lại giả vờ sai sứ sang điều đình ngừng chiến với Chiêu Tăng và Chiêu Sương và giả vờ xin hàng phục chúng, vừa để kích động thêm sự chủ quan vừa gây thêm mâu thuẫn giữa tướng Xiêm với bọn Nguyễn Ánh. Vào đêm 18 rạng ngày 19/01, khi địch tấn công, một số thuyền quân Tây Sơn ra đánh chặn rồi giả thua, rút dần về phía Rạch Gầm - Xoài Mút nhằm dụ địch vào trận địa mai phục. Quân Xiêm tưởng ta yếu, thúc quân đuổi theo và trúng kế của Nguyễn Huệ. Thời điểm tác chiến lúc đó cũng đúng vào giai đoạn nước triều bắt đầu lên, càng tạo thêm thế mạnh cho sự tiến công của quân Tây Sơn. Do đó hiệu quả chiến đấu càng cao hơn.

Bình luận (0)
❤X༙L༙R༙8❤
18 tháng 4 2021 lúc 20:53

 nghệ thuật quân sự của ta là nghệ thuật tổ chức toàn dân đánh giặc. Nó khác hẳn với nghệ thuật quân sự của kẻ xâm lược-nghệ thuật tổ chức lực lượng quân sự nhà nghề với những cỗ máy chiến tranh khổng lồ, chuyên nghiệp. 

Đối tượng của nghệ thuật tổ chức, sử dụng lực lượng của ta là toàn dân. Ta tổ chức lực lượng theo cấu trúc toàn dân đánh giặc; bao gồm lực lượng vũ trang ba thứ quân gắn liền với lực lượng kháng chiến của từng huyện, tỉnh, thành phố; kết hợp chặt chẽ với bộ đội chủ lực. Đó là nghệ thuật tổ chức có tính khoa học, tính thống nhất và chặt chẽ, làm cho toàn dân ta triệu người như một, tạo sức mạnh tổng hợp lớn nhất để đánh địch, thắng địch. Đi đôi với nghệ thuật tổ chức lực lượng, ta xác định hai hình thức đấu tranh chủ yếu: đấu tranh quân sự kết hợp đấu tranh chính trị; hai phương thức tác chiến cơ bản: tác chiến tập trung và tác chiến du kích. Với nghệ thuật tổ chức và vận dụng các hình thức, phương thức tác chiến như thế, ta đã xây dựng được thế trận chiến tranh nhân dân “thiên la địa võng”, rộng khắp, vững chắc, nhưng mạnh ở trọng điểm. Điều đó lý giải vì sao ta có thể "Mở mặt trận ở bất cứ nơi nào có bóng địch, đánh ngay ở cả sau lưng địch, trong trung tâm phòng ngự của địch" và “Kéo địch ra khỏi hang ổ mà đánh, căng địch ra mà đánh, luồn sâu vào hậu phương địch mà đánh...". Trong cuộc Tổng  tiến công và nổi dậy mùa xuâ năm 1975, bảo đảm cho ta luôn đánh địch ở thế chủ động, càng đánh càng mạnh. Ngược lại, địch luôn ở thế bị động, càng đánh càng bộc lộ sơ hở, càng đánh càng bị dồn vào nguy cơ thất bại. Trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử nhờ nghệ thuật tổ chức toàn dân đánh giặc mà ta vừa có điều kiện tập trung đánh lớn ở các thành phố lớn, tiêu diệt và bắt sống hàng nghìn tên địch; đồng thời, vừa có điều kiện đánh địch rộng khắp, loại khỏi vòng chiến đấu hàng trăm nghìn tên địch ở các chiến trường khác. Nhờ nghệ thuật tổ chức toàn dân đánh giặc, ta đã kết thành lưới lửa của thế trận chiến tranh nhân dân, diệt hàng nghìn máy bay, tàu chiến, đánh bại hoàn toàn ý chí  xâm lược của đế quốc Mỹ, khiến Mỹ -ngụy từng bước rơi vào cơn khốn quẫn và kết cục thất bại cả về quân sự và chính trị. Như vậy, có thể nói, đây là nét độc đáo và đặc sắc  nhất của nghệ thuật tổ chức toàn dân đánh giặc của ta đã đánh thắng chiến tranh xâm lược bằng lực lượng quân đội nhà nghề của địch.

Bình luận (0)
Vũ Ngọc Linh
25 tháng 5 2021 lúc 8:20

* Những nét độc đáo:

- Khi quân Xiêm xâm chiếm(1785), Nguyễn Huệ đã chọn khúc sông Tiền từ Gạch Rầm đến Xoài Mút để làm trận quyết chiến vì ở đây địa hình thuận lợi: có cây cối rập rạp để ẩn náu, có Cù Lao Thới Sơn để xây thành phục kích.

-Biết rút khỏi thành Thăng Long trước thế quân Thanh ào ạt(vì đánh sẽ tiêu tốn rất nhiều lực lượng).

-Biết lợi dụng những ngày Tết để tập kích quân Thanh khi chúng đang mất sự đề phòng.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Lynh Lee
Xem chi tiết
Hà Nguyễn
Xem chi tiết
Người Dưng(︶^︶)
2 tháng 5 2022 lúc 16:37

tham khảo
 Nghệ thuật quân sự của cuộc kháng chiến chống Xiêm - Thanh :

- Lối đánh bất ngờ, thần tốc, khiến cho quân địch không kịp trở tay

- Quang Trung tuyển binh và duyệt binh nhanh chóng

- Chờ đến đêm Tết cho giặc ăn uống no say, không đề phòng, cảnh giác thì tấn công bất ngờ.

 

Bình luận (0)
anime khắc nguyệt
2 tháng 5 2022 lúc 16:38

tham khảo
 Nghệ thuật quân sự của cuộc kháng chiến chống Xiêm - Thanh :

- Lối đánh bất ngờ, thần tốc, khiến cho quân địch không kịp trở tay

- Quang Trung tuyển binh và duyệt binh nhanh chóng

- Chờ đến đêm Tết cho giặc ăn uống no say, không đề phòng, cảnh giác thì tấn công bất ngờ.

Bình luận (0)
Lan Bùi Thị
Xem chi tiết

Tức là vào giai đoạn mà Tây Sơn mới làm chủ được vùng lãnh thổ phía nam Tổ quốc, sự câu kết giữa quân xâm lược Xiêm với quân bán nước Nguyễn Ánh làm cho so sánh lực lượng có lợi cho địch và bất lợi cho nghĩa quân. Trước sức tiến công mãnh liệt của 5 vạn quân Xiêm, quân ta đã thực hiện phương thức vừa đánh chặn, vừa rút lui, vừa tiêu hao và làm chậm bước tiến của địch, vừa bảo toàn lực lượng của mình. Cuộc lui quân chiến lược này đã tạo ra thời gian cần thiết khiến kẻ thù lộ rõ bản chất, bộc lộ rõ mạnh yếu, tạo điều kiện cho sự chuyển hóa thế trận theo chiều hướng có lợi để di quân phản công chiến lược.

Nghĩa quân Tây Sơn thực hành phản công, tiến công khi quân Xiêm đang trong thế tiến công, tuy về chính trị, thế của chúng đang mất dần. Chính vì vậy mà quân Xiêm không ngờ được Nguyễn Huệ sẽ quyết chiến với chúng ở ngay trên sông Tiền Giang, khi ông vừa hành quân từ Quy Nhơn vào. Nguyễn Huệ chọn đoạn sông Tiền từ Rạch Gầm đến Xoài Mút làm địa bàn tác chiến chiến lược. Đó là nơi rất thuận lợi cho việc ém quân, giấu pháo, đồng thời tiện cho việc cơ động lực lượng tiêu diệt địch khi chúng dấn thân vào trận địa phục kích. Không chỉ sáng suốt trong lựa chọn địa bàn tác chiến, Nguyễn Huệ và nghĩa quân còn giỏi trong nghi binh, tạo thời cơ và chọn thời điểm tiến công thích hợp. Thoạt đầu, Nguyễn Huệ mở một vài trận tập kích nhỏ, vừa để thăm dò, vừa khiến cho quân giặc tưởng lầm rằng lực lượng của Tây Sơn nhỏ yếu mà thêm chủ quan. Nguyễn Huệ lại giả vờ sai sứ sang điều đình ngừng chiến với Chiêu Tăng và Chiêu Sương và giả vờ xin hàng phục chúng, vừa để kích động thêm sự chủ quan vừa gây thêm mâu thuẫn giữa tướng Xiêm với bọn Nguyễn Ánh. Vào đêm 18 rạng ngày 19/01, khi địch tấn công, một số thuyền quân Tây Sơn ra đánh chặn rồi giả thua, rút dần về phía Rạch Gầm - Xoài Mút nhằm dụ địch vào trận địa mai phục. Quân Xiêm tưởng ta yếu, thúc quân đuổi theo và trúng kế của Nguyễn Huệ. Thời điểm tác chiến lúc đó cũng đúng vào giai đoạn nước triều bắt đầu lên, càng tạo thêm thế mạnh cho sự tiến công của quân Tây Sơn. Do đó hiệu quả chiến đấu càng cao hơn.

Bình luận (0)
🍀thiên lam🍀
9 tháng 5 2021 lúc 21:43

Tk:

- Triệt để lợi dụng địa hình thiên hiểm, bí mật tạo lập thế trận hiểm hóc đánh địch. 

- Thực hiện mưu kế “điệu hổ ly sơn” dẫn dắt chúng vào nơi ta chuẩn bị để tiêu diệt.

- Phục kích, vận động tiêu diệt địch.

Bình luận (0)
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
29 tháng 4 2018 lúc 18:24

Đáp án B

Cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước (1954 – 1975) là cuộc chiến tranh tự vệ chính nghĩa, do toàn dân tiến hành, dưới sự lãnh đạo của Đảng, chống lại chiến tranh xâm lược của chủ nghĩa đế quốc. Không chỉ dựa vào quân đội để tiến hành chiến tranh, mà chúng ta đánh giặc bằng sức mạnh của cả dân tộc. Dựa vào thế trận chiến tranh nhân dân, chúng ta đã phát triển và kết hợp chặt chẽ hoạt động của lực lượng quân sự và chính trị, lực lượng vũ trang nhân dân ba thứ quân làm nòng cốt cho toàn dân đánh giặc; phát triển và kết hợp chặt chẽ giữa chiến tranh du kích và chiến tranh chính quy.

Bình luận (0)
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
29 tháng 3 2019 lúc 18:00

Đáp án B

Cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước (1954 – 1975) là cuộc chiến tranh tự vệ chính nghĩa, do toàn dân tiến hành, dưới sự lãnh đạo của Đảng, chống lại chiến tranh xâm lược của chủ nghĩa đế quốc. Không chỉ dựa vào quân đội để tiến hành chiến tranh, mà chúng ta đánh giặc bằng sức mạnh của cả dân tộc. Dựa vào thế trận chiến tranh nhân dân, chúng ta đã phát triển và kết hợp chặt chẽ hoạt động của lực lượng quân sự và chính trị, lực lượng vũ trang nhân dân ba thứ quân làm nòng cốt cho toàn dân đánh giặc; phát triển và kết hợp chặt chẽ giữa chiến tranh du kích và chiến tranh chính quy

Bình luận (0)